Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh? (phần 1)
lượt xem 24
download
Hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ trên thế giới đã biết đến nhiều tình huống trắng đen lẫn lộn, thật giả khôn lường, và hậu quả cũng khó ai đếm nổi. Những thị trường phát triển rất nhanh tất yếu cũng phát sinh không ít “vòng xoáy”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh? (phần 1)
- Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh? (phần 1) Hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ trên thế giới đã biết đến nhiều tình huống trắng đen lẫn lộn, thật giả khôn lường, và hậu quả cũng khó ai đếm nổi. Những thị trường phát triển rất nhanh tất yếu cũng phát sinh không ít “vòng xoáy”. Để hoá giải những vòng xoáy đó, việc cần thiết là phải tạo dựng một thị trường trong đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dựa trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Sau đây là một số vụ việc đã được xử lý, có thể coi như những bài học về “thương mại lành mạnh” để các doanh nghiệp tham khảo, cùng rút kinh nghiệm. 1/ Biến khách thành chủ
- Công ty TNHH Ann Treas (nguyên đơn) khiếu nại: Ông Yang Wei Min (Yang), cựu chủ tịch của công ty, sau khi rút cổ phần từ công ty cũ đã thành lập một công ty mới kinh doanh các thiết bị sản xuất và băng từ, lấy tên là Công ty TNHH Antreas (bị đơn), cố ý chơi trò “đánh lận” tên bằng tiếng Anh (cả Ann Treas và Antreas gọi theo tên Trung Quốc đều là Wechen). Ông Yang cũng đăng ký tên tiếng Anh Antreas với Uỷ ban Ngoại thương (BOFT). Hậu quả: Gây nhầm lẫn lớn cho khách hàng của Ann Treas. Nguyên đơn khiếu nại, yêu cầu bên bị, ông Yang đại diện, phải bị cấm sử dụng tên tiếng Anh đó, đồng thời rút tên đăng ký với BOFT. Bên bị không dễ chịu thua, cãi: Bên bị là người đầu tiên nộp hồ sơ và được BOFT cấp Giấy chứng nhận đăng ký tên gọi tiếng Anh Antreas. Hơn nữa, bên nguyên đã bán quan hệ phân phối độc quyền cho ông Yang. Bên bị có đầy đủ quyền hợp pháp để sử dụng cái tên Antreas. Ngoài ra, bên nguyên cũng nộp hồ sơ đăng ký tới BOFT cho tên gọi tiếng Anh là Công ty TNHH Antreas, tên được sử dụng để ký hợp đồng với Công ty Poli, Italia. Với việc sử dụng tên Antreas, bên nguyên đã không tự bảo vệ quyền lợi của mình vì đã đổi sang tên tiếng Anh trong giao dịch. Có hai vấn đề chính trong vụ việc này. Thứ nhất: Bên bị có căn cứ pháp lý để sử dụng tên tiếng Anh hay không? (điều này dẫn tới kết luận hành vi cố ý đăng ký tên tiếng Anh trước của bên bị có bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh với bên nguyên hay không)? Thứ hai: Bên nguyên có thể cấm bên bị sử dụng tên tiếng Anh hay không? Cơ quan chức năng Đài Loan đã thụ lý và xét xử vụ này. Có thể khẳng định rằng: Bên nguyên là đối tác đầu tiên ký Hợp đồng với Poli. Dù ông Yang đã được Ann Treas bán quan hệ phân phối, có quyền phân phối được uỷ nhiệm trong một phần khu vực, tuy nhiên, ông Yang không thể mở rộng cái quyền có giới hạn của
- mình để cho rằng ông là một trong các bên đối tác ký kết hợp đồng ban đầu với Poli. Có thể nói, ông Yang, người chịu trách nhiệm về hoạt động của bên bị, hoàn toàn nhận thức rất rõ là tên gọi tiếng Anh Antreas đã được bên nguyên sử dụng trong hợp đồng về quyền phân phối với Poli. Sau khi rút cổ phần ra khỏi bên nguyên, ông Yang đã thành lập công ty, cố tình đặt tên tiếng Anh Antreas trùng với tên Công ty ma bên nguyên đã sử dụng trong Hợp đồng đó. Mặt khác, ông Yang đã tiến hành đăng ký trước tên gọi tiếng Anh Antreas của bên nguyên trong hợp đồng. Ông Yang thậm chí còn đi xa hơn bằng việc gửi thư cho Poli “lừa dối” rằng, bên bị mới là công ty ký kết hợp đồng về quyền phân phối, mưu toan sẽ thay thế bên nguyên trong việc sử dụng quyền phân phối. Đó không thể được coi là hành vi thích đáng. Cơ quan chức năng Đài Loan phán quyết: Công ty TNHH Antreas vi phạm quy định của các quy tắc cạnh tranh khi sử dụng trái phép tên gọi của Công ty TNHH Ann Treas. Hành vi của bên bị là nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho khách hàng của bên nguyên về đối tác kinh doanh và để tìm cách thay thế bên nguyên trong quan hệ kinh doanh với Poli. Ông Yang là người chịu trách nhiệm của bên bị, cần nhận thức đầy đủ việc làm đó. Hành vi sử dụng tên tiếng Anh của bên bị bị coi là hành vi lừa dối gây hậu quả tiên cực tới trật tự thương mại và cũng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường. Vậy là cuối cùng, ý đồ Biến khách thành chủ thông qua việc “lập lờ đánh lận” tên công ty của ông Yang đã bất thành. Trắng đen đã rõ ràng, với bằng chứng là bản copy các bức thư của bên bị gửi cho Poli, ông Yang đã phải ... nhận thua. 2/ Nói vuông thành tròn
- Công ty Zsin Products đã quảng cáo đăng trên tạp chí Tu Chia Pao về sản phẩm “áo nịt ngực mát xa Ni tai Li Er”, nội dung: đã có được bằng sáng chế ở nhiều nước châu Á khác nhau, bao gồm cả Nhật Bản và Trung Quốc; ngực phát triển nhanh tạo màu hồng đẹp, kết quả tức thì... Uỷ ban thương mại lành mạnh đã điều tra và kết luận: Công ty Zsin vi phạm quy tắc cạnh tranh lành mạnh. Công ty quảng cáo rằng nịt ngực mát xa “đã có được bằng sáng chế ở nhiều nước châu Á khác nhau”, nhưng khi xem xét Giấy chứng nhận về bằng sáng chế tại Nhật, Ủy ban phát hiện bằng sáng chế đó là cho “miếng đệm lót nịt ngực” chứ không phải cho loại nịt ngực đó. Còn tại Trung Quốc, đơn xin cấp bằng sáng chế hiện đang phải đợi xem xét do có những ý kiến phản đối. Về lời quảng cáo “phát triển nhanh, tạo màu hồng đẹp, kết quả tức thì”, Zsin đưa ra lý lẽ: bên trong miếng nịt ngực là chất lỏng và có thể làm tăng độ nở của ngực. Song, không có chứng cứ nào cho thấy nịt ngực này đúng như quảng cáo. Cũng không có một bằng chứng y học nào chứng minh điều Zsin khẳng định rằng, miếng đệm lót nịt ngực bao gồm những khoảng rộng với những hột nhỏ tròn có tác dụng mát xa, làm thúc đẩy sự lưu thông máu và những người mặc loại áo này lâu dài có thể có bộ ngực đẹp. Uỷ ban thương mại lành mạnh kết luận rằng, quảng cáo này là sai trái, không đúng sự thật, “nói vuông thành tròn”, gây hiểu lầm cho phụ nữ, và cần phải loại bỏ ngay. Tin tưởng vào lời quảng cáo, ai cũng mua sản phẩm của Zsin thì chắc tất cả phụ nữ Đài Loan, thậm chí các khu vực khác sẽ đều trở thành: “Thần vệ nữ” hoàn mỹ. Ác thay, thực tế không phải vậy. Bởi thế lời nói “vuông thành tròn” đó phải ... ngậm lại, cũng đáng! (Còn tiếp)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp quản lý kinh doanh
12 p | 347 | 86
-
NGHỆ THUẬT MARKETING CẠNH TRANH CỦA CÁC ĐẠI GIA LÀNG MỸ PHẨM HIỆN NAY
4 p | 168 | 54
-
Chọn từ khóa nào để đứng đầu các kết quả tìm kiếm?
3 p | 230 | 51
-
CUỘC CHIẾN GIỮA BOEING - DOUGLAS TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
3 p | 190 | 43
-
12 lý do xây dựng Website của bạn
8 p | 121 | 34
-
10 XU HƯỚNG LÀM INTERNET MARKETING 2012
4 p | 79 | 23
-
Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh?
11 p | 69 | 17
-
Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh? (phần III)
3 p | 112 | 16
-
Định vị thương hiệu – tương đồng trước, khác biệt sau
4 p | 118 | 16
-
Kinh nghiệm nước ngoài và việc tăng cường hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
17 p | 155 | 15
-
Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh? (phần 2)
4 p | 124 | 15
-
Định vị ở thị trường ngách - 3 lý do để các công ty nhỏ qua mặt các công ty lớn
4 p | 115 | 12
-
Môi trường đầu tư và kinh doanh quốc tế
7 p | 123 | 11
-
Sôi động “bán, mua” doanh nghiệp
2 p | 68 | 10
-
Phương pháp quản lý doanh nghiệp có hiệu quả
6 p | 94 | 10
-
Marketing chiến lược vs marketing ứng dụng?
3 p | 104 | 10
-
Startup không nên cạnh tranh bằng tính năng
5 p | 76 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn