intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh?

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

68
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ trên thế giới đã biết đến nhiều tình huống trắng đen lẫn lộn, thật giả khôn lường, và hậu quả cũng khó ai đếm nổi. Những thị trường phát triển rất nhanh tất yếu cũng phát sinh không ít “vòng xoáy”. Để hoá giải những vòng xoáy đó, việc cần thiết là phải tạo dựng một thị trường trong đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dựa trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh?

  1. Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh? (phần 1) Hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ trên thế giới đã biết đến nhiều tình huống trắng đen lẫn lộn, thật giả khôn lường, và hậu quả cũng khó ai đếm nổi. Những thị trường phát triển rất nhanh tất yếu cũng phát sinh không ít “vòng xoáy”. Để hoá giải những vòng xoáy đó, việc cần thiết là phải tạo dựng một thị trường trong đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dựa trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Sau đây là một số vụ việc đã được xử lý, có thể coi như những bài học về “thương mại lành mạnh” để các doanh nghiệp tham khảo, cùng rút kinh nghiệm. 1/ Biến khách thành chủ
  2. Công ty TNHH Ann Treas (nguyên đơn) khiếu nại: Ông Yang Wei Min (Yang), cựu chủ tịch của công ty, sau khi rút cổ phần từ công ty cũ đã thành lập một công ty mới kinh doanh các thiết bị sản xuất và băng từ, lấy tên là Công ty TNHH Antreas (bị đơn), cố ý chơi trò “đánh lận” tên bằng tiếng Anh (cả Ann Treas và Antreas gọi theo tên Trung Quốc đều là Wechen). Ông Yang cũng đăng ký tên tiếng Anh Antreas với Uỷ ban Ngoại thương (BOFT). Hậu quả: Gây nhầm lẫn lớn cho khách hàng của Ann Treas. Nguyên đơn khiếu nại, yêu cầu bên bị, ông Yang đại diện, phải bị cấm sử dụng tên tiếng Anh đó, đồng thời rút tên đăng ký với BOFT. Bên bị không dễ chịu thua, cãi: Bên bị là người đầu tiên nộp hồ sơ và được BOFT cấp Giấy chứng nhận đăng ký tên gọi tiếng Anh Antreas. Hơn nữa, bên nguyên đã bán quan hệ phân phối độc quyền cho ông Yang. Bên bị có đầy đủ quyền hợp pháp để sử dụng cái tên Antreas. Ngoài ra, bên nguyên cũng nộp hồ sơ đăng ký tới BOFT cho tên gọi tiếng Anh là Công ty TNHH Antreas, tên được sử dụng để ký hợp đồng với Công ty Poli, Italia. Với việc sử dụng tên Antreas, bên nguyên đã không tự bảo vệ quyền lợi của mình vì đã đổi sang tên tiếng Anh trong giao dịch. Có hai vấn đề chính trong vụ việc này. Thứ nhất: Bên bị có căn cứ pháp lý để sử dụng tên tiếng Anh hay không? (điều này dẫn tới kết luận hành vi cố ý đăng ký tên tiếng Anh trước của bên bị có bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh với bên nguyên hay không)? Thứ hai: Bên nguyên có thể cấm bên bị sử dụng tên tiếng Anh hay không? Cơ quan chức năng Đài Loan đã thụ lý và xét xử vụ này. Có thể khẳng định rằng: Bên nguyên là đối tác đầu tiên ký Hợp đồng với Poli. Dù ông Yang đã được Ann Treas bán quan hệ phân phối, có quyền phân phối được uỷ nhiệm trong một phần khu vực, tuy nhiên, ông Yang không thể mở rộng cái quyền có giới hạn của
