intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cát căn không chỉ là thuốc cai rượu... (Kỳ 1)

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cát căn là rễ củ của Sắn dây (Kudzu wine), tên khoa học Pueraria lobata, tên cũ P. thunbergiana, thuộc họ Đậu Fabaceae. Dây leo mọc hoang trong rừng núi hoặc được trồng làm thực phẩm, làm thuốc tại nhiều nơi ở nước ta. Là dây leo quấn, hoặc mọc bò lan lên cây chói hoặc giàn. Thân dây rất dài có thể từ 4 đến 12 m, phủ lông tơ. Rễ phát triển thành dạng củ thuôn dài, chứa tinh bột và xơ. Lá kép có ba lá chét cỡ 15 cm. Lá có lông mịn ở cả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cát căn không chỉ là thuốc cai rượu... (Kỳ 1)

  1. Cát căn không chỉ là thuốc cai rượu... (Kỳ 1) Cát căn là rễ củ của Sắn dây (Kudzu wine), tên khoa học Pueraria lobata, tên cũ P. thunbergiana, thuộc họ Đậu Fabaceae. Dây leo mọc hoang trong rừng núi hoặc được trồng làm thực phẩm, làm thuốc tại nhiều nơi ở nước ta. Là dây leo quấn, hoặc mọc bò lan lên cây chói hoặc giàn. Thân dây rất dài có thể từ 4 đến 12 m, phủ lông tơ. Rễ phát triển thành dạng củ thuôn dài, chứa tinh bột và xơ. Lá kép có ba lá chét cỡ 15 cm. Lá có lông mịn ở cả hai mặt. Cuống lá dài và cứng, cũng phủ lông. Hoa mọc thành cụm ở nách lá: chùm hoa mang nhiều hoa to (2,5 cm) màu xanh tím, hoặc tím sậm, có mùi thơm kiểu hoa nho. Quả đậu cũng có lông màu vàng, dài. Dây phát triển một năm, đến cuối mùa thu thì thu
  2. hoạch củ. Sắn dây được trồng bằng hột hoặc đoạn thân già (giâm cành) trên luống đất xốp cao khoảng 5 tấc. (Tránh nhầm với Củ đậu mà nhiều nơi cũng gọi là Sắn dây). Rễ củ được luộc chín để ăn như khoai, vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng trị bệnh. Rễ củ cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài và cắt lát dày từ 0,6 - 1 cm phơi sấy khô ta có vị Cát căn. Rễ củ rửa sạch, giã nát, ngâm nước, khuấy đảo và thay nước mỗi ngày, lọc lấy tinh bột, phơi khô, ta có vị Cát phấn hay bột Sắn dây. Thành phần hóa học Cát căn hay rễ củ Sắn dây chứa: - Flavonoid: daidzein, daidzin, puerarin, puerarin-7-xylosid, genistein, formonetin, puerarol, kakkonein. - Tinh bột (10 - 15%) có D-mannitol. - Acid hữu cơ: succinic acid, arachidic acid. - Các chất: miroestrol, allantoin, acetylcholin. Hoa Sắn dây chứa: - Tinh dầu bay hơi có ethyl acetat, isoamyl alcohol, octyl alcohol, lanalool, eugenol...
  3. - Acid hữu cơ: benzoic acid, propionic acid, isovaleric acid, capronic acid; p-coumaric acid. - Irisolidon. - Flavonoid: genistein, daidzein, quercetin... Bột Sắn dây Dược tính và cách dùng Đông y cổ truyền Cát căn đã được dùng trong đông y cổ truyền từ thế kỷ đầu tiên sau tây lịch. Cát căn có vị ngọt, hơi chua, tính mát; tác động vào các kinh mạch thuộc tỳ và vị. Các sách thuốc cổ truyền đã viết khá nhiều về Cát căn: - Danh y Nhân Quyền (đời nhà Đường) đã ghi nhận tác dụng khai vị, giải độc được rượu..., trị được những chứng thiên hành, thượng khí, úa ngược...
  4. - Sách “Khai Bảo Trùng Định Tân Bảo”của thời nhà Tống đã viết: Bột Cát căn làm khỏi khát, thông được đại tiểu tiện, giải được độc của rượu..., trị được những chứng buồn phiền nóng nảy. - Các danh y Hoàng Cung Tú, Giả Cửu Như... (đời Thanh) ghi rằng Cát căn có tính thăng - phát, đi vào kinh Túc dương minh vị... giúp sinh “khí” trong bao tử, làm sinh tân dịch, chỉ khát..., đồng thời cũng vào được cả tỳ kinh, nên giúp khai thông, giải biểu, trừ được sự nóng nhiệt... Cát căn được xem là có những dược tính: - Thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, thư giãn cơ; trị sốt nóng, nhức đầu. Trị đau cứng cổ và bả vai (phối hợp với Ma hoàng, Quế chi và Bạch thược). - Nuôi dưỡng tân dịch và giải khát: nhất là khát do nhiệt tại vị gây thất thoát tân dịch: thường dùng chung với Thiên hoa phấn (Trichosanthis kirilowii) và Mạch môn đông. Cát căn rất công hiệu để trị nhiệt do “phong tà” ngoại nhập: trong trường hợp này Cát căn được dùng chung với Sài hồ và Hoàng cầm. - Làm mau lành bệnh sởi: giúp mau lành, nhất là khi các nốt sởi chưa mọc trổ hết: khi bắt đầu lên sởi... nên dùng chung với Thăng ma (Rhizoma cimicifuga). - Chữa tiêu chảy: tiêu chảy hay kiết do ở nhiệt, kể cả trường hợp tiêu chảy do “suy tỳ”. Dùng thêm Hoài sơn nếu tân dịch bị tổn hại; dùng thêm Hoàng liên và Hoàng cầm nếu bị tiêu chảy do “nhiệt thấp”.
  5. - Đông y cổ truyền dùng Cát căn dưới dạng sao đến vàng để làm bớt tính “hàn”, nhất là khi trị tiêu chảy do tỳ suy. Liều trung bình từ 6 - 12 g dược liệu khô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2