intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 23

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu các bậc phụ huynh không sớm quan tâm đến vấn đề này, rất có thể đến một lúc nào đó họ sẽ giật mình khi thấy con mình đã sa vào rượu chè. Ở Mỹ, các nghiên cứu cho thấy một thiếu niên uống rượu khi chưa đến 15 tuổi có xác suất nghiện cao gấp 4 lần so với người đến năm 21 tuổi bắt đầu uống rượu. Theo báo cáo của Viện Nhi khoa Mỹ, hơn 43% số thiếu niên “làm quen với thứ nước cay” quá sớm (từ khi chưa đầy 14 tuổi) đã bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 23

  1. Giúp con cái không nghiện rượu Nếu các bậc phụ huynh không sớm quan tâm đến vấn đề này, rất có thể đến một lúc nào đó họ sẽ giật mình khi thấy con mình đã sa vào rượu chè. Ở Mỹ, các nghiên cứu cho thấy một thiếu niên uống rượu khi chưa đến 15 tuổi có xác suất nghiện cao gấp 4 lần so với người đến năm 21 tuổi bắt đầu uống rượu. Theo báo cáo của Viện Nhi khoa Mỹ, hơn 43% số thiếu niên “làm quen với thứ nước cay” quá sớm (từ khi chưa đầy 14 tuổi) đã bị nghiện rượu khi trưởng thành. Các chuyên gia khẳng định không phải hễ cho con trẻ tiếp xúc với đồ uống có cồn là chúng sẽ thích uống rượu. Vấn đề quan trọng là phải quan sát hành vi của con cái, đồng thời kiểm soát hành vi bản thân. Bà Murphy, làm công tác tư vấn về nuôi dạy con trong tòa soạn báo Good Morning America, nhấn mạnh với các bậc phụ huynh rằng để trẻ uống rượu “cho vui” trong những dịp lễ, tết, hội hè… là không đúng, mặc dù “nhấp một tí sâm banh không làm con bạn nghiện rượu”. Sau đây là những lời khuyên của Hiệp hội Y khoa Mỹ giành cho cha mẹ: - Tổ chức lễ, tết… không rượu. Nếu bắt buộc phải có, hãy dùng thật ít. - Đảm bảo trong thực đơn những bữa tiệc con cái tham dự không có rượu. - Hiểu rõ cách ứng xử, hành vi của con.
  2. - Nói cho con biết về những nguy hiểm, tác hại mà rượu gây ra. Khuyên chúng “chờ” khi nào trưởng thành hãy nghĩ đến chuyện uống rượu. - Giúp con tránh mọi áp lực, rủ rê từ phía bè bạn. - Không được coi say rượu như một chuyện hài hước hay đáng chú ý, khích lệ. - Nói chuyện với con và chủ động tham gia vào đời sống của chúng. Tìm hiểu xem con cái làm gì trong thời gian rỗi. - Nếu bản thân bạn không kiềm chế được thói quen uống rượu, cần phải có sự trợ giúp của bệnh viện. Giúp con cái sống hòa thuận “Con không gây chuyện. Chị Hiếu đánh con trước”, “Em Thảo phá đồ chơi của con”, “Tại sao con không chơi được? Vậy là không công bằng!” Nghe quen quá phải không? Để giúp con cái sống hòa thuận, cha mẹ hãy áp dụng 5 nguyên tắc sau đây: 1. Nhìn toàn cảnh Nhà giáo dục Elizabeth Crary nói: “Người lớn thường xuyên can dự vào cuộc tranh chấp nên họ không nhìn được toàn cảnh”. Đứa trẻ tạo hỗn loạn bằng hành vi
  3. thù nghịch cũng có thể là nạn nhân của sự trêu ghẹo liên tiếp từ một đứa trẻ khác. Biết rõ điều gì đang xảy ra thì cha mẹ có thể giúp đỡ cho cả hai đứa trẻ. Nhận biết trẻ để có dịp khuyến khích trẻ có cách xử xự tốt: “Mẹ thích cái cách mà con cho em cùng chơi như vậy". 2. Tập trung vào tình cảm Khi tức giận, trẻ cũng khó xử lý đúng. Trước hết, đặc biệt với đứa nhỏ hơn, cha mẹ có thể cần gợi ý. Chẳng hạn: “Mẹ biết con buồn vì chị con không cho con chơi bút màu” hoặc: “Con có vẻ buồn vì mẹ dành nhiều thời gian cho em bé”. Khi trẻ thấy tình cảm của mình được nhận biết, thì trẻ thường dễ thông cảm hơn với người khác. 3. Bảo vệ quyền sở hữu của trẻ Các động thái gây hấn của trẻ tạo ra sự chú ý hơn là vi phạm – chẳng hạn, lấy đồ chơi hoặc không chia sẻ. Nhưng tài sản và quyền cá nhân khá quan trọng đối với trẻ. Nên bảo vệ “quyền sở hữu” của trẻ để hạn chế việc tranh giành, đối chất. Khoảng riêng tư cũng đáng được bảo vệ. Tuy nhiên, cũng cần khuyến khích ở trẻ sự nhường nhịn hợp lý. 4. Để trẻ tự trả lời
  4. Hãy giúp trẻ tự tìm ra cách giải quyết. Kế hoạch 3 bước là “thượng sách”. Một, xác định vấn đề: “Tranh giành cái gì?” Hai, thúc đẩy sự hiểu biết bằng cách hỏi trẻ lập lặp lại quan điểm của trẻ: “Anh/chị/em con nói gì về việc chơi đồ chơi?” Ba, hãy xem trẻ có thể tìm cách giải quyết hay không. 5. Làm gương tốt Người mẹ là trọng tài trong các cuộc tranh chấp, nhưng có sự tham gia xử lý của người cha thì ảnh hưởng sẽ “nặng ký” hơn. Cha mẹ có thể tạo ra những tình huống giáo dục bằng cách chơi chung với trẻ làm tăng sự hợp tác. Được kích thích, trẻ sẽ thân thiện, biết yêu thương nhau trong gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2