  3. mình để cho rằng ông là một trong các bên đối tác ký kết hợp đồng ban đầu với Poli. Có thể nói, ông Yang, người chịu trách nhiệm về hoạt động của bên bị, hoàn toàn nhận thức rất rõ là tên gọi tiếng Anh Antreas đã được bên nguyên sử dụng trong hợp đồng về quyền phân phối với Poli. Sau khi rút cổ phần ra khỏi bên nguyên, ông Yang đã thành lập công ty, cố tình đặt tên tiếng Anh Antreas trùng với tên Công ty ma bên nguyên đã sử dụng trong Hợp đồng đó. Mặt khác, ông Yang đã tiến hành đăng ký trước tên gọi tiếng Anh Antreas của bên nguyên trong hợp đồng. Ông Yang thậm chí còn đi xa hơn bằng việc gửi thư cho Poli “lừa dối” rằng, bên bị mới là công ty ký kết hợp đồng về quyền phân phối, mưu toan sẽ thay thế bên nguyên trong việc sử dụng quyền phân phối. Đó không thể được coi là hành vi thích đáng. Cơ quan chức năng Đài Loan phán quyết: Công ty TNHH Antreas vi phạm quy định của các quy tắc cạnh tranh khi sử dụng trái phép tên gọi của Công ty TNHH Ann Treas. Hành vi của bên bị là nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho khách hàng của bên nguyên về đối tác kinh doanh và để tìm cách thay thế bên nguyên trong quan hệ kinh doanh với Poli. Ông Yang là người chịu trách nhiệm của bên bị, cần nhận thức đầy đủ việc làm đó. Hành vi sử dụng tên tiếng Anh của bên bị bị coi là hành vi lừa dối gây hậu quả tiên cực tới trật tự thương mại và cũng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường. Vậy là cuối cùng, ý đồ Biến khách thành chủ thông qua việc “lập lờ đánh lận” tên công ty của ông Yang đã bất thành. Trắng đen đã rõ ràng, với bằng chứng là bản copy các bức thư của bên bị gửi cho Poli, ông Yang đã phải ... nhận thua. 2/ Nói vuông thành tròn
  4. Công ty Zsin Products đã quảng cáo đăng trên tạp chí Tu Chia Pao về sản phẩm “áo nịt ngực mát xa Ni tai Li Er”, nội dung: đã có được bằng sáng chế ở nhiều nước châu Á khác nhau, bao gồm cả Nhật Bản và Trung Quốc; ngực phát triển nhanh tạo màu hồng đẹp, kết quả tức thì... Uỷ ban thương mại lành mạnh đã điều tra và kết luận: Công ty Zsin vi phạm quy tắc cạnh tranh lành mạnh. Công ty quảng cáo rằng nịt ngực mát xa “đã có được bằng sáng chế ở nhiều nước châu Á khác nhau”, nhưng khi xem xét Giấy chứng nhận về bằng sáng chế tại Nhật, Ủy ban phát hiện bằng sáng chế đó là cho “miếng đệm lót nịt ngực” chứ không phải cho loại nịt ngực đó. Còn tại Trung Quốc, đơn xin cấp bằng sáng chế hiện đang phải đợi xem xét do có những ý kiến phản đối. Về lời quảng cáo “phát triển nhanh, tạo màu hồng đẹp, kết quả tức thì”, Zsin đưa ra lý lẽ: bên trong miếng nịt ngực là chất lỏng và có thể làm tăng độ nở của ngực. Song, không có chứng cứ nào cho thấy nịt ngực này đúng như quảng cáo. Cũng không có một bằng chứng y học nào chứng minh điều Zsin khẳng định rằng, miếng đệm lót nịt ngực bao gồm những khoảng rộng với những hột nhỏ tròn có tác dụng mát xa, làm thúc đẩy sự lưu thông máu và những người mặc loại áo