Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
CẮT THẬN NIỆU QUẢN ĐIỀU TRỊ BƯỚU NIỆU MẠC NIỆU QUẢN<br />
THÔNG BÁO 01 CA LÂM SÀNG<br />
Lý Văn Quảng*, Võ Hữu Toàn*, Lê Văn Quý*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bướu niệu mạc đường niệu trên là bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 5% tất cả các loại bướu niệu mạc. Trong<br />
tháng 9-10/2011, 1 trường hợp bướu niệu mạc niệu quản được chẩn đoán và điều trị thành công tại Khoa Ngoại<br />
Tổng quát Bệnh viện Thống Nhất.<br />
Bệnh nhân nam 54 tuổi với tiền sử đau hông lưng phải và tiểu máu 1 tháng. MSCT Scan cho thấy thận phải<br />
ứ nước độ II và bướu niệu mạc kích thước 16X58mm. Bệnh nhân được cắt thận niệu quản phải và một phần<br />
bàng quang quanh miệng niệu quản phải. Kết quả phẫu thuật tốt, không có biến chứng. Chúng tôi đưa ra kết<br />
luận rằng phẫu thuật cắt thận niệu quản và một phần bàng quang quanh miệng niệu quản là lựa chọn thích hợp<br />
cho bướu niệu mạc bể thận niệu quản.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
NEPHROURECTERECTOMY WITH EXCISION OF A BLADDER CUFF IN TREATMENT<br />
UROTHELIAL CARCINOMA OF THE URETER: A CASE REPORT<br />
Ly Van Quang, Vo Huu Toan, Le Van Quy<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 208 - 210<br />
Urothelial carcinoma of the upper tracts is a rare disease, accounting for approximately 5% of all urothelial<br />
tumors. From September to October 2011, a patient with urothelial carcinoma of the ureter was diagnosed and<br />
successfully treated at Surgical Department of Thong Nhat hospital.<br />
Case report: A 54-year-old male patient presented with a one- month history of right lumbar pain with<br />
haematuria. MSCT Scan showed moderate right hydronephrosis with right urothelial tumor 16x58 mm in<br />
diameter. The patient underwent right nephrourecterectomy with excision of a bladder cuff. There were no<br />
complications. We concluded that nephrourecterectomy with excision of a bladder cuff is an appropriate option for<br />
urothelial carcinoma of the pelvic and the ureter.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
BỆNH ÁN<br />
<br />
Bướu niệu mạc đường niệu trên là bệnh<br />
hiếm gặp(1,5), chiếm khoảng 5% tất cả các loại<br />
bướu niệu mạc(5,6,7). Vì bướu niệu mạc niệu quản<br />
có thể đa ổ nên điều trị triệt để tiêu chuẩn là cắt<br />
thận niệu quản và một phần bàng quang quanh<br />
miệng niệu quản(1,3,4).<br />
<br />
Họ và tên bệnh nhân: Trần Công Đ., Nam,<br />
54 tuổi<br />
<br />
Trong bài báo cáo này chúng tôi xin trình<br />
bày 1 trường hợp bướu niệu mạc niệu quản<br />
được chẩn đoán và điều trị thành công tại<br />
khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Thống Nhất.<br />
<br />
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Lý Văn Quảng<br />
ĐT: 0913633520<br />
<br />
208<br />
<br />
Nghề nghiệp: Bảo vệ<br />
Địa chỉ: Tân Bình, TP HCM<br />
Ngày vào viện: 26.9.2011<br />
Lý do vào viện: Đau hông lưng phải và tiểu<br />
máu.<br />
Bệnh sử: Cách nhập viện 1 tháng, bệnh nhân<br />
đau vùng hông phải, đau âm ỉ liên tục kèm tiểu<br />
máu đi khám và nhập bệnh viện Thống Nhất.<br />
<br />
Email: bslyquang@gmail.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Nhập viện do có cơn đau quặn thận phải. Bệnh<br />
nhân được SA bụng, phát hiện thận phải ứ nước<br />
độ II. Chụp UIV không thấy sỏi hệ niệu, thận<br />
phải câm.<br />
Kết quả MSCT Scan (19/8/2011): Thận phải ứ<br />
nước độ II, niệu quản phải dãn. Thương tổn mật<br />
độ mô mềm lấp đầy lòng niệu quản phải ngang<br />
chỗ bắt chéo bó mạch chậu, kích thước 16x58<br />
mm. Thương tổn bắt thuốc cản quang vừa phải<br />
và có xóa mờ mô mỡ kế cận.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chẩn đoán sau mổ: Ung thư niệu mạc niệu<br />
quản phải, T2N0M0, biệt hóa vừa.<br />
Bệnh nhân xuất viện vào ngày 10/10/2011<br />
<br />
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN<br />
Chẩn đoán<br />
2/3 số bệnh nhân bướu niệu mạc đường niệu<br />
trên được phát hiện ở tuổi từ 50 đến 70 tuổi, tuổi<br />
thường gặp nhất là 65. Nam mắc bệnh nhiều<br />
hơn nữ (tỷ lệ nam/nữ = 3/1)(2,7).<br />
Tiểu máu, đau hông lưng là các triệu chứng<br />
thường gặp của bướu niệu mạc trong đó tiểu<br />
máu là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ<br />
là 70-90% ở các bệnh nhân(7).<br />
Đau hông lưng chiếm tỷ lệ 8-50%, là kết quả<br />
của tắc niệu quản do cục máu đông, mảnh u<br />
hoặc do xâm lấn tại chỗ(7).<br />
<br />
Bướu niệu mạc<br />
Hình ảnh MSCT Scan<br />
Kết luận: Thận phải ứ nước độ II nghĩ do<br />
bướu niệu mạc niệu quản phải.<br />
Xạ hình thận (24/8/2011): Thận phải teo nhỏ,<br />
suy giảm nặng chức năng. Thận trái chức năng<br />
còn trong giới hạn bình thường.<br />
Chẩn đoán: Bướu niệu mạc niệu quản phải<br />
Phẫu thuật: Ngày 29/9/2011.<br />
Vô cảm: Mê nội khí quản.<br />
Phẫu thuật gồm 2 thì:<br />
Thì 1: Bệnh nhân nằm nghiêng, rạch da<br />
đường xuyên hông phải, bóc tách niệu quản<br />
xuống vùng chậu. Bướu niệu mạc niệu quản<br />
phải 1/3 giữa, chưa ăn qua lớp thanh mạc. Cắt<br />
bỏ thận phải và 2/3 trên niệu quản phải.<br />
Thì 2: Bệnh nhân nằm ngửa, rạch da đường<br />
Gibson phải, bóc tách cắt bỏ phần còn lại niệu<br />
quản và 1 phần bàng quang quanh lỗ niệu quản.<br />
Thời gian mổ 110 phút, mất máu không<br />
đáng kể. Rút ống dẫn lưu vào ngày thứ 5.<br />
Kết quả GPB: Carcinoma tế bào chuyển tiếp,<br />
grade 2, xâm nhập tại niệu quản.<br />
<br />
Triệu chứng kích thích đi tiểu gặp ở 5-10%<br />
bệnh nhân(7). Các triệu chứng như chán ăn, sụt<br />
cân ít gặp, thường gặp ở các bệnh nhân đã có<br />
di căn(7).<br />
Bệnh nhân chúng tôi có biểu hiện 2 triệu<br />
chứng chính tiểu máu và đau hông lưng, vào<br />
viện với cơn đau quặn thận do sỏi. Theo các<br />
tác giả, khi bệnh nhân có tiểu máu cần phải<br />
loại trừ bệnh lý ác tính hệ niệu trước khi nghĩ<br />
đến các bệnh lý khác. Trong trường hợp bệnh<br />
nhân tiểu máu mà chức năng thận còn tốt,<br />
bệnh nhân cần phải được làm CT scan hệ niệu<br />
có cản quang, tế bào học nước tiểu và soi<br />
bàng quang. Tế bào học nước tiểu có độ đặc<br />
hiệu cao nhưng độ nhạy thấp, đặc biệt đối với<br />
các u biệt hóa tốt. Chụp UPR thích hợp cho<br />
các bệnh nhân có suy thận không thể sử dụng<br />
thuốc cản quang tĩnh mạch. Trong trường hợp<br />
có mass nghi ngờ trên CT Scan hoặc các chẩn<br />
đoán hình ảnh khác, nên nội soi niệu quản và<br />
sinh thiết để có chẩn đoán xác định(6).<br />
Một số bệnh nhân nhập viện do phát hiện<br />
mass lớn ở vùng hông lưng. Mass lớn ở vùng<br />
hông lưng do thận ứ nước hoặc do khối u lớn<br />
chiếm tỷ lệ khoảng 10-20%(7).<br />
<br />
Điều trị<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
209<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Điều trị chuẩn cho bướu niệu mạc đường<br />
niệu trên là cắt bỏ thận, niệu quản cùng bên và 1<br />
phần bàng quang quanh niệu quản(1,2,3,7,9). Niệu<br />
quản phải được cắt bỏ kèm với thận vì bướu<br />
niệu mạc có nguy cơ đa ổ dọc theo toàn bộ<br />
đường niệu trên cao và không thể theo dõi mõm<br />
cắt NQ một cách chính xác sau mổ(4). Phẫu thuật<br />
này có thể tiến hành bằng mổ mở hoặc nội soi.<br />
Bệnh nhân chúng tôi do đã có vết mổ hông lưng<br />
lấy sỏi thận trước đây nên phải mổ hở để cắt bỏ<br />
thận và toàn bộ niệu quản.<br />
Theo các tác giả, u niệu mạc thường gặp ở<br />
đoạn niệu quản dưới hơn: khoảng 70% u niệu<br />
mạc ở 1/3 dưới NQ, 25% ở 1/3 giữa, 5% ở 1/3<br />
trên(9). Riêng các trường hợp u khu trú ở 1/3<br />
NQ dưới có thể xem xét chỉ định bão tồn thận<br />
bằng cách cắt bỏ đoạn niệu quản dưới bị tổn<br />
thương và cắm lại niệu quản trên vào bàng<br />
quang(6). Bệnh nhân bướu niệu mạc niệu quản<br />
biệt hóa tốt, giai đoạn sớm, kích thước khối u<br />
nhỏ, có thể điều trị bằng đốt điện hoặc bằng<br />
laser qua nội soi niệu quản, tuy nhiên bướu<br />
biệt hóa xấu thì điều trị thông thường là cắt<br />
bỏ toàn bộ thận và niệu quản(3,6).<br />
<br />
sau phúc mạc.<br />
Theo Hiệp hội niệu khoa Châu Âu (EAU),<br />
Xquang ngực và CT Scan bụng cần tiến hành<br />
mỗi 6 tháng trong 2 năm đầu và sau đó hàng<br />
năm cho các bệnh nhân từ T2 trở lên(5).<br />
Theo phác đồ của NCCN UIV hoặc CT Scan<br />
có cản quang sử dụng cho các bệnh nhân có<br />
chức năng thận bình thường, UPR và MRI cho<br />
các trường hợp có suy thận(5).<br />
30 đến 70% bệnh nhân bướu niệu mạc<br />
đường niệu trên sẽ phát triển bướu bàng quang,<br />
vì vậy soi bàng quang định kỳ cần tiến hành cho<br />
tất cả các bệnh nhân bướu niệu mạc.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Điều trị bướu niệu mạc niệu quản chưa xâm<br />
lấn chủ yếu là bằng phẫu thuật. Tuy nhiên do tỷ<br />
lệ tái phát sau mổ cao nên cần phải có sự theo<br />
dõi chặt chẽ để phát hiện tái phát, di căn kịp<br />
thời. CT scan hệ niệu có cản quang, tế bào học<br />
nước tiểu và soi bàng quang là các phương pháp<br />
chẩn đoán cần thiết cho các bệnh nhân tiểu máu.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Theo dõi<br />
Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ tái phát<br />
chung của bướu niệu mạc sau phẫu thuật là<br />
8,7%-42%, thời gian tái phát trung bình là 7-18<br />
tháng, vì vậy đòi hỏi cần có sự theo dõi chặt chẽ<br />
và lâu dài(5). Tuy nhiên chưa có sự đồng thuận<br />
về phác đồ theo dõi tái phát và di căn bướu.<br />
Theo nhiều tác giả, CT Scan, UIV, SA là các<br />
phương tiện chẩn đoán chính để theo dõi sau<br />
mổ. Chụp bể thận niệu quản ngược dòng (UPR),<br />
soi niệu quản chỉ tiến hành khi có nghi ngờ trên<br />
kết quả của chẩn đoán hình ảnh.<br />
Các chẩn đoán hình ảnh được thực hiện mỗi<br />
3-4 tháng trong 2 năm đầu, sau đó tiến hành mỗi<br />
6 tháng.<br />
Chụp tim phổi, CT Scan ổ bụng hàng năm<br />
thường quy để phát hiện di căn xa và tái phát<br />
<br />
210<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Châu Quý Thuận, Trần Ngọc Sinh (2007), Bướu niệu mạc: Cắt<br />
thận niệu quản qua nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện Chợ<br />
Rẫy, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 11, Phụ bản số 1: 219-223.<br />
Nguyễn Phương Hồng (2007), U đường tiết niệu trên, Bệnh<br />
học Tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà nội: 383-393.<br />
Trần Ngọc Sinh (2004), Bướu niệu quản, Sổ tay tiết niệu học<br />
lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí<br />
Minh: 52-54.<br />
Bajorin DF (2011), “Tumors of the kidney, bladder, ureters,<br />
and renal pelvis”, Goldman: Goldman's Cecil Medicine.<br />
Saunders.<br />
Bradford TJ, Montie JE, Hafez KS (2006), “The role of imaging<br />
in the surveillance of urologic malignancies”, Urol Clin N Am<br />
33:377–396.<br />
Clark PE (2010), “Malignant Tumors of the Urogenital Tract”,<br />
Bope: Conn's Current Therapy 2011, Saunders.<br />
Konety BR, Carroll PR (2008), “Urothelial Carcinoma: Cancers<br />
of the Bladder, Ureter & Renal Pelvis”, Smith’s General<br />
Urology, McGraw-Hill Companies: 308-327.<br />
Olumi AF, Richie JP (2007), Urologic Surgery, Townsend:<br />
Sabiston Textbook of Surgery, Saunders.<br />
Sagalowsky AI, Jarrett TW, Flanigan RC (2011), “Urothelial<br />
tumors of the upper urinary tract and ureter’, Wein: CampbellWalsh Urology, 10th Edition, Saunders Elsevier, Philadelphia.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />