Câu 2: Phân tích tình hình, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. <br />
Liên hệ việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay. <br />
Từ đó rút ra nhận xét gì trong quá trình thực hiện công tác vận động <br />
quần chúng hiện nay? <br />
<br />
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau và cũng là <br />
quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng (Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo <br />
với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận, với gần 24 <br />
triệu tín đồ chiếm khoảng 27% dân số cả nước, có 83.000 chức sắc, 250.000 chức <br />
việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25 nghìn cơ sở thờ tự (trong đó Phật giáo có <br />
khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ, Tin <br />
lành hơn 1 triệu tín đồ,…). Trên toàn quốc, hiện nay có 95% dân số nước ta có đời sống <br />
tín ngưỡng. Trong đó, có nhiều tín ngưỡng gắn với lễ và hội, mỗi tín ngưỡng, mỗi vùng <br />
lại có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa của từng khu vực. Các dân tộc trong <br />
cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống <br />
kinh tế và tâm linh của mình. Việt Nam nằm ở vị trí giữa ngã ba của Đông Nam Á, giáp <br />
biển Đông là nơi giao lưu của nhiều luồng tư tưởng văn hoá khác nhau và có vị trí <br />
thuận lợi cho việc tiếp thu hai nền văn minh ở phương Đông, đó là nền văn minh Trung <br />
Hoa và văn minh Ấn Độ. <br />
Với địa hình đa dạng và phong phú, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nên thiên nhiên <br />
vừa ưu đãi vừa luôn đặt con người trước những nguy cơ, thiệt hại nặng nề của thời tiết <br />
khắc nghiệt. Do đó, thường nảy sinh tâm lý sợ hãi dẫn đến nhu cầu cậy nhờ vào sự che <br />
chở của các lực lượng siêu nhiên. Việt Nam vốn là nơi quần cư của nhiều tộc người, <br />
lại có sự pha tạp của nhiều dòng máu nên nhu cầu tâm linh cũng vô cùng phong phú, đa <br />
dạng. Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với quá trình giữ nước, ý thức <br />
chống giặc ngoại xâm đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi người dân và của dân <br />
tộc, những người có công lớn trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn <br />
sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo <br />
lý “uống nước, nhớ nguồn”. Điều đó thể hiện rất rõ trong đời sống, sinh hoạt tín <br />
ngưỡng, tôn giáo của họ.<br />
Từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá đó đã tác động sâu sắc đến tín ngưỡng, <br />
tôn giáo ở Việt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có những đặc điểm sau:<br />
1 Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau <br />
đang tồn tại: Đó là do điều kiện địa lý nước ta thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều <br />
luồng tư tưởng, văn hoá khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh <br />
lớn của thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ. Nước ta có nhiều dân tộc cư trú (54 dân tộc) ở <br />
nhiều khu vực khác nhau, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín <br />
ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, bản tính người Việt luôn cởi mở, khoan dung nên <br />
cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Từ <br />
những hình thức tôn giáo, tín ngưỡng sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo phương Đông cổ <br />
đại đến phương Tây cận, hiện đại, tất cả đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng <br />
dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc khác nhau.<br />
2 Tính đan xen, hoà đồng, khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Yếu <br />
tố này thể hiện rõ nét ở sự hội nhập trên điện thờ, chùa chiền, đền đài, miếu phủ. Ở <br />
1<br />
đấy có thể thấy sự hiện diện của các thành thần, tiên phật của các tôn giáo chính và tín <br />
ngưỡng bản địa. Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa, am, miếu, ma còn khấn vái <br />
“tứ phương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc sông…<br />
Về phía giáo sĩ: có nhiều tăng ni, phật tử thông thạo giáo lý Phật giáo, đồng thời <br />
nghiên cứu cả đạo giáo…<br />
Giáo lý cùa các tôn giáo lớn ở Việt Nam có không ít những điều khác biệt và trong <br />
lịch sử đã xuất hiện những mâu thuẩn nhất định, nhưng nhìn chung, chưa có sự đối đầu <br />
dẫn đến chiến tranh tôn giáo.<br />
Tín ngưỡng tôn giáo VN là hòa đồng, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau. Truyền thống <br />
“Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất” được kết tinh trong đạo Cao đài. Những <br />
tôn giáo độc thần như: Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo du nhập vào nước ta cũng như <br />
tôn giáo nội sinh (Cao Đài, Hòa Hảo) ít nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp <br />
với nhau với tín ngưỡng bản địa.<br />
3 yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưõng, tôn giáo ở Việt Nam: trong lỉch sử chống <br />
giặc ngoại xâm, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội không chỉ vì họ gánh <br />
vác công việc nặng nề thay chồng nuôi con ở hậu phương mà còn xông pha trận mạc. <br />
Dù mẫu quyền được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, nhưng tàn dư chế độ này còn kéo <br />
dài dai dẵng đến tận ngày nay. Hơn nữa, ở một xứ sở thuộc nền văn minh nông nghiệp <br />
trồng lúa nước, vốn coi trọng yếu tố âm đất mẹ, người mẹ biểu tượng cho ước <br />
muốn phong đăng, phồn thực; hình tượng của sự sinh sôi, nãy nở, sự trường tồn của <br />
giống nòi, sự bao dung của lòng đất. Vì vậy, một trong những đặc điểm đáng quan tâm <br />
trong tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam là truyền thống tôn thờ yếu tố nữ.<br />
4 thần thánh hoá những người có công với gia đình, làng, nước: Con người Việt <br />
Nam vốn có lòng yêu nước, trọn tình “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng <br />
cây” nên tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cũng thấm đượm tinh thần ấy. Từ xưa, ở <br />
Việt Nam đã hình thành 3 cộng đồng gắn bó với nhau là gia đình, làng xóm và quốc gia. <br />
Gia đình là tế bào của xã hội, dù nghèo hay giàu, song nhà nào cũng có bàn thờ tổ <br />
tiên, ông bà, cha mẹ những người đã khuất.<br />
Làng xóm có cơ cấu, thiết chế rất chặt chẽ. Mỗ làng có phong tục, lối sống riêng. <br />
Trong phạm vi làng xã từ lâu đã hình thành tục thờ cúng thần địa phương và việc thờ <br />
cúng này trở nên phổ biến ở nhiều tộc người.<br />
Những người có công với gia đình, làng xóm, đất nước đều được người Việt <br />
Nam tôn vinh, sùng kính.<br />
5 tín đồ các tôn giáo Việt Nam hầu hết là nông dân lao động. Bởi vì: Nước ta là <br />
nước nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn, nên tín đồ hầu hết là nông dân, có tinh <br />
thần lao động cần cù, yêu nước, căm thù giặc. Nhìn chung, tín đồ các tôn giáo Việt Nam <br />
đến với tôn giáo ở cấp độ tâm lý, tình cảm; hiểu giáo lý không sâu sắc nhưng lại chăm <br />
chỉ thực hiện những nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng tín ngưõng một cách nhiệt <br />
tâm, ít sùng tín, những cũng có một số ngộ nhận, cả tin khi bị lợi dụng tôn giáo.<br />
6 Một số tôn giáo ở Việt Nam bị các thế lực thù địch phản động trong và ngoài <br />
nước lợi dụng vì mục đích chính trị. Tôn giáo nào cũng có 2 mặt: nhân thức tư tưởng và <br />
chính trị. Chín vì vậy, tuy mức độ có khác nhau, nhưng giai đoạn lịch sử nào thì các giai <br />
cấp thống trị, bóc lột vẫn chú ý sử dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo.<br />
Các thế lực trong và ngoài nước đang âm mưu gắn ngọn cờ nhân quyền với tự do <br />
tín ngưỡng, tôn giáo; phá vỡ khối đoàn kết dân tộc; gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân <br />
<br />
2<br />
tộc, gây nên những điểm nóng; biến tôn giáo đối trọng với Đảng ta hòng xóm xoá bỏ <br />
CNXH ở nước ta. Vì vậy, một mặt phải đáp ứng đúng như cầu tín ngưỡng chính đáng <br />
của nhân dân, mặt khác phải luôn cảnh giác với âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế <br />
lực thù địch.<br />
7 Hoạt động tôn giáo trong những năm gần đây có biểu hiện mang tính chất thị <br />
trường. Một bộ phận lớn đồng bào dân tộc thiểu số theo tôn giáo, như: cộng đồng dân <br />
tộc khơ me ở Tây nam bộ theo phật giáo Nam tông; công giáo, tinh lành phát triển mạnh <br />
ở đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, Tây Bắc; cộng đồng người Chăm theo Bà La <br />
Môn, Chăm Bà Ni, Chăm IxLan…<br />
Tóm lại, tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm. Vì vậy, việc đề ra <br />
chính sách và thực hiện chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề khó khăn, phức <br />
tạp, phải hết sức thận trọng. Do vậy, yêu cầu đặt ra là Đảng và Nhà nước phải dựa trên <br />
quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và căn cứ vào những đặc <br />
điểm của tôn giáo ở Việt Nam để đề ra các chủ trương, chính sách đối với công tác tín <br />
ngưỡng, tôn giáo. Xác định rõ vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, thừa nhận tôn <br />
giáo là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài, đồng thời tôn trọng quyền tự do tín <br />
ngưỡng của nhân dân. Những vấn đề tôn giáo cần gắn liền với quá trình vận động cách <br />
mạng, cải biến xã hội và nâng cao nhận thức quần chúng. Đồng thời, để khắc phục <br />
những yếu tố tiêu cực của tôn giáo, cần quan tâm đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư <br />
tưởng, coi trọng tuyên truyền, vận động giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, <br />
phương pháp luận khoa học cho quần chúng nhân dân và các tín đồ. Nội dung cốt lõi của <br />
công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Đồng bào có đạo hay không có đạo <br />
đều là công dân Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trước pháp luật.<br />
Tình hình thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta trong n hững năm qua, về cơ bản <br />
các chính sách tôn giáo ngày càng được cụ thể hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện <br />
vọng của chức sắc và tín đồ. Nhờ chính sách phát triển kinh tế phù hợp đã làm cho đời <br />
sống vật chất và tinh thần của chức sắc, tín đồ được nâng lên, hoạt động của các tôn <br />
giáo sôi nổi hơn trước; việc xây mới, sửa chũa cơ sở thờ tự đã được nhà nước quan tâm. <br />
Chúng ta đã củng cố khối đoàn kết những người có tín ngưỡng, tôn giáo với nhau. Chức <br />
sắc, tín đồ ngày càng tin tưởng vào chính sách của Đảng, vào công cuộc đổi mới ở nước <br />
ta. Đồng thời chúng ta đã ngăn chặn, phá vỡ được những âm mưu của các thế lực thù <br />
địch lợi dụng tôn giáo vì mục đích kinh tế, chính trị…<br />
Trong khi thấy rõ ưu điểm, thành tựu như vậy, chúng ta cũng thấy một số hạn chế, <br />
đó là: Các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng tôn giáo để thục hiện âm mưu “DBHB” <br />
đối với nước ta. Chính sách tôn giáo của ta vẫn còn chung chung, chậm được cụ thể <br />
hoá, một số cán bộ đảng viên còn hạn chế trong việc nhận thức, đánh giá thấp tầm quan <br />
trọng của công tác tôn giáo. Việc giải quyết vấn đề tô giáo ở nơi này hay nơi khác còn <br />
nhiều bất cập và đã tác động tiêu cực đến việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn <br />
kết toàn dân. Một bộ phận không nhỏ chức sắc, tín đồ các tôn giáo có biểu hiện suy <br />
thoái đạo đức, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, kiếm tiền bất chính. <br />
Nhiều vụ việc nổi cộm liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo còn xảy ra, và có những lúc <br />
chúng ta vẫn bị động hoặc xử lý vụ việc liên quan đến tôn giáo thiếu tế nhị làm mất <br />
lòng tin của chức sắc, tín đồ, là kẻ hở cho kẻ xấu lợi dụng.<br />
Từ những ưu điểm và hạn chế của việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng <br />
và nhà nước ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian qua, cho nên, việc nắm vững <br />
<br />
3<br />
những quan điểm chỉ đạo cũa Đảng, chính sách của nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo <br />
nhằm phát huy tính tích cực và tự giác của toàn dân, trong đó có đồng bào theo đạo vào <br />
quá trình đổi mới là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách ở nước ta hiện nay. <br />
Vì vậy Đảng ta đã xác định: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận <br />
nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. <br />
Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Nội <br />
dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. công tác tôn giáo là <br />
trách nhiệm của hệ thống chính trị và việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt <br />
động tôn giáo khác đều phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Với nhận thức như vậy, <br />
theo tôi để làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân nói chung và các tín đồ tôn <br />
giáo nói riêng, chúng ta cần lưu ý và thực hiện tốt một số nội dung sau:<br />
1 đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà <br />
nước về công tác tôn giáo trong các tín đồ tôn giáo để họ hiểu, thực hiện đúng quan <br />
điểm của chúng ta đối với tôn giáo. <br />
2 để công tác vận động quần chúng có kết quả, đòi hỏi cán bộ làm công tác vận <br />
động phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng; được trang bị đầy đủ kiến thức <br />
về tôn giáo; có kỷ năng, gọi đúng chức sắc và biết tôn trọng họ, gần gủi họ nhưng phải <br />
giữ vị thế của mình; phải tuyệt đối tôn trọng những sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong <br />
khuôn khổ pháp luật cho phép. Đồng thời cần kiên trì thuyết phục, tránh những hành vi <br />
thô bạo và không được gợi lại những gam màu tối, đặc biệt không được tranh luận (đấu <br />
tranh) những lĩnh vực nhạy cảm… thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất lẫn tinh <br />
thần cho họ. <br />
3 để tránh bị các thế lực chính trị lợi dụng tôn giáo, chúng ta cần chú trọng vận <br />
động quần chúng nêu cao cảnh giác trước những âm mưu “DBHB” của các thế lực thù <br />
địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ <br />
Tổ quốc. Cần phân biệt rõ tín đồ tôn giáo với người lợi dụng tôn giáo, phân biệt rõ phần <br />
tử phản động lợi dụng tôn giáo với những chức sắc, nhà tu hành và quần chúng tốt để <br />
tuyên truyền, vận động. Khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải thật sự khéo léo, có chứng <br />
cứ rõ ràng, có sức thuyết phục, không nóng vội, chủ quan. Chính vì vậy, các chức sắc, <br />
tín đồ có những vi phạm pháp luật rõ ràng và bị xử lý theo pháp luật nhưng tín đồ các <br />
tôn giáo đã đồng tình với cách xử lý của Nhà nước ta, như vụ Nguyễn Văn Lý, Thích Trí <br />
Tựu tại Huế.<br />
Thứ tư, thường xuyên quán triệt các quan điểm, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo <br />
của Đảng, nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và những người làm công tác vận <br />
động quần chúng nhằm nâng cao nhận thức về công tác tôn giáo. Thực hiện tốt qui chế <br />
dân chủ ở cơ sở; đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động đồng bào tín đồ các <br />
tôn giáo, phù hợp với đặc điểm của đồng bào có nhu cầu luôn gắn bó với sinh hoạt tôn <br />
giáo và tổ chức tôn giáo.<br />
Thứ năm, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính <br />
quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; xây dựng qui chế phối hợp phát huy sức <br />
mạnh và hiệu quả công tác của hệ thống chính trị. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ <br />
cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp. Cán bộ làm công tác tôn giáo vùng dân tộc thiểu số <br />
phải được bồi dưỡng, huấn luyện để hiểu biết phong tục tập quán, tiếng nói của dân <br />
tộc nơi mình công tác. <br />
<br />
<br />
4<br />
Những giải pháp nêu trên, theo tôi, đó là những giải pháp cơ bản trong công tác vận <br />
động quần chúng tín đồ và chức sắc các tôn giáo, nó góp phần cùng với hệ thống các <br />
giải pháp trên các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh để từng bước <br />
xây dựng một xã hội mới ngày càng tự do, ấm no, hạnh phúc hơn, góp phần hạn chế <br />
những tiêu cực của các tôn giáo./.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />