CÂU HỎI LÝ THUYẾT HÓA HỌC HỮU CƠ PHẦN 1
lượt xem 180
download
Tham khảo tài liệu 'câu hỏi lý thuyết hóa học hữu cơ phần 1', tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÂU HỎI LÝ THUYẾT HÓA HỌC HỮU CƠ PHẦN 1
- NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ DẠNG 1. Những chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 Những chất phản ứng được với AgNO3/NH3 gồm: 1. Ank – 1- in ( An kin có liên kết đầu mạch) Phản ứng thế bằng ion kim loại Các phương trình phản ứng: R-CCH + AgNO3 + NH3 → R-CAg + 2NH4NO3 Đặc biệt: CHCH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgCCAg + 2NH4NO3 Các chất thường gặp: axetilen( etin) C2H2 , propin CHC- CH3, Vinyl axetilen CH2=CH-CCH. Nhận xét: Chỉ có axetilen phản ứng theo tỉ lệ 1-2 Các ank-1-in khác phản ứng theo tỉ lệ 1-1 2. Anđehit: Phản ứng tráng bạc ( tráng gương ) trong phản ứng này anđehit đóng vai trò là chất khử Các phương trình phản ứng:
- R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3x NH3 + xH2O → R(COONH4)x + 2xNH4NO3 + 2xAg Với anđehit đơn chức( x=1) RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag Tỉ lệ mol: nRCHO : nAg = 1: 2 Riêng với HCHO theo tỉ lệ mol: nHCHO : nAg = 1: 4 HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag Nhận xét: + Dựa vào phản ứng tráng bạc có thể xác định số nhóm chức –CHO trong phân tử anđehit. Sau đó để biết anđehit no hay chưa no ta dựa vào tỉ lệ mol giữa anđehit và H2 trong phản ứng khử anđehit thành ancol bậc I. + Riêng với HCHO theo tỉ lệ mol: nHCHO : nAg = 1: 4. Do đó nếu 1 hỗn hợp 2 anđehit đơn chức tác dụng với AgNO3 cho nAg> 2.nanđehit thì một trong hai anđehit đó là HCHO. + Nếu tìm công thức phân tử của anđehit đơn chức thì trước hết giả sử anđehit này không phải là anđehit fomic và sau khi giải xong thử lại. 3. Những chất có nhóm –CHO
- Tỉ lệ mol: nRCHO : nAg = 1: 2 + Axit fomic: HCOOH + Este của axit fomic: HCOOR + Glucôzơ: C6H12O6 . + Mantozơ: C12H22O11 BÀI TẬP Câu 1.( ĐH A – 2007) Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3/NH3 là: A. Anđehitaxetic, but-1-in, etilen B. axit fomic, vinylaxetilen, propin C. anđehit fomic, axetilen, etilen D. anđehit axetic, axetilen, but-2-in Câu 2. (ĐH B - 2008) Cho dãy các chất: C2H2 , HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 3. ( ĐH A – 2009) Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2, C2H4, CH2O ( mạch hở), C3H4O2( mạch hở đơn chức), biết
- C3H4O2 không làm đổi màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa là: A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 4. ( ĐH A – 2009) Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là: A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. B. Glucozơ, Glixerol, mantozơ, axit fomic C. Fructozơ, mantozơ, Glixerol, anđehit axetic D. Glucozơ, Fructozơ, mantozơ, saccarozơ Câu 5( ĐH B – 2010) Tổng số hợp chất hữu cơ no,đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng với NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là: A. 4 B. 5 C. 8 D. 9 Câu 6 ( CĐ – 2008) Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là: A.4 B. 5 C. 2 D. 3
- Câu 7 ( CĐ – 2008) Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 8. A là một chất hữu cơ. Đốt cháy 1 mol A tạo ra 4 mol CO2 và 3 mol H2O. A bị thủy phân, có xúc tác, thu được hai chất hữu cơ đều cho được phản ứng tráng gương. Công thức của A là: A. Vinyl fomiat B. HOC-COOCH=CH2 C. HCOOCH=CH-CH3 D. HCOOCH2CH=CH2 DẠNG 2. Những chất phản ứng được với dung dịch brom Dung dịch brom là dung dịch có màu nâu đỏ Những chất phản ứng được với dung dịch brom gồm: 1. Hiđrocacbon bao gồm các loại hiđrocacbon sau: + Xiclo propan
- + Anken + Ankin + Ankađien + Stiren 2. Các hợp chất hữu cơ có chứa gốc hiđrocacbon không no. Điển hình là gốc: vinyl CH2 = CH – 3. Anđehit RCHO + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr 4. Các chất hữu cơ có nhóm chức anđehit + axit fomic + este của axit fomic + glucozơ + mantozơ 5. phenol và anilin: Phản ứng thế vòng benzen OH Br Br OH + 3Br2 (dd)→ + 3HBr Br (Kết tủa trắng) 2,4,6 tri brom phenol
- Tương tự với anilin. BÀI TẬP Câu 1. ( ĐH B – 2007 ) Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là: A. dung dịch phenol phtalein B. nước brom C. dung dịch NaOH D. giấy quỳ tím Câu 2. ( ĐH B – 2008 ) Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H5OH, CH2=CH – COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH(phenol), C6H6( benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là: A. 7 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 3. ( ĐH A – 2009 ) Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dich brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là: A. Etilen B. Xiclopropan C. Xiclohexan D. Stiren
- Câu 3. ( ĐH B – 2010 ) Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 DẠNG 3. Những chất có phản ứng cộng H2 1. Hiđrocacbon bao gồm các loại hiđrocacbon sau: + Xiclo propan, xiclo bu tan ( phản ứng cộng mở vòng ) + Anken + Ankin + Ankađien + Stiren 2. Các hợp chất hữu cơ có chứa gốc hiđrocacbon không no. Điển hình là gốc: vinyl CH2 = CH – 3. Anđehit + H2 → ancol bậc I RCHO + H2 → RCH2OH CH3-CH = O + H2 CH3 -CH2 -OH t o , Ni
- 4. Xeton + H2 → ancol bậc II Ni, to CH3 - C - CH3 + H2 CH3 - CH - CH3 O OH 5. Các chất hữu cơ có nhóm chức anđehit + glucozơ: khử glucozơ bằng hiđro CH2OH[CHOH]4CHO + H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH Ni ,t 0 Sobitol + Fructozơ + saccarozơ + mantozơ BÀI TẬP Câu 1. ( ĐH B – 2010 ) Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 ( xúc tác Ni, t0) tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là: A. C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH B. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH C. C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH D. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH DẠNG 4. Những chất phản ứng được với Cu(OH)2
- Cu(OH)2 là 1 chất kết tủa và là 1 bazơ không tan Những chất phản ứng được với Cu(OH)2 gồm 1. Ancol đa chức có nhóm – OH gần nhau tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 Ví dụ: etylen glycol C2H4(OH)2 và glixerol C3H5(OH)3 2. Những chất có nhóm –OH gần nhau + Glucôzơ + Fructozơ 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O + Saccarozơ + Mantozơ 3. Axit cacboxylic 2RCOOH + Cu(OH)2 → (RCOO)2Cu + 2H2O Đặc biệt: Những chất có chứa nhóm chức anđehit khi cho tác dụng với Cu(OH)2/NaOH nung nóng sẽ cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch + Anđehit + Glucôzơ
- + Mantozơ 4. Peptit và protein Peptit: Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng Protein: Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím BÀI TẬP Câu 1. ( ĐH A – 2007 ) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với: A. loại Na B. AgNO3/NH3, đun nóng C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Câu 2. ( ĐH B – 2008 ) Cho các chất : ancol etylic, glixerin, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là: A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
- Câu 3. ( ĐH A – 2009) Thuốc thử dùng để phân biệt Gly – Ala – gly với Gly – Ala là: A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm B. Dung dịch NaCl C. dung dịch HCl D. Dung dịch NaOH Câu 4. ( ĐH B – 2009 ) Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2 – CH2OH (b) HOCH2 – CH2 – CH2OH (c) HOCH2 – CH(OH) – CH2OH (d) CH3 – CH(OH) – CH2OH (e) CH3 – CH2OH (f) CH3 – O – CH2CH3 Các chất đều tác dụng với Na, Cu(OH)2 là: A. (a), (c), (d) B. (c), (d), (f) C. (a), (b), (c) D. (c), (d), (e). Câu 5. ( ĐH B – 2010 ) Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. Fructozơ, axit acrylic, ancol etylic. B. glixerol, axit axetic, glucozơ
- C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic D. Lòng trắng trứng, Fructozơ, axeton. DẠNG 5. Nhứng chất phản ứng được với NaOH + Dẫn xuất halogen + Phenol + Axit cacboxylic + este R – NH3Cl + NaOH → R – NH2 + + muối của amin NaCl + H2O + amino axit + muối của nhóm amino của amin HOOC – R – NH3Cl + 2NaOH → NaOOC – R – NH2 + NaCl + 2H2O BÀI TẬP Câu 1. ( ĐH B - 2007) Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O ( là dẫn xuất của benzen ) đều tác dụng với dung dịch NaOH là: A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
- Câu 2. ( ĐH B - 2007) Cho các chất: etyl axetat, aniline, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoniclorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: A.4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 3. ( ĐH B - 2010) Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng với NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là: A. 4 B. 5 C. 8 D. 9 Câu 4. A có công thức phân tử C8H10O. A tác dụng được với dung dịch kiềm tạo muối. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của A phù hợp với giả thiết này?A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 5. Hai chất X, Y được tạo bởi ba nguyên tố C, H, O. Tỉ khối hơi của mỗi chất so với heli đều bằng 18,5. Cả hai chất đều tác dụng được với dung dịch kiềm và đều cho được phản ứng tráng bạc. Hai chất đó có thể là: HOOC-CHO; HCOOCH=CH2 A. B. HO-CH2CH2CHO; HOCCH2COOH
