intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấp cứu người bị ngất

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

157
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngất là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Không giống như bị sốc, mạch đập rất chậm mặc dù chẳng bao lâu nó sẽ trở lại mức bình thường. Việc hồi phục diễn ra nhanh và hoàn toàn. Định nghĩa Ngất là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấp cứu người bị ngất

  1. Cấp cứu người bị ngất Ngất là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Không giống như bị sốc, mạch đập rất chậm mặc dù chẳng bao lâu nó sẽ trở lại mức bình thường. Việc hồi phục diễn ra nhanh và hoàn toàn. Định nghĩa Ngất là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Không giống như bị sốc, mạch đập rất chậm mặc dù chẳng bao lâu nó sẽ trở lại mức bình thường. Việc hồi phục diễn ra nhanh và hoàn toàn. Ngất có thể là phản ứng khi bị đau hay sợ sệt hoặc do tức tối, kiệt sức và đói. Tuy nhiên, nó thường xảy ra hơn sau một thời thời gian dài không hoạt động thể chất, đặc biệt là ở nơi nóng bức. Máu chảy xuống phần phía dưới cơ thể làm giảm một lượng lớn máu lên não.
  2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngất như xúc cảm mạnh, mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa... Trong nhóm bệnh tim mạch, ngất có thể gặp ở các bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mãn, khi gắng sức hoặc dùng một số thuốc ức chế trung khu hô hấp, thuốc ngủ, rối loạn nhịp tim. T ình trạng này cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp tư thế, hẹp động mạch chủ, tràn dịch ngoài tim... do thiếu máu nuôi dưỡng não bộ. Một người cũng có thể bị ngất do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, thiếu ôxy, bệnh tim hay say nóng, say nắng... Gặp t ình huống này, cần để người bệnh nằm thấp đầu ở nơi thoáng khí, yên tĩnh; nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông. Triệu chứng Các dấu hiệu của ngất bao gồm: Người bệnh tự nhiên thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai... rồi người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Ngoài việc mất ý thức tạm thời (bất tỉnh) bệnh nhân còn vã mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay lạnh và có thể co giật. Tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng
  3. tử giãn. Tất cả các dấu hiệu trên diễn biến nhanh trong vòng 3 phút, rồi bệnh nhân hồi tỉnh... Xử trí Nếu bệnh nhân không hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết. Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức và đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nới lỏng quần áo, cần xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn long não, cho ngửi amoniac, giấm... Trong trường hợp ngất nặng, ngoài cách xử trí như trên còn phải làm hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đồng thời gọi nhân viên y tế để tiêm thuốc trợ tim khi cần thiết. Có thể xử trí ngất bằng cách tác động vào huyệt nhân trung. Huyệt này nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Cần khẩn trương bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt. Lấy đầu ngón tay cái bấm vuông góc vào huyệt vị hoặc dùng một vật có đầu nhọn (như đầu bút bi, bút chì) ấn mạnh vào huyệt. Cần bấm nhanh, mạnh, dứt khoát. Nếu có điều kiện, có thể châm cứu các huyệt nhân trung, thập tuyền.
  4. Các biện pháp phối hợp: - Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi). - Cho ngửi tinh dầu như dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu..., xoa dầu vào nhân trung, đồng thời xoa bóp tay chân để làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết bằng các loại tinh dầu như cao Trường sơn, cao Sao vàng, tinh dầu tràm hay rượu gừng… - Giữ ấm cho bệnh nhân, tránh gió lùa. Khi bệnh nhân đã hồi tỉnh thì cần: - Trấn an khi bệnh nhân tỉnh lại và làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái. - Đặt bệnh nhân nằm xuống, nâng và đỡ chân bệnh nhân lên. - Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành; nếu cần thiết thì hãy mở cửa sổ ra. - Khi bệnh nhân tỉnh lại, trấn tĩnh và giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ.
  5. - Tìm xem bệnh nhân có còn bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và điều trị cho bệnh nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2