intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi về Triết học

Chia sẻ: Tran Ai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

512
lượt xem
212
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Quan điểm CT - XH của Nho gia ở Trung Hoa cổ đại. Sự khác nhau trong đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia. 1 Câu 2: Bản thể luận và nhân sinh quan của Phật giáo Ấn Độ cổ đại 2 Câu 3: Những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam 4 Triết học Việt nam chịu ảnh hưởng của các tư tưởng triết học trường phái Nho ga, Đạo gia và đặc biệt là đạo Phật. thể luận, nhận thức luận con người và xã hội). 6 ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi về Triết học

  1. TRẢ LỜI 15 CÂU TRIẾT HỌC Câu 1: Quan điểm CT - XH của Nho gia ở Trung Hoa cổ đại. Sự khác nhau trong đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia. 1. Quan điểm CT - XH của Nho gia ở Trung Hoa cổ đại: Nho gia là một trong những trường phái triết học chính của Trung Hoa cổ đ ại. Phái Nho gia đ ược Kh ổng Tử sáng l ập, Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiên nghiệm và Tuân Tử phát triển về phía duy vật. Quan điểm CT - XH của Khổng Tử: Khổng Tử là người sáng lập ra đạo Nho, ông được phong là “Chí thánh tiên sư, Vạn thế sư biểu”, nghĩa là thầy, thánh của muôn đời, muôn nhà. Khổng Tử coi XH là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người, trong đó có các quan hệ nh ư: Vua-tôi, Cha-con, Chồng-vợ, Anh-em, Bạn bè. Năm mối quan hệ này về sau được phái Nho gia gọi là Ngũ luân, trong đó 3 mối quan hệ Vua- tôi, Cha-con, Chồng-vợ là những mối quan hệ cơ bản nhất và được gọi là Tam cương. Những phạm trù c ơ bản trong thuy ết Chính trị - Đạo đức của Khổng Tử là Nhân, Lễ, Nghĩa và Chính danh: - Nhân: là lòng thương người. Người có nhân là người có đạo đức hoàn toàn. Trung và Thứ là hai khía c ạnh c ủa Nhân: Trung là tính ngay thẳng với người, điều mình muốn thì hãy làm cho người; Thứ là lòng vị tha, điều mình không muốn thì đừng làm cho người. Trong đạo nhân, hiếu là gốc - hiếu không chỉ thể hiện ở việc phụng dưỡng cha mẹ mà quan tr ọng nh ất là lòng thành kính. Khổng Tử nói: “Nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật”. -Lễ: là hình thức thể hiện lòng nhân. Lễ bao gồm mối quan hệ rộng lớn, từ quan hệ thần linh đ ến quan h ệ ứng x ử gi ữa người với người, quan hệ đạo dức, phong tục, tập quán, quan hệ nhà nước, luật pháp … Tuân theo l ễ là một đi ều ki ện đ ể th ực hiện nhân đức. Người quân tử không bao giờ làm trái với lễ. - Nghĩa: là hành vi đạo đức thể hiện đức nhân. Người làm việc nghĩa thì hy sinh lợi ích c ủa mình vì ng ười khác. Nghĩa và lợi không thể dung hợp với nhau. Khổng Tử nói: “Quân tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết rõ về lợi”. - Chính danh: có nghĩa là phải bố trí người ở cương vị phù hợp với năng lực, người ở cương vị nào thì phải xứng đáng với cương vị đó, phải làm đúng danh phận, chức trách của mình “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Nói và làm không đ ược v ượt chính danh: + Khổng Tử đề cao người hiền tài với tư tưởng Thượng hiền và khuyên các nhà cai trị nên sử dụng người hiền tài quản lý đất nước và loại bỏ dần những kẻ bất tài trong bộ máy cai trị. + Phải thực hiện ba điều: thực túc, binh cường, dân tín. + Ông khuyên giai cấp thống trị phải thương yêu, tôn trọng chăm lo nhân dân. Đồng thời ông khuyên dân phải an phận, lấy nghèo làm vui, nghèo không oán trách + Tuy nhiên những kế sách chính trị của ông chỉ dừng lại ở tính chất cải lương và duy tâm chứ không phải phải bằng cách mạng hiện thực (hạn chế). Quan điểm CT - XH của Mạnh Tử: Tư tưởng về CT - XH của Mạnh Tử thể hiện ở triết lý nhân sinh (triết lý về cuộc đời) mà trung tâm là học thuyết về tính thiện. Ông nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Tính thiện của con người có ở 4 đức tính lớn vốn có bẩm sinh, đó là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và chúng bắt nguồn từ tứ đoan: - Ai sinh ra cũng có lòng thương xót nên phải lấy Nhân mà cảm hoá. - Ai sinh ra cũng có lòng ghen ghét nên phải lấy Nghĩa mà điều chỉnh. - Ai sinh ra cũng cung kính nên phải lấy Lễ mà giáo hoá. - Ai sinh ra cũng biết phải trái nên phải lấy Trí mà phân biệt đúng sai. Tính thiện của con người vốn bắt nguồn từ cái tâm do trời phú để cho con người ta biết suy nghĩ, phân biệt phải trái đúng sai để ứng xử với con người và vạn vật. Dựa trên thuyết tính thiện và tư tưởng đức trị của Khổng Tử, Mạnh Tử đưa ra thuyết “Nhân chính”, t ức là cái tr ị là chính, ph ải vì nhân chứ không phải vì lợi. Chủ trương của thuyết này là lấy đức để thu phục lòng người, phản đối việc cai trị bằng bạo lực. Trên 1
  2. cơ sở tư tưởng nhân nghĩa và chủ trương nhân chính, Mạnh Tử đã đề ra một quan điểm rất đ ộc đáo đó là dân b ản. Ông coi dân là quan trọng nhất, kế đến là giang sơn xã tắc, vua là thường thôi “Dân vi quý, xã t ắc thứ chi, quân vi khinh”. Và ông gi ải thích là có dân mới lập nên nước, có nước mới lập nên vua, chứ vua không thể sinh ra dân. Quan hệ vua tôi là quan hệ hai chiều, tôn trọng lẫn nhau. Tóm lại, triết học của Mạnh Tử tuy còn mang yếu tố duy tâm và thần bí (hạn chế) nhưng trong học thuyết về CT-XH với tư tưởng “nhân chính”, “dân bản” có ý nghĩa tiến bộ, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử XH v Quan điểm CT - XH của Tuân Tử: Tuân Tử là người phát triển học thuyết của Khổng Tử, đề cao nhân, nghĩa, lễ nhạc và chính danh. Tuy nhiên, ông phản đối quan niệm của Khổng Tử và Mạnh Tử về những vấn đề chính trị và đạo đức. Tuân Tử đ ứng trên quan đi ểm duy v ật và vô th ần (tích cực), ông cho rằng tự nhiên gồm 3 bộ phận: trời, đất và người. Trời chỉ là một bộ phận c ủa t ự nhiên, b ản thân t ự nhiên là c ơ sở hình thành và biến hoá của vạn vật. Như vậy, trời không quyết định vận mệnh của con người, con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên. Việc trị hay loạn, lành hay dữ là do con người làm ra chứ không phải t ại trời. N ếu con ng ười hành đ ộng thu ận với lẽ tự nhiên thì lành, trái lại sẽ gặp loạn “Lấy sự trị mà đối phó với đ ạo thì lành, l ấy s ự lo ạn mà đ ối phó v ới đ ạo ấy thì d ữ”. Không chỉ hành động phù hợp với tự nhiên mà con người có thể cải tạo tự nhiên và XH để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông phê phán mê tín dị đoan, việc tôn thờ trời, ỷ lại trời, khuyên con người nên tin ở sức mình, ra s ức phát tri ển s ản xu ất, th ực hành ti ết kiệm, ăn ở điều độ, giữ gìn sức khoẻ thì trời sẽ không để cho nghèo khó và bệnh tật. Về đạo đức ông đưa ra thuyết tính ác cho nên ông chủ trương sửa trị việc nước, giáo dục đạo đức, lễ nghĩa làm cho XH tiến bộ, văn minh hơn. Ông đề cao “lễ trị”, ông cho rằng lễ nghĩa và đẳng cấp trong XH là cần thiết để duy trì trật tự XH. 2. Sự khác nhau trong đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia Đạo gia Nho gia Pháp gia Đường lối chính trị: “đức trị” hay “nhân trị” Đường lối chính trị: Hàn - Coi trọng giáo dục, phản đối bạo lực và chiến Phi chủ trương đường lối Đường lối chính trị: sử dụng học “pháp trị”. Để cai trị XH tranh. thuyết “vô vi”, có nghĩa là sống, hoạt - Khổng Tử coi XH là tổng hợp các mối quan hệ cần phải có 3 yếu tố là động theo lẽ tự nhiên, thần phái, giữa người với người, đó là Ngũ luân và Tam Pháp, Thuật và Thế: không làm trái với tự nhiên, không can cương. - Pháp là pháp luật, được thiệp vào trật tự của tự nhiên, chỉ làm Các phạm trù cơ bản trong học thuyết của Khổng công bố cbo mọi người cho dân no bụng, xương cốt mạnh mà Tử là Nhân-Nghĩa-Lễ-Chính danh: biết, để tuân theo và phải lòng hư tĩnh, khiến cho dân không - Đường lối nhân trị của Khổng Tử có tính chất thay đổi cho phù hợp với biết, không muốn. điều hòa mâu thuẫn giai cấp, phản đối đấu tranh. tình hình cụ thể vì không có - Không dùng luật pháp, không cần Ông khuyên giai cấp thống trị phải thương yêu, tôn một thứ pháp luật luôn luôn giáo dục nhân, lễ, nghĩa, trí. trọng, chăm lo cho nhân dân. Đồng thời, ông cũng đúng với mọi thời đại - Lão Tử chủ trương hạn chế quyền khuyên dân phải an phận, lấy nghèo làm vui, nghèo - Thế là địa vị, thế lực, lực của Nhà nước và hoạt động của mà không oán trách. Ông coi việc oán trách cảnh quyền uy của người cầm dân đến mức tối đa, để cho dân sống nghèo hèn, ưa dùng bạo lực là mầm mống của đầu. chất phác thời nguyên thủy, duy trì loạn. Tuy nhiên những kế sách chính trị của ông chỉ - Thuật là phương pháp tình trạng nước nhỏ, dân ít. dừng lại ở tính chất cải lương và duy tâm chứ mưu trí, thủ đoạn trong không phải phải bằng cách mạng hiện thực việc trị dân. Câu 2: Bản thể luận và nhân sinh quan của Phật giáo Ấn Độ cổ đại Phật giáo là một trường phái Triết học Tôn giáo, người sáng lập ra đạo Phật là Thích ca Mâu ni. Bản thể luận: thể hiện trong 4 nguyên lý: Ø Vô tạo giả: đạo Phật cho rằng vũ trụ là vô thủy, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là dòng bi ến hoá vô th ường, vô định, không do một vị thần nào sáng tạo nên cả. Phật giáo cho rằng thế giới tồn tại khách quan, không do thần thánh sáng tạo ra. 2
  3. Ø Vô ngã: có nghĩa là không có linh hồn bất tử, sự vật hiện tượng xung quanh ta và chính bản thân ta là không có th ật mà nó được tạo thành từ các yếu tố mà Phật gọi là Danh và Sắc. Danh là tinh thần, Sắc là vật chất. Thế giới do các yếu tố vật chất và tinh thần kết hợp lại với nhau tạo nên. Ø Vô thường: có nghĩa là không có gì ổn định, bất biến. Phật khẳng định rằng thế giới khách quan không có gì là vĩnh hằng, bất biến mà cái gì cũng có quá trình sinh thành, biến đổi và tiêu vong theo luật Nhân - quả mà Phật gọi là Sinh, Tr ụ, Dị, Diệt, từ sự vật nhỏ nhất cho đến vũ trụ đều tuân thủ luật trên. Ø Nhân quả tương tục: Phật khẳng định rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng trên đời đều có nguyên nhân của nó. Nhân kết hợp với duyên thì sinh ra quả, quả lại kết hợp với duyên lại biến thành nhân và sinh ra quả khác. Nhân và quả tạo thành một chuỗi không ngừng nghỉ, Phật gọi là “Nhân quả tương tục vô gián đoạn" v Nhân sinh quan: Phật giáo tuy bác bỏ Brahman và atman nhưng lại kế thừa thuyết luân hồi, nghiệp báo trong đ ạo Balamôn. Thích ca Mâu ni đã đưa ra thuyết “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên” để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi. Đây là tư tưởng triết lý nhân sinh quan chủ yếu của đ ạo Phật. “Tứ di ệu đ ế” là b ốn chân lý vĩnh h ằng, thiêng liêng, cao cả, đúng đắn gồm có: Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế và Đạo đế. Khổ đế: Phật cho rằng đời là bể khổ vì vậy ta chỉ dạy các con một điều là khổ và diệt khổ” và các nỗi khổ của con người thể hiện trong Bát khổ. Nhân đế (Tập đế): Phật giáo giải thích nguyên nhân mọi nỗi khổ của con người. Phật khẳng định rằng tất cả mọi nỗi khổ của con người đều có nguyên nhân của nó. Các nguyên nhân của nỗi khổ được thể hiện qua “Thập nhị nhân duyên” (12 nỗi kh ổ của người). con Diệt đế: Phật nói khi con người ta tìm ra được nguyên nhân của nỗi khổ theo Thập nhị nhân duyên thì Ph ật kh ẳng đ ịnh rằng con người có thể từ bỏ tận gốc mọi nỗi khổ và chỉ có như thế con người mới đến được cõi Niết bàn. Do vậy, Phật cho rằng cái khổ có thể tiêu diệt được. Đạo đế: Phật nói chúng sinh có thể tiêu diệt được nỗi khổ nếu đi theo con đường “Bát chính đạo. v Nhận xét: - Ưu điểm: + Là trường phái triết học vô thần (chống lại Brahman và không thừa nhận atman) mặc dù không triệt đ ể, có y ếu t ố duy vật biện chứng, thừa nhận có sự vận động tuyệt đối của các sự vật hiện tượng. + Chống lại sự phân biệt đẳng cấp, chủ trương bình đẳng xã hội. + Triết lý của đạo Phật có ý nghĩa giáo dục rất lớn vì nó khuyên con người khinh ghét những ham muốn dục vọng vật chất tầm thường. + Đạo Phật có tính nhân đạo cao bởi vì nó khuyên con người suy nghĩ và làm điều thiện, tránh xa điều ác, thương yêu c ứu giúp mọi người. Không dùng bạo lực trong quan hệ giữa các giáo phái khác nhau cũng như tôn giáo khác nhau. - Nhược điểm: + Phật giáo là trường phái duy tâm chủ quan trong quan niệm về XH bởi vì nó cho r ằng nguyên nhân c ơ b ản c ủa mọi n ỗi khổ là do vô minh do đó Phật giáo cho rằng sự sáng suốt, giác ngộ của con người là yếu tố quyết định sự giải thoát con người khỏi khổ. cái + Chưa nhận thấy được sự đứng yên tương đối của các sự vật hiện tượng + Phật giáo chủ trương giải thoát con người bằng phép tu thân, tích đức tiêu c ực, xa lánh cu ộc đ ời mà không mang phong trào cách mạng XH, phủ nhận sự biến đổi cải tạo XH bằng thực tiễn cách mạng. + Phật giáo theo trường phái nhận thức luận duy tâm, nhận thức chỉ thực hiện bằng sự tu luyện, thiền đ ịnh. Không th ừa nhận vai trò của nhận thức cảm tính và tư duy cũng như vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức. + Phật giáo cho rằng cuộc đời là giả, ảo, mọi ham muốn đời thường đều là t ội lỗi. Tuy nhiên, Niết bàn - cái mà Ph ật cho là thực tại thì hóa ra chỉ là điều tưởng tượng thuần túy, không có gì làm bằng chứng. 3
  4. Câu 3: Những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam Triết học Việt nam chịu ảnh hưởng của các tư tưởng triết học trường phái Nho ga, Đạo gia và đặc biệt là đạo Phật. 1. Về bản thể luận: Chủ nghĩa duy tâm và tư tưởng tôn giáo là tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam. Tư t ưởng duy tâm th ể hi ện ở vi ệc vào số mệnh, nghiệp, kiếp; coi mệnh trời quyết định sự thành bại của con người: “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”.Bên cạnh tư tưởng mệnh trời cũng có tư tưởng đề cao vai trò con người hơn mệnh trời: “Xưa nay nhân đ ịnh thắng thiên cũng nhi ều”. Có quan điểm coi trọng thời, thế hơn mệnh. Các quan điểm duy vật lẻ tẻ, không thành hệ thống thường xuyên phản kháng lại quan điểm duy tâm: - Bác bỏ nguồn gốc thần thánh và vai trò quyết định của vua - Vạch trần thực chất của tệ mê tín bói toán - Vạch trần sự giả trá của thầy bói, địa lý 2. Quan điểm chính trị-xã hội + Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam + Yêu nước là phẩm chất cao quý nhất, đứng hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam. + Yêu nước là trách nhiệm của mọi người không phân biệt đẳng cấp, giới tính. + Tôn kính, thờ cúng những người anh hùng dân tộc, những người có công dựng nước, xây dựng làng xã ... + Khinh ghét những kẻ phản quốc, như Lê Chiêu Thống, Trần ích Tắc + Tư tưởng về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia - Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với Trung quốc. - Tư tưởng tự hào về nguồn gốc dân tộc (Huyền thoại ‘Con rồng, cháu tiên”) - Chăm lo xây dựng nhà nước độc lập, luôn luôn giữ vững địa vị của một nhà nước độc lập - Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục, tập quán, chống lại âm mưu đ ồng hóa c ủa Trung qu ốc. (Tư tưởng của Nguyễn Huệ, đánh cho dài tóc, đánh để răng đen). + Vấn đề động lực và phương thức giành và bảo vệ độc lập dân tộc - Đại đoàn kết toàn dân tộc. Truyền thuyết “đồng bào” (cùng một bọc) nói lên tình đoàn kết dân t ộc, không phân biệt chủng tộc của tất cả các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. - Quan hệ vua-tôi, nhà nước và nhân dân: Vua tôi đồng lòng, quân dân hợp sức. Khoan thứ sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ (Trần Hưng Đạo) - Toàn dân kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn . Phát huy vai trò trò của địa thế và các phương tiện đánh giặc, giữ nước. - Vừa đánh bại ý chí xâm lược, vừa mở đường cho giặc rút khỏi nước ta . Thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẽo, khôn khéo để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. 3. Quan niệm về đạo làm người + Chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam - Thương yêu, giúp đỡ mọi người. “Thương người như thể thương thân”. “Chị ngã em nâng”. “Miếng khi đói gói khi no”. “Lá lành đùm lá rách”... - Tình thương yêu, gắn bó giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. - Lòng nhân đạo khoan dung đối với những người lầm đường lạc lối đã ăn năn hối c ải. Đ ối x ử nhân đ ạo v ới kẻ thù đã đầu hàng: “Đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại”. - Lối sống nặng tình nghĩa, coi trọng đạo lý. Hiếu thảo với cha mẹ. Thờ cúng tổ tiên. Chăm sóc ph ần mộ t ổ tiên. Th ương yêu con cháu, ít phân biệt nam nữ. - Giữ vững lối sống trong sạch: + Quan niệm về đạo làm người trong Nho gia, Đạo gia với những khái niệm “Tam cương”, “Ngũ luân”, Ngũ thường”, “Nhân”. 4
  5. + Quan niệm đạo đức Phật giáo với lòng “từ bi”, “cứu khổ, cứu nạn” ...cũng ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống tinh thần của người Việt Nam Tóm lại tư tưởng triết học Việt Nam là tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Tư t ưởng này thể hiện ở lòng quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng một nhà nước vững mạnh, chăm lo đời sống nhân dân. Tư tưởng này còn thể hiện ở lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc, t ự hào về truyền thống dân t ộc, tôn kính nh ững ng ười anh hùng dân tộc, những người có công bảo vệ, xây dựng đất nước, quê hương, khinh ghét những kẻ phản quốc. Ngoài ra, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, tư tưởng về đạo làm người, tư tưởng khoan dung với người lầm đường lạc lối và với kẻ thù đã chịu thất bại hoặc đầu hàng cũng góp phần làm nên tầm vóc vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Câu 4: Sự đối lập giữa quan điểm duy tâm và duy vật, biện chứng và siêu hình trong triết học Hy Lạp cổ đại (về bản thể luận, nhận thức luận, quan điểm CT-XH giữa Đêmôcrit và Platon; triết học Hêraclit và phái Elê …) -Về bản thể luận: + Democrit đứng trên lập trường duy vật vô thần, ông cho rằng khởi nguyên của thế giới là nguyên t ử, là d ạng v ật ch ất nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, nó là cơ sở của thế giới, của sự vật hiện t ượng. Nguyên t ử này không màu, không mùi, không vị, không nóng, không lạnh, nó không khác nhau về chất, nó chỉ khác nhau về hình dáng, về cấu tạo, về tư thế sắp xếp và các nguyên tử này luôn luôn vận động trong chân không. Các sự vật hiện t ượng khác nhau là do sự liên kết gi ữa các nguyên t ử có hình dáng khác nhau, tư thế khác nhau, cấu tạo khác nhau. Các nguyên tử vận động không ngừng và chính sự đa dạng của các nguyên tử tạo nên sự đa dạng của thế giới sự vật và sự hình thành của vũ trụ + Đối lập với Democrit, Platon đứng trên lập trường duy tâm, ông khẳng định rằng bản nguyên của thế giới là “thế giới ý niệm”, thế giới ý niệm tồn tại một cách chân thật, vĩnh cửu và bất biến. Ông chia thế giới thành hai bộ phận là thế gi ới ý ni ệm và thế giới vật cảm tính. Thế giới ý niệm là thế giới có trước và sinh ra thế giới vật cảm tính. Thế giới vật cảm tính là thế giới không chân thật, không đúng đắn và luôn luôn thay đổi, là thế giới có sau và là cái bóng của thế giới ý niệm. - Về con người: Đêmôcrit bác bỏ quan niệm thần thánh sinh ra con người. Ông cho rằng con người xuất hiện trên trái đất là kết quả của sự tiến hóa tự nhiên và linh hồn được cấu tạo từ nguyên tử. Platon thì cho rằng con người gồm thể xác và linh hồn tồn tại độc lập với nhau. Trong đó thể xác đ ược t ạo thành t ừ đ ất, nước, lủa và không khí còn linh hồn do Thượng đế tạo ra và nó là bất tử, tồn tại vĩnh hằng. - Về nhận thức luận: + Democrit chia nhận thức thành hai dạng: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức c ảm tính là d ạng nh ận thức mờ tối, do giác quan đem lại. Nhận thức lý tính là dạng nhận thức thông qua những phán đoán logic, là d ạng trí tu ệ. Ông đã thấy được mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính và ông chỉ ra phải bằng nhận th ức lý tính thì con ng ười mới phát hiện được nguyên tử tức là nguồn gốc của thế giới + Do Platon cho rằng nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính nên ông cho rằng nhận thức là s ự h ồi t ưởng c ủa linh hồn về thế giới ý niệm có trước vật chất. Ông cho rằng nhận thức cảm tính chỉ là sự nhận thức cái bóng c ủa ý ni ệm, ch ỉ cho ta những quan niệm, chứ không phải là tri thức chân thực. Chỉ có nhận thức lý tính, tức nhận thức khái niệm mới đạt đến tri thức chân thực. - Về chính trị: + Democrit đứng trên lập trường của phái chủ nô dân chủ, ông vẫn coi chế độ nô lệ là hợp lý, chống l ại đ ường l ối Platon. + Trong khi đó Platon đưa ra học thuyết về một nhà nước lý tưởng, đó là nhà nước cộng hòa bao gồm 3 đ ẳng c ấp: nhà triết học làm vua, vệ binh bảo vệ đất nước và người lao động sản xuất. - So sánh quan điểm giữa biện chứng và siêu hình trong triết học Hêraclit và phái Elê 5
  6. Triết học Hêraclit cho rằng khởi nguyên của vũ trụ là lửa và lửa đã sinh ra vạn vật. Ông cũng cho r ằng v ạn v ật không ngừng biến đổi như dòng chảy. Và ông thừa nhận sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn trong sự vật, hi ện t ượng. Chính nh ờ s ự đ ấu tranh giữa các mâu thuẫn đó mới có hiện tượng sự vật này chết đi và sự vật khác ra đời nên vũ trụ thường xuyên biến đổi. Ngược lại trường phái Elê lại cho rằng thế giới là một khối chung nhất bất động không do thần thánh sinh ra. Câu 5: Quan điểm triết học của các nhà triết học Tây Âu Trung cổ (Về quan hệ giữa triết học và tôn giáo, về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận con người và xã hội). Xã hội Tây Âu từ thế kỷ IV - XV là xã hội phong kiến. Thiên chúa giáo trở thành tôn giáo chính th ống và cùng v ới th ế l ực phong kiến trở thành lực lượng thống trị xã hội. Triết học trong thời kỳ này chịu sự chi phối và th ống tr ị c ủa tôn giáo và th ần h ọc. Triết học trở thành tôi tớ của tôn giáo. Về quan hệ giữa triết học và tôn giáo các nhà triết học giai đoạn này đề cao vai trò niềm tin tôn giáo so với lý trí. Chẳng hạn Tômat Đacanh cho rằng đối tượng của triết học là chân lý của lý trí, đ ối t ượng c ủa th ần h ọc là chân lý c ủa ni ềm tin và ni ềm tin cao hơn lý trí. Còn Đơnxcôt lại cho rằng đối tượng của thần học là thượng đế, đ ối t ượng c ủa tri ết h ọc là t ự nhiên. Vì v ậy các nhà triết học thời kỳ này đã đưa thần học đặt niềm tin lên trên hết, đề cao niềm tin hơn lý trí và khoa học phải phục tùng tôn giáo. Về bản thể luận các nhà triết học cho rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới và quyết định mọi trật tự trong tự nhiên và xã hội, là cơ sở của tri thức và đạo đức con người. Tômat Đacanh cho rằng mọi trật tự trong tự nhiên, từ sự vật không có linh hồn đến con người rồi đến thần thánh và sau cùng là Chúa trời đều do Thượng đế sắp xếp. Mọi cái trong t ự nhiên và xã h ội đ ều có mục đích do Thượng đế an bày, mọi đẳng cấp trong xã hội đều do Thượng đế quy định. Về nhận thức áp dụng học thuyết về hình dạng của Arixtôt, ông chia hình dạng thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính, trong đó hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính. Về con người và xã hội theo quan điểm thần học các nhà triết học cho rằng con người là thực thể yếu đuối, do Thượng đế tạo ra và có tự do trong giới hạn tiền định của Thượng đế. Vì vậy cuộc sống trần gian là t ạm bợ, tội l ỗi chỉ có cu ộc s ống vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Mục đích của nó là để bảo vệ quyền lực tối cao của nhà thờ hay của nhà vua, giai cấp thống trị. Câu 6: Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa duy vật Tây Âu thế kỷ 17-18 Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản, là thời kỳ của những cuộc cách mạng t ư sản. Trong giai đoạn này sự phát triển của lực lượng sản xuất mới làm quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lỗi thời và mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt hơn. Đồng thời đây là thời kỳ phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên có bước tiến nhảy vọt đặc biệt là cơ học. Tất cả cái đó làm tiền đ ề cho s ự phát triển tri ết h ọc v ới nhi ều thành tựu và hạn chế như sau: + Thành tựu: - Về bản thể luận, các nhà triết học đứng trên lập trường duy vật vô thần, chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo c ủa Nhà thờ. Họ khẳng định vật chất, tự nhiên là thực thể duy nhất, Thượng đế cũng chính là gi ới t ự nhiên. "Trong vũ tr ụ ch ỉ có một thực thể - cả con người lẫn động vật đó là vật chất" (Đ. Diđơrô). Họ cũng thừa nhận vật chất luôn luôn v ận đ ộng bao g ồm c ả đứng im hay vận động tương đối. Và quá trình vận động do nguyên nhân bên trong của vật chất, từ đó làm tiền thân cho thuyết tiến hóa sau này. - Về con người: Con người là sản phẩm của tự nhiên, là thể thống nhất giữa cơ thể và ý thức. Họ bác bỏ linh hồn bất tử, linh hồn tách rời cơ thể. Đ.Diđơrô quan niệm về linh hồn tách rời cơ thể cũng vô lý như: “có thể nhìn mà không c ần mắt, có th ể nghe mà không cần tai….” Theo họ, nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục. - Về nhận thức: Các nhà triết học duy vật chia nhận thức thành nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Trong đó cảm tính là giai đoạn thứ nhất của nhận thức, lý tính là giai đoạn thứ hai nhận thức và giai đoạn kết hợp chúng dùng th ực nghi ệm khoa h ọc để kiểm tra. - Về chính trị-xã hội: Họ chống lại tư tưởng và trật tự phong kiến, tuyên truyền tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản. Họ đề cao hình thức nhà nước dân chủ; chống quyền lực phong kiến và Nhà thờ. 6
  7. - Về vấn đề tôn giáo, họ vạch trần bản chất tôn giáo và tính chất phản động, phản tiến bộ của nó. Theo Hôpxơ nguồn gốc của tôn giáo là sự sợ hãi và ngu dốt của quần chúng. Theo họ, không phải tôn giáo sáng t ạo ra con ng ười mà chính con ng ười sáng tạo ra tôn giáo. + Hạn chế: - Về bản thể luận: do chịu ảnh hưởng của cơ học Newtơn nên thế giới quan của họ nhìn chung là siêu hình và máy móc. Họ chỉ nhìn nhận vận động ở hình thức vận động cơ giới. - Về con người: họ chưa thoát khỏi cách nhìn máy móc về con người, coi con ngưới như một cái máy, lấy quy luật cơ học hay lấy yếu tố bản năng để giái thích bản chất con người. - Về nhận thức: các nhà triết học duy vật đề cao vai trò nhận thức cảm tính, của t ư duy và thực nghi ệm khoa h ọc, ch ưa nhận thức được tầm quan trọng của thực tiễn, mối liên hệ giữa nhận thức và thực tiễn. - Về chính trị-xã hội: họ cho rằng nhà nước là do sự thỏa thuận giữa các tầng lớp nhân dân lập ra. Họ chưa nh ận ra đ ược bản chất của nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị. - Về tôn giáo: họ chỉ thấy nguồn gốc nhận thức, chưa thấy được nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Vì vậy họ chủ trương xóa bỏ tôn giáo bằng cách giáo dục quần chúng và tiêu diệt giới tu hành Câu 7: Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng a) Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh ( đại biểu Soren Kierkegaard, Jean Paul Sarte): + Về vấn đề tồn tại. Chủ nghĩa hiện sinh không phủ nhận tồn tại khách quan của thế giới, nhưng theo họ tồn t ại t ự nó không là cái gì cả. Sartre chia tồn tại thành hai miền: tồn tại trong nó và tồn tại cho nó. + Về quan hệ giữa hiện sinh và bản chất . Các nhà hiện sinh cho rằng hiện sinh có trước bản chất, hiện sinh là tính thứ nhất so với bản chất. + Sự trăn trở hay sự đau khổ cũng là một chủ đề của chủ nghĩa hiện sinh. Đó là trạng thái không thoải mái, lo sợ, khủng khiếp nói chung, không gắn một cách trực tiếp với một đối tượng cụ thể nào cả. + Sự phi lý của cuộc đời. Nó không thừa nhận chủ nghĩa duy lý trong triết học và khoa học, không thừa nhận sự giải thích sự vật, hiện tượng bằng lý luận, bằng khoa học. Nó không thừa nhận bất kỳ mối liên hệ khách quan nào, b ất kỳ b ản ch ất và quy luật khách quan nào. + Hư vô. Chủ nghĩa hiện sinh phủ nhận mọi bản chất, kết cấu. Con người hiện sinh không một bản chất, một kết c ấu tri thức, một giá trị đạo đức, một mối quan hệ xã hội nào cả. Nói tóm lại, nó chỉ đơn thuần là một sự trống rỗng, hư vô. + Cái chết. Đối với con người hiện sinh, cái chết là vấn đề quan trọng nhất. Con người hiện sinh là con ng ười luôn luôn sợ hãi trước cái chết, vì sự sống là sự tồn tại dẫn đến cái chết. + Sự tha hóa. Chủ nghĩa hiện sinh phát triển khái niệm tha hóa đến cực đoan, không thể chấp nhận được. Con người hiện sinh là những con người bị tha hóa, tách rời, trở thành xa lạ với tất cả: với thế giới đồ vật, với xã hội, trong lao động, trong quan hệ với người khác, kể cả trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng, giữa con cái với nhau, và k ể c ả s ự tha hóa ngay c ả trong tình yêu. + Tự do và trách nhiệm. Các nhà hiện sinh giải thích tự do một cách chủ quan: tự do là sự tự lựa chọn cái gì phù h ợp v ới xúc cảm nội tâm, cái gì mà cá nhân coi là đúng đắn. Sartre gắn liền tự do với trách nhiệm cá nhân. Người hiện sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự l ựa ch ọn và hành vi c ủa mình. Sự tự do không bị quy định bởi bất kỳ cái gì khác ngoài trách nhiệm cá nhân. b) Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa thực dụng (đại biểu Peirce, James, Dewey): Nguyên tắc phương pháp luận căn bản của chủ nghĩa thực dụng là lấy kinh nghiệm, hiệu quả, công dụng làm tiêu chuẩn. Do đó, họ rút ra kết luận: con người tuyệt đối tự do trong hoạt động của mình, họ có thể làm bất cứ việc gì họ muốn, bất cứ cái gì có lợi cho họ. Theo chủ nghĩa thực dụng, những gì tồn tại đều là những yếu tố của kinh nghiệm. Chủ nghĩa thực dụng coi kinh nghiệm như là cái bao hàm trong nó cả vật chất và ý thức, cả khách quan và chủ quan. Về nhận thức luận, chủ nghĩa thực dụng coi ý nghĩa của sự vật, của khái niệm không phải là cái gì có sẵn, vốn có c ủa nó, mà ch ỉ bi ểu hi ện ra trong quan h ệ c ụ th ể, 7
  8. trong công dụng thực tế. Giá trị của tư tưởng hay lý luận không phải ở chỗ nó có phản ánh đúng đ ắn hi ện th ực khách quan hay không, mà là ở chỗ nó có đem lại hiệu quả thực tế hay không. Về tiêu chuẩn của chân lý, James cho rằng chân lý không phải là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, mà là mối liên hệ giữa các kinh nghiệm với nhau. Cái gì đem l ại l ợi ích và hi ệu qu ả h ữu dụng thì nó là chân lý, mà không cần xem nó có phù hợp với thực t ế khách quan hay không. Chân lý theo quan ni ệm c ủa ch ủ nghĩa thực dụng chỉ có tính chất tương đối, tùy theo từng người, từng hoàn cảnh, từng thời gian và địa điểm áp dụng khác nhau. Câu 8: Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện, V.I.Lênin phát triển Triết học Mác-Lênin là sự kế thừa có phê phán và chọn lọc những tư tưởng triết học của nhân loại trong quá trình lịch sử. Đồng thời sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát tri ển t ư t ưởng triết h ọc c ủa nhân lo ại. Tri ết học Mác có những cái mới về chất so với các hệ thống triết học trước đó: + C. Mác và Ph. Ăngghen phát triển chủ nghĩa duy vật lên hình thức cao của nó là chủ nghĩa duy v ật bi ện ch ứng và phát triển phép biện chứng lên hình thức cao của nó là phép biện chứng duy vật. Trước Mác, chủ nghĩa duy vật vẫn còn mang tính chất siêu hình, máy móc. Nó chưa đ ưa đ ược quan đi ểm phát tri ển vào trong lý luận của nó; nó lấy quy luật cơ học để giải thích sự vận động của thế giới, dùng quy luật c ơ học và quy lu ật sinh h ọc đ ể giải thích bản chất con người. Còn phép biện chứng trước Mác mà đỉnh cao của nó là phép bi ện ch ứng Hêghen thì l ại là duy tâm, tức ông đã xuất phát từ quy luật vận động, phát triển của một ý niệm tuyệt đối nào đó có trước thế giới để giải thích tất cả những gì đang tồn tại. Cho nên phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, ngược đầu và đóng khung trong một một kết cấu tư biện, gượng gạo. Trên cơ sở kế thừa có phê phán và chon lọc những thành tựu mà mà các nhà duy vật đã đ ạt đ ược cũng nh ư k ế th ừa h ạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen, C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa duy v ật bi ện ch ứng và phép bi ện chứng duy vật. Từ khi triết học Mác ra đời, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đ ược kết hợp v ới nhau thành một th ể th ống nhất. + Việc sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện quan trọng nhất của bước ngoặt cách mạng trong sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại. Trước Mác, các nhà triết học, đều không tránh khỏi duy tâm khi giải thích các hiện t ượng xã h ội. H ọ đ ều cho r ằng tinh thần, tư tưởng (ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới, trời, thượng đế, hoặc ý thức chủ quan c ủa con ng ười) là yếu t ố quy ết đ ịnh trong lịch sử. Họ không thấy được vai trò quyết định của hoạt động sản xuất vật chất, c ủa đ ời s ống v ật ch ất. C. Mác và Ph. Ăngghen đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu đời sống xã hội. Triết học Mác coi xã hội như là một cơ thể sống, một cấu trúc phức tạp bao gồm những cá nhân, gia đình, giai c ấp, dân t ộc v ới vô s ố nh ững mối quan hệ xã hội chằng chịt được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn của họ. Triết học Mác coi s ản xu ất v ật ch ất là c ơ s ở c ủa s ự tồn tại và phát triển của xã hội; vạch ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người; lấy cơ sở hạ tầng để giải thích kiến trúc thượng tầng, lấy tồn tại xã hội để giải thích ý thức xã hội. Chính vì thế, triết học Mác là chủ nghĩa duy vật cân đối, hoàn chỉnh và triệt để; nó bao quát cả tự nhiên, xã hội và tư duy. + Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của triết học Mác-Lênin. Triết học Mác - Lênin không chỉ giải thích thế giới mà vấn đề quan trọng là cải tạo thế gi ới. Tr ước Mác, ng ười ta ch ưa xác lập được mối quan hệ gắn bó với nhau giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận nhiều khi chỉ là sản phẩm của tư duy thuần túy, chỉ là kết quả của sự suy lý tư biện của các nhà lý luận. Người ta chưa chỉ ra đ ược một tiêu chuẩn khách quan đ ể phân biệt cái đúng và cái sai trong lý luận. Lý luận càng cao siêu, càng xa rời thực tế thì càng được đánh giá cao. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C. Mác và Ph. Ăngghen vạch ra một cách đ ầy đ ủ và chính xác vai trò c ủa ho ạt đ ộng thực tiễn với tính cách là hoạt động vật chất cải tạo tự nhiên và xã hội đối với quá trình nhận thức; khẳng định rằng thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, tiêu chuẩn của chân lý. Sự thống nhất giữa lý luận và th ực tiễn là một nguyên t ắc căn b ản của triết học Mác-Lênin. + Triết học Mác-Lênin có sự thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học. 8
  9. Với sự ra đời của triết học Mác-Lênin, giai cấp vô sản và nhân dân lao đ ộng có một lý lu ận triết h ọc khoa h ọc đ ể gi ải thích đúng đắn các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Triết học Mác-Lênin còn là vũ khí lý luận cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động để đấu tranh xóa bỏ áp bức, bất công, xây dựng xã hội không có giai cấp, không có người bóc l ột ng ười. Những quan điểm cách mạng trong triết học Mác-Lênin, nhất là quan điểm về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không phải là những hoài bão chủ quan của loài người, mà trái lại chúng có cơ sở khoa học vững chắc, dựa trên sự nghiên c ứu nghiêm túc và lôgíc ch ặt ch ẽ của triết học và các khoa học xã hội. +Triết học Mác đã đem lại một quan niệm đúng đắn về đối tượng của triết học. Trước đây quan niệm coi triết học là khoa học bao trùm tất cả các khoa học hay coi triết h ọc ch ỉ còn “công c ụ” c ủa khoa học hoặc của hoạt động thực tiễn. Triết học Mác đã đưa ra một quan niệm đúng đắn trong việc xác định đ ối tượng và vai trò c ủa triết h ọc. Đ ối v ới tri ết h ọc Mác, triết học không đồng nhất với các khoa học cụ thể, cũng không phải là “khoa học của các khoa học”, mà là h ọc thuyết v ề nh ững nguyên lý chung nhất, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Sau C. Mác và Ăngghen, triết học Mác được Lênin bổ sung và phát triển một cách sáng t ạo trong tình hình mới. Lênin đã vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác để giải quyết những vấn đề của cách mạng vô sản trong thời đ ại ch ủ nghĩa đ ế qu ốc và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 9: Bản chất, vai trò của phép duy vật biện chứng. Các nguyên tắc phương pháp luận của nó và sự vận dụng trong thực tiễn cách mạng XHCN ở Việt Nam. TGQ duy vật ra đời và phát triển trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan thần thoại, tôn giáo và th ế gi ới quan tri ết học duy tâm 1. Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng a) Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học - Khẳng định vật chất có trước, quyết định ý thức. Nhưng ý thức có vai trò vô cùng to l ớn. Quan h ệ v ật ch ất và ý th ức không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở hoạt động thực tiễn. - Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người b) Thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật (CNDV) và phép biện chứng (PBC) Thiếu sót của CNDV trước Mác là phương pháp siêu hình, máy móc. Trong khi đó, PBC lại đ ược các nhà duy tâm phát triển. C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa PBC ra khỏi triết học duy tâm và trở về với quan điểm duy vật, tạo nên sự thống nhất giữa CNDV và PBC. c) Chủ nghĩa duy vật triệt để Trước Mác, quan điểm duy tâm thống trị trong lĩnh vực xã hội. Ngay những nhà triết học tri ết h ọc duy v ật, vô th ần nh ư Phoiơbăc cũng không thoát khỏi quan điểm duy tâm khi bước vào nghiên cứu xã hội. Đối với quan điểm duy tâm khách quan về lịch sử thì xã hội do một ý niệm có trước thế giới hoặc do Thượng đế quyết định. Còn đối với quan điểm duy tâm chủ quan thì sự phát triển của xã hội do ý chí của vĩ nhân, lãnh tụ quyết định. Triết học Mác đã đưa quan niệm duy vật vào lĩnh vực xã hội, sáng lập ra CNDV lịch sử. CNDV lịch sử là một cống hiến vĩ đại của C. Mác. Việc vận dụng quan điểm duy vật vào trong lĩnh vực xã hội đã tạo ra một CNDV triệt để. a) Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích - Lý luận phải được kiểm tra trong thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý - Thực tiễn phải được hướng dẫn bằng lý luận khoa học. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý lu ận suông. Th ực tiễn mà không được lý luận hướng dẫn thành thành thực tiễn mù quáng. b) Tính cách mạng và tính sáng tạo - Triết học Mác không dừng lại ở nhận thức thế giới, mà vấn đề quan trọng là cải tạo thế giới 9
  10. - Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản và nhân dân lao đ ộng có thế gi ới quan khoa h ọc c ủa mình. Tri ết h ọc Mác tr ở thành vũ khí lý luận của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. - Tính đảng và tính giai cấp của CNDV mácxít không mâu thuẫn với tính khoa học của nó. Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học của chủ nghĩa duy vật mácxít có cơ sở là sự thống nhất giữa lợi ích c ủa giai c ấp vô sản với quy lu ật khách quan c ủa tiến trình lịch sử. - Ngoài ra, CNDV mácxít còn có tính sáng tạo. Nó không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành đ ộng. Nó luôn luôn được đổi mới và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Nó phải đ ược vận dụng phù hợp v ới tình hình c ụ thể c ủa mỗi thời kỳ và mỗi nước. Nó là hệ thống mở sẳn sàng tiếp nhận những phát mình mới của khoa học. 2. Các nguyên tắc phương pháp luận của nó và sự vận dụng trong thực tiễn cách mạng XHCN ở Việt Nam. a) Các nguyên tắc phương pháp luận - Nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét. Thế giới quan DVBC là cơ sở lý luận của nguyên tắc (quan điểm) tính khách quan của sự xem xét (quan điểm khách quan). Nguyên tắc này đòi hỏi trong nhận thức sự vật phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, xem xét sự vật đúng như nó tồn tại trong thực tế. Cải tạo sự vật phải xuất phát từ qui luật khách quan của sự tồn tại và phát triển của sự vật. Không được lấy tình cảm, ý chí chủ quan làm điểm xuất phát trong việc xem xét và cải tạo sự vật. Phải tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan. - Phát huy tính năng động chủ quan, chống chủ nghĩa duy ý chí. - Chống thái độ thụ động, ỉ lại, bảo thủ, trì trệ. - Phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội trong việc nhận thức và hành động. - Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí. b) Vận dụng vào cách mạng XHCN ơ Việt Nam - Tôn trọng các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam - Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước - Coi trọng công tác giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục tri thức khoa học, kỹ thuật, bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng cho nhân dân. - Coi trọng lợi ích, kết hợp hài hòa các lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi t ập thể và lợi ích xã hội; l ợi ích kinh t ế, l ợi ích chính tr ị và lợi ích tinh thần. - Chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Câu 10: Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận của nó 1. Bản chất của phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các quy lu ật, ph ạm trù c ủa nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra những cách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, những phạm trù và những nguyên lý cơ bản, vừa là lý luận duy vật biện chứng, vừa là lý luận nhận thức khoa học, vừa là logic của chủ nghĩa Mác. - Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật : Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: khái quát bức tranh toàn cảnh những mối liên hệ của thế giới (t ự nhiên, xã hội và tư duy). PBCDV khẳng định rằng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, không có sự vật, hiện t ượng nào t ồn t ại một cách riêng l ẻ, cô l ập tuyệt đối, mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. * Ý nghĩa : + Phải xem xét toàn diện các mối liên hệ + Trong tổng số các mối liên hệ phải rút ra được những mối liên hệ bản chất, chủ yếu để thấu hiểu bản chất của sự vật. 10
  11. + Từ bản chất của sự vật quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật trên cơ sở liên kết các mối liên hệ bản chất, chủ yếu với tất cả các mối liên hệ khác của sự vật để đảm bảo tính đồng bộ khi giải quyết mọi vấn đề trong đời sống. Quan điểm toàn diện đối lập với mọi suy nghĩ và hành động phiến diện, chiết trung, siêu hình. Nguyên lý về phát triển: phản ánh đặc trưng biện chứng phổ quát nhất của thế giới. Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. PBCDV khẳng định rằng mọi lĩnh vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ; tự nhiên, xã hội và tư duy) đều nằm trong quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng và về phương diện bản chất c ủa mọi s ự v ận đ ộng, bi ến đổi của thế giới có xu hướng phát triển. Phát triển được coi là khuynh hướng chung, là khuynh hướng chủ đạo của thế giới. * Ý nghĩa : Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự vận động, biến đ ổi và phát tri ển c ủa nó, ph ải t ư duy năng động, linh hoạt, mềm dẻo, phải nhận thức được cái mới và ủng hộ cái mới. Phát triển không loại tr ừ sự thụt lùi, t ức s ự thoái hóa, sự diệt vong của cái cũ, cái lạc hậu, cái lỗi thời. Thậm chí cái mới cũng phải trải qua những thất bại t ạm thời. Tuy nhiên, thụt lùi là khuynh hướng không chủ đạo, chẳng những không ngăn cản sự phát triển, mà trái lại là tiền đ ề, là đi ều ki ện cho s ự phát triển - Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người để thực hiện quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể về phương diện vạch ra nguồn gốc, động lực, cách thức và xu hướng phát triển tiến lên c ủa các s ự v ật, hiện t ượng trong th ế giới. Đó là 3 quy luật: + Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập : còn được gọi là quy luật mâu thuẫn. Quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng, Nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, phản ánh quá trình đ ấu tranh gi ải quy ết mâu thu ẫn bên trong sự vật. Từ đó, phải vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn mà yêu cầu cơ bản của nó là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự vật, trước hết là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu, phải phân tích mâu thuẫn và quá trình đ ấu tranh gi ải quyết mâu thu ẫn. Đấu tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, hình thức đấu tranh rất đa dạng. linh hoạt, tuỳ thuộc mâu thuẫn c ụ thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. + Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến đổi về chất và ngược lại : gọi là quy luật lượng - chất. Quy luật này phản ánh cách thức, cơ chế của quá trình phát triển, là cơ sở phương pháp luận chung để nhận thức và thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật với 3 yêu cầu cơ bản là: > Thường xuyên và tăng cường tích luỹ về lượng để tạo điều kiện cho sự thay đ ổi về chất. Chống chủ nghĩa duy ý chí muốn đốt cháy giai đoạn. > Khi lượng được tích luỹ đến giới hạn độ, phải mạnh dạn thực hiện bước nhảy vọt cách mạng, chống thái đ ộ b ảo th ủ, trì trệ. > Vận dụng linh hoạt các hình thức nhảy vọt để đẩy nhanh quá trình phát triển. + Quy luật phủ định của phủ định: Quy luật này khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc thể hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển. Đó là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ đạo mọi phương pháp suy nghĩ và hành đ ộng c ủa con người. Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa phải có chọn lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa nguyên xi, máy móc và phủ định sạch trơn, chủ nghĩa hư vô với quá khứ. Nguyên tắc phủ đ ịnh bi ện chứng trang b ị ph ương pháp khoa học để tiếp cận lịch sử và tiên đoán, dự kiến những hình thái cơ bản của tương lai. - Các cặp phạm trù không cơ bản Bên cạnh 3 quy luật cơ bản, nội dung của phép biện chứng duy vật còn bao gồm các cặp phạm trù không cơ bản: + cặp phạm trù cái riêng - cái chung + tất nhiên - ngẫu nhiên 11
  12. + nguyên nhân - kết quả + bản chất - hiện tượng + khả năng - hiện thực + nội dung - hình thức. Tóm lại, mỗi nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Vì vậy, chúng phải được vận dụng tổng hợp trong nhận thức khoa học thực tiễn cách mạng. 2. Ý nghĩa của phương pháp luận của phép biện chứng duy vật Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của PBCDV là cơ sở lý luận c ủa nguyên t ắc toàn di ện, nguyên tắc lịch sử-cụ thể và nguyên tắc phát triển. a) Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng với tất cả các mặt, các mối liên hệ; đồng thời phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định. Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong sự nghiệp cách mạng: - Trong Cách mạng dân tộc dân chủ: Đảng ta vận dụng quan điểm toàn diện trong phân tích mâu thuẫn xã hội, đánh giá so sánh lực lượng giữa ta với địch, tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp. - Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện, triệt đ ể; đ ồng thời ph ải xác đ ịnh khâu then ch ốt. N ắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và đổi mới tư duy. Đối lập với nguyên tắc toàn diện của PBC, quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phi ến diện. Nó không xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng; hoặc xem mặt này tách rời mặt kia, s ự v ật này tách r ời s ự vật khác. Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vô nguyên tắc, kết hợp những mặt vốn không có mối liên hệ v ới nhau ho ặc không thể dung hợp được với nhau. Thuật nguỵ biện thì cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặc lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu. b) Nguyên tắc lịch sử-cụ thể trong nhận thức và thực tiễn Nguyên tắc lịch sử-cụ thể đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình vận đ ộng phát tri ển: nó ra đ ời trong đi ều ki ện như thế nào? trải qua những giai đoạn phát triển như thế nào? mỗi giai đoạn có tính tất yếu và đặc điểm như thế nào? c) Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn Nguyên tắc phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy khuynh hướng biến đ ổi trong t ương lai c ủa chúng: cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi; cái mới, cái tiến bộ sẻ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Câu 11:Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn (Khái niệm thực tiễn và lý luận, nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn) và ý nghĩa phương pháp luận của nó A- Khái niệm thực tiễn và lý luận: Thực tiễn được định nghĩa là những hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử - XH c ủa con ng ười nh ằm bi ến đ ổi giới tự nhiên và xã hội. Do vậy, thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt đ ộng vật chất chứ không phải là hoạt động tinh thần hay còn gọi là hoạt động lý luận. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể (tức là con người) và khách thể (tức là giới tự nhiên), là dạng hoạt động vật chất trong đó chủ thể chủ động làm biến đổi khách thể. Trong hoạt động thực tiễn, con người phải s ử d ụng các ph ương tiện, công cụ vật chất cũng như sức mạnh vật chất của mình để tác động vào t ự nhiên, XH nhằm c ải t ạo, làm biến đ ổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Vì vậy, có thể nói thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản nhất của con người và XH, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới. Hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội vì nội dung, phương pháp, phương tiện cũng như ph ạm vi ảnh h ưởng c ủa nó phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử nhất định. Tuy trình độ và các hình thức của hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các thời kỳ lịch sử khác nhau của XH, nhưng thực tiễn luôn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của XH loài người. Thực tiễn cũng 12
  13. có quá trình vận động và phát triển của nó, trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình đ ộ chinh ph ục gi ới t ự nhiên, trình đ ộ làm chủ XH của con người. Hoạt động thực tiễn được thể hiện qua ba hình thức cơ bản sau đây: Ø Hình thức cơ bản đầu tiên của thực tiễn là hoạt động sản xuất vật chất. Đây là hình thức nguyên thuỷ nhất và cơ b ản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của XH loài người, quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn. Ø Hình thức cơ bản thứ hai của thực tiễn là hoạt động CT - XH nhằm cải tạo, biến đổi XH, phát triển các quan h ệ XH, chế độ XH. Đây là hình thức hoạt động thực tiễn cao nhất. Ø Với sự ra đời và phát triển của khoa học làm xuất hiện hình thức cơ bản thứ ba của thực tiễn - hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là hình thức hoạt động thực tiễn đặc biệt nhằm mục đích phục vụ nghiên c ứu khoa h ọc và kiểm tra lý thuy ết khoa học. Hình thức hoạt động này ngày càng trở nên quan trọng do sự phát triển mạnh mẽ c ủa cuộc cách mạng khoa h ọc - k ỹ thu ật hiện đại. Lý luận được hiểu là hệ thống những tri thức phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy lu ật c ủa th ế gi ới khách quan. Lý luận được hiểu theo một cách khác là hệ thống hoá các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy lu ật; trong đó quy lu ật là cái cốt lõi, là sản phẩm của hoạt động nhận thức của con người. Khác với các quan điểm duy tâm, tôn giáo Triết học Mác-Lênin khẳng định lý luận là kết quả của quá trình nhận thức. Quá trình nhận thức đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động ) là giai đoạn đầu, trình độ thấp của quá trình nhận thức, bao gồm 3 hình th ức c ơ b ản: c ảm giác, tri giác và biểu tượng. Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) là giai đoạn cao, trình đ ộ cao c ủa quá trình nh ận th ức, bao g ồm 3 hình th ức c ơ bản là khái niệm, phán đoán và suy luận. Như vậy lý luận là kết quả của quá trình phát triển cao của nhận thức, là trình độ cao của nhận thức. B- Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: - Hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn là hai dạng hoạt động của con người. Lý luận đ ược hình thành không ph ải ở bên ngoài thực tiễn mà trong mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Hai hoạt đ ộng này thống nhất không tách r ời nhau, g ắn bó xâm nhập, làm cơ sở, tiền đề cho nhau phát triển. Giữa thực tiễn và lý luận có mối liên hệ bi ện chứng v ới nhau, tác đ ộng qua l ại l ẫn nhau, và trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định. Ø Lý luận là kim chỉ nam cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Lý luận xuất phát t ừ thực tiễn, d ựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu đi sát thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn bởi vì chỉ có thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý để kiểm nghiệm lại lý luận đúng hay sai. Nếu lý luận xa r ời th ực tiễn s ẽ d ẫn t ới các sai l ầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu. Tuy nhiên tự bản thân lý luận luôn luôn phải đ ổi mới đ ể theo k ịp s ự phát triển của thực tiễn để khỏi phải lạc hậu, lỗi thời và phải làm vai trò hướng dẫn chỉ đạo và thúc đẩy hoạt động thực tiễn bởi vì chỉ có một lý luận khoa học, cách mạng thì hoạt động thực tiễn mới đạt hiệu quả cao đ ược. Lý luận có vai trò r ất l ớn đ ối v ới th ực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Ø Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động lực của lý luận. Bởi vì nó là nền tảng, là điểm xuất phát, là nơi diễn ra hoạt động lý luận. Mặt khác hoạt động thực tiễn thúc đẩy cho hoạt động lý luận con người và thông qua nó con ng ười phát tri ển b ản ch ất, năng lực trí tuệ của mình. Thực tiễn còn là mục đích của nhận thức, của lý luận bởi vì hoạt động lý luận không phải chỉ để lý luận mà là cải tạo tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Thực tiễn phải đ ược chỉ đ ạo, h ướng d ẫn b ởi lý lu ận, khoa học, cách mạng. Nếu thực tiễn không có lý luận dẫn đường thì thực tiễn sẽ trở nên mù quáng. Còn nếu thực tiễn được chỉ đạo bởi lý luận sai lầm và phản cách mạng thì hậu quả sẽ khó lường. C- Ý nghĩa của phương pháp luận trong thực tiễn nước ta: a) Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các tri thức khoa học mà nhân loại đã đ ạt được vào điều kiện cụ thể của nước ta - Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Bởi vì, chủ nghĩa Mác-Lênin là lý luận cách mạng và khoa học, vạch ra quy luật và xu thế phát triển t ất yếu khách quan c ủa xã h ội loài người và con đường đấu tranh để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng 13
  14. tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta; là hệ thống quan điểm cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam; là sự kế thừa và phát huy những tinh hoa tư tưởng của dân tộc và nhân loại; là đạo đức cách mạng của mọi người. - Nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và t ư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. - Vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học của nhân loại trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. b) Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện con đường đi lên CNXH. c) Trong giáo dục, đào tạo phải kết hợp lý luận với thực tiễn, học với hành - Giáo dục – đào tạo phải đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội - Kết hợp lý luận với thực tiễn, học với hành. d) Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều - Bệnh giáo điều: Bệnh giáo điều là khuynh hướng cường điệu lý luận, coi thường thực tiễn, tách rời lý lu ận kh ỏi th ực tiễn. - Chỉ căn cứ trên câu chữ trong sách vở, không nắm bắt được bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. - Áp dụng lý luận một cách cứng nhắc không tính đến điều kiện cụ thể - Áp dụng kinh nghiệm người khác một cách rập khuôn máy móc Tác hại của bệnh giáo điều là biến chủ nghĩa xã hội khoa học thành những công thức xơ c ứng, phi ến diện, c ản tr ở quá trình đổi mới thường xuyên CNXH hiện thực. Bệnh kinh nghiệm:Là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thỏa mãn với kinh nghiệm sẵn có của bản thân, không chịu khó học t ập lý luận, không tiếp thu và áp d ụng nh ững tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công tác, xem thường gới trí thức, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm và giáo điều là sự yếu kém về lý luận và thiếu hiểu biết thực tiễn, chủ nghĩa cá nhân. Để khắc phục bênh giáo điều và bệnh kinh nghiệm, cần phải tăng cường nghiên cứu, đổi mới công tác lý luận, tổng kết thực tiễn, từ bỏ lối nghiên cứu kinh viện, gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường giáo dục nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên Câu 12: Khái niệm cấu trúc của hình thái KT - XH. Phép biện chứng của sự vận động, phát triển các hình thái KT-XH. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 1. Khái niệm cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và nghiên cứu đời sống XH, Mác đã nêu lên học thuyết hình thái KT-XH, ch ỉ ra sự phát triển của XH là quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế các hình thái KT-XH từ thấp đ ến cao. Đ ối l ập v ới nh ững quan điểm duy tâm và siêu hình, Mác cho rằng lịch sử XH là do con người tạo ra nhưng dưới ảnh hưởng sự phát triển của LLSX. Vì vậy, không phải ý thức con người mà chính là hoạt động sản xuất vật chất của họ mới làm biến đổi lịch sử Quan niệm của CNDV lịch sử xem xét XH với tính cách là một hệ thống bao gồm trong nó 4 lĩnh vực cơ bản: § Lĩnh vực kinh tế của đời sống XH, tức là QHSX, quan hệ kinh t ế giữ vai trò ban đ ầu, c ơ b ản và quyết đ ịnh t ất c ả các quan hệ khác. § Lĩnh vực XH, tức là các quan hệ gia đình, tầng lớp XH, giai cấp, dân tộc, trong đó quan hệ giai cấp đóng vai trò chi phối. § Lĩnh vực chính trị của đời sống XH, tức là các tổ chức và thiết chế quyền lực, hệ thống luật pháp và tư tưởng chính trị. § Lĩnh vực tinh thần của đời sống XH. Tóm lại, hình thái KT-XH là phạm trù của CNDV lịch sử dùng để chỉ xã hội ở t ừng giai đoạn phát triển nh ất đ ịnh trong lịch sử với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với LLSX ở một trình độ phát triển nhất định và với một KTTT tương ứng dựng bên trên những QHSX đó. Một hình thái KT-XH có 3 mặt: LLSX, QHSX (CSHT) và KTTT. Mỗi mặt của hình thái KT-XH có mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định. 2. Phép biện chứng trong sự vận động, phát triển của các hình thái KT-XH: 14
  15. § Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động (là những người có kỹ năng, kinh nghi ệm, tri th ức nh ất đ ịnh, chế tạo và sử dụng công cụ lao động, tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất) với t ư li ệu s ản xu ất (bao g ồm đ ối t ượng lao động và tư liệu lao động). Quan hệ sản xuất bao gồm 3 mặt: quan hệ về chiếm hữu tư liệu sản xuất, quan hệ về quản lý và phân công lao đ ộng và quan hệ về phân phối sản phẩm. Trong 3 mặt trên thì quan hệ về chiếm hữu t ư liệu sản xuất gi ữa vai trò quy ết đ ịnh. LLSX và QHSX tồn tại không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau trong phương thức sản xuất nhất định. Trong đó LLSX quyết định QHSX, QHSX phải phù hợp với trình độ của LLSX. Khi LLSX thay đổi về chất thì QHSXcũng thay đ ổi theo. Ngược lại QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của LLSX và ngược lại nếu QHSX không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. § Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT) Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Cơ sở hạ tầng của một xã hội có thể có nhiều kiểu QHSX: QHSX thống trị, QHSX tàn dư, QHSX mầm mống, trong đó QHSX thống trị giữ vai trò quyết định Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những hiện tượng xã hội hình thành và phát triển bên trên cơ sở hạ tầng, bao gồm những tư tưởng xã hội, những quan hệ và thiết chế tương ứng với những tư tưởng đó. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái KT-XH, chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó CSHT quyết định KTTT, song KTTT cũng có tác đ ộng tích c ực trở l ại CSHT. CSHT quyết đ ịnh KTTT. CSHT như thế nào thì KTTT như thế ấy; khi CSHT có những biến đổi căn bản thì KTTT sớm muộn cũng bi ến đ ổi theo. KTTT có sự tác động trở lại CSHT. KTTT tiến bộ có vai trò thúc đẩy sự phát triển của đ ời sống kinh t ế; còn ng ược l ại, KTTT l ạc hậu thì kìm hãm sự phát triển của kinh tế. 3. Sự vận dụng của Đảng ta trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: § Vấn đề quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN: Lịch sử đã chứng minh không phải bất cứ nước nào cũng phải tuần tự trải qua các hình thái KT-XH đã từng có trong lịch sử. Việc bỏ qua một hình thái KT-XH nào đó do nh ững yếu t ố bên trong quy ết định, song đồng thời còn tuỳ thuộc ở sự tác động của từng nhân tố bên ngoài. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra cho các nước chậm phát triển thời cơ mới nhưng cũng có nhiều thách thức mới trên con đ ường l ựa ch ọn s ự phát triển c ủa mình. Ở nước ta cũng có những tiền đề và điều kiện cho phép chúng ta lựa chọn con đ ường XHCN, kết h ợp s ức mạnh dân t ộc v ới s ức mạnh thời đại để quá độ lên CNXH nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, làm cho đất nước ngày càng phồn vinh. Đảng ta chỉ rõ: nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập thống tr ị c ủa quan hệ s ản xu ất TBCN và KTT TBCN. Có nghĩa là không để hình thành giai cấp tư sản và sự thống trị của nó đ ối với đ ời sống chính tr ị, kinh t ế xã h ội. Tuy nhiên quá trình này phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đ ường, nhiều hình thức t ổ ch ức kinh t ế, xã h ội có tính ch ất quá độ. Một số nguyên tắc phương pháp luận trong việc xây dựng hình thái KT-XH XHCN ở nước ta: Đảng ta đã đề ra những quan điểm phương pháp luận xuất phát để xây dựng CNXH: + Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (nền kinh tế thị trường định hướng XHCN). + Phát triển lực lượng sản xuất bằng việc thực hiện CNH, HĐH đi đôi với hoàn thiện QHSX xã h ội ch ủ nghĩa v ới s ự đa dạng của các hình thức sở hữu và phân phối trong đó sở hữu công cộng và kinh t ế nhà nước t ừng b ước gi ữ vai trò ch ủ đ ạo. + Thực hiện cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. Phát huy nhân tố con người. Coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực trong công cuộc xây dựng xã hội mới. 15
  16. Câu 13: Quan điểm macxit về giai cấp, đấu tranh giai cấp và quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm macxit về giai cấp, đấu tranh giai cấp và quan hệ giữa giai cấp và dân tộc - Về giai cấp: Định nghĩa: “Người ta gọi giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong hệ thống sản xuất XH nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động XH Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác. Định nghĩa trên đã cho thấy những tiêu chuẩn cụ thể để xác định các giai cấp khác nhau, đồng thời cũng xác định rõ trong tất cả các XH có giai cấp đối kháng, quan hệ giữa các giai cấp cơ bản là quan hệ giữa bóc l ột và b ị bóc l ột. Mác và Ănghen cho rằng từ khi LLSX phát triển, năng suất lao động tăng lên dẫn đến có sự dư thừa sản phẩm XH, và từ đó xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp sự ra đời giai cấp. - Về đấu tranh giai cấp: ĐTGC là đấu tranh giữa những giai cấp có lợi ích căn bản (lợi ích kinh tế) đ ối lập nhau, không thể điều hòa được, chủ yếu là đấu tranh của đông đảo quần chúng lao động bị bóc lột, bị áp bức, bị th ống tr ị ch ống l ại giai c ấp bóc lột, áp bức, thống trị. Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi XH có giai cấp, là đ ộng lực c ơ bản c ủa s ự phát tri ển XH có các giai cấp đối kháng. Đấu tranh giai cấp xảy ra khi có mâu thuẫn giữa LLSX mới v ới QHSX lôi th ời, t ừ đó thúc đ ẩy s ự phát triển của LLSX. ĐTGC dẫn đến đỉnh cao là CMXH, xóa bỏ QHSX cũ, CSKT cũ, KTTT cũ đ ưa xã hội phát tri ển lên m ột hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn đó là XH không còn giai cấp. Đấu tranh GCVS nhằm thủ tiêu chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu. Cuộc đấu tranh này diễn ra dưới 3 hình thức: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng - Quan hệ giữa giai cấp và dân tộc: Dân tộc: Là một cộng đồng người có chung một lãnh thổ, chung một ngôn ngữ, chung một nền văn hoá, chung m ột hoàn cảnh. Quan hệ giữa giai cấp và dân tộc: Một dân tộc bao giờ cũng gồm các giai cấp khác nhau. Giai cấp giữ vai trò quyết định sự hình thành dân tộc, xu hướng phát triển của dân tộc, bản chất XH của dân tộc và mối quan hệ gi ữa các dân t ộc. B ản ch ất XH của một dân tộc do PTSX thống trị và giai cấp đại diện cho PTSX ấy Quan hệ giữa giai cấp và nhân loại: Nhân loại: là cộng đồng người sống trên trái đất. Lợi ích chung của nhân loại là lợi ích về sự tồn tại và sự phát triển của cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên trong XH có giai cấp lợi ích nhân loại không tách rời lợi ích giai c ấp. Ch ỉ có l ợi ích c ủa giai c ấp tiến bộ (GCVS) phù hợp với lợi ích nhân loại Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay: - Phát huy khổi đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công- nông- trí thức dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. - Mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia - Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế . - CNH, HĐH xóa bỏ tình trạng nước nghèo, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đ ưa nước ta thành một n ước công nghiệp hiện đại. - Đấu tranh làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững chính quyền cách mạng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội. - Giữ vững định hướng XHCN. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, vai trò chủ đ ạo c ủa kinh tế nhà n ước. Ch ống khuynh hướng tự phát TBCN. - Từng bước hạn chế đi đến xóa bỏ tình trạng người bóc lột người; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Xóa bỏ mọi tàn tích về tư tưởng và lối sống của g/c bóc lột. Khắc phục những hiện tượng tiêu cực. Phát triển con người toàn diện. Xây dựng lối sống tốt đẹp, lành mạnh. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 16
  17. Câu 14: Quan điểm mácxít về bản chất nhà nước, nguồn gốc, chức năng của nhà nước. Đặc điểm của nhà nước XHCN. Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a) Bản chất nhà nước - Nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị nhằm bảo vệ địa vị và lợi ích (tr ước h ết là l ợi ích kinh t ế) c ủa giai cấp đó trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. b) Nguồn gốc của nhà nước Nhà nước là một phạm trù lịch sử ra đời do hai nguyên nhân: - Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự thay thế chế độ công hữu bằng chế độ tư hữu - Sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. Xã hội cần phải có một t ổ chức bạo l ực đ ể gi ữ cho cu ộc đ ấu tranh giữa các giai cấp có quyền lợi kinh tế đối lập nhau nằm “trong vòng trật t ự”. Nhà nước do giai cấp có thế lực mạnh nhất trong xã hội, tức giai cấp thống trị về kinh tế lập ra, trước hết là để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của giai cấp đó. c) Chức năng cơ bản của nhà nước * Chức năng thống trị chính trị của giai cấp : Nhà nước là một bộ máy cai trị của một giai cấp, nó sẵn sàng sử dụng bạo lực để bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp đó. * Chức năng xã hội: thực hiện một số nhiệm vụ vì nhu cầu và lợi ích chung của cộng đ ồng dân c ư trong s ự qu ản lý c ủa nhà nước. Chức năng thống trị giai cấp là chức năng chính, quy định nội dung, phương hướng, mức đ ộ thực hiện chức năng xã h ội của nhà nước. + Chức năng đối nội: thực hiện những nhiệm vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm bảo vệ sự thống trị c ủa giai c ấp thống trị, quản lý xã hội. + Chức năng đối ngoại: thực hiện những nhiệm vụ trong quan hệ với các nhà nước khác nhằm bảo vệ đ ộc lập quốc gia hoặc mở rộng sự thống trị đến các dân tộc khác. Chức năng đối nội giữ vai trò quyết định chức năng đối ngoại; chức năng đối ngoại nhằm mục đích phục v ụ ch ức năng đối nội. d) Nhà nước XHCN có những đặc điểm : + Nhà nước XHCN là tổ chức chính trị thông qua đó nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ xã h ội c ủa mình. Nhà nước XHCN đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động. + Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hai chức năng cơ bản: Chức năng tổ chức xây dựng là chức năng cơ bản nhất. - Sử dụng công cụ bạo lực để bảo vệ độc lập, của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. - Tổ chức xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới. + Nhà nước XHCN thực hiện sự bình đẳng chủng tộc và sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa các dân tộc trên thế giới. + Nhà nước XHCN do giai cấp vô sản lãnh đạo mà đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản. e) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. - Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các c ơ quan nhà nước trong vi ệc th ực hi ện các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp. - Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. + Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước. - Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức Quốc hội - Tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước - Cải cách tư pháp 17
  18. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Câu 15: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều quan điểm trước Mác về con người như quan điểm tôn giáo cho rằng con người do Thượng đ ế t ạo ra hay theo chủ nghĩa duy tâm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối ngay cả các quan điểm duy v ật tr ước Mác cũng ch ỉ th ấy mặt sinh học của con người mà chưa thấy vai trò quyết định của mặt xã hội và hoạt động thực tiễn của con người. Trên quan điểm duy vật triệt để Mác đi đến bản chất con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã h ội. Mặt sinh v ật bao g ồm c ơ th ể , mối quan hệ giữa cơ thể với giới tự nhiên chung quanh, cùng những nhu cầu sinh vật và những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể con người. Mặt xã hội bao gồm “tổng hòa những quan hệ xã hội”, những hoạt động xã hội, đ ời sống tinh th ần c ủa con người. Hai mặt sinh vật và xã hội ở con người hợp thành một thể thống nhất có quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người, nhưng không phải là yếu tố quyết định bản chất của con người; mặt xã hội mới là mặt giữ vai trò quyết định bản chất của con người. Như vậy chúng ta thấy rằng con người vượt trên con vật qua 3 phương diện : quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Trong đó quan h ệ xã h ội gi ữa người với người là quan hệ bản chất bởi vì chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó con người mới bộc lộ bản chất xã hội của mình. Tóm lại “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã h ội”. Trên cơ sở tiếp thu quan điểm về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng nhân văn của cách mạng Pháp, tư tưởng từ bi của Phật giáo, nhân văn của Nho giáo và kế thừa truyền thống của dân tộc Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: con người vừa là mục tiêu, v ừa là đ ộng l ực của cách mạng dân tộc với mục tiêu là phát triển con người toàn diện. Cách mạng Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người Việt Nam - Vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân lao đ ộng, nhất là đ ồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. - Vấn đề phát triển thể chất, sức khỏe của con người. - Vấn đề nâng cao trình độ khoa học-kỹ thuật - Vấn đề văn hóa, đạo đức; chống những hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xã hội. + Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay - Phấn đấu cho hạnh phúc của con người trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh . Mục đích của chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tự do và hạnh phúc của con người và chính sự phát triển tự do của cá nhân là điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên việc mưu cầu hạnh phúc cho con người không thể tách rời việc phấn đ ấu xây dựng một xã h ội phát tri ển v ề kinh t ế, công bằng, dân chủ và văn minh. Kiên quyết chống những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. - Đào tạo những con người của xã hội văn minh . Con người mới là những con người có đủ trình độ và năng lực làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Do đó, giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu đào tạo ra những con người mới vừa hồng, vừa chuyên, nghĩa là vừa có đủ trình độ và năng lực sáng tạo và làm chủ khoa học và công nghệ, quản lý kinh t ế, quản lý nhà n ước, v ừa có đ ủ phẩm chất chính trị, đạo đức để có thể giữ vững thành quả cách mạng và xây dựng thành công chủ nghĩa xã h ội ở nước ta, đ ưa nước ta tiến kịp trình độ của văn minh nhân loại. - Phát triển con người một cách toàn diện. Để có những con người có đủ trình độ và năng lực làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân, có cuộc sống gia đình hạnh phúc thì cần phải phát triển con người một cách toàn di ện, c ả v ề thể l ực và trí l ực, c ả v ề năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị, đạo đức, cả về phẩm chất cá nhân và quan hệ xã hội. Câu 1: Quan điểm CT - XH của Nho gia ở Trung Hoa cổ đại. Sự khác nhau trong đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia................................................................................................................................................................................................1 Câu 2: Bản thể luận và nhân sinh quan của Phật giáo Ấn Độ cổ đại.......................................................................................................2 Câu 3: Những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam...........................................................................................................4 Triết học Việt nam chịu ảnh hưởng của các tư tưởng triết học trường phái Nho ga, Đạo gia và đặc biệt là đạo Phật. ..................4 Câu 4: Sự đối lập giữa quan điểm duy tâm và duy vật, biện chứng và siêu hình trong triết học Hy Lạp cổ đại (về bản thể luận, nhận thức luận, quan điểm CT-XH giữa Đêmôcrit và Platon; triết học Hêraclit và phái Elê …)...........................................................5 18
  19. Câu 5: Quan điểm triết học của các nhà triết học Tây Âu Trung cổ (Về quan hệ giữa triết học và tôn giáo, về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận con người và xã hội).................................................................................................................................................6 Câu 6: Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa duy vật Tây Âu thế kỷ 17-18.................................................................................6 Câu 7: Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng...................................................................................7 Câu 8: Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện, V.I.Lênin phát triển.............................8 Câu 9: Bản chất, vai trò của phép duy vật biện chứng. Các nguyên tắc phương pháp luận của nó và sự vận dụng trong thực tiễn cách mạng XHCN ở Việt Nam.....................................................................................................................................................................9 Câu 10: Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận của nó...............................................10 Câu 11:Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn (Khái niệm thực tiễn và lý luận, nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn) và ý nghĩa phương pháp luận của nó .........................................................................................................................12 Câu 12: Khái niệm cấu trúc của hình thái KT - XH. Phép biện chứng của sự vận động, phát triển các hình thái KT-XH. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...............................................................................................................................................14 Câu 13: Quan điểm macxit về giai cấp, đấu tranh giai cấp và quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. ........................................................................................................................................................................16 Câu 14: Quan điểm mácxít về bản chất nhà nước, nguồn gốc, chức năng của nhà nước. Đặc điểm của nhà nước XHCN. Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam..............................................................................................................17 Câu 15: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..............................................................................................................................................................................18 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2