này lâu dài có thể có bộ ngực đẹp. Uỷ ban thương mại lành mạnh kết luận rằng, quảng cáo này là sai trái, không đúng sự thật, “nói vuông thành tròn”, gây hiểu lầm cho phụ nữ, và cần phải loại bỏ ngay. Tin tưởng vào lời quảng cáo, ai cũng mua sản phẩm của Zsin thì chắc tất cả phụ nữ Đài Loan, thậm chí các khu vực khác sẽ đều trở thành: “Thần vệ nữ” hoàn mỹ. Ác thay, thực tế không phải vậy. Bởi thế lời nói “vuông thành tròn” đó phải ... ngậm lại, cũng đáng! (Còn tiếp)
  5. Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh? (phần 2) 3/ Ghép quạ lẫn công Viện Pháp ngữ Đài Loan khiếu nại rằng Công ty TNHH thương mại Jih Hsuan đã nhập khẩu và bán rượu vang Duc De Valley và Comptess D’Orchams, đều mang nhãn hiệu “Appellation Vino Tavla”. Appellation “AOC”, chỉ nơi được xác lập về mặt pháp lý chuyên sản xuất rượu vang chất lượng cao nhất và “Vino Tavola” có nghĩa là loại rượu vang để bàn thông thường. Vì vậy, “Appellation Vino Tavla” là một thông tin sai trái. Mặc dù hiện nay tại Đài Loan không có quy định về việc dán nhãn các loại rượu nho, nhưng nếu tìm hiểu các nước sản xuất rượu nho lớn trên thế giới, sẽ thấy
  6. hầu hết các nước châu Âu phân biệt phẩm cấp rượu vang dựa trên nhãn hiệu. “Rượu vang để bàn thông thường” là loại phẩm cấp thấp nhất, không ghi nơi sản xuất và “AOC” là loại rượu vang có phẩm cấp cao nhất. Pháp được thế giới biết tới về việc sản xuất rượu vang nho. Tất cả những cuốn sách về rượu vang nho đều mô tả về hệ thống phẩm cấp và ghi nhãn hiệu được sử dụng ở Pháp và điều đó đã trở thành chuẩn mực cho việc việc mua rượu vang, cơ sở quan trọng cho khách hàng xác định chất lượng rượu. Cuộc điều tra cho thấy, Công ty Jhi Hsuan nhập khẩu rượu Duc De Vallay và Comptess D’Orchamps trên đó nhãn hiệu có ghi cả cụm từ “Appellation Vino Tavla” là không đúng sự thực, đã vậy còn kèm theo thêm nhãn hiệu bằng tiếng Trung Quốc “Rượu vang phẩm cấp đặc biệt của Pháp”. Có thể coi nhãn hiệu đó là sự lừa dối khách hàng. Người tiêu dùng bị nhầm lẫn khi mua rượu. Kết quả là tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng với các sản phẩm rượu chính thống của Pháp. Cơ quan chức năng Đài Loan quyết định: Công ty Jih Hsuan vi phạm các quy định về cạnh tranh lành mạnh và bị xử lý theo quy định. Khá khen thay kế “ghép quạ lẫn công:” gây lẫn lộn tốt xấu cho người tiêu dùng. Song, “vải thưa không che mắt thánh”, mọi hành vi gian lận mập mờ khó qua nổi những nhà chức trách có trách nhiệm, đặt cái “tâm” lên trên hết. 4/ Tự do không thể độc chiếm Cách đây nhiều năm, Tổng công ty xăng dầu Đài Loan đã ký các hợp đồng dài hạn với các trạm xăng tư nhân, chủ yếu từ 5 đến 20 năm. Các hợp đồng có thời hạn ngắn hơn 6 năm có giá trị đến tháng 1/1999 và những hợp đồng có điều khoản kéo dài hơn 6 năm có giá trị đến năm 2003. Cả hai thời hạn đó đều được Bộ kinh tế đưa ra các căn cứ vào ngày thực hiện tự do hoá theo kế hoạch đối với các sản phẩm xăng dầu trong nước. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp mới bước vào thị trường xăng dầu.
  7. Vì việc thực hiện tự do hoá theo kế hoạch đối với các sản phẩm xăng dầu trong nước có thể ảnh hưởng đến tự do cạnh tranh ở thị trường xăng dầu trong tương lai, Cơ quan chức năng Đài Loan đã yêu cầu Tổng công ty xăng dầu Đài Loan ngay lập tức sửa đổi các điều khoản trong những hợp đồng dài hạn (bao gồm cả hợp đồng tạo quan hệ ràng buộc, hợp đồng mua bán nói chung và hợp đồng xây dựng chuyển giao các trạm xăng) mà có các điều khoản cung cấp dầu dài hạn vượt quá ngày mà các doanh nghiệp lọc dầu và việc nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu được tự do hoá. Nếu không thực hiện yêu cầu của Cơ quan chức năng, Tổng công ty xăng dầu Đài Loan sẽ vi phạm các quy định về cạnh tranh trên thị trường. Cuộc họp của Cơ quan chức năng Đài Loan cũng thảo luận về tình hình hoạt động của Tổng công ty xăng dầu Đài Loan tại tất cả các trạm xăng trên đường cao tốc theo đặt hàng của Bộ giao thông liên lạc với Tổng công ty xăng dầu Đài loan, yêu cầu Bộ giao thông liên lạc phải tiến hành đấu thầu tự do việc vận hành các trạm xăng đó, nếu không sẽ vi phạm quy định về cạnh tranh. 5/ Độc trị độc: Công ty Mi Ya Le sản xuất băng hình để quảng cáo cho sản phẩm khử độc Mi Ssu Feng trên rau quả. Trong băng hình có hình ảnh thí nghiệm trên một con cá còn đang sống. Với 2/1000 lít thuốc trừ sâu hoà tan với 30-40 lít nước, sản phẩm khử độc Mi Ssu Feng được xử lý trong dung dịch này 15 phút trước khi thả con cá đang sống và con cá vẫn đang “ngoe nguẩy đuôi”, chứng tỏ khả năng hữu hiệu của sản phẩm khử độc. Công ty Mi Ya Le còn phát tờ rơi quảng cáo cho các nhà phân phối, trích dẫn báo cáo của "nhóm chống ô nhiễm" thuộc Bộ kinh tế, chỉ ra rằng, ôzôn có khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành dioxit carbon, nước và các chất đơn giản khác, sản phẩm Mi Ssu Feng có thể khử được 99,5 % hoặc nhiều hơn các chất độc như methybenzene, etanol, aceton... Theo điều tra của cơ quan chức năng Đài Loan, các chất kết tủa của thuốc trừ sâu trong nông nghiệp còn lại trên rau quả khó có thể làm sạch được. Con cá được sử dụng trong thí nghiệm quảng cáo vẫn còn sống là vì chất độc của thuốc
  8. trừ sâu sử dụng đã được pha loãng đáng kể và bay hơi theo những bong bóng lớn tạo ra tiến trình hoạt động của chất khử độc. Loại thuốc trừ sâu sử dụng trong thí nghiệm này lại thuộc loại có chức năng ngắn hạn, khác với các thuốc trừ sâu thông thường. Điều tra của Cơ quan chức năng cũng cho thấy rằng Bộ kinh tế không có một bộ phận nào mang tên “nhóm chống ô nhiễm” và báo cáo do Công ty Mi Ya Le trích dẫn không có nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, công ty Mi Ya Le đã không thể đưa ra được một lời giải thích hoặc một bằng chứng nào để chứng minh chức năng nêu trong quảng cáo là ôzôn có thể khử được các độc tố. Hơn thế nữa, cách thức quảng cáo trên sản phẩm còn khiến người tiêu dùng lầm tưởng về chức năng phân huỷ tới 99,5% của sản phẩm khử độc đang nói tới. Rõ ràng chiêu quảng cáo “độc trị độc” của Công ty Mi Ya Le đã vi phạm các quy định về cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Rất may, Cơ quan chức năng Đài Loan đã ra tay ngăn chặn kịp thời. (còn tiếp)
  9. Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh? (phần III) 6. Rồng đè rồng Công ty TNHH công nghiệp chưng cất rượu Kinmen khiếu nại Công ty TNHH dinh dưỡng Best Shien. Vụ việc tóm tắt như sau: Từ đầu năm 1953, Công ty Kinmen bắt đầu sản xuất rượu Premium Kaoliang, bao bì có nhãn hiệu “Con rồng vàng trên nền trắng”, chai thuỷ tinh trong suốt hình tròn và cổ chai dài - kiểu dáng chai phổ biến trong ngành sản xuất rượu. Kiểu dáng chai đó cùng với hình ảnh “con rồng vàng trên nền trắng” hiện diện trên thị trường trong một thời gian dài mấy chục năm đã khiến cho người tiêu dùng biết
  10. nhiều tới rượu Premium Kaoliang và đủ để trở thành đại diện cho nguồn gốc sản phẩm. Hơn nữa, rượu Premium Kaoliang có chất lượng tốt, có lịch sử sản xuất lâu năm và một hệ thống phân phối rộng khắp trong và ngoài nước. Năm 1998, Công ty Kimen đã bán được hơn 12 triệu chai với giá trị hơn 44 tỷ đôla Đài Loan. Cục tiêu chuẩn quốc gia (NBS) và Uỷ ban Chống hàng giả đều công nhận "con rồng vàng trên nền trắng" là một nhãn hiệu nổi tiếng. Thế nhưng, năm 1999, Công ty Best Shien đã sản xuất và tung ra thị trường loại rượu Jing Goliang có bao bì với hình tượng “Hai con rồng đang chơi đùa với một quả cầu lửa” rất giống hình tượng “con rồng vàng trên nền trắng” của bao bì rượu Premium Kaoliang. Nhìn tổng thể, bao bì rượu Jing Goliang rất giống bao bì rượu Premium Kaoliang, dễ gây nhầm lẫn. Trước hết, bao bì của cả hai sản phẩm đều được dán nhãn màu trắng có hình hai con rồng - mỗi con rồng ở một phía, cả hai đều hướng mặt về nhau. Xét về hình dáng và vị trí, quả cầu lửa trong nhãn hiệu Jing Goliang tương tự với vòng tròn nằm giữa hai con rồng trên nhãn hiệu Premium Kaoliang. Hơn thế, Công ty Best Shione “chơi không đẹp” khi viết tên Trung Quốc “Goliang” với ký tự thứ ba được viết theo phông chữ tương tự với ký tự thứ hai trong tên Trung Quốc của từ “Kaoliang”. Nhìn thoáng qua, tên Trung Quốc “Goliang” tương tự vẽ màu sắc, phông chữ, vị trí với “Kaoliang”. Về cách phát âm tiếng Anh, “Goliang” cũng tương tự như “Kaoliang”. Cả hai sản phẩm đều sử dụng chai thuỷ tinh trong suốt, hình tròn, cổ dài... Xét trên tổng thể, cả hai sản phẩm rất giống nhau về cách thiết kế bao bì, màu sắc của nhãn hiệu, cách phát âm tên sản phẩm. Nhìn hai sản phẩm tại hai thời điểm khác nhau ở hai nơi khác nhau, một người tiêu dùng bình thường rất dễ nhầm lẫn hai sản phẩm là một hoặc có cùng nguồn gốc. Cơ quan chức năng Đài Loan kết luận: Công ty Best Shine đã vi phạm các quy định về cạnh tranh lành mạnh, phải thu hồi sản phẩm trên thị trường và loại bỏ bao bì “lập lờ”đó. Quả là: thấy “con rồng” của người khác sinh ra có tuổi đời cao, vừa đẹp đẽ vừa nổi tiếng, Công ty Best Shine liền “chơi xấu” cũng sinh hạ con
  11. rồng tương tự, nhằm “rồng đè rồng”, cạnh tranh không lành mạnh. Nếu không có “cái gậy” của cơ quan pháp luật trừng trị thẳng tay, ắt hẳn người tiêu dùng sẽ bị lừa đẹp! Một số vụ việc điển hình trên cho thấy rằng, dùng những mánh khóe ma mãnh “bất chấp” các nguyên tắc về cạnh tranh lành mạnh có thể lừa được một vài, thậm chí nhiều người, song không thể mãi mãi lừa được tất cả mọi người. Và cuối cùng chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp phải rắc rối do chính mình tạo ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2