intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

230
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'câu hỏi thảo luận vấn đề 2: quan hệ pháp luật dân', kinh tế - quản lý, luật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN

  1. CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào. Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com
  2. CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Nêu các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự. Cho ví dụ ở mỗi đặc điểm. 2. So sánh quan hệ pháp luật dân sự với quan hệ pháp luật hành chính, hình sự (chủ thể, khách thể, nội dung). 3. Nêu các khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi khách thể cho 3 ví dụ. 4. Phân biệt giữa quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ. 5. Xác định phạm vi của quyền dân sự. Cho ví dụ. 6. Xác định phạm vi của nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ. 7. Nêu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền dân sự. 8. Nêu các sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi căn cứ cho một 3 ví dụ. 9. Cho ví dụ về chủ thể thực hiện hành vi không nhằm làm phát sinh quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, nhưng lại làm phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự. 10. Cho ví dụ về hành vi trái pháp luật làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. 11. Cho ví dụ về hành vi làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự. 12. Nêu ý nghĩa của việc xác định các sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. 13. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo đối tượng của quan hệ. Mỗi loại quan hệ pháp luật dân sự cho 3 ví dụ.
  3. 14. Phân biệt giữa quan hệ pháp luật dân sự tương đối và quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. Cho ví dụ cụ thể. 15. Phân biệt quan hệ đối vật và quan hệ đối nhân. Cho ví dụ cụ thể. 16. Phân biệt giữa căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là sự biến do hành vi của con người và căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là hành vi. Cho ví dụ cụ thể. 17. Cho một tình huống cụ thể chứng minh đó là quan hệ pháp luật dân sự (chủ thể, khách thể, nội dung và căn cứ làm phát sinh, chấm dứt). 18. Nêu các ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm các chủ thể dân sự bình đẳng về địa vị pháp lý trong qui định pháp luật, áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp dân sự. 19. Nêu các ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm lợi ích là tiền đề của phần lớn của các quan hệ dân sự trong qui định pháp luật, áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp dân sự. 20. Xác định quan hệ đền bù, giải tỏa đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất thuộc loại quan hệ pháp luật nào?
  4. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. 2. Quan hệ dân sự tuyệt đối là quan hệ xác định chủ thể của cả bên có quyền dân sự và bên có nghĩa vụ dân sự. 3. Sự biến là là các sự kiện xảy ra mang tính khách quan với chủ thể và không có tác động bởi hành vi của con người; 4. A vi phạm luật giao thông và đã gây tại nạn cho B. Trong trường hợp này, sự kiện A gây tai nạn cho B là sự kiện hành vi làm phát sinh quan hệ bồi thường giữa A và B. 5. Quan hệ đối vật là quan hệ dân sự có đối tượng là tài sản. 6. Quan hệ đối nhân là quan hệ dân sự có đối tượng là công việc. 7. Một hành vi chỉ có thể hoặc làm phát sinh, hoặc làm thay đổi, hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự. 8. Trong quan hệ mua – bán bất động sản, bất động sản là khách thể của quan hệ. 9. Nghĩa vụ dân sự là loại nghĩa vụ phát sinh theo qui định của pháp luật dân sự. 10. Khi một bên hoặc cả hai bên chủ thể chết là căn cứ để chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. 11. Sự kiện chết của một cá nhân có thể là căn cứ làm phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự. 12. Trong quan hệ sở hữu tài sản là khách thể của quan hệ.
  5. 13. Quan hệ tài sản luôn có khách thể là tài sản. 14. Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh do chủ thể không thực hiện hành vi. 15. Trong một quan hệ dịch vụ, khách thể là kết quả của công việc mà bên cung ứng dịch vụ phải làm. 16. Quyền dân sự không chỉ được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự mà còn bằng các biện pháp hành chính hoặc hình sự; 17. Tài sản luôn là đối tượng mà không thể là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự; 18. Nếu sự kiện pháp lý là hành vi, thì chỉ những hành vi nào có mục đích làm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự mới là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. 19. Quyền dân sự có thể được xác lập do chính ý chí của chủ thể. 20. Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ mang tính ý chí. 21. Khi một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vi phạm nghĩa vụ, thì biện pháp cưỡng chế do Nhà nước qui định được áp dụng. 22. Quan hệ chi trả lương giữa Nhà nước và công chức là quan hệ pháp luật dân sự; 23. Hành vi chứng thực hợp đồng của Công chứng viên là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. 24. Tất cả các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự đều là quan hệ pháp luật dân sự. 25. Tất cả các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân đều được các qui phạm pháp luật dân sự điều chỉnh.
  6. 26. Tất cả các sự kiện pháp lý liên quan đến hành vi của con người đều thuộc sự kiện là hành vi. 27. Thời hạn với tư cách là sự kiện pháp lý là khoảng thời gian được pháp luật dân sự qui định. 28. Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh từ nghĩa vụ dân sự khác. 29. Nghĩa vụ dân sự là xử sự bắt buộc theo qui định của pháp luật dân sự. 30. Giá trị nhân thân là quyền nhân thân. 31. Quyền dân sự là những xử sự mà chủ thể được thực hiện khi pháp luật không cấm. 32. Giá trị nhân thân chỉ gắn liền với chủ thể là cá nhân. 33. Quan hệ PLDS tuyệt đối là quan hệ trong đó quyền, nghĩa vụ dân sự gắn liền với chủ thể xác định mà không thể chuyển giao. 34. Dịch vụ với tư cách là khách thể là loại công việc có kết quả tạo vật chất mới. 35. Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ trong đó quyền, nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao giao. 36. Quan hệ pháp luật thương mại, quan hệ pháp luật lao động và quan hệ pháp luật HN-GĐ là loại quan hệ pháp luật dân sự. 37. Quan hệ trái quyền là quan hệ pháp luật tương đối. 38. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ vật quyền. 39. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và quan hệ pháp luật dân sự là một.
  7. 40. Sự kiện A gây thương tích cho B với lỗi cố ý không phải là sự kiện pháp lý làm phát sinhq uan hệ dân sự mà là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. 41. Sự kiện chết của một cá nhân là sự biến pháp lý trong pháp luật dân sự. 42. Tất cả các sự kiện chết của cá nhân đều là sự biến pháp lý trong pháp luật dân sự. 43. Sự kiện một pháp nhân chấm dứt hoạt động là sự biến tương đối hoặc sự kiện hành vi trong pháp luật dân sự. 44. Sự kiện sinh đẻ là sự biến pháp lý trong pháp luật dân sự.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2