intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÂY BƯỞI BUNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

315
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khoa học: Kaempferia galanga L. họ Gừng (Zingiberaceae). Tên khác: Sơn nại (TQ) – Tam mai – Sa khương – Faux galanga (Pháp) – Galanga ResurrectionilyRhizome (Anh). Bộ phận dùng: Thân - rễ (thường vẫn gọi là củ) của cây địa liền (Rhizoma Kaempferiae) thái mỏng, phơi hay sấy khô. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983), và dược điển Trung Quốc (1963), (1997). - Mô tả: Cây địa liền là một cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, quanh năm xanh tốt. Thân - rễ nhỏ hình trứng. Lá khá rộng, độ 2 hoặc 3 chiếc,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÂY BƯỞI BUNG

  1. CÂY BƯỞI BUNG
  2. CÂY ĐỊA LIỀN Tên khoa học: Kaempferia galanga L. họ Gừng (Zingiberaceae). Tên khác: Sơn nại (TQ) – Tam mai – Sa khương – Faux galanga (Pháp) – Galanga ResurrectionilyRhizome (Anh). Bộ phận dùng: Thân - rễ (thường vẫn gọi là củ) của cây địa liền (Rhizoma Kaempferiae) thái mỏng, phơi hay sấy khô. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983), và dược điển Trung Quốc (1963), (1997). - Mô tả: Cây địa liền là một cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, quanh năm xanh tốt. Thân - rễ nhỏ hình trứng. Lá khá rộng, độ 2 hoặc 3 chiếc, mọc sát mặt đất, nên có tên là địa liền, phiền lá hình trứng tròn, đầu hơi nhọn, mặt trên xanh lục, nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Hoa tự mọc ở giữa, không cuống, gồm 8-10 hoa màu trắng có những điểm tím nằm ở giữa. M ùa hoa tháng 8 - 9. Vùng đồi núi ta có nhiều địa liền mọc hoang (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang...) Có trồng nhiều ở Thái Bình, Nam Hà. Cây địa liền Lào (vùng cánh đồng Chum): Kaempferia Rotunda L. Lá nhỏ hơn, màu không bóng, mép lá không lượn sóng, đem “củ” cắt ra màu vàng, củ nhỏ hơn. - Thu hái chế biến: Thu hái vào mùa đông (tháng 11-2). Khi thân lá bắt đầu khô héo, đào lấy củ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, thái vát thành phiến mỏng 2-3mm, rồi phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến thật khô. Tuyệt đối không được sấy than, củ sẽ bị đen, kém thơm. Địa liền mùi thơm mát, đặc biệt dễ
  3. chịu, vị cay tê. Loại địa liền khô, mùi thơm dịu, vị cay tê, da vàng ngà, thịt trắng, nhiều bột, sạch rễ con, không vụn nát, không mốc mọt, không lẫn tạp chất, củ to đường kính trên 1cm là tốt. Thuỷ phân hoàn toàn dưới 12p100. - Thành phần hoá học: Trong địa liền có tinh dầu thơm, trong đó thành phần chủ yếu là bormeol, metyl p.coumaric, acid etyl este, cin-namic acid etyl, cineol, cinnamic aldehyd. - Bảo quản: Địa liền dễ mốc và dễ bay mất tinh dầu thơm, nhung hầu như không bị mọt. Cần để nơi khô ráo, mát, kín, chỉ nên sấy ở nhiệt độ thấp. - Công dụng: Vì địa liền vị cay, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch uế. Chữa ngực bụng lạnh đau có tác dụng ấm dạ dày, đau răng. Thuốc thường được dùng làm thuốc giúp tăng trưởng tiêu hóa và còn dùng làm thuốc xông. Theo Đông y, địa liền vị cay, tính ấm, vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng ấm dạ dày, giúp tiêu hoá, trừ lạnh, trừ thấp, trừ mùi ô uế. Dùng chữa các chứng bệnh đau bụng, tức ngực do lạnh, đau răng. Dùng ngoài da ngâm rượu xoa bóp, chữa tê thấp đaunhức. Liều dùng: 306g, sắc uống. Lưu ý: Người bị chứng âm hư, thiếu máu, thế nhiệt không được dùng. Bài thuốc: Chữa đau bụng, tức ngực do lạnh. Địa liền:6g. Đinh hương3g. Đương quy3g. Cam thảo3g. Tán bột, làm thành thuốc viên, uống với một ít
  4. rượu. Chữa tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau nhức. Ngày dùng 2-4 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc tiêm hay pha như pha chè. (Sưu tầm) KINH NGHIỆM: /\ Ngâm rượu xoa bóp (nước Địa liền): Dùng chai thuỷ tinh đổ rượu (rượu quê loại tốt 40 – 50 độ) cắt lát củ Địa liền tươi cho vào (không nên cho rượu vào nhiều vì sẽ loãng), nên để chai ở dưới đất gần góc giường, tủ kệ ... - Chữa bong gân, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau nhức: - Chữa đau bụng, cảm hàn Mô tả cây Địa liền là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng. Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, phía cuống hẹp lại thành một cuống dài độ 1-2cm, mặt trên xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn, cả hai mặt đều có những điểm nhỏ, dài rộng gần bằng nhau, chừng 8-15cm. Cụm hoa mọc ở giữa, không cuống, gồm 8-10 hoa màu trắng với những điểm tím ở giữa. Cây quanh năm xanh tốt. Mùa hoa vào tháng 8 tháng 9.
  5. Phân bố, thu hái và chế biến Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi ở nước ta. Cây còn mọc ở Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan), Malayxia, Ấn Độ. Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về, chọn những cây đã trên 2 năm, rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than vì củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô. Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc, mọt dù điều kiện bảo quản cũng như các vị thuốc khác. Công dụng và liều dùng Địa liền còn dùng trong phạm vi nhân dân. Theo tài liệu cổ, địa liền vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch (tránh) uế. Chữa ngực bụng lạnh đau, đau răng. Thường dùng làm thuốc trợ giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chóng tiêu và còn dùng làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau nhức. Ngày dùng 2-4g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha như pha trà mà uống. Đơn thuốc có địa liền Địa liền 2g, quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh (Diệp Quyết Tuyền).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2