intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây na chữa bệnh

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

99
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây na chữa bệnh Trên đất trồng na vùng đồng bằng, nhà nào cũng có vườn na đến mùa sai trĩu quả. Nhiều vùng đồi núi bây giờ người ta cũng trồng na từ chân đồi lên các sườn đồi, cho những vụ thu hoạch rất thắng lợi. Na chín theo giờ, sáng còn xanh, đến chiều đã “mở mắt”. Na chín có mùi thơm, vị ngọt. Qua nghiên cứu, tỷ lệ đường trong na có 72% glucoza, 14,6% sacaroza, còn lại là chất đạm và tinh bột. Na là loại quả được nhiều người ưa thích, nhất là người già...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây na chữa bệnh

  1. Cây na chữa bệnh Trên đất trồng na vùng đồng bằng, nhà nào cũng có vườn na đến mùa sai trĩu quả. Nhiều vùng đồi núi bây giờ người ta cũng trồng na từ chân đồi lên các sườn đồi, cho những vụ thu hoạch rất thắng lợi. Na chín theo giờ, sáng còn xanh, đến chiều đã “mở mắt”. Na chín có mùi thơm, vị ngọt. Qua nghiên cứu, tỷ lệ đường trong na có 72% glucoza, 14,6% sacaroza, còn lại là chất đạm và tinh bột. Na là loại quả được nhiều người ưa thích, nhất là người già và trẻ em. Na rất ngon và bổ. Na vừa dùng để ăn, vừa là vị thuốc chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, các bộ phận của cây na được dùng để chữa bệnh như sau: Lá na: Chữa sốt rét. Dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc sắc uống đều được. Liều lượng: Người lớn 20 lá, trẻ em 10 lá một ngày. Uống khi nào hết sốt thì ngừng. Hạt na: Trừ chấy rận. Lấy hạt na rửa sạch, giã nhỏ (lượng tùy theo) đun lên gội đầu, hoặc tẩm với rượu đắp lên tóc, lấy khăn quấn chặt 10-15 phút, sau đó gội đầu sạch sẽ. Dù làm cách nào cũng phải cẩn thận, không cho nước hạt na bắn vào mắt, sẽ gây mù, vì trong hạt na có chất độc là một alcaloide vô định hình gọi là anonain. Quả na điếc: Quả na đang lớn bị ong châm, khô teo đen lại, rụng xuống gốc, có công dụng: Chữa viêm họng: Bài thuốc: Quả na điếc 50g, nhân hạt gấc 20g, sinh địa 50g, rễ xạ can 30g, cam thảo dây 20g, lá bạc hà 50g, lá chanh 25g, lá táo 25g. Đem phơi khô, tán nhỏ, trộn đều với đường, nấu thành sirô, rồi viên lại như hạt ngô. Người lớn 10 viên, trẻ em 6 viên/ngày, chia làm hai lần uống trong ngày. Chữa quai bị, áp xe, tắc tia sữa: Người ta còn dùng quả na điếc như một vị thuốc chữa ngoài. Theo kinh nghiệm dân gian, nhặt quả na điếc, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ thành bột, trộn với giấm thành hỗn hợp sền sệt đắp lên vùng đau. Mỗi ngày thay một lần, đến hết sưng là được.
  2. Trên đây là mấy bài thuốc theo kinh nghiệm lâu đời của đồng bào nhiều vùng trong nước. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc để áp dụng khi cần thiết. Nhất là những vùng sâu, vùng xa khi bị bệnh mà chưa kịp đến cơ sở y tế thì có thể dùng những thứ trên thay thế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2