intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu điều kiện Anh ngữ và việc giảng dạy câu điều kiện cho sinh viên không chuyên ngữ

Chia sẻ: Trần Phát | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Câu điều kiện Anh ngữ và việc giảng dạy câu điều kiện cho sinh viên không chuyên ngữ" hướng đến câu điều kiện tiếng Anh và vấn đề giảng dạy nội dung này trong mối tương quan giữa tiếng Anh và tiếng Việt nhằm đưa ra những khái quát bước đầu về vấn đề thú vị này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu điều kiện Anh ngữ và việc giảng dạy câu điều kiện cho sinh viên không chuyên ngữ

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC TỔ NGOẠI NGỮ trang 171-190 THÁNG 6, 2011 TP.HCM Câu Điều Kiện Anh Ngữ Và Việc Giảng Dạy Câu Điều Kiện Cho Sinh Viên Không Chuyên Ngữ ThS. Nguyễn Thành Trung Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài viết của chúng tôi hướng đến Câu điều kiện tiếng Anh và vấn đề giảng dạy nội dung này trong mối tương quan giữa tiếng Anh và tiếng Việt nhằm đưa ra những khái quát bước đầu về vấn đề thú vị này. Trong giảng dạy tiếng Anh, việt so sánh với ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt) đã được lưu ý đến từ khá sớm, vì thế chúng tôi nhấn mạnh việc đối sánh hai ngôn ngữ trong quá trình giảng dạy mẫu câu điều kiện cho sinh viên không chuyên ngữ. Từ góc độ tiếng Anh, bài viết trình bày những kết quả khảo sát, phân tích và luận chứng các dạng câu điều kiện đang tồn tại lẫn hai dạng đề xuất, sau đó phân nhóm với các giá trị ổn định. Bên cạnh đó, mối quan hệ nội tại giữa ba dạng chính của câu điều kiện cũng được chỉ ra. Từ góc độ tiếng Việt, chúng tôi giới thiệu bảng phân loại và các nhận định về 14 cấu trúc câu điều kiện tiếng Việt, đây là một tham chiếu quan trọng khi giảng dạy câu điều kiện tiếng Anh. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra các lưu ý và đề xuất về hệ thống hóa cấu trúc câu điều kiện tiếng Anh, phát triển các dạng câu điều kiện kết hợp, giải quyết vấn đề số lượng câu điều kiện , so sánh hệ thống liên từ điều kiện… nhằm hiệu quả hóa quá trình giảng dạy câu điều kiện tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ. Abstract Our article concentrates on the Conditional sentences and the process of teaching it in the concern to its correlation between English and Vietnamese in order to sketch out an initial summary of this interesting issue. The correlation is early considered as its important role 171
  2. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ in language cognition, especially in teaching English. Therefore, conditional sentences are surveyed in English and Vietnamese. In English, this writing expresses the result of research, statistics and proves nearly all kinds of conditional sentences, then they are divided into groups with specific quantity. Besides, the relationship between these three main types of conditional sentences is also figured out. In Vietnamese, some outlines and the table collecting 14 conditional sentences forms are introduced as a very important point in teaching by comparison with Vietnamese. Based on these data, this article presents some notes and opinions including the way to systematize “If sentences” structures, develop some mix-types, explain the matter of conditional sentences’ quantity and compare the system of conditional conjunctions,… on process of teaching student whose major is not English. 1. Dẫn Nhập- Câu Điều Kiện, Những Vấn Đề Đặt Ra Câu điều kiện (conditional sentences) là một phạm trù ngữ pháp khá lý thú trong tiếng Anh. Trình độ tư duy về ngôn ngữ và cảnh huống của đối tượng phát ngôn được phân hoạch theo các thể thức, lớp ý nghĩa cũng như giải quyết mối quan hệ giữa hai mệnh đề trong câu điều kiện thể hiện một cấp độ phát triển khá cao trong đó con người tự do xây dựng những thế giới hiện tượng riêng cho bản thân và tha nhân, điều này chỉ có thể là kết quả của quá trình “phản tư” mà nhà triết học lỗi lạc của Đức Immanuel Kant đã đề cập trong Phê phán năng lực phán đoán1. Tuy nhiên sức hút này khi vận dụng vào quá trình giảng dạy nói chung và với đối tượng là nhóm sinh viên không chuyên Anh ngữ nói riêng, đã phần nào giảm sút nếu như không nói là mất đi vì có một thực tế rằng người học không thể sư dụng câu điều kiện thành thạo sau một thời gian vì một lý do đơn giản: không thể nhớ được công thức! Bản chất của vấn đề này là gì? Phương pháp khắc phục ra sao? Có thực phần này thuộc phạm trù võ đoán (arbitrary) của ngôn ngữ mà người học buộc phải chấp nhận và bắt chước (mimic) theo người bản ngữ? Thực trạng và những băn khoăn trên thúc đẩy chúng tôi lưu ý và tiến hành đề tài “Câu điều kiện Anh ngữ và việc 1 Immanuel Kant, Kritik der Urteilskraft, Bùi Văn Nam Sơn dịch (2007), Phê phán năng lực phán đoán, NXB Tri Thức, TPHCM. 172
  3. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ giảng dạy câu điều kiện cho sinh viên không chuyên ngữ” với hy vọng phần nào nhìn rõ vấn đề và khắc phục những khó khăn của người học trong điều kiện khả năng hạn chế của chúng tôi khả dĩ. Về mặt lý thuyết, ngữ pháp về câu điều kiện đã có một chặng đường dài chứng kiến sự chuyển biến về góc nhìn, từ logic hình thức đến tâm lý học tri nhận. Câu điều kiện được lưu ý khá sớm ở vấn đề tính đúng đắn của hai mệnh đề xét trong mối quan hệ phụ thuộc như một kiểu hàm ý nhân quả có công thức p→q; theo đó mệnh đề đi trước thể hiện một cảnh huống có giá trị đến việc xác định tính đúng đắn của mệnh đề theo sau. [Palmer 1986]. Bên cạnh đó, phạm trù câu điều kiện, dưới góc nhìn của ngữ pháp nhà trường, được chủ yếu miêu tả từ góc độ hình thức thuần tuý thể hiện ở sự khác biệt về dạng động từ. Theo đó câu điều kiện được quy vào ba dạng chính trên tiêu chí tính thực hữu của sự việc (có thực ở hiện tại hoặc tương lai, không thực ở hiện tại, không thực ở quá khứ). Gần đây, ngữ pháp tri nhận dựa trên nền tảng tâm lý học tri nhận đã đưa ra những mô hình về ngôn ngữ với sự lưu ý về sự tác động của ngữ nghĩa vào cấu trúc ngữ pháp. Các nhà ngôn ngữ như Fillmore, Langacker, Sweetser2… thay cho các mô hình tiêu chuẩn đã áp dụng các điển mẫu trong phân tích ngôn ngữ. Sweetser đã chỉ ra rằng câu điều kiện không phải là một tổ hợp nhất thành bất biến giữa hai mệnh đề mà phải hiểu đây là một kết cấu những quan hệ riêng biệt giữa các mệnh đề được điều chỉnh bởi sự tri nhận và kinh nghiệm của người nói. Theo đó quan hệ giữa hai mệnh đề p-q được quy về 3 dạng: nội dung mang tính nhân quả, nhận thức mang tính suy luận và hành động ngôn từ thể hiện quan hệ bình luận. Đối với mảng ngữ pháp thực hành, thông qua khảo sát nhóm các công trình bao gồm: A Practical English Grammar (A.J.Thomson, A.V.Martinet), English Grammar in Use (Raymond Murphy), Advanced English Practice (B.D Graver), Understanding and Using English Grammar (Betty Schrampfer Azar) và Oxford 2 Fillmore, Ch.J. (1986), Varieties of Conditional Sentences, ESCOL 3. Langacker, R (1987), Foundations of cognitive grammar, Vol 1: “The Theoretical Prerequisites”, Stanford University Press, Stanford, California. Sweetser, E (1990), From the Etymology to Pragmatics, Cambridge University Press, Cambridge. 173
  4. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ Guide to English Grammar (John Eastwood) chúng tôi nhận thấy các tác giả thường chia câu điều kiện thành các loại trên hai tiêu chí: tính thực hữu (real, unreal) và thời gian (future, present, past). Theo đó ba loại cơ bản được xác định là: Loại 1- điều kiện mở [5,6], khả năng thực tế [7,9], có thực trong hiện tại hoặc tương lai [2]. Các tác giả nhóm dạng Imperative (cầu khiến) và mệnh đề chính của loại này. Loại 2- điều kiện không thực, không thể [5,9], hoàn cảnh giả định [7], không thực ở hiện tại hoặc tương lai [2], biến đổi theo khung giá trị không chắc chắn (tentative), giả thuyết (hypothetical) đến không thực (unreal condition) [6]. Loại 3- không thực trong quá khứ. Ngoài ba dạng cơ bản này, B.D Graver [6] và John Eastwood [5] còn phân thêm loại 0 (type 0) nhằm thể hiện quan hệ nhân quả, trong khi A.V.Martinet và Betty Schrampfer Azar nhóm dạng này vào loại 1 với ý nghĩa kết quả tự động, thói quen [9], diễn tả chân lý [2], còn Raymond Murphy [7] thì không thấy nhắc đến. Một phần thưởng nhưng đồng thời cũng là cạm bẫy cho người học câu điều kiện Anh ngữ là khả năng kết hợp các loại được nêu trên. Trong giới hạn khảo sát của chúng tôi các tác giả như A.V. Martinet [9], Betty Schrampfer Azar [2] và John Eastwood [5] đều có nhắc đến khả năng trộn lẫn loại 2 và 3 như một lưu ý [5] hay một phần riêng biệt có giá trị ngang bằng với ba dạng khác [2]. Thêm vào đó, riêng John Eastwood đề cập đến dạng trộn 1-3 Rõ ràng là số lượng các dạng hỗn hợp (mix) vẫn còn nhiều điều cần bàn. Ở Việt Nam, Đặng Thị Hưởng trong Practical English Grammar đã tiếp cận câu điều kiện từ góc nhìn phân lập hai mệnh đề và xuất phát bằng phạm trù Mood. Cụ thể, tác giả cho rằng Mệnh đề If được chia làm hai loại, tuỳ theo quan niệm của người nói, thành Indicative và Subjunctive (dựa trên mối tương quan của tense và 174
  5. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ time); mệnh đề chính theo đó gồm hai bộ phận là Modal và Infinitive sẽ biến đổi nếu đề cập về quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Hệ thống này xuất phát từ góc nhìn lý thuyết và giải quyết vấn đề câu điều kiện rất linh hoạt, vì thế đây là nguồn tư liệu lý luận quý giá cho người viết. Tuy nhiên khi ứng dụng vào thực tế thì hướng tiếp cận này tỏ ra khá kén chọn người tiếp nhận và rõ ràng là gây khó khăn cho sinh viên không chuyên ngữ khi phải làm việc với phạm trù Mood. Chúng tôi ngờ rằng trong hoàn cảnh khác biệt về nhận thức câu điều kiện tiếng Anh và ngôn ngữ gốc (tiếng Việt) dẫn đến việc học thuộc lòng cấu trúc của sinh viên là nguyên nhân chính tác động tiêu cực đến kết quả tiếp thu điểm ngữ pháp này. Theo đó giả thuyết của chúng tôi là nếu trình bày câu điều kiện một cách hệ thống, chỉ ra được mối liên hệ vận động của các thành tố kết hợp với đối sánh tiếng Việt sẽ có cơ may vạch ra một viễn tượng khả quan hơn chăng? Như vậy, với mục tiêu là lý giải, đối sánh và rút ra một số nhận định, kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy câu điều kiện tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ, phương pháp chúng tôi chọn là vận dụng lý thuyết điển mẫu (prototype theory) của ngôn ngữ học tri nhận nhằm mở ra một góc nhìn rộng có thể dung nạp các kiểu câu điều kiện nhờ vào thang giá trị so sánh với điển mẫu chứ không loại bỏ do thiếu bất kỳ một đặc trưng nào trong hệ thống, cũng có nghĩa là điền đủ các dạng thức kết hợp về mặt lý thuyết. Theo đó chúng tôi xác định hệ thống đối tượng thao tác như sau bảng 1.1. Bảng 1.1. Đối tượng phân theo thang giá trị điển mẫu Cấp độ trên cơ bản Conditional clauses (superordinate level) Cấp độ cơ bản (basic Type 1, type 2, type 3, type 0/4 level) Cấp độ cơ bản Cấp độ dưới cơ Cấp độ dưới cơ bản Các dạng cho Mix bản cho Mix (subordinate level) Mix Dạng 2-3, 3-2 Các dạng còn lại 175
  6. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ Bên cạnh đó chúng tôi thiết nghĩ phương pháp so sánh đối chiếu vẫn phát huy hiệu quả trong hoàn cảnh cần có một góc nhìn đối chiếu, tương quan giữa hai ngôn ngữ với tư cách là tiếng mẹ đẻ (Việt ngữ) và ngoại ngữ (Anh ngữ). Vì vậy chúng tôi dùng phần 2 để trình bày những điểm khái quát nhất về câu điều kiện trong tiếng Việt như là một tham chiếu cần thiết trong quá trình tiến hành đề tài cũng như trong giảng dạy câu điều kiện Anh ngữ. 2. Nội Dung- Giới Thiệu Câu Điều Kiện Tiếng Anh Trên Cơ Sở Đối Sánh Câu Điều Kiện Tiếng Anh và Tiếng Việt 2.1. Câu điều kiện trong tiếng Anh Đây là những khái quát cơ bản nhất mà chúng tôi trình bày khi giới thiệu về câu điều kiện tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ, thực chất đây là những bước đi dựa trên mô hình ngữ pháp truyền thống có bổ sung một số nội dung của ngôn ngữ học nhận. Bước thứ nhất - định nghĩa: Câu điều kiện tiếng Anh là một mệnh đề trạng ngữ bắt đầu bằng If, unless hay các liên từ tương đương khác thể hiện một trạng thái hay tình huống trong một mệnh đề phụ thuộc vào điều gì có lẽ hoặc sẽ xảy ra (hoặc không thể- NTT), được diễn tả trong mệnh đề còn lại.3 Bước thứ hai - bàn về liên từ If: Có thể thấy If là dấu hiện thực hữu nhất để xác định câu điều kiện và các mệnh đề thành phần của nó. Có thể xem if mang hàm ý liên kết logic nhân quả có mối liên hệ không thể chối cãi với hình thái động từ, trật tự mệnh đề và các nhân tố ngữ dụng trong việc quyết định ý nghĩa của câu điều kiện. Bản thân If đánh dấu tính phi thực hữu của mệnh đề nó trình xuất, ở đây cũng đồng nghĩa với kiểu If là một chỉ tố xây dựng “không gian tinh thần” (mental spaces - chữ của Fauconnier, chuyển dẫn [3:15]) với ba chức năng chính trên ba cấp độ. Ở cấp độ tín hiệu, if báo hiệu sự tạo tác và diễn hành của không gian tinh thần, không gian điều kiện. Ở cấp độ từ vựng, if thể hiện tính chất phi khẳng định 3 Jack C.Richards (1993), Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics, Longman, Singapore, p.76. 176
  7. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ hoặc tính chất phi thực của mệnh đề. Và cuối cùng if kết nối hai mệnh đề trong một giả định ràng buộc các mối quan hệ hình thức ngữ pháp và ngữ nghĩa ở cấp độ kết cấu. Bên cạnh if còn có những liên từ khác như Even if, whether, unless, but for, otherwise, provided, suppose,… mà chúng tôi sẽ bàn ở phần sau. Bước thứ ba - chỉ ra mối quan hệ giữ hai mệnh đề: nhìn chung, hiện nay có thể đề cập đến 05 điểm cơ bản. Thứ nhất, về nội dung mệnh đề if là điều kiện đủ cho mệnh đề chính. Thứ hai, về nhận thức tính đúng của mệnh đề giả thiết có thể kết luận vế tính đúng của mệnh đề kết quả. Thứ ba, về hành động ngôn từ, mệnh đề điều kiện là nguyên nhân hoặc dấu hiệu cho phép hành động ngôn từ trong mệnh đề đi sau. Như vậy, quan hệ nhân quả giữa hai mệnh đề là khá rõ nét. Thứ tư, giữa hai mệnh đề còn có mối quan hệ tuyến tính theo thời gian tức là mệnh đề if diễn tả một sự tình xảy ra trước rồi mới đến sự tình để mệnh đề chính. Kiểu quan hệ siêu văn bản thể hiện ở mệnh đề điều kiện đi sau chỉnh sửa, bổ túc nội dung của mệnh đề chính đi phía trước, là kiểu thứ năm. [xem 3:43-49] Bước cuối cùng là phân loại và cho ví dụ: chúng tôi trình bày theo hướng chia câu điều kiện tiếng Anh thành bốn dạng cơ bản với cấu trúc và ví dụ như trong Bảng 2.1.1. và dạng kết hợp (mix) được khái quát theo Bảng 2.1.2. Như vậy, tính chất ý nghĩa của mệnh đề thành phần được phân định dựa vào sự biến đổi dạng động từ; động từ thay đổi dạng sẽ dẫn đến ý nghĩa biến đổi theo. Vấn đề là giúp sinh viên hiểu và nhớ được công thức. Trong hoàn cảnh hiện nay công tác giảng dạy thường đặt trọng tâm ở bước thứ nhất và thứ tư, chúng tôi muốn nhấn mạnh bước thứ hai và thứ ba như những bộ phận trong hệ thống các bước để giải quyết vấn đề cốt yếu nêu trên. Đồng thời nếu có một cái nhìn đối sánh với câu điều kiện tiếng Việt thì hiệu quả tiếp nhận cũng sẽ khả quan hơn. 177
  8. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ Bảng 2.1.1. Bốn dạng cơ bản câu điều kiện tiếng Anh TYPE IF CLAUSE MAIN CLAUSE Simple Present Simple Future 1- Ability in present, future Am, is, are//Verb Will be/ verb bare Example If we don’t hurry, we’ll miss the train Simple Past 2- Unreal in present, future Was, were//V2/ed Would + be/V bare Example If I had lots of money, I would travel round the world Past Perfect 3- Unreal in past Had+ V3/ed Would + have + Pp Example If you had taken a taxi, you would have got here in time 0/4- Reason result Simple Present Simple Present relationship, series… Am, is, are//Verb Am, is, are//Verb Example If you heat iron, it expands Bảng 2.1.2. Dạng kết hợp (mix) câu điều kiện tiếng Anh TYPE EXAMPLE If human being’s ancestor is monkey (based on the Darwin’s theory of 1-2 evolution), everyone could move from trees to trees easily. 1-3 If you know London so well, you shouldn’t have got lost. 2-1 If I were the President of China, China will become the most powerful country. 2-3 If I were the God, human being would not have been created. 3-1 If you had not missed the plane, you will meet her tomorrow. 3-2 If we had not met each other, there would not be sorrowful. 2.2. Câu điều kiện trong tiếng Việt Như đã xác định, chúng tôi không có tham vọng giải quyết thấu đáo vấn đề câu điều kiện tiếng Việt trong khuôn khổ đề tài này. Việc lạm bàn sau đây nhằm mục đích cung cấp những khái quát nền tảng dưới dạng tổng kết cho sinh viên nắm được một hệ thống tương đối ổn định nhằm dễ dàng hơn trong việc tri nhận và so sánh 178
  9. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ với câu điều kiện tiếng Anh. Muốn vậy, cần có một khảo sát chuyên sâu tiến hành cùng phương pháp ngữ pháp tri nhận trên câu điều kiện tiếng Việt để đóng vai trò như một đối sánh tương thích. Vì lẽ đó chúng tôi giới thiệu ở đây hệ thống câu điều kiện theo tổng kết của tác giả Nguyễn Khánh Hà dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, đây là kết quả 05 năm nghiên cứu của tác giả (2002-2007) tập trung thành luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn Ngữ mang tên Câu điều kiện trong tiếng Việt. Theo tác giả, câu điều kiện là một phạm trù không có ranh giới rõ nét, bao gồm những thành viên có địa vị không ngang hàng nhau. Thành viên ở vị trí trung tâm được coi là trường hợp điển mẫu của phạm trù (xác định trên tiêu chí đặc điểm ngữ nghĩa- NTT). Các thành viên không điển mẫu phân bố xung quanh trường hợp điển mẫu… [NKH 2009:224]. Theo đó, tác giả phân thành 14 nhóm như sau Bảng 2.2.1- Tổng kết cấu trúc điều kiện tiếng Việt Đặc điểm Tên nhóm Kiểu kết cấu trong nhóm nhóm (1) Dù A (thì) vẫn B - Cho dù A (thì) cũng/vẫn/cũng vẫn B - Dẫu cho A (thì) cũng/vẫn/cũng vẫn B - Dẫu A (thì) cũng/vẫn/cũng vẫn B - Dù A (thì) cũng/vẫn/cũng vẫn B 1.Nhóm kết - Dù cho A (thì) cũng/vẫn/cũng vẫn cấu có liên B từ/cặp liên từ (2) Giá A thì B - Giá A (thì) B - Giá gì A (thì) B - Giá mà A (thì) B - Giá như A (thì) B - Giá phỏng A (thì) B (3) Giả sử A thì B - Giả dụ A (thì) B - Giả như A (thì) B 179
  10. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ - Giả sử A (thì) B - Giả thiết A (thì) B - Giả tỉ A (thì) B - Hoặc giả A (thì) B - Ví phỏng A (thì) B - Ví thử A (thì) B (4) Hễ A thì/ là B - Cứ A thì/ là B - Hễ A thì/ là B - Hễ cứ A thì/ là B (5) Một khi A thì B - Một khi A (thì) B - Phàm A (thì) B - Đã A thì/ là B (6) Nhỡ A thì B - Lỡ A (thì) B - Ngộ nhỡ A (thì) B - Nhỡ A (thì) B - Rủi A (thì) B (7) Nếu A thì B - Nếu A thì B - Nếu mà A thì B - Nếu như A thì B - Nếu A, B - B nếu A (8) Nhược bằng A thì B - Nhược bằng A (thì) B (9) B, miễn là A - B, miễn A - B, miễn là A - B, miễm sao A - B, với điều kiện là A (10) B, trừ phi A - B, trừ khi A - B, trừ phi A (11) [A] bằng không/ kẻo - [A] kẻo B B - [A], bằng không B 180
  11. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ 2. Nhóm kết (12) Có A mới B - Có A mới B cấu có cặp từ - Phải A mới B hô ứng (13) A bao nhiêu B bấy - A bao nhiêu B bấy nhiêu nhiêu 3. Nhóm kết (14) A (thì) B - A thì B cấu không có - A, B cặp từ liên từ/ - A mà … thì B cặp từ hô ứng Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các kiểu câu thuộc phạm trù câu điều kiện [Nguyễn Khánh Hà 2009:65] Trong đó, nhóm kết cấu điều kiện Nếu A thì B được xem xét dựa vào tần số mức độ xuất hiện cao và thoả mãn các tiêu chí về hình thức và ngữ nghĩa nên được khảo sát riêng và phân loại thành 04 kiểu quan hệ ngữ nghĩa gồm: quan hệ nhân quả, quan hệ giả thuyết - kết luận, quan hệ điều kiện - hành động ngôn từ và quan hệ giả cú pháp; từ đó dạng này được tiếp tục phân thành 08 kiểu câu dựa trên ngữ nghĩa gồm: câu điều kiện dự báo, câu điều kiện phản thực, câu điều kiện phản nhân quả, câu điều kiện suy luận, câu điều kiện hành động ngôn từ, câu điều kiện siêu ngôn ngữ, câu điều kiện so sánh, câu điề kiện ngoa dụ. Trong đó kiểu câu Nếu A thì B dự báo thoả mãn tính điển mẫu nhất. Có thể nhận thấy tiêu chí phân định các nhóm kết cấu được trình bày trên đây là công cụ từ vựng căn cứ vào mối liên hệ tương cận về nghĩa của hệ thống liên từ hoặc từ hô ứng. Điều này phù hợp với một thực tế rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm trong so sánh với tiếng Anh là một ngôn ngữ đơn âm. Vì vậy, nếu phương tiện ngữ pháp của tiếng Anh là biến đổi dạng của động từ trên cơ sở thay đổi, gia giảm các hình vị mang nghĩa (như s/es mang nghĩa số ít, ed mang nghĩa quá khứ) thì phương tiện thể hiện nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt là từ vựng- thêm các đơn vị từ vựng là phương pháp tiếng Việt thể hiện nghĩa ngữ pháp. Đây là điểm lưu ý quan trọng khi tiến hành giới thiệu câu điều kiện tiếng Anh bởi sự thay đổi về 181
  12. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ phương pháp cấu trúc ngữ pháp nếu không được nhắc nhở và giải thích tường tận sẽ gây nên những khó khăn về tư duy và tiếp nhận của sinh viên. 2.3. Suy nghĩ về việc giảng dạy câu điều kiện tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ Trên cơ sở đối sánh câu điều kiện tiếng Anh và tiếng Việt cũng như thực tế hướng dẫn học viên khối không chuyên Anh ngữ tiếp cận với câu điều kiện tiếng Anh, chúng tôi có một số suy nghĩ và đề xuất như sau: Thứ nhất, cần có cái nhìn hệ thống để ghi nhớ và sử dụng ba loại câu điều kiện cơ bản chính xác. Muốn vậy, mối liên hệ theo chiều dọc cần được chỉ rõ. Bảng 2.3.1. Cấu trúc ba dạng cơ bản câu điều kiện tiếng Anh TYPE IF CLAUSE MAIN CLAUSE 1- Ability in Present, Simple Present Simple Future Future Am, is, are//Verb Will be/ verb bare Simple Past 2- Unreal in Present Was,were//V2/ed Would + be/V bare Past Perfect 3- Unreal in Past Had+ V3/ed Would + have + Pp Chúng tôi, xét một cách nghiêm ngặt, đã lược bỏ dạng giả định trong tương lai in the future ở dạng 2 theo đề xuất của John Eastwood: If you lost the book, you would have to pay for a new one [5:336] vì đây đơn thuần là cách dùng lịch sự hơn trong việc nhắc nhở của người quản thủ thư viện; hoặc If I had enough money, I could buy a car [2:382] của Betty Schrampfer Azar vì nét nghĩa khả năng hiện tại này nằm ở sự khu biệt hai modal verb chứ không ở bản thân cách dùng, chia thì động từ của câu điều kiện. Vì vậy, nếu có thể tạm thời trừu xuất các nét rườm mà chỉ nêu ra điểm khu biệt giữa ba loại câu điều kiện cơ bản thì sẽ nhận ra ba loại này lần lượt đề cập đến vấn đề ở tương lai, hiện tại và quá khứ. Theo đó, từ type 1- Future đến type 2- Present giá trị thời gian (time) lui về một bậc ở quá khứ kéo theo sự nhảy 182
  13. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ lùi một bậc về thì (tense) ở cả hai mệnh đề của câu điều kiện: Simple Present→ Simple Past, Will be/ verb bare→ Would + be/V bare. Cấu trúc này được bảo toàn ở các type khác trên cả hai mệnh đề theo cùng một cách thức. Điểm này nếu được nắm vững sẽ giúp tiết kiệm sức lực học thuộc lòng ba mẫu công thức mà nhiệm vụ lúc này chỉ còn là nhớ loại 1 (trùng khớp với cách dùng trong tiếng Việt) từ đó suy luận và tái lập các loại còn lại. Riêng loại 0/4 thường không cần phải ghi nhớ vì có cấu trúc đồng thì ở hai mệnh đề. Trường hợp mệnh mối quan hệ mệnh đề chính từ type 2 về type 3 có thể liên hệ đến dạng Speculating với các Modal Verbs điển hình để minh chứng: Speculating in the Present: She may be here Speculating in the Past: She may have been here because she left home early morning. Như vậy, học viên vừa không những đào sâu cấu trúc câu điều kiện đang học mà còn mở rộng đến dạng suy đoán với modal verb. Thứ hai, sau khi nắm vững công thức của các dạng cơ bản xem như nền tảng, chúng tôi hướng đến mục đích giúp học viên có thể sử dụng tự tin và nhuần nhuyễn các dạng trên thông qua việc bàn về các dạng kết hợp (mix). Như đã trình bày, việc phân loại và sắp xếp các dạng Mix đã dẫn đến nhiều kết quả khác nhau cơ bản có thể khái quát thành các dạng như trong Bảng 2.3.2. Hiện nay theo cứ liệu khảo sát của chúng tôi thì dạng 1-2 chưa thấy đề cập còn dạng 2-1 thì được khẳng định là chúng ta thường không kết hợp dạng điều kiện mở và không thật [5:336]. Theo chúng tôi thì việc mở rộng các dạng kết hợp một cách triệt để có thể cung cấp cho đối tượng tiếp nhận sự tự do tương đối trong nhận thức và sử dụng câu điều kiện, theo đúng nền tảng tinh thần của ngữ pháp tri nhận và ý tưởng của Sweetser (1990): “Ngữ pháp” không chỉ là sự miêu tả có tính hình thức về ngôn ngữ, mà quan trọng hơn, “ngữ pháp” là sự trình bày tri nhận của người nói về các quy ước ngôn ngữ… Đơn vị (tức đơn vị ngôn ngữ theo quy ước được 183
  14. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ ngữ pháp liệt kê- NTT) là một cấu trúc mà người nói nắm vững đến độ có thể tiếp nhận nó theo một mô hình tự động, không cần phải tập trung chú ý đặc biệt vào các bộ phận đơn lẻ của nó. [3:6-7] Bảng 2.3.2. Bảng tổng hợp một số dạng câu điều kiện kết hợp TYPE EXAMPLE 1-2 X 1-3 If you know London so well, you shouldn’t have got lost. [5:338] 2-1 X If I had lots of maney, I will travel round the world [5:336] If Tom was a bit more ambitious, he would have found himself a better 2-3 job years ago. [5:338] If they posted the parcel yesterday, it won’t get here before Friday. 3-1 [5:337] If you hadn’t woken me up in the middle of night, I wouldn’t feel so 3-2 tired now. [5:338] Chúng tôi thiết nghĩ có thể mix được tất cả các dạng (trừ dạng 0/4 vì bản chất đồng thì của chúng), như vậy với 03 dạng được ghép đôi với nhau, về lý thuyết có thể thu được 06 dạng phân biệt. Vấn đề là khi tổ hợp xảy ra có những dạng rất khó xuất hiện vì lớp ý nghĩa không thông dụng hay có phần khiên cưỡng (dạng 1-2 và 2-1). Tuy vậy vấn đề nằm ở chỗ nếu có thể tạo ra một ngữ cảnh trong đó các dạng mix có ý nghĩa thì đây chính là luận chứng cho các dạng mix chưa xuất hiện. Rõ ràng các ví dụ về kết hợp dạng 1 và 2 ở phần 1 của chúng tôi cần được giải trình thêm. a)1-2: If human being’s ancestor is monkey (based on the Darwin’s theory of evolution), everyone could move from trees to trees easily. Tổ tiên của con người là động vật linh trưởng, khỉ là đại diện, nói một cách trừu tượng hoá khôm kém phần nôm na thì mệnh đề Tổ tiên của loài người là khỉ có giá trị chân lý theo tinh thần thuyết Tiến hoá Darwin, vì vậy dạng Open (1) là phù hợp. Một lẽ đơn giản là khỉ có thể chuyền cành vì thế theo mệnh đề trên mọi người đều có thể chuyền cành dễ dàng; điều này là không thực tế, hẳn phải thuộc dạng 2. 184
  15. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ Bên cạnh đó chúng tôi cũng có thể dùng ví dụ: If she is in the lobby, the plan arrived early [Dancygier 1982:62]- chuyển dẫn từ Nguyễn Khánh Hà [3:5] để luận chứng. Thực chất mệnh đề if ở dạng 2 chính là nhằm thể hiện sự mong muốn và tiếc nuối của người nói về cảnh huống giả định này. b)2-1: If I were the President of China, China will become the most powerful country. Tôi ở đây là người viết, có thể mở rộng ra đến tất cả các đối tượng người Việt Nam hoặc bất kỳ dân tộc nào ngoại trừ Trung Quốc; nếu tôi là chủ tịch nước Trung Hoa- đây là một giả định không thật thuộc dạng 2. Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc số một thế giới- chuyện này đúng là không thực trong hiện tại nhưng hoàn toàn là có khả năng trong tương lai, nhất thiết phải chia ở dạng 1. Thứ ba, như một sự tổng hợp, chúng tôi muốn đề cập đến câu hỏi thông dụng mà nhiều sinh viên đã đặt ra: “Tóm lại, có bao nhiêu kiểu câu điều kiện?”. Ban đầu là 04 dạng cơ bản bổ sung thêm 04 dạng kết hợp của các tác giả và 02 dạng kết hợp chúng tôi vừa luận giải thì thu được 10 đơn vị. Tuy nhiên, nếu phân biệt rạch ròi về ý nghĩa của từng mẫu khảo sát thì số lượng này còn phát triển lên rất nhiều. Lấy ví dụ trường hợp hợp động từ Tobe trong loại số 2. Bởi động từ tobe là động từ duy nhất trong tiếng Anh có dạng quá khứ đơn giả định (subiunctive past simple tense) khác với dạng quá khứ đơn trình bày (indicative past simple tense) [4:34]. Điều này ảnh hưởng đến nghĩa của mệnh đề If theo sơ đồ khái quát sau: Dạng Ví dụ Ý nghĩa Indicative If clause If I/he was there Người nói không biết, không yesterday… chắc điều này Subjunctive If clause If I/he were there now… Người nói biết điều này là trái với thực tại 185
  16. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ Sự phân biệt này sẽ làm cho khi xuất hiện mệnh đề if loại 2 sử dụng động từ Tobe sẽ đồng thời mang theo hai khả năng; cộng dạng cơ bản và hai dạng mix phù hợp thì sẽ có thêm 3 nghĩa mới,.. Cứ như vậy mỗi ý nghĩa về tính thực hữu và thời gian ở loại 1 và 2 hoặc kết hợp mệnh đề chính ở dạng Imperative (yêu cầu) với các dạng khác,… sẽ làm xuất hiện những ý nghĩa phát sinh tuần tự. Tuy việc con số cuối cùng của việc khảo sát này là hoàn toàn có thể nhưng thiết nghĩ không dẫn đến đặc điểm khu biệt lớn. Vì vậy, chúng tôi tạm thời có thể khẳng định có 10 dạng câu điều kiện trong tiếng Anh. Thứ tư, cần lưu ý đến hệ thống liên từ chỉ điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt. Như chúng tôi từng đề cập, việc đối sánh hai ngôn ngữ là điều kiện để sinh viên tiếp thu tốt hơn câu điều kiện tiếng Anh. Tuy nhiên do bản chất ngôn ngữ, tiếng Anh sử dụng dạng động từ để thể hiện sự khác biệt về nghĩa câu điều kiện trong khi tiếng Việt chủ yếu phân lập câu điều kiện trên phương diện từ vựng chứ không ở thể động từ. Vì thế nếu cần so sánh thì hệ thống liên từ điều kiện của tiếng Anh và tiếng Việt chính là điểm khả dĩ và hứa hẹn. Đứng từ góc độ tiếng Anh, chúng tôi lập bảng đối chiếu như trong Bảng 2.3.3. Thông qua bảng khảo sát có thể nhận thấy những điểm tương đồng lẫn dị biệt giữa câu điều kiện tiếng Anh và câu điều kiện tiếng Việt. Trước hết, về mặt tương đồng, có thể thấy các liên từ chỉ điều kiện trong hai ngôn ngữ về đại thể khá tương đồng. Những ý nghĩa điều kiện, giả định được chuyển tải gần như song song giữa hai ngôn ngữ. Như vậy việc học câu điều kiện tiếng Anh không thể dừng lại ở dạng phổ biến nhất là If mà phải mở rộng ra các dạng thức khác, không phải trong thế cô lập kiểu dịch nghĩa tiếng Việt như hiện nay, mà cần theo hướng đối sánh với ngôn ngữ tiếng Việt để thấy được điểm tương đồng về tư duy. Đó chính là môi trường và tâm thế thuận lợi để học viên tiếp cận câu điều kiện tiếng Anh. 186
  17. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ Bảng 2.3.3. Đối sánh liên từ điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt Liên từ chỉ điều kiện trong tiếng Anh Liên từ chỉ điều kiện trong tiếng Việt 1 If Nếu ........... thì (and) Giả sử......... thì Hễ ...............thì Giá mà ........thì 2 Even if Ngay cả khi…. thì Whether … or…. Bất kể là… hay ... thì 3 Unless (if not) (=otherwise/ or) Trừ phi ........thì 4 But for Nếu trừ (cái gì)… thì 5 Providing / provided (that) Miễn là As long as/ so long as Miễn là..... thì Only if/ if.... only (=not unless) Giá như On condition that Với điều kiện là 6 In case of Trong trường hợp là In the event that In that case 7 Assuming that Cứ cho là Given that 8 Suppose / supposing (that) Giả sử là What if Giả định (rằng) 9 When/ whenever Khi mà 10 With Với… thì Từ góc độ tiếng Việt, các cấu trúc nhỡ- 6, nhược bằng- 8, bao nhiêu bấy nhiêu- 13 dường như không tìm được biểu hiện tương hợp nhất trong tiếng Anh. Nhóm Trừ khi và bằng không/kẻo (tức nhóm 10 và 11) trong tiếng Việt qua tiếng Anh chỉ còn Unless. 187
  18. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ Với Unless cần lưu ý rằng bản thân liên từ này đã mang nghĩa phủ định, đây là ý nghĩa rất cơ bản nhưng thực tế cho thấy rằng khá nhiều sinh viên đã sử dụng mẫu unless không chính xác theo kiểu: Unless you refund my money, I shall not take legal action. Điều này có thể lý giải từ ảnh hưởng ngôn ngữ mẹ đẻ đến tiếp nhận ngoại ngữ đích. Tiếng Việt có khuynh hướng phát triển ngôn ngữ thành đôi theo mô hình so hành, đối xứng một cách hài hoà, nhịp điệu nghiêng về khuynh hướng thẩm âm (đặc trưng của một ngôn ngữ có hệ thống thanh điệu). Hiện tượng -iếc hoá trong ngữ âm, từ láy trong từ vựng, và song song các dấu hiệu ngữ pháp là minh chứng rõ nhất. Tiếng Anh phát triển theo mô hình ngữ pháp chặt chẽ hình thành nhiều cấu trúc có sự tham gia của các đơn vị ngữ pháp, ví dụ như cấu trúc Although/ though mở ra một mệnh đề, mệnh đề còn lại xuất hiện độc lập và được phân xuất bằng dấu [,] (comma), khi đó một sinh viên Việt Nam khi dùng sẽ dễ viết câu: Although…, but… do ảnh hưởng cấu trúc song đối Tuy…nhưng trong tiếng Việt. Ví dụ trên kh dịch ra tiếng Việt sẽ là: Trừ phi anh trả tiền cho tôi, nếu không tôi sẽ đưa chuyện này ra pháp luật. Chúng ta nhận ra kiểu song hành của Trừ phi… nếu không; chính ngữ nếu không phát sinh mang nét nghĩa phủ định đã ảnh hưởng và làm xuất hiệ thêm một nghĩa phủ định hoá giả nghĩa phủ định trong Unless, kết quả là câu trên dịch sang tiếng Việt thì có lý nhưng trong tiếng Anh thì vô nghĩa. Ý thức được ảnh hưởng từ tiếng Việt sẽ giúp cho sinh viên tránh được lỗi sai về logic khá phổ biến này. Giải pháp chúng tôi đề xuất là hoặc cẩn trọng suy xét hoặc đặt unless vào giữa câu (thực tế chứng minh là giải pháp thứ hai tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên). 3. Kết Luận- Câu Điều Kiện, Một Phương Thức Tiếp Cận và Giảng Dạy Thông qua đề tài Câu điều kiện Anh ngữ và việc giảng dạy câu điều kiện với đối tượng là sinh viên không chuyên ngữ chúng tôi đã thể hiện những suy nghĩ bước đầu về cách thức tiếp cận từ đó quyết định phương pháp giảng dạy vấn đề này. Có thể thấy ngôn ngữ học tri nhận đã cung cấp một thông lộ tuận tiện cho việc khái quát và cấu trúc các phạm trù ngữ pháp nói chung và câu điều kiện nói riêng. Theo đó câu điều kiện tiếng Anh và tiếng Việt được đối sánh thông qua những nguyên lý 188
  19. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ chung, cấu trúc ngữ pháp, phương tiện từ vựng… với mục đích ưu hoá tiến trình giới thiệu điểm ngữ pháp thú vị này. Từ lý thuyết, chúng tôi đã triển khai trên cơ sở thực tế giảng dạy những điểm lưu ý về cách nắm kiến thức theo hai chiều sâu và rộng để sinh viên sử dụng câu điều kiện tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và tự nhiên nhất có thể. Hạt nhân cơ bản nhất ở đây là ý tưởng trình bày câu điều kiện tiếng Anh không phải như một điểm bất khả giải (arbitrary- võ đoán) mà là khả giải trong sự tương hợp với đối tượng là sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh. Tác giả ThS. Nguyễn Thành Trung chuyên ngành Văn học nước ngoài; là giảng viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh; phụ trách giảng dạy các môn Anh ngữ, Văn học phương Tây, Văn học Mỹ Latin. Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu: Văn hóa, ngôn ngữ và văn học Anh Mỹ Email: thanhtrungdhsp@yahoo.com; trungnt@hcmup.edu.com Tài liệu tham khảo 1. Võ Thị Kim Anh, Chức năng ngữ dụng của câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt, tạp chí Khoa học và Công nghệ, đại học Đà Nẵng, số 05 (40).2010 2. Betty Schrampfer Azar (1998), Understanding and Using English Grammar, 3rd edition, Pearson ESL. 3. Nguyễn Khánh Hà (2009), Câu điều kiện tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, NXB KHXH HN, Hà Nội. 4. Đặng Thị Hưởng (1998), Practical English Grammar, College of Social Sciences and Humanities, Department of English. 5. John Eastwood (1997), Oxford Guide to English Grammar, Oxford University Press 6. B.D Graver (1986), Advanced English Practice, 3rd edition, Oxford University Press, Hongkong. 189
  20. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ 7. Raymond Murphy (1994), English Grammar in Use, 2nd edition, Cambridge University Press. 8. Palmer, F, R. (1986), Mood and Modality, Cambridge University Press, Cambridge. 9. A.J.Thomson, A.V.Martinet (1986), A Practical English Grammar, 4th edition, Oxford University Press, USA. 190
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2