intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô - Phần 4

Chia sẻ: Đồng Phú Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

722
lượt xem
323
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô - phần 4', kinh tế - quản lý, kinh tế học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô - Phần 4

  1. CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG 5 1. Tại sao doanh nghiệp có thể chịu lỗ mà vẫn tiếp tục sản xuất chứ không đóng cửa? 2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có những đặc điểm gì? Các đặc điểm đó có tầm quan trọng như thế nào đối với hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường này? 3. Ở cân bằng dài hạn, tất cả các doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận kinh tế bằng không. Tại sao? 4. Ngành X là ngành cạnh tranh hoàn hảo do đó mỗi doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận kinh tế bằng không. Nếu giá sản phẩm giảm xuống, không doanh nghiệp nào có thể tồn tại được. Bạn đồng ý hay không? Hãy thảo luận. 5. Hãy cho biết nhận xét sau đây là đúng hay sai: “Một doanh nghiệp nên luôn luôn sản xuất ở mức sản lượng ở đó chi phí trung bình dài hạn là tối thiểu.” 6. Giả sử đường cầu trong ngành cạnh tranh tăng lên (dịch chuyển sang phải). Các bước theo đó thị trường cạnh tranh là tăng sản lượng là gì? Câu trả lời của bạn thay đổi như thế nào nếu chính phủ quy định giá trần lên sản phẩm của ngành. 7. Tiền lương trả cho nhân công phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngành như thế nào? 8. Các nhà sản xuất gạo Nhật Bản sản xuất ở mức chi phí cực kỳ cao, và chi phí cơ hội của đất là cao và không có khả năng khai thác kinh tế theo quy mô. Hãy phân tích hai chính sách nhằm duy trì sản xuất gạo ở Nhật: 1) trợ cấp cho những nông dân Nhật không căn cứ theo lượng họ sản xuất; hay 2) đánh thuế nhập khẩu. Hãy sử dụng đồ thị cung cầu để minh họa giá và sản lượng trong nước, doanh thu của chính phủ, phần mất không từ mỗi chính sách. Chính sách nào chính phủ Nhật sẽ ưa dùng hơn? Chính sách nào nông dân thích hơn? 9. Một ngành cạnh tranh ở cân bằng dài hạn. Sau đó thuế bán hàng đánh vào tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Bạn dự kiến điều gì sẽ xảy ra với giá và số số doanh nghiệp trong ngành và sản lượng của mỗi doanh nghiệp trong dài hạn? 10. Thuế doanh thu 10 đồng đánh vào một nửa số doanh nghiệp (những người gây ô nhiễm) trong ngành cạnh tranh. Số tiền thuế này được trả lại cho những doanh nghiệp còn lại trong ngành (doanh nghiệp không gây ô nhiễm) dưới dạng trợ cấp 10% giá trị của sản lượng bán ra. a. Giả sử rằng tất cả các doanh nghiệp có chi phí trung bình dài hạn giống nhau trước khi có chính sách thuế - trợ cấp, bạn dự kiến điều gì xảy ra với giá sản phẩm, sản lượng của mỗi doanh nghiệp và của ngành trong ngắn hạn và trong dài hạn? (Gợi ý: giá liên quan đến sản lượng của ngành như thế nào?) b. Chính sách như thế này có luôn luôn đạt được cân bằng ngân sách giữa doanh thu thuế và trợ cấp hay không? Tại sao? 11. Chênh lệch giữa lợi nhuận kinh tế và thặng dư sản xuất là gì? 12. Giả sử chính phủ đưa ra luật cho phép trợ cấp nông dân trồng lúa gạo dựa trên diện tích đất canh tác. Chính sách này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đường cung của ngành lúa gạo? BÀI TẬP
  2. 1. Công ty LMS là một doanh nghiệp nhỏ vì vậy là người chấp nhận giá trên thị trường. Đơn giá sản phẩm công ty là 20 đơn vị tiền. Hàm số tổng chi phí sản xuất của công ty là: TC = 0, 2 + 10q+ 50 1q Trong đó q là số lượng sản phẩm. a. Công ty nên chọn số lượng sản phẩm là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? b. Khi đó, lợi nhuận là bao nhiêu? c. Hãy xác định hàm số cung của công ty? 2. Giả sử một công ty có hàm số cầu là: q = 100 − 2P . Chi phí trung bình, chi phí biên là cố định và bằng nhau là 10 đơn vị tiền trên đơn vị sản phẩm. a. Chứng minh khi chi phí trung bình cố định thì chi phí trung bình và chi phí biên bằng nhau? b. Công ty nên chọn mức sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Khi đó lợi nhuận là bao nhiêu? c. Công ty nên chọn mức sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa doanh thu? Lợi nhuận ở mức doanh thu tối đa là bao nhiêu? d. Công ty có thể vừa đạt mức doanh thu vừa đạt mức lợi nhuận tối đa không? Tại sao? 3. Bài tập này đề cập đến mối quan hệ giữa đường cầu và đường doanh thu biên: a. Chứng minh là nếu đường cầu là một đường thẳng thì đường doanh thu biên chia đôi khoảng cách từ trục tung và đường cầu. b. Chứng minh là nếu đường cầu là một đường thẳng thì khoảng cách theo chiều 1 đứng giữa đường cầu và đường doanh thu biên là − ⋅ Q , trong đó b (< 0) là độ b dốc của đường cầu. c. Chứng minh là nếu đường cầu có dạng Q = aPb , khoảng cách theo chiều đứng giữa đường cầu và đường doanh thu biên là một hệ số nào đó của chiều cao đường cầu, với hệ số này phụ thuộc vào hệ số co giãn của cầu theo giá. 4. Giả sử hàm số sản xuất của một công ty đối với một loại sản phẩm như sau: q= 2 L Trong đó: q là số sản phẩm, L là số lao động. Công ty là người chấp nhận giá đối với sản phẩm bán ra (giá thị trường là P) và lao động (đơn giá lao động trên thị trường là w). a. Hãy xác định hàm số cung của sản phẩm này của công ty với dạng: q = fP, )( w ? b. Hãy cho thấy hàm số cung này thay đổi như thế nào khi w thay đổi? 5. Giả sử một công ty có chi phí trong ngắn hạn là: STC = q 2 + 25
  3. Nếu sản phẩm bán với giá là 20 đơn vị tiền thì công ty nên chọn sản lượng là bao nhiêu? Khi đó lợi nhuận là bao nhiêu? 6. Giả sử hàm số sản xuất của sản phẩm HQB là: q= K ⋅L Trong đó q là sản lượng và L là số lao động. Nếu trong ngắn hạn K = 100, như thế hàm số sản xuất trong ngắn hạn là: q = 10 L . Nếu w = 5 đơn vị tiền và v = 10 đơn vị tiền, hãy chứng tỏ hàm tổng chi phí trong ngắn hạn là: STC = 1.000 + 0,05q 2 . 7. Giả sử có 100 công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm đang hoạt động trong một ngành sản xuất. Mỗi công ty có đường tổng chi phí trong ngắn hạn là: 1 3 STC = q − 0,2q 2 + 4q + 10. 300 a. Hãy xác định đường cung trong ngắn hạn với q là hàm số của giá cả thị trường P? b. Giả sử không có mối quan hệ nào về mặt sản lượng giữa các công ty này, hãy xác định đường cung trong ngắn hạn của toàn ngành sản xuất. c. Giả sử đường cầu của thị trường đối với loại sản phẩm này là: Q = −200P + 8.000 . Hãy xác định điểm cân bằng của thị trường? 8. Một thị trường cạnh tranh hoàn toàn có 1.000 công ty. Trong nhất thời, từng công ty có số lượng cung ứng ra thị trường là 100 đơn vị sản phẩm. Nếu hàm số cầu của thị trường là: Q = 160. − 10. 000 000P. a. Hãy tính giá cân bằng của thị trường trong nhất thời? b. Hãy xác định đường cầu cho từng công ty? 9. Giả sử hàm số cầu của sản phẩm B là: Q = 100 − 2P . Hàm số cung là: Q = 20 + 6P. a. Hãy xác định số lượng và giá cả cân bằng? b. Giả sử là chánh phủ đánh thuế 4 đơn vị tiền trên đơn vị sản phẩm? Hãy xác định điểm cân bằng mới của thị trường? Thuế này ai sẽ trả? 10. Một ngành có các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đồng nhất. Các doanh nghiệp có hàm chi phí ngắn hạn giống nhau và có dạng: TC = 4q3 - 80q2 + 500q + 5000. a. Xác định các hàm chi phí AVC, AFC, AC và MC. b. Xác định mức giá mà các doanh nghiệp ngưng sản xuất. c. Giả sử giá thị trường là 800 đvt. Các doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận?
  4. 11. Chi phí sản xuất của một xí nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo như sau: Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TC 700 800 860 900 920 940 970 1020 1100 1260 1560 a) Xác định các chi phí AFC, AVC, AC, MC tại các mức sản lượng. b) Vẽ các đường chi phí và cho biết với mức giá nào thì doanh nghiệp có lời; mức giá nào doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn sản xuất; và mức giá ngưng sản xuất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2