intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu chuyện không chỉ là thương hiệu quốc gia

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

136
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu chuyện không chỉ là thương hiệu quốc gia Tháng 8/2007, Philip Kotler, người được coi là cha đẻ của tiếp thị hiện đại, khi sang Việt Nam giảng về xây dựng thương hiệu quốc gia, đã gợi ý Việt Nam có thể định vị mình thành nhà bếp của thế giới. Hai năm sau, một người Mỹ khác, Daniel Hoyer, đã khẳng định gợi ý này khi xuất bản cuốn sách Bếp Việt (Culinary Vietnam). Cho dù, người Thái đã bắt đầu chiến dịch quảng bá này từ năm 2004, và tiến hành khá thành công, nhưng với góc nhìn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu chuyện không chỉ là thương hiệu quốc gia

  1. Câu chuyện không chỉ là thương hiệu quốc gia Tháng 8/2007, Philip Kotler, người được coi là cha đẻ của tiếp thị hiện đại, khi sang Việt Nam giảng về xây dựng thương hiệu quốc gia, đã gợi ý Việt Nam có thể định vị mình thành nhà bếp của thế giới. Hai năm sau, một người Mỹ khác, Daniel Hoyer, đã khẳng định gợi ý này khi xuất bản cuốn sách Bếp Việt (Culinary Vietnam). Cho dù, người Thái đã bắt đầu chiến dịch quảng bá này từ năm 2004, và tiến hành khá thành công, nhưng với góc nhìn của một chuyên gia ẩm thực, ông Hoyer vẫn cho rằng nếu biết cách quảng bá khéo léo, Việt Nam vẫn có thể thành công. Ông Hoyer nhận xét: “Tôi là một người hiểu biết khá rõ, và biết nấu nhiều món ăn Tàu, món ăn Thái, tôi cho rằng món ăn Việt ngon hơn bởi sự hài hoà hơn hẳn về mùi, vị, và màu sắc, cũng như tinh tế hơn hẳn. Chẳng hạn, món Thái quá cay và quá chua, nói chung là quá khích. Còn món ăn Việt, chẳng hạn như canh chua cá lóc, các vị cay, chua,
  2. ngọt, hay thậm chí đắng, được kết hợp rất hài hoà, vừa miệng, và sự kết hợp các màu trắng, đỏ, vàng, hay xanh, trông rất ưa mắt”. Nhưng câu chuyện của ông Hoyer không chỉ dừng lại ở chuyện cạnh tranh với người Thái, mà còn lan sang khía cạnh văn hoá và lối sống trong ẩm thực. Tại sao ông lại chọn các món ăn Việt để viết sách giới thiệu? Câu chuyện hơi dài một chút. Lẽ ra, tôi đã phải tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nếu hiệp định Paris không được ký vào đầu năm 1973, khi tôi đã đến tuổi nhập ngũ. Vì vậy, Việt Nam là một cái gì đó đặc biệt với tôi. Tôi đã tìm hiểu về Việt Nam qua những người Việt qua Mỹ di tản khi chiến tranh kết thúc. Chính những người Việt này đã dạy tôi nấu những món ăn Việt đầu tiên, để rồi tôi ngày càng thân thiết với cộng đồng người Việt bên đó, và ngày càng học được nhiều món ăn.
  3. Một người bạn Việt kiều của tôi, sau khi trở về Việt Nam vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước đã nói với tôi rằng hãy đến Việt Nam, món ăn rất tuyệt, và con người cũng rất tuyệt. Tôi bắt đầu có ý nghĩ sẽ viết một cuốn sách về bếp Việt từ đó. Tháng 3/2007, tôi sang Việt Nam lần đầu tiên. Trong vòng năm tuần, tôi đi khắp các vùng miền, từ Nam ra Bắc, để tìm hiểu thêm về các món ăn và mọi thứ có liên quan. Tôi còn nghĩ là chúng tôi có thể phát triển các tour ẩm thực ở Việt Nam, nên tôi còn quan tâm đến các tuyến du lịch. Đầu năm 2008, tôi trở lại Việt Nam để bổ sung những tư liệu còn thiếu, và chuẩn bị bộ ảnh cho cuốn sách. Ở Việt Nam cũng có nhiều cuốn sách giới thiệu về ẩm thực, cũng như dạy nấu ăn. Vậy, điều gì làm nên sự khác biệt giữa cuốn sách của ông với những cuốn sách này? Cuốn sách của tôi là sự khám phá ẩm thực Việt Nam của một người Mỹ. Nhưng, quan trọng hơn, cuốn sách không
  4. chỉ dạy nấu ăn. Tôi còn nói về lịch sử, địa lý, văn hoá và con người ở Việt Nam. Tôi có dành một số trang để viết về những địa phương tiêu biểu. Chẳng hạn một chút gì đó về đồng bằng sông Cửu Long, về Sài Gòn, văn hoá Chăm, Hội An, Hà Nội… Cách người Việt Nam ăn ở trong bữa cơm gia đình thế nào cũng là điều thú vị với người phương Tây. Người phương Tây thì ai ăn đĩa người ấy, có khẩu phần hết. Nhưng người Việt Nam thì chỉ có bát cơm là riêng, còn thức ăn thì chung. Cái văn hoá ở đây, theo tôi nghĩ, không chỉ đơn thuần là chia sẻ thức ăn, mà còn là sự quan tâm đến nhau thông qua việc gắp cho nhau, và nhường nhịn cho nhau. Ông có nhắc đến ý định tổ chức các tour du lịch ẩm thực. Điều đó sẽ thực hiện như thế nào? Bản thân, yếu tố văn hoá trong ẩm thực Việt Nam là một yếu tố khác biệt. Cái đặc sắc này được thừa hưởng từ chính cái đặc sắc của văn hoá Việt Nam với sự kết hợp của nhiều nền văn hoá khác nhau. Nhiệm vụ của tôi chỉ là quảng bá
  5. thôi. Ẩm thực cũng là sự khám phá, chứ không thuần tuý là thưởng thức các món ăn ở nhà hàng 5 sao. Có những lúc, các du khách chúng tôi ra chợ, mua thực phẩm về, rồi các chuyên gia hướng dẫn họ tự chế biến tại nhà những người bạn Việt Nam của tôi. Họ cũng biết thêm cách ăn của người Việt Nam thế nào. Đó sẽ là ấn tượng mạnh mẽ nhất, khác biệt nhất trong cả chuyến đi của họ. Tôi đang lên kế hoạch kết hợp các chương trình du lịch, tự trải nghiệm và nấu ăn, vốn khá phổ biến trên truyền hình Mỹ, trong một tour ẩm thực ba trong một. Tôi sẽ đưa một loạt các đầu bêp chuyên nghiệp từ các bang khác nhau trên đất Mỹ tới Việt Nam, giới thiệu với họ về Bếp Việt. Sau đó, dẫn họ ra chợ mua thực phẩm và nói chuyện với các bà nội trợ Việt Nam về nấu ăn, rồi về một cơ sở nào đó tự nấu. Những người như tôi, hay TS Long, hay bà Huy ở Huế, sẽ nếm thử, nhận xét và chọn ra người đầu bếp giỏi nhất. Tất cả những thứ đó sẽ được ghi hình, và phát trên
  6. các kênh chuyên về ẩm thực như Food và Cooking Show, hay trong các chương trình ẩm thực của các kênh khác, để quảng bá cho nhiều người Mỹ khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2