Cánh diều và trò chơi thả diều
lượt xem 7
download
Diều là một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có từ lâu đời. Những năm gần đây, diều được phục hồi và cải tiến, xuất hiện nhiều kiểu, nhiều vẻ, rất đẹp mắt. Nhiều địa phương tổ chức thi diều, triển lãm diều, thu hút đông người tham dự. Nhưng, diều không chỉ là một trò chơi mà còn là một phong tục cổ truyền có nhiều ý nghĩa sâu xa. Tục thả diều phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc (vốn thuộc cơ tầng văn hóa Đông - Nam Á),...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cánh diều và trò chơi thả diều
- Cánh diều và trò chơi thả diều diều là một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có từ lâu đời. Những năm gần đây, diều được phục hồi và cải tiến, xuất hiện nhiều kiểu, nhiều vẻ, rất đẹp mắt. Nhiều địa phương tổ chức thi diều, triển lãm diều, thu hút đông người tham dự. Nhưng, diều không chỉ là một trò chơi mà còn là một phong tục cổ truyền có nhiều ý nghĩa sâu xa. Tục thả diều phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc (vốn thuộc cơ tầng văn hóa Đông - Nam Á), Việt Nam cho đến các nước Đông - Nam Á hải đảo. Một tài liệu có niên đại 972 ghi rằng các vật thờ của người Khmer cổ gồm có chén, **a, nhạc cụ, lao và năm chiếu diều. Cũng ở Campuchia, xưa kia, khi có gió mùa đông Bắc, các nhà sư thường thả một hoặc hai chiếu diều bay lơ lửng trên các chùa. Diều có gắn công cụ phát ra âm thanh. Việc thả diều có ý nghĩa cầu sự bình yên tốt lành. Hễ có chiếc diều bị rơi, nhà chùa phải làm lễ xua đuổi tà ma và cầu an. Diều còn là một phong tục của vua chúa. Ban đêm vào kỳ sáng trăng, vua và quần thần thả diều coi như là những vật dâng các đấng thần linh. Họ quan niệm tục thả diều là lễ cúng chiếc răng của Phật được cất giữ ở vương quốc của rắn thần Naga. Ở
- Thái Lan, đôi khi người ta gắn vào diều một ngọn đèn tượng trưng cho ngôi sao và cũng có người đã ghép vào diều một mẩu vàng, để giữ cho dây diều khỏi đứt và phải kéo nó về nếu nó rơi xa. Vì vậy, vào dịp triều đình thả diều, nhà vua phải ở ngoài trời suốt hai tháng và các quan phải theo dõi cẩn thận để cùng vua giữ cho diều khỏi đứt dây. Ở Thái Lan còn có tục đấu diều. Nhà vua trực tiếp tham dự cuộc đấu này. Người ta bố trí làm hai phe, diều đực gọi là Kula, diều cái là Pắc kao. Diều đực có nhiệm vụ làm đứt dây diều của đối phương. Diều cái có hình dáng nhỏ và thon theo hình thoi, có đính những dải dài để quấn quanh dây của diều đực, nhằm bảo vệ mình, hạn chế sức công phá của diều đực. Diều giấy là biểu trưng của loài chim ăn thịt. Nhiều tộc có người có tên diều giấy trùng với tên loại chim nói trên. ở Campuchia, diều giấy và chim diều đều là Khlen, người Chăm gọi là Kalan, người Mơnông gọi là Khang, người ÊĐê gọi là Rlang.... Cụ thể ở Việt Nam diều giấy và chim diều vừa là đồng âm vừa là cùng nguồn gốc. ở Trung Quốc cũng vậy. Chim diều là loại bay lên trời, đối lập với loài dưới nước. Diều ở nơi cao ráo, đối lập với nơi ẩm thấp. Con diều được coi là sứ giả đem lại sự khô ráo. Tục thả diều chủ yếu được thực hiện sau mùa mưa, cầu mong tạnh ráo, cầu gió mát trăng thanh. Lúc bấy giờ nông nghiệp cần khô ráo để thu hái, phơi phóng. Chùm diều mà hiện thân nhân tạo của nó là diều giấy được đặt trong sự đối lập Chim - Cá, Trời - Nước, Khô - Ẩm là những đặc điểm trong hệ thống đặc điểm của nền văn minh các tộc người Đông - Nam Á. Các đặc điểm gồm:
- - Các tổ chức xã hội thành hai bộ phận ngoại hôn với những vật tổ đối lập nhau, một bên là các động vật sống nơi khô cạn, bên kia là là động sống nơi ẩm ướt hoặc sống ở nước. Mở đầu lịch sử của Campuchia là triều đại Mặt trăng của Rắn thần Naga, đối với bên kia là triều đại Mặt trời của Chim thần Garuđa. - Hát giao duyên nam nữ và việc tính giao theo mùa liên quan đến truyền thuyết về ngôi tháp và vì sao buổi sáng. Truyền thuyết này trong mối liên quan đến hát giao duyên lưu truyền rộng rãi ở Campuchia, Thái từ Nam Trung Quốc cho đến Giava. - Các huyền thoại đặt nền móng trên sự hướng lập Khô-ẩm, Chim-Rắn. ở người Mường trong lễ diễn xướng mo có một vật thiêng trên đó vẽ hai vật biểu tượng chim và cá... Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Việt ghi dấu quan niệm lưỡng lập giữa hai bộ tộc thủy tổ thờ hai vật tổ đối lập nhau. Rồng-Rắc (thuộc vế Nam) và Chim Âu (thuộc vế nữ) Có rất nhiều dân tộc Đông-Nam Á có huyền thoại tương tự như trên. - Hội đua thuyền mang tính chất lưỡng lập gồm một bên là thuyền chim có đầu chim và đuôi chim, đối với bên kia là thuyền có có đầu cá, đuôi cá. - Và đặc biệt là tục thả diều với quan niệm lưỡng lập Chim-Rắn, Khô-Ẩm, cầu cho ưu thế của Chim và của Khô ráo (đã trình bày ở trên). Quan niệm lưỡng lập được rút ra từ toàn bộ hoạt động thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội, với nền văn minh sông nước, việc trồng cấy lúa nước và trở thành tư tưởng quán xuyến của huyền thoại, lễ tiết và cấu trúc xã hội ở Đông-Nam Á. Có thể nói lưỡng lập là một trong những nền tảng tư duy của văn minh Đông-Nam Á. Người Trung Quốc đã tổng kết lý thuyết này dưới dạng triết học về sự đối lập và hòa hợp âm
- dương. Nó được trình bày một cách chắc chắn lần đầu tiên trong Hy Tử, có thể được hoàn thành vào cuối thế kỷ 5, trước Công nguyên. Lý thuyết lưỡng lập của nền văn minh Đông-Nam Á có lẽ hình thành từ thời tiền sử xa xưa. Khuếch trương việc chơi diều là một việc làm đáng hoan nghênh. Nhưng bên cạnh việc coi nó như một trò chơi, cần phải tìm hiểu ở đây chiều sâu tâm nguyện của nhân dân, ý nghĩa triết học chứa đựng trong đó, cơ sở tư tưởng của nền văn minh Việt Nam (trong Đông-Nam Á). Như vậy chúng ta thấy rõ hơn bản sắc văn hóa dân tộc qua phong tục truyền thống này. Văn hóa Huế là tổng thể phức hợp; độc đáo về bản sắc, phong phú về hình thái. Dù là mãnh đất nghèo nằm giữa eo miền Trung khó khổ, theo một bài hát của Phạm Đình Chương thì "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", thế nhưng Huế là địa phương lừng lẫy văn hóa ăn. Song song , Huế cũng rất nổi tiếng văn hóa chơi. Chơi đá, chơi cây, chơi hoa, chơi chim, chơi cá, chơi sách, chơi tem, chơi đồ cổ, tiền cổ. Chơi đàn địch múa hát tình tang... Lắm trò lắm cuộc rất ư cầu kỳ, công phu, đài các, tao nhã, thanh lịch, tinh tế và tài tình- đúng kiểu mà Nguyễn Công Trứ từng vạch: Chơi cho lịch mới là chơi Chơi cho đài các cho người biết tay Tài tình dễ mấy xưa nay! Phần đông dân Huế thường tự hào rằng mình thuộc nòi... ham chơi. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn luận khá... chịu chơi rằng trong mỗi người Huế nói riêng, người Việt nói chung, có một người- làm, một người- nghĩ và thêm một người- ham chơi. Nhà văn viết: "Ham chơi, đâu phải do lười biếng. Ham chơi là cách sống đạt đạo của con
- người đã nhìn thấy từ lâu bản chất phù hư của thế giới, hiểu rõ rằng những giá trị vật chất có khả năng đến đâu trong cuộc mưu cầu hạnh phúc của con người". Không ít trò chơi được người sông Hương núi Ngự nâng lên hàng nghệ thuật, thậm chí lên hàng... đạo- cứ như Hoa đạo, Trà đạo hoặc Kiếm đạo của Nhật Bản. Cùng với thả thơ, nam phụ lão ấu xứ Thần Kinh còn đam mê trò thoạt ngỡ chỉ dành cho con trẻ: thả diều. (Xin giới thiệu bài phóng sự : Thú chơi diều của tác giả Phanxipăng) Thuở bé, tôi đã bao lần cùng lũ bạn học trò tí toáy gấp giấy, dán nan tre, buộc dây lèo, tự tạo những cánh diều đơn giản rồi tung tăng chạy thả lên trời. Lại còn gắn vào diều chiếc sáo trúc để khoái chá lắng nghe âm thanh vi vu rất đỗi bình yên. Lần nọ, tôi vô cùng sửng sốt khi theo thân phụ ra công viên bên bờ sông Hương xem bằng hữu của ông thả diều. Ô! hóa ra đâu chỉ trẻ nít như tôi mê diều, cả người lớn cũng khoái tít! Mà diều của họ mới to, mới đẹp làm sao! Tôi ngẩn ngơ trước những con diều bướm màu sắc rực rỡ, bề ngang rộng cả mét, lần lượt rẽ gió bay lên, tạo nên đàn bướm lượn lờ trong nắng. Khai mạc, cánh diều mang hình bồ câu trắng- tượng trưng cho ước nguyện hòa bình- cất cánh. Thoắt cái, hàng đàn bồ câu, bướm bướm muôn màu hân hoan múa lượn rợp trời. Một hồi trống vang rền. Hàng ngàn khán giả vỗ tay reo hò chào đón sự xuất hiện của một con rồng khổng lồ giữa không trung. Cùng với hình tượng rồng thiêng là hình tượng tiên nữ tuyệt sắc mềm dẻo tung bao cánh hoa trong vũ khúc nghê thường. Tiết mục mở màn đã nhắc nhở về truyền thuyết Rồng Tiên đầy tự hào của dân tộc Việt.
- Nhiều huyền thoại, truyền thuyết và cổ tích Việt Nam đã được thể hiện khéo léo, sinh động, thông qua cánh diều. Nào trận thư hùng ác liệt giữa Sơn Tinh- Thủy Tinh, phản ánh quá trình phòng tránh lũ lụt hết sức cam go của dân ta từ thời lập quốc tới mãi hôm nay. Nào Thạch Sanh dũng cảm giết chằn tinh, rồi mưu trí hạ đại bàng, cứu công chúa. Hay như tiết mục Tấm Cám được dàn dựng thật kỳ công với tinh thần sáng tạo nghệ thuật rất đáng nể. Trong sách Phong vị xứ Huế, tác giả Trần Đức Anh Sơn nêu nhận xét: "Có thể nói, với cánh diều Huế, một loại hình nghệ thuật mới được khai sinh- nghệ thuật múa rối trên không. Việt Nam và thế giới đã có rối cạn, rối nước, nhưng "rối trời" thì chỉ Huế mới có". Được biết hồi đầu thế kỷ XX, dưới triều Bảo Đại, nhiều cuộc thi thả diều thường được Phủ Doãn Thừa Thiên tổ chức long trọng trong các dịp lễ hàng năm. Làng diều Huế còn nhắc tên những "tài tử" từng cống hiến những phát minh, cải tiến nhằm nâng cao nghệ thuật chơi diều, trong đó có cả hoàng thân quốc thích: Nguyễn Văn Bân, Đoàn Chước, Trần Văn Đông, Ưng Sừng, Ưng Hạng... Nối gót cha ông, một số nghệ nhân mê chơi diều ở Huế đã lập nên hội Cầu Phong (mong gió). Năm 1973, hội đổi tên là Thừa Phong (cưỡi gió). Tròn một thập niên sau, năm 1983, trên cơ sở hội Thừa Phong, Câu lạc bộ thả diều Huế hình thành và từ bấy đến nay đã liên tục gặt hái nhiều kết quả rất đáng phấn khởi. Tháng 9-1994, lần đầu tiên tham dự Hội diều Quốc tế tổ chức tại Dieppe (Pháp), Câu lạc bộ diều Huế đã cử hai nghệ nhân lão thành là anh em Nguyễn Văn Ry (72 tuổi) và Nguyễn Văn Bê (68 tuổi) xuất dương. Kết quả: đông đảo đại biểu của 27 quốc gia tham dự đã "mê như điếu đổ" lúc thưởng thức các tiết mục biểu diễn đặc sắc bởi những cánh diều Huế đẹp tựa cổ tích được tạo tác chủ yếu bằng giấy và tre. Tiếp
- đó, mùa hè năm 1995, Hiệp hội Codev Việt- Pháp lại mời Câu lạc bộ này sang thành phố Dordogne để thả diều truyền thống cố đô, đồng thời dạy kỹ thuật chơi diều Việt Nam cho bạn bè ngoại quốc... ... Điều mà người dân sông Hương núi Ngự thực sự mong muốn là làm thế nào bầu trời quê hương luôn phấp phới những cánh diều ngày càng đạt trình độ kỹ thuật và mỹ thuật xuất sắc hơn. Ngắm nghía, nghe ngóng diều vi vu trong gió lộng, nghệ nhân khoái hoạt đã đành, mà khán thính giả cũng thích thú trong cảm giác "thả hồn tít tận mây xanh". Đó là khung cảnh rất đỗi hòa bình. Và cũng là hình ảnh thể hiện khát vọng tự do. Diều bướm - Chẳng rõ cánh diều Huế ra đời từ năm nào, chỉ biết rằng thuở ban đầu, đó là một trò chơi của trẻ em. Sau đó, người lớn cũng nhập cuộc vào thú vui này. Rồi từ những miền quê đầy nắng gió, cánh diều đã bay vào chốn cung đình và trở thành một trò chơi sang trọng, đầy hứng thú, được giới quý tộc, quan lại nhà Nguyễn ưa chuộng và lan rộng dần trong mọi tầng lớp nhân dân sống ở chốn kinh kỳ. Diều Huế là chiếc gạch nối giữa tuổi thơ với sự trưởng thành; giữa dân dã với cung đình, giữa mặt đất với khoảng trời xanh mênh mông và cuối cùng là giữa những thực tại bé nhỏ, tầm thường với những ước mơ diệu vợi, bao la. Thuở ấy, trong các dịp hội hè, người ta thường thả diều để tôn thêm sự long trọng và phong phú của lễ hội, đồng thời để giải trí và thưởng thức thú vui bay bổng và trí tuệ này. Thoạt tiên cánh diều xuất hiện trong tay trẻ mục đồng và đám học trò đi guốc mộc với những con diều cung, diều dơi, hay diều phên rất đơn giản. Lũ nhỏ dùng giấy
- học trò hay giấy vàng mã gấp lại hoặc dán lên những khung tre hình cánh cung, đính cho chúng vài cái đuôi ngo ngoe, lòng thòng, rồi tung lên trời cao với bao nỗi ước mơ và niềm đam mê thơ dại của chúng. Từ khi được người lớn, đặc biệt là lớp người quyền quý trong hoàng cung quan tâm, diều Huế đã có được những bước phát triển mới về hình dáng, chất liệu, dây nhợ, màu sắc đến kỹ thuật chế tạo và nghệ thuật biểu diễn. Trong tay tầng lớp quý tộc, những cánh diều không còn là đồ chơi của trẻ con mà trở thành những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc thẩm mỹ. Có thể nói, với cánh diều Huế, một loại hình nghệ thuật mới được khai sinh - nghệ thuật múa rối trên không. Việt Nam và thế giới đã có rối cạn, rối nước, nhưng "rối trời" thì chỉ Huế mới có. Những ai cho nhận xét này là phóng đại, xin hãy đến Huế chiêm ngưỡng một buổi biểu diễn (chứ không phải thả) diều trên sân Ngọ Môn. Lúc ấy ắt rõ thực hư. Dưới thời Bảo Ðại, Phủ Doãn Thừa Thiên thường tỏ chức những cuộc thi diều trong những cuộc lễ hàng năm. Bấy giờ trong làng diều đã xuất hiện những tên tuổi nổi tiếng: Nguyễn Văn Bân, Ðoàn Chước, Trần Văn Ðông, Ưng Sừng, Ông Hạng... Họ là những người đã tìm tòi, sáng chế ra những chất liệu mới để cải tiến con diều và nâng cao nghệ thuật thả diều. Các nghệ nhân này đã tham khảo các loại diều sáo của miền Bắc để chế ra những ống sáo cho diều Huế. Họ đã dùng vải bện dây thả diều, thay cho loại dây tre xoắn lại mà trước đây vẫn dùng. Diều thuở ấy thường có hai màu xanh - trắng hoặc đỏ - vàng. Trong những năm 1935 - 1940, ở Huế đã phổ biến loại diều bướm có màu sắc sặc sỡ do nghệ nhân Ưng Sừng sáng chế. Nghệ nhân chơi diều
- Lớp người đã qua, con cháu họ tiếp tục theo bước cha ông và đã có những bước tiến vượt bậc. Họ đã đến với nhau trong một tổ chức có tên là Hội Cầu Phong để cùng nhau tìm tòi, trao đổi và sáng chế ra những loại diều mới, biến thú thả diều từ chỗ riêng rẽ thành một nghiệp đoàn văn hoá - nghệ thuật. Cầu Phong nghĩa là cầu gió. Tên gọi này nghe có vẻ nhún nhường quá! Bác Nguyễn Văn Bê, thành viên của Hội Cầu Phong lúc bấy giờ (nay là Chủ tịch Câu lạc bộ diều Huế) đã nói rằng: "Diều là thành quả của chúng tôi tạo ra. Chúng tôi là người chủ của trò giải trí này vậy việc gì phải cầu gió. Tên gọi này không thể hiện được ý chí và tài nghệ của chúng tôi. Do đó, chúng tôi đổi từ Cầu Phong thành Thừa Phong (nghĩa là cưỡi gió)" Với hơn 10 thành viên, Hội Thừa Phong chính thức ra đời vào tháng 11 năm 1973 đã hoạt động cho đến năm 1975. Sau ngày miền Nam giải phóng, Hội Thừa Phong không còn, song số thành viên cũ của Hội vẫn chơi diều lẻ tẻ, thi thoảng họ tập hợp lại để biểu diễn chung với nhau. Cho đến năm 1983, Câu lạc bộ diều Huế ra đời. Nét độc đáo của nghệ thuật thả diều Huế là sự phong phú của các loại diều, của nghệ thuật tạo hình và cách thức biểu diễn diều Huế. Diều Huế có đầy đủ các loại hình với dáng đẹp, màu sắc hài hoà: diều bướm, diều công, phượng hoàng, máy bay, diều rít, diều rồng, nàng tiên, công chúa... Mỗi loại đều có vẻ đẹp riêng, một xảo thuật tạo hình tuyệt mỹ, một kích thước và chi phí ngang nhau. Cái hay ở diều Huế thể hiện ở chủ đề và nghệ thuật biểu diễn. Nghệ nhân chơi diều ở cố đô không chỉ thả con diều lên không trung rồi để mặc nó đùa giỡn với gió. Họ đã tạo cho cánh diều một sức sống, sự linh hoạt và sự sinh động qua nghệ thuật điều khiển dây, thể hiện những chủ đề như: Tấm Cám, Phượng hoàng sinh con, gà chọi, chèo bẻo đánh quạ, Tề Thiên Ðại Thánh không chiến Ngưu Ma Vương, Sơn
- Tinh, Thuỷ Tinh, đá bóng... Những tiết mục này đã đưa bộ môn thả diều Huế thành nghệ thuật múa rối trong không gian. Có điều, đây là những con rối đủ loại kích thước, hình dạng, có nguồn gốc từ cổ tích đến cuộc sống hiện tại. Một buổi biểu diễn Huế thường diễn ra theo trình tự nhất định. Thoạt tiên, người ta "tung" lên trời đủ các loại chim, ó, bướm, bồ câu, diều rồng... để khai mạc hội diều. Sau đó là thả diều theo từng tiết mục cùng với lời thuyết minh để minh hoạ. Hàng ngàn cặp mắt đang lướt trên bầu trời xanh để theo dõi tiết mục Phượng Hoàng sinh con. Người ta thả lên bầu trời con diều hình chim Phượng kích cỡ 2m2 rồi điều khiển dây để chim múa lượn, vẫy vùng trong không trung. Chừng ba phút sau, một đàn chim sẻ, ó, hoàng anh... được thả lên, lượn quanh bà chúa tể của loài chim để đón chào. Ngay lúc đó, một tiếng nổ nhỏ vang trên không và một chú phượng hoàng con xuất hiện trên nền trời bay cùng chim mẹ. Thực ra, trước đó chim con đã được buộc lên lưng mẹ bằng hai sợi dây: một sợi ngắn có gắn pháo nổ chậm và một sợi dai hơn để giữ con chim con luôn bay cùng với chim mẹ. Khi pháo nổ, sợi dây ngắn bị đứt làm chim con rớt ra và nhờ sợi dây dài mà nó không bị rớt xuống mặt đất và bay theo chim mẹ. Ở tiết mục Chèo bẻo đánh quạ, người ta làm con chim chèo bẻo bằng vải, quét màu đen tuyền, dáng thon khoẻ, cho nó đánh nhau với chú quạ bằng giấy. Kết quả chim quạ tuy to nhưng sau mấy lần giáp trận với chèo bẻo (do người điều khiển bằng cách giật dây) thì bị rách nát và thua trận. Chèo bẻo làm bằng vải, bền hơn nên thắng cuộc. Người ta còn gắn vào mình con vật nhiều ống sáo khácn nhau để khi lâm trận, do hiệu quả của động tác giật dây, các ống sáo phát ra những tiếng khác nhau tượng trưng cho tiếng kêu của con chim khi giao chiến. Khó nhất vẫn là các loại diều mang hình dạng người như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Ông Bụt, Sơn Tinh - Thuỷ
- Tinh, Tôn Ngộ Không. Ðể chúng có thể bay được, các nghệ nhân phải làm những đôi cánh dưới dạng đám mây, cái gậy hay vật dụng khác có diện tích thể hiện khá lớn, đủ sức mang các con diều hình người bay lên không trung. Không chỉ biểu hiện tài nghệ trong cách làm diều và biểu diễn, những nghệ nhân chơi diều ở Huế còn có óc tưởng tượng phong phú, am hiểu các sự tích và nắm bắt sở thích của mọi người một cách nhanh nhạy và cho ra đời những con diều mới, những tiết mục hấp dẫn mới.Cách đây ít năm, tiết mục Thạch Sanh bắn rơi con phượng hoàng đang cắp công chúa hay những trận không chiến, ném bom, hoả tiễn tiêu diệt máy bay là những tiết mục đặc sắc, thu hút sự chú ý của khán giả. Còn bây giờ, nó đã trở nên lỗi thời. Và các nghệ nhân chơi diều ở Huế đang sáng tạo những mẫu diều mới, cầu kỳ hơn, công phu hơn, chuẩn bị cho mùa biểu diễn sắp tới. Bác Nguyễn Văn Bê, một tay cự phách trong làng diều xứ Huế về nghệ thuật làm diều, thả diều và sáng chế diều, người đã nhiều lần tham gia các kỳ festval thả diều ở Pháp, Singapore, Indonesia, từng nói: "Ðối với tôi, nghệ thuật chơi diều là vô cùng, luôn mới mẻ và cũng lắm khó khăn, đòi hỏi học hỏi liên tục". Có lẽ nhờ vậy mà cánh diều Huế luôn được cách tân, hoàn thiện. Vấn đề duy nhất ảnh hưởng đến sự thành công của nghệ thuật múa rối trên không này là tiền vốn chứ không phải tài năng của những người chơi diều ở Huế. Ðối với người Huế, thả diều là món ăn tinh thần không thể thiếu. Cánh diều đã nâng tâm hồn và trí tuệ con người lên những tầng mây, ban cho họ sự bao dung, rộng lượng của trời đất và làm đẹp mãi bầu trời, chúng ta được chiêm ngưỡng những hoạ phẩm biết bay. Một khối đường nét và màu sắc chuyển động trong không trung đã tạo ra như ng phút thư giãn tinh thần, làm cho thoả mãn tâm hồn và ước nguyện của con
- người. Chơi diều, đấy là một cách đơn giản nhất để cụ thể hoá nghĩa thực của hai chữ tự do. Ðến với diều, mọi sự phân biệt về tuổi tác bị triệt tiêu. Lúc đó, lớn, nhỏ, già, trẻ đều là bạn bè. Họ cùng hoà chung một niềm vui, một ước nguyện được vùng vẫy trên trời như một cánh diều. Do tính năng hoạt động của thú chơi diều như chạy, nhảy, vận động cơ bắp, nó đã trở thành một môn thể thao thực sự. Diều là một thú tiêu khiển đầy nhân ái, mang niềm vui tới cho mọi người. Nghệ nhân chơi diều là người phục vụ, đáp ứng niềm vui và lòng ngưỡng mộ cho hàng ngàn khán giả. Trước mắt những nghệ nhân và khán giả chỉ còn một mảng trời xanh ngắt, ở đó tâm hồn họ đang đùa giỡn với những tầng mây và tương lai như chợt đến đây qua những cánh diều khiến lòng người trở nên trẻ lại. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Võ Quê đã viết về diều với những ngôn từ đẹp, trìu mến và sâu sắc nhất: Vươn tới cao xanh khát vọng của đời Diều no gió gửi niềm vui về mặt đất Chỉ là giấy thôi mà trở thành ngọn nguồn hạnh phúc Khi diều bay tóc trắng cũng thành xanh. Hội thả diều làng Bá Giang ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây diễn ra vào ngày rằm tháng ba âm lịch. Hội thả diều này gắn với "tiệc" ông Nguyễn Cả, một danh nhân của làng, nguyên là tướng giỏi của Đinh Tiên Hoàng. Sau khi giúp vua Đinh thu giang sơn về một mối, dựng nền độc lập, ông Nguyễn Cả từ quan, về quê dạy dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp. Có truyền thuyết cho rằng, ông Nguyễn Cả vốn là con của một Hầu Công (ông khỉ). Về cuối đời, ông sống cảnh điền viên và bày những trò vui thanh cao, trong đó có chơi diều cùng đám
- trẻ mục đồng. Một hôm, trên gò đất ông hay cùng mọi người chơi diều, bỗng Hầu Công xuất hiện. Ông cúi đầu làm lễ kính cẩn. Khi đó, hiện ra mây trắng sà xuống nâng hòn đá bay lên. Mây trắng bọc hòn đá thoắt biến thành mây ngũ sắc. Và văng vẳng có giọng đọc thơ: "Giáng sinh trần thế tại gò này Nay lại về trời tựa áng mây..." Tiếng thơ vừa dứt thì sấm chớp, mưa gió. Ông Nguyễn Cả cũng hóa lúc đó. Nhân dân tiếc thương lập miếu thờ ông Nguyễn Cả n_ ở gò đất này. Hiện nay, miếu ông Cả còn đôi câu đối: "Sinh tiền tích trứ Đinh triều soái Hóa hậu linh chiêu Bá ấp thần" (Khi sống triều đình lừng tướng giỏi Hóa rồi ấp Bá rạng thần thiêng) Ngày nay, miếu Bá Giang đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Cửa miếu nhìn ra cánh đồng rộng và con đê sông Hồng. Đây cũng là địa điểm hằng năm mở hội thả diều. Tháng ba mới là hội thi, nhưng từ tháng tám năm trước, trong làng đã rục rịch làm diều. Người ta chọn tre, mua giấy, khoét sáo, chuốt dây... rất tỷ mỉ, công phu. Xưa kia, dây diều làm bằng tre bánh tẻ vót chuốt đều, nối dài, rồi cuộn lại ngâm vào nước quả cây chuối hột và muối, rồi ninh sôi trong nồi ba mươi cả một ngày, thành dây vừa dai vừa mềm. Làm sáo diều bằng cách dùng nan tre đan thành ống, dùng sơn ta đun mà gắn với miệng sáo khoét bằng gỗ vàng tâm. Chiếc sáo vừa nhẹ, lại có tiếng
- vừa thanh, vừa ấm. Giấy dán diều bồi bằng giấy bản. Thời nay, dây diều là dây ni- lông, diều càng nhẹ càng dễ bay cao. Mở màn hội thi thả diều là lễ rước bánh dày tưởng nhớ thần nhân. Sau đó, cuộc thi diều bắt đầu. Một người khéo tay nhất làng được cử làm chiếc diều tượng trưng to nhất, dài 5m, rộng 1,5m dán giấy hồng điều, trên cánh diều có đề bài thơ: Gió hát trăng thanh hồn non nước Sải cánh diều bay nhạc sáo ngân Khi thiêng tướng Cả lưu truyền thống Anh hùng rạng rỡ sáng lòng dân. Mở đầu cuộc thi là lễ trình diều. Mọi người dự thi đều mang diều đến trình trước cửa Miếu. Mỗi năm có dăm, sáu chục người dự thi, ngoài người Bá Giang, còn có người Hạ Mỗ, Tân Hội, Liên Trung... Diều dự thi có thể dài đến 3 m, nhỏ thì cũng dài tới 1 m. Trong gió nồm nam của buổi chiều quê, mấy chục cánh diều cùng bay lên. Dưới đồng, lúa đang thì con gái rì rào. Trên trời, tiếng sáo vi **t bay xa. Người ở trên bờ đê, ở trước sân đình, ở trong làng đều có thể ngắm diều bay và nghe tiếng sáo hòa âm nhiều giọng rất đa cảm. Thỉnh thoảng, có con diều đứt dây, bay về phía sông Hồng. Người xem hội hò reo huyên náo và cười vang rất sảng khoái. Trẻ nhỏ trong làng đua nhau thả lên trời hàng trăm diều nhỏ có đuôi bay phấp phới. Như vậy, trên không gian có mấy tầng diều cao thấp bay chấp chới nhiều vẻ. Tiếng sáo càng cao lại càng vang xa, làng diều trông thật ngoạn mục. Hội diều diễn ra chừng hai tiếng đồng hồ thì một số diều bị đứt dây, tự loại khỏi cuộc thi. Số diều đạt đến tầng cao và bay đậu giữa trời đã giảm dần. Vào giai đoạn chung kết chỉ còn mươi chiếc diều. Ban tổ chức hội thi tập trung ở đền Châu
- Trần, n_ cạnh miếu Bá Giang. Những người ứng thí lùa dây diều vào buộc ở hàng cột trước cửa đền Châu Trần. Các giải nhất, nhì, ba trao cho những người có diều bay cao, không chao đảo và có tiếng sáo hay nhất. Sau khi người trúng giải đem phần thưởng vào lễ tạ nhân thần, hội thi kết thúc. Vậy nhưng, những con diều vẫn còn bay đến tận đêm khuya. Làng Bá Giang trong đêm trăng với tiếng sáo diều thật thanh bình, thật thương mến...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tập đọc - CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
6 p | 190 | 55
-
Giáo án lớp 4: Tập đọc: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
4 p | 609 | 53
-
Bài Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ - Giáo án Tiếng việt 4 - GV.N.Phương Hà
7 p | 740 | 49
-
Slide bài Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ - Tiếng việt 4 - GV.Lâm Ngọc Hoa
20 p | 232 | 26
-
Bài giảng Muốn làm thằng Cuội - Ngữ văn 8
26 p | 460 | 22
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2020-2021 - Tuần 15: Tập đọc Cánh diều tuổi thơ (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
23 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn