Cấu trúc dữ liệu và giải thuật II - Chương 4
lượt xem 20
download
CHƯƠNG 4 – B-TREE VÀ BỘ NHỚ NGOÀI Đối với cây nhị phân, mỗi node chỉ có một mục dữ liệu và có thể có hai node con. Nếu chúng ta cho phép một node có nhiều mục dữ liệu và nhiều node con thì kết
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật II - Chương 4
- CHƯƠNG 4 – B-TREE VÀ BỘ NHỚ NGOÀI Đối với cây nhị phân, mỗi node chỉ có một mục dữ liệu và có thể có hai node con. Nếu chúng ta cho phép một node có nhiều mục dữ liệu và nhiều node con thì kết quả là ta được cây nhiều nhánh. Cây 2-3-4 là cây nhiều nhánh mà mỗi node của nó có thể có đến bốn node con và có 3 mục dữ liệu. Để bước đầu làm quen với B-tree chúng ta khảo sát cây 2-3-4. Cây 2-3-4 là cây cân bằng giống như cây đỏ-đen. Tuy nhiên, ít hiệu quả hơn cây đỏ-đen nhưng ngược lại chúng lại dễ lập trình. B-tree là một dạng của cây nhiều nhánh, B-tree đặc biệt hữu dụng đối với việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài. Một node trong B-tree có thể có hàng chục thậm chí hàng trăm node con. Chúng ta sẽ thảo luận về bộ nhớ ngoài và B-tree trong phần tiếp theo. 1. CÂY 2-3-4 1.1. Giới thiệu về cây 2-3-4 Chúng ta sẽ xem xét các đặc tính của cây 2-3-4 và mối quan hệ khá gần gũi giữa cây 2-3-4 và cây đỏ-đen. Hình 4.1 trình bày một cây 2-3-4 đơn giản. Mỗi node có thể lưu trữ 1, 2 hoặc 3 mục dữ liệu. Hình 4.1 cây 2-3-4 Các số 2, 3 và 4 trong cụm từ cây 2-3-4 có ý nghĩa là khả năng có bao nhiêu liên kết đến các node con có thể có được trong một node cho trước. Đối với các node không phải là lá, có thể có 3 cách sắp xếp sau: Một node với một mục dữ liệu thì luôn luôn có 2 con. Một node với hai mục dữ liệu thì luôn luôn có 3 con.
- Một node với ba mục dữ liệu thì luôn luôn có 4 con. Như vậy, một node không phải là lá phải luôn luôn có số node con nhiều hơn 1 so với số mục dữ liệu của nó. Nói cách khác, đối với mọi node với số con là l và số mục dữ liệu là d, thì : l = d + 1 Hình 4.2. các trường hợp của cây 2-3-4 Với mọi node lá thì không có node con nhưng có thể chứa 1, 2 hoặc 3 mục dữ liệu, không có node rỗng. Một cây 2-3-4 có thể có đến 4 cây con nên được gọi là cây nhiều nhánh bậc 4. Trong cây 2-3-4 mỗi node có ít nhất là 2 liên kết ,trừ lnode lá (node không có liên kết nào). Hình 4.2 trình bày các trường hợp của cây 2-3-4. Một node với 2 liên kết gọi là một 2-node, một node với 3 liên kết gọi là một 3-node, và một node với 4 liên kết gọi là một 4-node, nhưng ở đây không có loại node nào là 1-node. 1.2. Tổ chức cây 2-3-4 Các mục dữ liệu trong mỗi node được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải (sắp xếp từ thấp đến cao).
- Một đặc tính quan trọng của bất kỳ cấu trúc cây là mối liên hệ giữa các liên kết với giá trị khóa của các mục dữ liệu. Trong cây tìm kiếm nhị phân, tất cả node của cây con bên trái có khoá nhỏ hơn khóa của node đang xét và tất cả node của cây con bên phải có khoá lớn hơn hoặc bằng khóa của node đang xét. Trong cây 2-3-4 thì nguyên tắc cũng giống như trên, nhưng có thêm một số điểm sau: Tất cả các node con của cây con có gốc tại node con thứ 0 thì có các giá trị khoá nhỏ hơn khoá 0. Tất cả các node con của cây con có gốc tại node con thứ 1 thì có các giá trị khoá lớn hơn khoá 0 và nhỏ hơn khoá 1. Tất cả các node con của cây con có gốc tại node con thứ 2 thì có các giá trị khoá lớn hơn khoá 1 và nhỏ hơn khoá 2. Tất cả các node con của cây con có gốc tại node con thứ 3 thì có các giá trị khoá lớn hơn khoá 2. Trong tất cả cây 2-3-4, các lá đều nằm trên cùng một mức. Các node ở mức trên thường không đầy đủ, nghĩa là chúng có thể chứa chỉ 1 hoặc 2 mục dữ liệu thay vì 3 mục. Lưu ý rằng cây 2-3-4 là cây cân bằng. Nó vẫn giữ được sự cân bằng khi thêm vào các phần tử có thứ tự (tăng dần hoặc giảm dần). 1.3. Tìm kiếm Thao tác tìm kiếm trong cây 2-3-4 tương tự như thủ tục tìm kiếm trong cây nhị phân. việc tìm kiếm bắt đầu từ node gốc và chọn liên kết dẫn đến cây con với phạm vi giá trị phù hợp. Ví dụ, để tìm kiếm mục dữ liệu với khoá là 64 trên cây ở hình 4.1, bạn bắt đầu từ gốc. Tại node gốc không tìm thấy mục khoá này. Bởi vì 64 lớn 50, chúng ta đi đến node con 1, (60/70/80)(lưu ý node con 1 nằm bên phải, bởi vì việc đánh số của các node con và các liên kết bắt đầu tại 0 từ bên trái). Tại vị trí này vẫn không tìm thấy mục dữ liệu, vì thế phải đi đến node con tiếp theo. Tại đây bởi vì 64 lớn hơn 60 nhưng nhỏ hơn 70 nên đi tiếp đến node con 1. Tại thời điểm chúng ta tìm được mục dữ liệu đã cho với liên kết là 62/64/66. 1.4. Thêm vào
- Các mục dữ liệu mới luôn luôn được chèn vào tại các node lá . Nếu mục dữ liệu được thêm vào node mà có node con, thì số lượng của các node con cần thiết phải được chuyển đổi để duy trì cấu trúc cho cây, đây là lý do tại sao phải có số node con nhiều hơn 1 so với các mục dữ liệu trong một nút. Việc thêm vào cây 2-3-4 trong bất cứ trường hợp nào thì quá trình cũng bắt đầu bằng cách tìm kiếm node lá phù hợp. Nếu không có node đầy nào (node có đủ 3 mục dữ liệu) được bắt gặp trong quá trình tìm kiếm, việc chèn vào khá là dễ dàng. Khi node lá phù hợp được tìm thấy, mục dữ liệu mới đơn giản là thêm vào nó. Hình 4.3 trình bày một mục dữ liệu với khoá 18 được thêm vào cây 2-3-4. Việc chèn vào có thể dẫn đến phải di chuyển một hoặc hai mục dữ liệu trong node vì thế các khoá sẽ nằm với trật tự đúng sau khi mục dữ liệu mới được thêm vào. Trong ví dụ này số 23 phải được đẩy sang phải để nhường chỗ cho 18. Hình 4.3 Chèn vào không làm tách cây (i) trước khi chèn vào (ii) sau khi chèn vào
- Tách nút Việc thêm vào sẽ trở nên phức tạp hơn nếu gặp phải một node đầy (node có số mục dữ liệu đầy đủ) trên nhánh dẫn đến điểm thêm vào. Khi điều này xảy ra, node này cần thiết phải được tách ra. Quá trình tách nhằm giữ cho cây cân bằng. Loại cây 2-3-4 mà chúng ta đề cập ở đây thường được gọi là cây 2-3-4 top-down bởi vì các node được tách ra theo hướng đi xuống điểm chèn. Giả sử ta đặt tên các mục dữ liệu trên node bị phân chia là A, B và C. Sau đây là tiến trình tách (chúng ta giả sử rằng node bị tách không phải là node gốc; chúng ta sẽ kiểm tra việc tách node gốc sau này): Một node mới và rỗng được tạo. Nó là anh em với node sẽ được tách và được đưa vào bên phải của nó. Mục dữ liệu C được chuyển vào node mới. Mục dữ liệu B được chuyển vào node cha của node được tách. Mục dữ liệu A không thay đổi. Hai node con bên phải nhất bị hủy kết nối từ node được tách và kết nối đến node mới. Một ví dụ về việc tách node trình bày trên hình 4.4. Một cách khác để mô tả sự tách node là một 4-node được chuyển đổi sang hai 2-nút. Chú ý rằng ảnh hưởng của sự tách node là dịch chuyển dữ liệu đi lên về bên phải. Sự sắp xếp lại này nhằm mục đích giữ cho cây cân bằng.
- Hình 4.4: Tách một nút (i ) Trước khi chèn vào (ii) Sau khi chèn vào Tách node gốc Khi gặp phải node gốc đầy tại thời điểm bắt đầu tìm kiếm điểm chèn, kết quả của việc tách thực hiện như sau: Node mới được tạo ra để trở thành gốc mới và là cha của node được tách. Node mới thứ hai được tạo ra để trở thành anh em với node được tách. Mục dữ liệu C được dịch chuyển sang node anh em mới. Mục dữ liệu B được dịch chuyển sang node gốc mới. Mục dữ liệu A vẫn không đổi.
- Hai node con bên phải nhất của node được phân chia bị hủy kết nối khỏi nó và kết nối đến node mới bên phải. Hình 4.5 Tách node gốc i) Trước khi thêm vào ii) Sau khi thêm vào Hình 4.5 chỉ ra việc tách node gốc. Tiến trình này tạo ra một node gốc mới ở mức cao hơn mức của node gốc cũ. Kết quả là chiều cao tổng thể của cây được tăng lên 1. Đi theo node được tách này, việc tìm kiếm điểm chèn tiếp tục đi xuống phía dưới của cây. Trong hình 4.5 mục dữ liệu với khoá 41 được thêm vào lá phù hợp. Tách theo hướng đi xuống Chú ý rằng, bởi vì tất cả các node đầy được tách trên đường đi xuống nên việc tách node không gây ảnh hưởng gì khi phải đi ngược lên trên của cây. Node cha của bất cứ node nào bị tách phải đảm bảo rằng không phải là node đầy, để đảm bảo node cha này có thể chấp nhận
- mục dữ liệu B mà không cần thiết nó phải tách ra. Tất nhiên nếu node cha này đã có hai con thì khi node con bị tách, nó sẽ trở thành node đầy. Tuy nhiên điều này chỉ có nghĩa là nó có thể sẽ bị tách ra khi lần tìm kiếm kế tiếp gặp nó. Hình 4.6 trình bày một loạt các thao tác chèn vào một cây rỗng. Có 4 node được tách, 2 node gốc và 2 node lá. Thêm vào 70, 30, 50 Thêm 40 Thêm vào 20, 80 Thêm vào 25, 90 Thêm vào 75 Thêm vào 10
- Hình 4.6 Minh họa thêm một node vào cây 2-3-4 1.5. Cây 2-3-4 và cây Đỏ-Đen Cây 2-3-4 và cây đỏ-đen hầu như là các thực thể khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, ở một ngữ cảnh nào đó chúng có sự tương đương với nhau. Cây này có thể chuyển sang cây khác bằng một chương trình với một số quy tắc đơn giản, và thậm chí các thao tác để giữ cho chúng cân bằng cũng tương đương. Các nhà toán học gọi chúng là đồng đẳng. Bạn có thể sẽ không cần chuyển đổi một cây 2-3-4 sang cây đỏ-đen, nhưng sự tương đương của các cấu trúc này đưa ra thêm một quan niệm trên thao tác của chúng và điều này cũng hữu dụng trong việc phân tích tính hiệu quả của chúng. Trong lịch sử thì cây 2-3-4 phát triển trước; Sau đó cây đỏ-đen suy ra từ nó. 1.6. Chuyển từ cây 2-3-4 sang cây Đỏ-Đen Một cây 2-3-4 có thể được chuyển sang cây đỏ-đen bằng cách áp dụng các luật sau: Chuyển đổi bất kỳ 2-node ở cây 2-3-4 sang node đen ở cây đỏ-đen. Chuyển đổi bất kỳ 3-node sang node con C (với hai con của chính nó) và node cha P (với các node con C và node con khác). Không có vấn đề gì ở đây khi một mục trở thành node con và mục khác thành node cha. C được tô màu đỏ và P được tô màu đen. Chuyển đổi bất kỳ 4-node sang node cha P và cả hai node con C1, C2 màu đỏ. Hình 4.7 trình bày các chuyển đổi này. Các node con trong các cây con được tô màu đỏ; tất cả các node khác được tô màu đen. Hình 4.8 trình bày cây 2-3-4 và cây đỏ-đen tương ứng với nó bằng cách áp dụng các chuyển đổi này. Các đường chấm xung quanh các cây con được tạo ra từ 3-
- node và 4-nút. Các luật của cây đỏ-đen tự động thoả mãn với sự chuyển đổi này. Kiểm tra rằng: Hai node đỏ không bao giờ được kết nối, và số lượng các node đen là như nhau ở mọi đường dẫn từ gốc đến lá (hoặc node con null). Bạn có thể nghĩ rằng một 3-node ở cây 2-3-4 là tương đương với node cha có một node con màu đỏ ở cây đỏ-đen, và một 4-node là tương đương với node cha có hai node con đỏ. Điều này nghĩa là node cha màu đen với node con đen ở cây đỏ-đen không biểu diễn một 3-node ở cây 2-3-4; nó chỉ biểu diễn một 2- node với node con 2-node khác. Tương tự, một node cha màu đen với 2 con màu đen không biểu diễn cho 4-nút. Hình 4.7 Chuyển đổi từ cây 2-3-4 sang cây đỏ-đen
- Hình 4.8 Cây 2-3-4 và cây đỏ-đen tương ứng Sự tương đương Không những cấu trúc của cây đỏ-đen phù hợp với cây 2-3-4, mà các thao tác hoạt động của hai loại cây này cũng tương đương nhau. Trong cây 2-3-4 nó được giữ cân bằng bằng việc tách nút. Trong cây đỏ-đen hai phương thức cân bằng là sự lật và quay màu. Việc tách 4-node và lật màu
- Trong cây 2-3-4 khi bạn tìm xuống điểm chèn cho node mới, bạn tách mỗi 4-node thành hai 2-nút. Trong cây đỏ-đen bạn thực hiện việc lật màu. Làm thế nào mà các thao tác này là tương đương với nhau? Hình 4.9 Tách 4-node và lật màu Trong hình 4.9.i trình bày một 4-node trong cây 2-3-4 trước khi bị tách nút; Hình 4.9.ii trình bày tình trạng sau khi tách nút. 2-node (là cha của 4- nút) trở thành 3-nút. Trong hình 4.9.iii. trình bày cây đỏ-đen tương đương với cây 2-3-4 ở hình 4.9.i,. Đường chấm viền quanh sự tương đương của 4-nút. Lật màu đưa đến kết quả cây đỏ-đen ở hình 4.9.iv. Bây giờ các node 40 và 60 là màu đen và 50 là màu đỏ. Kết quả 50 và node cha của nó hình thành sự tương đương với một 3-nút, như trình bày bằng đường chấm. Điều này tương tự 3-node định dạng bằng việc tách node trong hình 4.9.ii. Kết quả chúng ta thấy rằng việc tách một 4-node trong quá trình chèn ở cây 2-3-4 là tương đương với việc thực hiện lật màu trong quá trình chèn ở cây đỏ-đen. Tách 3-node và quay
- Khi một 3-node ở cây 2-3-4 được chuyển sang cây đỏ-đen tương đương của nó, có thể có hai sự sắp xếp, như trình bày trong hình 4.8. Cả hai mục dữ liệu có thể trở thành node cha. Tùy thuộc vào node nào được chọn, node con sẽ là node con bên trái hoặc node con bên phải, và độ dốc của đường thẳng nối node cha và node con sẽ ở bên trái hoặc bên phải. Cả hai sự sắp xếp là hợp lệ; Tuy nhiên, chúng không tham gia để cân bằng cây. Chúng ta hãy xem xét tình huống trong ngữ cảnh lớn hơn. Hình 4.10-i trình bày cây 2-3-4 còn hình 4.10-ii, và 4.10-iii trình bày các cây đỏ-đen tương đương được suy ra từ cây 2-3-4 bằng cách áp dụng các luật chuyển đổi ở trên. Sự khác nhau giữa chúng là cách lựa chọn hai mục dữ liệu nào trong 3-node để tạo node cha; Trong hình ii, 80 là node cha, trong hình iii, 70 là node cha. Mặc dù cách sắp xếp này là hợp lệ, bạn có thể thấy rằng cây trong hình ii là không cân bằng trong khi cây trong hình iii là cân bằng. Với cây đỏ- đen được cho trong hình ii, chúng ta sẽ quay nó sang phải (và thực hiện việc chuyển đổi hai màu) để cân bằng nó. Điều đáng ngạc nhiên sự quay này cho kết quả chính xác giống như cây trong hình iii.
- Hình 4.10: 3-node và phép quay Kết quả chúng ta sẽ thấy sự tương đương giữa phép quay trong cây đỏ- đen và sự lựa chọn node nào đã là node cha khi chuyển đổi cây 2-3-4 sang cây đỏ-đen. Mặc dù chúng ta không chỉ ra điều này, sự tương đương tương tự có thể nhận thấy khi cần thiết quay hai lần bên trong các node cháu. 1.7. Tính hiệu quả của cây 2-3-4 Tốc độ Trong cây đỏ-đen node trên mỗi mức phải được duyệt trong quá trình tìm kiếm, hoặc tìm kiếm một node đã tồn tại hoặc chèn vào một node
- mới. Số lượng các mức trong cây đỏ-đen (cây nhị phân cân bằng) là log2(N+1), vì thế thời gian tìm kiếm là tỷ lệ với giá trị này. Một node cũng phải được duyệt trong cây 2-3-4, nhưng cây 2-3-4 thì ngắn hơn (có ít mức hơn) so với cây đỏ-đen khi số lượng các mục dữ liệu như nhau. Xem hình 4.8, ở đây cây 2-3-4 có ba mức còn cây đỏ-đen có năm mức. Cụ thể hơn, trong cây 2-3-4 có đến 4 con trên một nút. Nếu mỗi node là đầy, chiều cao của cây phải tỷ lệ với log4(N). Logarith với cơ số 2 và cơ số 4 khác nhau bởi một thừa số hằng của 2. Kết quả, chiều cao của cây 2-3-4 sẽ thấp hơn một nửa so với chiều cao của cây đỏ-đen, miễn là tất cả các node là đầy. Bởi vì tất cả chúng là không đầy, chiều cao của cây 2-3-4 nằm trong khoảng log2(N+1) và log2(N+1)/2. Kết quả là việc giảm chiều cao của cây 2-3-4 sẽ dẫn đến việc giảm một ít thời gian tìm kiếm so với cây đỏ-đen. Mặt khác, có nhiều mục dữ liệu để kiểm tra trong mỗi nút, điều này sẽ tăng thời gian tìm kiếm. Bởi vì các mục dữ liệu trong mỗi node được kiểm tra sử dụng tìm tuyến tính, điều này sẽ nhân thời gian tìm kiếm hơn với một số lượng tỷ lệ với M, số lượng trung bình của các mục dữ liệu trên một nút. Kết quả là thời gian tìm kiếm xấp xỉ M*log4(N). Một vài node chỉ chứa 1 mục dữ liệu, một vài node chứa 2, và một vài node chứa 3. Nếu chúng ta ước lượng trung bình là 2, thời gian tìm kiếm sẽ xấp xỉ là 2*log4(N). Đây là hằng số nhỏ có thể bỏ qua trong biễu diễn độ phức tạp theo ký hiệu Big-O. Kết quả, với cây 2-3-4 số lượng tăng lên của các mục dữ liệu trên node dẫn đến việc hủy chiều cao giảm xuống của cây. Thời gian tìm kiếm của cây 2-3-4 và cây nhị phân cân bằng như cây đỏ-đen là xấp xỉ bằng nhau, và cả hai đều bằng O (log(N)). Yêu cầu lưu trữ Mỗi node trong cây 2-3-4 lưu trữ 3 tham chiếu đến các mục dữ liệu và 4 tham chiếu đến các node con của nó. Không gian lưu trữ này có thể được định dạng trong các mảng. Không phải tất cả không gian lưu trữ này đều được sử dụng. Một node với chỉ một mục dữ liệu sẽ bỏ trống 2/3 không gian lưu trữ dữ liệu và một nửa không gian đối với các node con. Một node với hai mục dữ liệu sẽ bỏ trống 1/3 không gian lưu trữ dữ liệu và 1/4 không gian đối với các node con; hay nói cách khác nó sẽ sử dụng 5/7 của không gian có sẵn.
- Nếu chúng ta chỉ lấy trung bình 2 mục dữ liệu trên một nút, khoảng 2/7 không gian lưu trữ bị bỏ. Có thể sử dụng danh sách liên kết thay vì các sử dụng các mảng để lưu trữ các tham chiếu đến node con và dữ liệu, nhưng tổng chi phí của danh sách liên kết so với mảng (với chỉ ba hoặc bốn mục) có thể sẽ không làm tăng hiệu quả một cách đáng kể. Cây đỏ-đen chỉ có một vài node có một node con, vì thế hầu hết tất cả các không gian lưu trữ cho các tham chiếu của node con đều được sử dụng. Ngoài ra, số mục dữ liệu mà mỗi node chứa đựng lớn nhất chỉ là một mục dữ liệu. Điều này sẽ làm cho cây đỏ-đen hiệu quả hơn cây 2- 3-4 trong vấn đề sử dụng bộ nhớ. Trong C++, Java mỗi node lưu trữ các tham chiếu đến các đối tượng thay vì lưu trữ chính đối tượng đó, sự khác biệt trong lưu trữ giữa cây 2- 3-4 và cây đỏ-đen có thể không quan trọng, và việc lập trình về mặt nào đó là đơn giản đối với cây 2-3-4. Tuy nhiên, trong các ngôn ngữ không sử dụng cách tham chiếu này, sự khác biệt trong hiệu quả lưu trữ giữa cây đỏ-đen và cây 2-3-4 là đáng kể. 2. B-TREE VÀ BỘ NHỚ NGOÀI Cây 2-3-4 là một ví dụ về cây nhiều nhánh, trong cây nhiều nhánh mỗi node sẽ có nhiều hơn hai node con và nhiều hơn một mục dữ liệu. Một loại khác của cây nhiều nhánh là B-tree, là cây rất hiệu quả khi dữ liệu nằm trong bộ nhớ ngoài. Bộ lưu trữ ngoài tiêu biểu là loại hệ thống đĩa như đĩa cứng mà ta có thể nhìn thấy trên hầu hết các máy tính cá nhân hoặc máy máy chủ. Trong phần này chúng ta sẽ bắt đầu với việc mô tả các khía cạnh khác nhau trong việc xử lý tập tin. Chúng ta sẽ xem xét cách tiếp cận đơn giản để tổ chức dữ liệu bên ngoài: thứ tự tuần tự. Cuối cùng, chúng ta sẽ thảo luận về B-tree và vấn đề lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ ngoài. Kết thúc chương này là cách tiếp cận khác của lưu trữ ngoài: đánh chỉ số (indexing), đây là cách tiếp cận có thể áp dụng riênge3 hoặc kết hợp nó với B-tree. Một cách tiếp cận khác với các khía cạnh khác của lưu trữ ngoài, chẳng hạn như các kỹ thuật tìm kiếm. đó là phép băm (hashing) trình bày ở chương 2. Chi tiết của các kỹ thuật lưu trữ ngoài phụ thuộc vào từng hệ điều hành, từng ngôn ngữ, và thậm chí cả về phần cứng sử dụng trong từng việc cài đặt cụ thể. Trong phần này chúng sẽ thảo luận một cách tổng quát hơn so với hầu hết các chủ đề trong cuốn sách này. 2.1.Truy xuất dữ liệu trên bộ nhớ ngoài
- Các cấu trúc dữ liệu mà chúng ta đã thảo luận từ trước đến giờ đa số dựa trên lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ chính (thường gọi là RAM, viết tắt của Random Access Memory). Tuy nhiên, trong một vài tình huống, số lượng dữ liệu được xử lý là quá lớn để cùng một lúc đưa vào bộ nhớ chính. Trong trường hợp này các kiểu lưu trữ khác nhau là cần thiết. Thường các tập tin trên đĩa có dung lượng lớn hơn nhiều so với bộ nhớ chính; điều này là đúng bởi vì giá thành khá rẻ của chúng trên một đơn vị lưu trữ. Tất nhiên, các tập tin trên đĩa cũng có thuận lợi khác: đó là khả năng lưu trữ lâu dài của chúng. Khi bạn tắt máy (hoặc nguồn điện bị hư), dữ liệu trong bộ nhớ chính sẽ bị mất. Các tập tin trên đĩa có thể lưu lại dữ liệu vô thời hạn khi nguồn điện bị tắt. Tuy nhiên, sự khác biệt chủ yếu là về kích cỡ mà chúng ta cần lưu ý ở đây. Bất lợi của việc lưu trữ ngoài là sự truy xuất chậm hơn so với bộ nhớ chính. Sự khác biệt về tốc độ này có thể được giải quyết bằng các kỹ thuật khác nhau để làm tăng tính tính hiệu quả của chúng. Một ví dụ trong việc lưu trữ ngoài đó là giả sử bạn viết một chương trình cơ sở dữ liệu để xử lý dữ liệu trong danh bạ điện thoại của một thành phố có kích thước trung bình; cỡ 500,000 mục. Mỗi mục bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, và các dữ liệu khác mà một công ty điện thoại thường sử dụng. Giả sử mỗi mục được lưu trữ như là một mẫu tin với kích thước 512 byte. Kết quả kích của tập tin là 500,000*512=256,000,000 byte, vào khoảng 256 mêgabyte. Chúng ta giả sử rằng với lượng dữ liệu này là quá lớn so với bộ nhớ chính của một máy tính nào đó, nhưng sẽ trở nên rất nhỏ để lưu trữ trên ổ đĩa. Kết quả là bạn có một số lượng lớn dữ liệu trên đĩa. Làm thế nào bạn cấu trúc nó để thực hiện các tính năng thông dụng mong muốn: tìm kiếm, chèn, xoá nhanh? Có 2 vấn đề cần xem xét: Việc truy cập dữ liệu trên đĩa chậm hơn nhiều so với truy cập trên bộ nhớ chính. Thứ hai là việc truy cập nhiều mẫu tin cùng một lúc. Truy xuất chậm Bộ nhớ chính của máy tính làm việc với tín hiệu điện tử. Bất kỳ byte nào cũng có thể truy cập nhanh như các byte khác, với một phần nhỏ của micro giây (bằng 1/1,000,000 của giây). Để truy cập một phần cụ thể dữ liệu trên ổ đĩa, đầu đọc/ghi trước tiên phải dịch chuyển đến rãnh phù hợp. Điều này được thực hiện bởi một
- mô tơ, hoặc thiết bị tương tự: đây là hoạt động cơ khí chiếm vài milli giây (bằng 1/1,000 của giây). Kết quả là, thời gian truy cập ổ đĩa thường vào khoảng 10 milli giây. Điều này có nghĩa là chậm hơn 10,000 lần so với truy cập bộ nhớ chính. Sự phát triển của kỹ thuật đã giảm thời gian truy xuất đĩa theo thời gian, nhưng thời gian truy xuất bộ nhớ chính giảm xuống nhanh hơn so với truy cập đĩa, vì thế sự chênh lệch giữa thời gian truy xuất bộ chính và ổ đĩa sẽ ngày càng lớn trong tương lai. Truy xuất khối (block) Một khi đã định vị đúng vị trí và tiến trình đọc (ghi) bắt đầu, ổ đĩa có thể chuyển một lượng lớn dữ liệu vào bộ nhớ chính một cách nhanh chóng và chính xác. Để làm được việc này và cũng nhằm đơn giản cơ chế điều khiển ổ đĩa, dữ liệu được lưu trữ trên đĩa thành các nhóm gọi là block, pages, allocation units, hoặc một vài tên gọi khác tuỳ thuộc vào hệ điều hành. ở đây chúng ta sẽ gọi chúng là khối (block). Kích cỡ của khối biến đổi tuỳ thuộc vào từng hệ điều hành. Kích thước của ổ đĩa với các yếu tố khác, thường là luỹ thừa của 2. Đối với ví dụ về danh bạ điện thoại như nêu ở trước, giả sử một khối có kích thước là 8,192 byte (213). Kết quả là cơ sở dữ liệu danh bạ điện thoại sẽ cần 256,000,000 byte chia cho 8,192 byte trên một khối, nghĩa là sẽ có 31,250 khối. Chương trình sẽ hiệu quả khi nó yêu cầu thao tác đọc hoặc ghi với kích thước là bội số của kích thước khối. Nếu muốn đọc 100 byte, hệ thống sẽ đọc một khối 8,192 byte và chỉ lấy 100 byte, số còn lại sẽ không dùng đến. Hoặc nếu muốn đọc là 8,200 byte, hệ thống sẽ đọc 2 khối hay 16,384 byte nhưng chỉ lấy hơn một nửa của số byte này (8,200). Vì thế bạn phải tổ chức chương trình sao cho tại mỗi thời điểm nó chỉ làm việc trên một khối dữ liệu, điều này sẽ làm tối ưu sự truy xuất. Giả sử kích thước mỗi mẫu tin của danh bạ điện thoại là 512 byte, bạn có thể lưu 16 mẫu tin thành một khối (8,192 chia cho 512), như trình bày ở hình 4.11. Vì thế, để tính hiệu quả đạt đến mức tối đa bạn phải đọc 16 mẫu tin tại mỗi thời điểm (hoặc là một bội số của 16). Kích thước mỗi mẫu tin thường là bội số của 2. Điều này làm cho số lượng toàn bộ của chúng sẽ luôn luôn vừa với một khối. Kích thước trình bày trong ví dụ danh bạ điện thoại của mẫu tin, khối,... chỉ là minh họa; Chúng sẽ biến đổi phụ thuộc vào số lượng và kích thước của mẫu tin và các ràng buộc về phần cứng và phần mềm khác.
- Khối thường chứa đựng hàng trăm mẫu tin, và các mẫu tin này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 512 byte. Một khi đầu đọc/ghi định vị đúng vị trí (như đã trình bày ở trên), việc đọc một khối rất nhanh, chỉ tốn vài milli giây. Vì thế, việc truy cập ổ đĩa để đọc hoặc ghi mỗi khối sẽ không phụ thuộc vào kích thước của khối. Điều này có nghĩa là khối càng lớn thì càng có hiệu quả khi bạn đọc hoặc viết một mẫu tin đơn (giả sử bạn sử dụng tất cả các mẫu tin trong khối). Thứ tự tuần tự Có một cách để sắp xếp dữ liệu danh bạ điện thoại của tập tin trên đĩa đó là sắp xếp tất cả mẫu tin theo một vài khóa nào đó, giả sử sắp theo thứ tự alpha của họ. Nếu vậy thì mẫu tin của Joseph Aardvark là mẫu tin đầu tiên, v.v. Điều này như trình bày trong hình 4.12. Tìm kiếm Để tìm kiếm trên một tập tin có thứ tự tuần tự theo họ, cụ thể là Smith, bạn có thể sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân. Bạn bắt đầu bằng việc đọc 1 khối các mẫu tin từ chính giữa của tập tin. 16 mẫu tin trong khối được đọc cùng một lúc vào một vùng đệm có kích thước 8,192 byte của bộ nhớ chính.
- Hình 4.11 Khối và mẫu tin Hình 4.12 Thứ tự tuần tự Chúng ta đã biết, tìm kiếm nhị phân trong bộ nhớ chính sẽ cần khoảng log2N lần so sánh, với 500,000 mục sẽ cần khoảng 19 lần. Nếu mỗi lần so sánh, giả sử chiếm khoảng 10 micro giây thì việc tìm kiếm chiếm trên 190 micro giây, hay 2/10,000 giây. Tuy nhiên, chúng ta đang xử lý dữ liệu lưu trên đĩa. Bởi vì mỗi lần truy cập đĩa là quá tốn thời gian, nên sẽ rất quan trọng để tập trung vào giải quyết câu hỏi là cần thiết phải truy cập ổ đĩa bao nhiêu lần hơn là câu hỏi có bao nhiêu mẫu tin lưu trên đó. Thời gian để đọc một khối các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình cấu trúc dữ liệu và giải thuât part 1
16 p | 825 | 365
-
Giáo trình cấu trúc dữ liệu và giải thuât part 2
16 p | 551 | 286
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu - Bài 1:Tổng quan về cấu trúc dữ liệu và giải thuật
47 p | 174 | 17
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu cây đỏ đen - Bùi Tiến Lên
25 p | 79 | 8
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 1: Các khái niệm cơ bản về Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
20 p | 44 | 8
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Các cấu trúc dữ liệu
193 p | 57 | 7
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - Trần Minh Thái (2016)
62 p | 94 | 6
-
Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - CĐ Nghề Đắk Lắk
60 p | 45 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - Trần Minh Thái (Trường Đại học Hồng Bàng )
62 p | 158 | 6
-
Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Nghề: Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội
59 p | 14 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Chương 1: Tổng quan về giải thuật và cấu trúc dữ liệu
10 p | 66 | 4
-
Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
77 p | 10 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 – Trần Minh Thái (2017)
67 p | 106 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 1: Một số khái niệm cơ bản về cấu trúc dữ liệu và giải thuật
12 p | 91 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Tổng quan - Nguyễn Đức Cương
6 p | 99 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 1: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
42 p | 55 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 2 - Th.S Thiều Quang Trung
41 p | 68 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - Ngô Quang Thạch
49 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn