Câu hỏi ôn tập môn Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam
lượt xem 54
download
Tài liệu Câu hỏi ôn tập Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra những câu hỏi và đáp án trả lời trong môn học, từ đó giúp các bạn nắm bắt được những kiến thức cơ bản để có thể ghi nhớ bài học một cách tốt hơn. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập môn Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam
- CÂU HỎI ÔN ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Vì sao nói sự ra đời của Đảng là một bước ngoặc trong lịch sử Việt Nam? + Trước khi có Đảng: Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, hà khăc và phản động của chủ nghĩa thực dân lên đất nước ta. Nước ta trở thành một nước phong kiến nữa thuộc địa. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc xâm lược và giữa nhân dân ta chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ và tay sai. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên đều thất bại, nguyên nhân là do các phong trào thiếu đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu lực lượng, thiếu phương pháp cách mạng, thiếu một Đảng chính trị làm trung tâm hạt nhân để lãnh đạo phong trào. + Khi có Đảng: Sự ra đời của Đảng năm 1930 là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa MácLenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đã được giải quyết. Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước1975, 30 năm đổi mới đất nước. + Từ năm 1930 lịch sử Đảng gắn liền với lịch sử dân tộc, vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của cả dân tộc, thuận lợi của Đảng gắn liền với thuận lợi của cả dân tộc. + Chăm lo xây dựng Đảng là yếu tố hàng đầu quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 2. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cương lĩnh tháng 2 và luận cương tháng 10 năm 1930 của Đảng? Giống nhau: Phương hướng chiến lược cách mạng: tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến giành độc lập dân tộc, lấy lại ruộng đất. Lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân Phương pháp cách mạng: cả chính trị và vũ trang Vị trí quốc tế: là một bộ phận của cách mạng thế giới Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản Cả hai văn kiện điều thấm nhuần chủ nghĩa MácLênin và cách mạng vô sản chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Khác nhau: Cương lĩnh tháng 2 Luận cương tháng 10 Xây dựng đường lối của cách mạng Xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam Đông Dương Xác Đánh đổ giặc Pháp trước sau đó đánh Đánh đổ phong kiến, thực hành cách
- định đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế kẻ mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ) quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông thù, Dương hoàn toàn độc lập. nhiệm Chưa xác định được kẻ thù, vụ, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc mục địa nữa phong kiến nên không nêu cao tiêu vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cách cao vấn đề đấu tranh giai cấp cách mạng mạng ruộng đất Lực Giai cấp công nhân và nông dân là lực Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lượng lượng chính nhưng bên cạnh đó phải lực chính của cách mạng tư sản dân cách liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi quyền. Giai cấp vô sản là động lực chính mạng dụng hoặc trung lập phú nông, trung và mạnh,là giai cấp lãnh đạo cách mạng. nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam Giai cấp nông dân đông đảo nhất là động chưa rỏ mặt phản cách mạng lực mạnh của cách mạng. Đánh giá không đúng vai trò tầng lớp tiểu tư sản. Phủ nhận mặt tích cực của tiểu tư sản dân tộc, chưa thấy khả năng phân hóa lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng đã Sử dụng một cách rập khuôn máy móc vạch ra phương hướng cơ bản cho chủ nghĩa MácLenin và cách mạng Việt cách mạng nước ta, phát triển từ cách Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách cấp. mạng xã hội chủ nghĩa. Vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa MácLenin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, kết hợp nhuần nhiễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam 3. Vì sao nói thành công cách mạng tháng Tám thể hiện tài tình sáng suốt của Đảng trong việc lựa chọn thời cơ cách mạng? Thành công cách mạng tháng Tám thể hiện tài tình sang suốt của Đảng trong việc lựa chọn thời cơ cách mạng là vì: Đảng ta đã phân tích tình hình, chuẩn bị lực lượng đợi thời cơ, chủ động đợi và chớp lấy thời cơ. + Năm 1940, phátxít Ðức tiến công nước Pháp, Pari đã thất thủ rơi vào tay quân Ðức, còn ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai đế quốc Nhật Pháp tranh nhau miếng mồi Ðông Dương. Phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phátxít và Ðồng minh, lãnh tụ Nguyễn
- Ái Quốc khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, + Với quyết tâm phải giành cho được tự do, độc lập, Ðảng chỉ đạo tích cực xây dựng lực lượng cách mạng trước hết tập trung xây dựng lực lượng chính trị rộng khắp của quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; chủ động đón thời cơ, nổi dậy giành chính quyền, khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa. + Ngày 931945, phátxít Nhật đảo chính Pháp, kéo theo đó là tình trạng khủng hoảng chính trị ở Việt Nam. Ngay lập tức Ban Thường vụ Trung ương Ðảng đã họp và đưa ra những nhận định khách quan về thời cơ khởi nghĩa đang đến rất gần: "Những cơ hội tốt đang giúp cho những điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi"; và ra Chỉ thị: "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Ðảng quyết định phát động cao trào chống Nhật cứu nước. + Khi phátxít Nhật đầu hàng Ðồng minh (1381945), trong lúc 16 nghìn quân Anh chưa vào miền nam và 200 nghìn quân Tưởng chưa vào miền bắc để giải giáp quân Nhật; cũng là lúc quân Nhật bại trận mất tinh thần, ngồi chờ Ðồng minh đến tước vũ khí; ngụy quyền tay sai bỏ trốn hoặc đầu hàng chính quyền cách mạng. Ðảng ta khẳng định, tình thế cách mạng đã xuất hiện, đây là cơ hội giải phóng dân tộc ngàn năm có một: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Cả dân tộc theo tiếng gọi của Người, nhất tề đứng lên khởi nghĩa, chỉ trong chưa đầy nửa tháng, các địa phương trong cả nước đã giành thắng lợi. Thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 chứng tỏ, Ðảng ta có tầm nhìn vượt trước thời gian, xác định đúng thời cơ, cho nên đã chuẩn bị tốt lực lượng, sẵn sàng chủ động, chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Ðây là sự vận dụng sáng tạo quy luật vận động phát triển của khởi nghĩa và cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật chỉ đạo chớp thời cơ, giành thắng lợi. 4. Vì sao nói trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta nguồn lực con người là quan trọng nhất? Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản để phát triển nhanh chóng và bền vững. Vì: Nếu là các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thì sẽ có hạn, nếu sử dụng quá mức mà không có biện pháp phục hồi dễ dẫn đến suy thoái và mất đi. Nếu là nguồn lực kĩ thuật công nghệ mà không có nguồn lực con người sử dụng thì cũng không thể phát huy được giá trị của nguồn lực. Nguồn lực con người là quan trọng nhất, vì con người là vô hạn. Là một nguồn lực càng sử dụng thì càng có thể phát huy cao hơn khả năng hiện tại, càng phát triển hơn. Nguồn lực con người là quan trọng nhất trong mọi nguồn lực, là nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong mọi nguồn tài nguyên. Các nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng đều phải thông qua nguồn lực con người. Phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường phát triển tất yếu của Việt Nam để thực hiện mực tiêu xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, là nguồn động lực để phát triển kinh tếxã hội.
- 5. Thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN? Nền kinh tế nước ta không phải là nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp, cũng không phải là nền kinh tế tự do theo kiểu các nước tư bản và cũng chưa hoàn toàn là nên kinh tế thị trường XHCN. Đó là một hình thức tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội **** Có ý kiến cho rằng làm gì có mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN quan niệm của em về vấn đề này như thế nào? + nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không phải là kiểu kinh tế quản lý tập trung theo kiểu quan lieu bao cấp, kinh tế th ị trường tự do t ư b ản ch ủ nghĩa, chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì nước ta đang ở trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. + tính chất chung của nền kinh tế thị trường là các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự do trong sản xuất kinh doanh. Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế. + Nền kinh tế vận động theo quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên lấy phát triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt được mực đích cơ bản xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Con người được giải phóng khỏi áp bức bốc lột, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Vì vậy mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải gắng liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ, công bằng xã hội. Việc phân phối các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu đó. 6. Thế nào là nhà nước pháp quyền ? Là tổ chức quyền lực công khai trong hệ thống chính trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới – sự tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, tính tối cao của pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và chủ quyền nhân dân. Khía cạnh hình thức, tức là sự ngự trị của pháp luật, sự gang buộc bởi pháp luật đối với Nhà nước và tất cả các thành viên khác của xã hội Khía cạnh nội dung pháp lý, tức là bản thân pháp luật phải đảm bảo yêu cầu khách quan thúc đẩy tiến bộ xã hội. *** Tư tưởng của Đảng về nhà nước pháp quyền qua các kì đại hội? Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Đảng ta chính thức đưa vào văn kiện Đại hội VII của Đảng, trong đó nêu rõ: “Quốc hội cần hướng vào việc thực hiện hai yêu cầu cơ bản: Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước có năng lực định ra một hệ thống luật pháp đồng bộ đáp ứng được yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế xã hội và quản lý
- mọi mặt xã hội văn minh, tiến bộ; hệ thống pháp luật đó là cơ sở bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực thi có hiệu quả, là một nhân tố trọng yếu làm cho các quan hệ xã hội của chúng ta trở nên lành mạnh hơn. Hai là, bảo đảm quyền lực và hiệu lực trên thực tế của Quốc hội, do Hiến pháp quy định”. Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền đã có bước phát triển. Ở Đại hội VIII, Đảng ta xác định thêm tính “xã hội chủ nghĩa” cho nhà nước pháp quyền, tức là chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ở đây, chúng ta thấy bước phát triển tư duy lý luận của Đảng về nhà nước pháp quyền là ở chỗ đã đề cao tính pháp chế, coi đó là đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền, đồng thời cũng coi trọng khía cạnh đạo đức như một thuộc tính của xã hội chủ nghĩa. “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xác định bản chất của nhà nước, đó là của dân, do dân và vì dân. Đồng thời với chủ trương tăng cường pháp chế, các Nghị quyết của Đại hội IX cũng chủ trương mở rộng dân chủ là cơ sở chính trị xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Còn về cơ sở kinh tế chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được Đảng ta dựa trên bản chất định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta khẳng định lại ở Đại hội X: “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với những đặc trưng đã nêu ở trên vẫn tiếp tục được khẳng định tại Đại hội XI của Đảng, trong đó Đảng ta đặc biệt chú ý đến việc “nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương” Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được bổ sung, phát triển, hoàn thiện và được diễn đạt khá rõ ràng so với các kỳ đại hội trước. Khi tiếp cận quan điểm về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là hướng tới làm rõ bản chất cách mạng, khoa học và những bổ sung, phát triển mới, đồng thời phải cụ thể hóa vào giáo dục, tuyên truyền để nó thâm nhập sâu rộng vào đời sống tinh thần, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân. 7. Phân tích quan điểm đối ngoại Việt Nam sẳn sàng là bạn, là đối tác tinh cậy, là thành viên có trách nhiệm? Bước vào thời kỳ đổi mới trước những biến đổi đa dạng đa chiều của tình hình thế giới cũng như trong khu vực. Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 đã đề ra đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, hóa giải thế bị bao vây cô lập. Việc thực hiện nhất quán và không ngừng mở rộng, hoàn chỉnh nội hàm của đường lối sáng suốt ấy, đã góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc và tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi nhất có thể
- để đất nước đạt được kỳ tích phát triển trong thời kỳ Đổi mới. Từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau hàng chục năm chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên nhóm nước có thu nhập trung bình và đang hội nhập quốc tế sâu rộng với vị thế ngày một được nâng cao. Bài học thành công này là cơ sở để khẳng định, trong một thế giới ngày càng gắn kết với nhiều cơ hội rộng mở song cũng ẩn chứa những biến động khó lường, đất nước chỉ có thể tiếp tục vững vàng đi tới nếu kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, huy động tổng lực nội lực đi đôi với việc tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế và thực thi một chính sách đối ngoại khôn khéo, linh hoạt, không để bị lợi dụng, bị lôi kéo đi với nước này để chống nước kia, hoặc rơi vào thế cô lập. Lịch sử và thực tiễn luôn nhắc nhở rằng, mỗi quốc gia đều có lợi ích và tính toán riêng, việc các nước lớn thỏa hiệp trên lưng nước nhỏ chẳng phải là câu chuyện lạ lẫm. Để không rơi vào tình thế này, khó có kế sách nào hơn việc phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường, kiên định, nhất quán theo đuổi đường lối độc lập tự chủ và chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Đại hội XI đã nêu rõ định hướng nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và có quan hệ về kinh tế, thương mại và đầu tư với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ. Trong các mối quan hệ song phương này, Việt Nam tiếp tục ưu tiên tạo dựng khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, các nước khu vực. Việt Nam sẽ chủ động thúc đẩy quan hệ nhiều mặt với các nước lớn, các nước công nghiệp phát triển trên cơ sở hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Trong khi triển khai chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam cũng luôn coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống, các nước khác ở châu Á, Đông Âu, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh. Từ “muốn là bạn” (Đại hội VII, VIII), “sẵn sàng là bạn” (Đại hội IX), “là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội X), Đại hội XI bổ sung thêm “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Nội hàm này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm tại các cơ chế/tổ chức/diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song phương. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế nhưng chúng ta luôn nhận thức rõ rằng, các quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, đôi khi trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh. Thành công sẽ đến khi chúng ta chủ động, tích cực phát huy các điểm tương đồng, có giải pháp phù hợp khắc phục những bất đồng nhằm thúc đẩy hợp tác để vừa bảo vệ được các lợi ích cơ bản của đất nước, vừa bảo đảm lợi ích chính đáng của các đối tác và lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã, đang và sẽ còn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước. Song, nội hàm của mỗi mối quan hệ đối tác chiến lược này không hoàn toàn giống nhau. Có mối quan hệ hợp tác toàn diện, có mối quan hệ đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế, giáo dục… Đường lối độc lập, tự chủ và chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế là sợi chỉ xuyên suốt tạo nên những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua. Với sự kế thừa và phát triển của Đại hội XI, việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại này là điều kiện tiên quyết để hoàn thành nhiệm vụ giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công
- nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
8 p | 3151 | 1648
-
Đề cương ôn thi môn Đường lối CM của Đảng CSVN
20 p | 1236 | 664
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM(2011)
14 p | 1377 | 577
-
Đề cương ôn tập môn Đường lối Đảng cộng sản Việt Nam
16 p | 1267 | 497
-
10 Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử Đảng
13 p | 212 | 416
-
50 Câu hỏi trắc nghiệm về đường lối cách mạng đảng cộng sản Việt Nam
8 p | 1684 | 396
-
CÂU HỎI ĐỀ MỞ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1 p | 1367 | 295
-
Đề cương môn đường lối Đảng cộng sản Việt Nam
15 p | 668 | 270
-
Ngân hàng câu hỏi ôn tập Đường lối cách mạng của ĐCSVN
7 p | 405 | 108
-
Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam (Năm 2015)
13 p | 424 | 107
-
10 câu hỏi bài tập ôn thi môn: Đường lối cách mạng Việt Nam
15 p | 438 | 96
-
Câu hỏi ôn tập môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam
15 p | 362 | 94
-
Câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng csvn
1 p | 377 | 64
-
50 câu hỏi trắc nghiệm môn: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
9 p | 229 | 60
-
160 câu hỏi bài tập ôn thi môn: Đường lối (Có đáp án)
15 p | 272 | 33
-
Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn: Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam
8 p | 239 | 26
-
Câu hỏi bài tập ôn thi môn: Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam
15 p | 145 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn