intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cephalexin

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

158
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên gốc: Cephalexin Tên thương mại: KEFLEX, KEFTABS Nhóm thuốc: Cephalexin là một kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp, tương tự về mặt hóa học với penicillin. Thuốc có tác dụng chống nhiều loại vi sinh vật gây bệnh như Staphyloccoccus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E. coli và nhiều vi khuẩn khác. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén 250mg, 500mg, 1g. Viên nang 250mg, 500mg. Dịch treo: 125mg/ thìa cà phê 5 ml, 250mg/thìa cà phê 5ml. Bảo quản: Viên nén và viên nang nên bảo quản ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín. Dịch treo uống nên để tủ lạnh trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cephalexin

  1. Cephalexin Tên gốc: Cephalexin Tên thương mại: KEFLEX, KEFTABS Nhóm thuốc: Cephalexin là một kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp, tương tự về mặt hóa học với penicillin. Thuốc có tác dụng chống nhiều loại vi sinh vật gây bệnh như Staphyloccoccus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E. coli và nhiều vi khuẩn khác. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén 250mg, 500mg, 1g. Viên nang 250mg, 500mg. Dịch treo: 125mg/ thìa cà phê 5 ml, 250mg/thìa cà phê 5ml. Bảo quản: Viên nén và viên nang nên bảo quản ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín. Dịch treo uống nên để tủ lạnh trong bao bì kín. Chỉ định: Cephalexin có tác dụng chống những vi khuẩn nhạy cảm gây nhiễm trùng tai giữa, viêm amiđan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi. Thuốc cũng được dùng điều trị nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da và xương.
  2. Cách dùng: Có thể uống lúc no hoặc đói. Tương tác thuốc: Tránh dùng cephalexin cho bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin. Vì cephalexin có quan hệ hóa học với penicillin, đôi khi một bệnh nhân có phản ứng dị ứng (thậm chí phản vệ) với cả hai thuốc. Điều trị cephalexin cũng như các kháng sinh khác có thể làm thay đổi vi khuẩn chí bình thường ở đại tràng, cho phép C. difficile tǎng sinh quá mức, đây là một vi khuẩn gây viêm đại tràng giả mạc. Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc do hậu quả của điều trị kháng sinh có thể bị ỉa chảy, đau bụng, sốt, thậm chí sốc. Cephalexin không gây quen thuốc. Chưa xác định được độ an toàn sử dụng ở trẻ em. Tác dụng phụ: Cephalexin nói chung được dung nạp tốt và các tác dụng phụ thường thoáng qua. Những tác dụng phụ đã gặp là ỉa chảy, viêm đại tràng giả mạc (có thể xảy ra sau khi đã ngừng cephalexin), buồn nôn, đau bụng, nôn, phát ban ngoài da, sốt, đau khớp và viêm khớp, xét nghiệm gan bất thường, viêm âm đạo, ngứa, đau đầu và hoa mắt.
  3. Cetirizin Tên gốc: Cetirizin Tên thương mại: ZYRTEC Nhóm thuốc và cơ chế: Cetirizin là thuốc thứ tư bổ sung cho thế hệ các thuốc dị ứng mới có tên là các kháng histamin không gây ngủ hay các chất chẹn thụ thể histamin H-1. Các kháng shistamin mới này có tên là không gây ngủ vì chúng ít gây buồn ngủ hơn các thuốc thế hệ trước, tuy nhiên, cetirizin gây ngủ nhiều hơn các kháng histamin không gây ngủ khác. Các kháng histamin ức chế tác dụng của histamin. Histamin gây triệu chứng dị ứng khi nó được các phản ứng dị ứng trong cơ thể giải phóng ra. Các kháng histamin ngǎn không cho histamin thúc đẩy các triệu chứng dị ứng. Kê đơn: có Dạng dùng: viên nén uống 5mg và 10mg. Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo nhiệt độ 15-30oC.
  4. Chỉ định: Cetiridin được dùng cho người bị các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi (viêm mũi dị ứng) và ngứa mắt. Thuốc cũng được dùng điều trị mày đay. Cách dùng: Cần uống cetirizin theo đúng liều chỉ định của thầy thuốc. Có thể uống thuốc cùng đồ ǎn. Tương tác thuốc: Chỉ được dùng cetirizin theo liều đã kê đơn. Việc tǎng liều có thể nguy hiểm. Khi uống cetirizin cùng với theophylin cần giảm liều theophhlin. Đôi khi cetirizin gây buồn ngủ. Có thể uống cetirizin cùng với erythromycin hoặc ketoconazol mà không làm tǎng nguy cơ rối loạn điều hòa nhịp tim thường thấy với các kháng histamin không gây ngủ khác. Cũng có thể dùng cetirizin điều trị cho trẻ em. Tác dụng phụ: Buồn ngủ xảy ra ở 14% số bệnh nhân. Khô miệng, đau đầu, mệt mỏi, bồn chồn và đau họng đôi khi xảy ra với cetirizin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2