- C. HCOOCH2CH3; HOC-COOH D. Axit acrilic; Etyl fomiat Câu 6. Loại hợp chất hữu cơ nào tác dụng được với dung dịch kiềm: A. Axit hữu cơ; Phenol; ancol đa chức có chứa hai nhóm –OH liên kết ở hai nguyên tử cacbon cạnh nhau B. Este; Dẫn xuất halogen; Muối của axit hữu cơ Xeton; Anđehit; Ete; Dẫn xuất halogen C. D. Axit hữu cơ; Phenol; Este; Dẫn xuất halogen DẠNG 6. Những chất phản ứng được với HCl Tính axit sắp xếp tăng dần: Phenol < axit cacbonic < axit cacboxylic < HCl Nguyên tắc: axit mạnh hơn đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối + Phản ứng cộng của các chất có gốc hiđro cacbon không no. Điển hình là gốc: vinyl CH2 = CH – + muối của phenol + muối của axit cacboxylic + Amin
- + Aminoaxit + Muối của nhóm cacboxyl của axit NaOOC – R – NH2 + 2HCl → HOOC – R – NH3Cl + NaCl BÀI TẬP Câu 1. ( ĐH A - 2009) Có ba dung dịch: amonihiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin. Nếu chỉ dùng thuốc thử duy nhất là HCl thì sẽ nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?A . 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 2. ( ĐH A – 2010 )Cho sơ đồ chuyển hóa: Triolein X Y Z. 0 0 H 2 du ( Ni ,t ) HCl NaOH du ,t Tên của Z là A. axit linoleic. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit stearic. DẠNG 7. Những chất phản ứng được với HCl và NaOH + Axit cacboxylic có gốc hiđrocacbon không no + Este không no
- + Aminoaxit BÀI TẬP Câu 1. ( ĐH B - 2007) Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin(Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng với NaOH và đều tác dụng với HCl là: A. X,Y, Z, T B. Z, T, Y, X C. T, X, Y, Z D. Y, T, X, Z Câu 2. Tổng số hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức C3H4O2 vừa tác dụng với NaOH và vừa tác dụng với HCl là:A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 DẠNG 8. Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh,màu đỏ,không đổi màu Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ ( thông thường là tính chất của axit ) gồm: + Axit cacboxylic + Muối của các bazơ yếu và axit mạnh Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh ( thông thường là tính chất của bazơ ) gồm:
- + Amin ( trừ anilin ) + Muối của axit yếu và bazơ mạnh BÀI TẬP Câu 1. ( ĐH B – 2007 ) Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. anilin, metyl amin, amoniac B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit C. anilin, amoniac, natrihiđroxit D. metyl amin, amoniac, natri axetat Câu 2. ( ĐH A – 2008 ) Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5- NH3Cl ( phenyl amoni clorua ), H2N – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH , ClH3N – CH2 – COOH, HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH , H2N – CH2 – COONa. Số lượng các dung dịch có pH< 7 là: A.4 B. 2 C. 5 D. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp các câu hỏi lý thuyết Sinh học 12
174 p | 858 | 193
-
200 Câu hỏi lý thuyết Hóa vô cơ - Nguyễn Viết Xuân
16 p | 509 | 153
-
Câu hỏi lý thuyết Hóa học lớp 12
26 p | 569 | 80
-
Tổng hợp 300 câu hỏi lý thuyết Hóa học và đáp án
24 p | 262 | 53
-
999 câu hỏi lý thuyết Hóa học ôn thi THPT quốc gia 2019
119 p | 339 | 52
-
499 câu hỏi lý thuyết ôn thi THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học 12
79 p | 285 | 46
-
Các câu hỏi lý thuyết loại tổng hợp môn: Hóa học (Có đáp án)
21 p | 249 | 27
-
Hóa học theo chủ đề và cách chinh phục các câu hỏi lý thuyết: Phần 1
227 p | 141 | 22
-
Hóa học theo chủ đề và cách chinh phục các câu hỏi lý thuyết: Phần 2
196 p | 130 | 17
-
Thực hành luyện giải nhanh các câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Hóa học: Phần 2
74 p | 141 | 15
-
Câu hỏi lý thuyết Hóa học
0 p | 170 | 14
-
999 câu hỏi lý thuyết Hóa học ôn thi THPT Quốc gia (Có đáp án)
120 p | 101 | 14
-
Thực hành luyện giải nhanh các câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Hóa học: Phần 1
131 p | 108 | 10
-
1999 câu hỏi lý thuyết hóa học: Phần 1
105 p | 19 | 5
-
499 câu hỏi lý thuyết Hóa học cho kỳ thi THPT QG 2018
83 p | 63 | 4
-
Tuyển tập 145 câu hỏi lý thuyết tổng hợp môn Hóa học - Phạm Công Tuấn Tú
42 p | 77 | 2
-
1999 câu hỏi lý thuyết hóa học: Phần 2
109 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn