intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây sa nhân

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

578
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khoa học: Amomun achinosphaera. Họ thực vật: Zingiberaceae (gừng); Việt Nam có 13 giống sa nhân với trên 100 loài. Sa nhân là một loài thuộc chi Amomun Roxb. Thuộc họ gừng được Carolus Linnaeus công bố năm 1737.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây sa nhân

  1. Cây sa nhân Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Tên khoa học: Amomun achinosphaera. Họ thực vật: Zingiberaceae (gừng); Việt Nam có 13 giống sa nhân với trên 100 loài. Sa nhân là một loài thuộc chi Amomun Roxb. Thuộc họ gừng được Carolus Linnaeus công bố năm 1737. Theo số liệu bổ sung của Index Kewensis thì số tên chính thức trong chi Amomun lên tới 250 loài. Ở Trung Quốc, 31 loài sa nhân được thống kê và mô tả, phân bố chủ yếu ở vùng nam Trung Quốc giáp với Việt Nam và Lào. Các công trình nghiên cứu về sa nhân cho rằng rất đa dạng về thành phần loài, giá trị sử dụng thông qua việc xuất khẩu sản phẩm trong nền kinh tế và còn có ý nghĩa trong việc đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ẩm và là một trong những nơi phân bố tự nhiên của sa nhân. Từ lâu đời nhân dân ta đã biết tìm kiếm và khai thác sa nhân để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi là một dược liệu quý, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. 1. Giá trị tiêu thụ: Ở Việt Nam, trong những năm gần đây sa nhân đã được XK ra nước ngoài với sản lượng 1.000 tấn/năm, với giá trị XK khoảng 8 triệu USD/năm (niên giám thống kê 2003). Nó đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình ở các tỉnh miền núi Việt Nam. Góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo đồng thời thay thế xóa bỏ trồng cây thuốc phiện. Sa nhân thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng với độ tàn che từ 30-50%. Năm
  2. 1995, Nguyễn Tập (Viện Dược liệu) cũng đã cho rằng: Sa nhân là một loài cây dược liệu quý, có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo vệ. 2. Vùng phân bố: Sa nhân có ở hầu khắp các rừng thượng du, trung du Bắc bộ, miền Trung. Nơi nhiều nhất: Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Tây Bắc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... 3. Đặc tính sinh học: Cây thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Thân cây: Làm bằng lá, cao 1- 2m, có cây 5m. Lá hình mác, không cuống, không lông. Dài 37-40 cm, rộng 8 cm. Thân ngầm: Dài 0,3-1m. Rễ chùm phân bố lớp đất mặt 20 cm. Hoa lưỡng tính, tỷ lệ kết quả < 30%. Sa nhân mọc thành khóm nhiều cây, cây nọ cách cây kia 10 cm. Sau khi trồng 2-3 năm, mỗi nhánh có từ 30-50 cây và bắt đầu có quả. Hoa màu trắng đốm tía. Mỗi gốc 3-6 chùm hoa. Mỗi chùm 4-6 hoa. Ra hoa tháng 4-5. Quả chín tháng 7-8. Thu hoạch quả tháng 7. Cây xanh tươi nhiều quả, cây lá vàng không có quả. 4 kg quả tươi cho 1 kg quả khô. 4. Đặc tính sinh thái: Lượng mưa: 2.500 mm. Độ ẩm 50% là thích hợp nhất. Sương mù nhiều tốt (tháng 3-4). Khô hạn làm hoa héo khô, quả lép. Đất: Đất pha cát thoát nước, giàu mùn, màu mỡ, tơi xốp, lớp dưới là đất thịt giữ nước. Không nên trồng nơi đất sét, đất sỏi đá, khô cằn, đất bị trũng, đất mặn... 5. Kỹ thuật trồng sa nhân: + Hạt giống: Tỉ lệ nảy mầm > 90%.
  3. + Chọn cây giống: Cây to mọc khỏe, lá xanh đậm, không sâu bệnh. + Chọn quả giống: Quả đẫy, hạt to, vỏ quả màu xám thịt ngọt, hạt đen. + Thời vụ gieo: Xuân: Đầu tháng 3; thu: Tháng 8. Chú ý không gieo hạt để lâu năm. Đất gieo hạt: Cày bừa phơi ải. Phân chuồng + tro + phân gà + ủ đống để hoai, dùng phân khô đập nhỏ lấp lên trên (1.250 - 1.500 kg/ha). Làm luống cao 7-20 cm rộng 1m. Rạch sâu 1,7 cm - rộng 3 cm. + Xử lý hạt: Ngâm nước lạnh 1-2 giờ, chuyển ngâm nước ấm 20 phút. Cuối cùng ngâm nước lạnh 1 ngày 1 đêm rồi vớt hạt ra hong cho ráo. 1 ha gieo 1 kg hạt. + Chăm sóc: Che râm, tháo tưới nước, làm cỏ, bón phân. Cây cao 17-20 cm giỡ bỏ giàn che. Tuổi cây con 7-8 tháng cao 30-50 cm. + Thời vụ trồng: Xuân: Tháng 3-4; thu: Tháng 7. + Chăm sóc: Làm cỏ: 1 tháng sau khi trồng xới đất nhổ cỏ, vun gốc, củng cố cho cây được vững chắc. Hàng năm làm cỏ, vun xới, bón phân 1 lần. Sau mùa thu hoạch tỉa bỏ cây đã già. Mỗi năm làm cỏ 2-3 lần. Lần đầu: Trước lúc ra hoa (tháng 3); lần 2: Đã hái quả (tháng 9). + Phòng trừ sâu bệnh: Vệ sinh rừng, thu hoạch kịp thời quả chín, đề phòng gia súc trâu bò.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2