Chăm sóc da sau khi phẫu thuật thẩm mỹ
lượt xem 17
download
Ngày nay, việc nâng cấp nhan sắc bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đã không còn xa lạ, thậm chí ngày càng trở nên phổ biến. Không ít phụ nữ trở nên xinh đẹp và hoàn mỹ hơn nhờ phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, “phương pháp làm đẹp bằng dao kéo” này cũng mang đến những hậu quả khôn lường nếu quá lạm dụng nó và không lưu ý đến việc chăm sóc sau khi tiến hành phẫu thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chăm sóc da sau khi phẫu thuật thẩm mỹ
- Chăm sóc da sau khi phẫu thuật thẩm mỹ Ngày nay, việc nâng cấp nhan sắc bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đã không còn xa lạ, thậm chí ngày càng trở nên phổ biến. Không ít phụ nữ trở nên xinh đẹp và hoàn mỹ hơn nhờ phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, “phương pháp làm đẹp bằng dao kéo” này cũng mang đến những hậu quả khôn lường nếu quá lạm dụng nó và không lưu ý đến việc chăm sóc sau khi tiến hành phẫu thuật.
- 1. Trước khi phẫu thuật thẩm mỹ Phẫu thuật thẩm mỹ là phương pháp làm đẹp bằng cách dùng dao mổ tác động trực tiếp lên da. Do đó, làn da sẽ bị tổn thương và để lại sẹo sau khi mổ. Vì vậy, trước khi quyết định có nên đi phẫu thuật thẩm mỹ hay không, bạn cần phải đến bác sỹ để xác định xem cơ địa của mình tác động tới các vết sẹo sau mổ nh ư thế nào. Có hai dạng cơ địa khiến vết mổ sau khi lành để lại sẹo rất xấu, đó là: cơ địa sẹo lồi và cơ địa sẹo lõm. Nếu cơ địa của bạn thuộc một trong hai dạng trên thì bạn nên thận trọng cân nhắc lợi - hại trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ vì có thể kết quả sẽ không được như ý. 2. Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ >> Vệ sinh cá nhân: Trong khoảng 1 tuần đầu sau khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, cần lưu ý những điều sau: - Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cần phải che chắn vết mổ thật kỹ. Che chắn kỹ ở đây không có nghĩa là phải bưng bít tuyệt đối, mà bạn chỉ cần sử dụng những tấm gạc mỏng để hạn chế bụi và vi trùng xâm nhập vào vết mổ.
- - Không để vết mổ tiếp xúc nhiều với nước vì khi xối nước, vi trùng và bụi bẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào vết mổ theo dòng nước chảy, khó kiểm soát được. Ngoài ra, nước còn tạo cơ hội cho vi trùng và bụi bẩn đọng lại bên rìa, kẽ vết mổ gây nhiễm trùng vùng da xung quanh vết mổ. - Hạn chế các hoạt động nặng khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Trong mồ hôi chứa rất nhiều vi khuẩn, nên nếu không để ý, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập vào vết mổ. - Hàng ngày, có thể sát trùng nhẹ vết mổ bằng dung dịch nước muối sinh lý, hoặc betadine pha loãng với nước muối sinh lý. Không nên sử dụng các loại dung dịch sát trùng quá mạnh. Nên dùng gạc thấm nhẹ bề mặt vết th ương cho khô, chứ không nên chà qua chà lại, làm lệch đường chỉ khâu khiến vết mổ sau khi lành không được đẹp. >> Chế độ ăn uống: Không được ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao khiến vết mổ để lại sẹo xấu sau khi lành. Cần tránh ăn các loại: trứng, thực phẩm lên men (tương, mắm, dưa chua,...), hải sản không còn tươi sống (vì các loại hải sản không còn tươi sống sẽ sản sinh ra chất gây dị ứng). Từ trước đến nay, nhiều người vẫn quan niệm ăn đồ hải sản sẽ làm sẹo lồi. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không hoàn toàn đúng vì đối với những người có
- cơ địa sẹo lồi, dù không ăn hải sản thì sẹo vẫn bị lồi. Do đó, đối với những người không dị ứng với hải sản thì việc ăn hải sản tươi sống sẽ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, giúp vết thương mau lành hơn. Nếu là người ăn kiêng, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa collagen, vitamin C, đồng, kẽm nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Như vậy, vết mổ sẽ đạt tính thẩm mỹ cao hơn. >> Thuốc bôi: Ngoài việc sát trùng, bạn còn có thể sử dụng thuốc bôi để vết mổ mau lành hơn. Trong thời gian đầu khi vết mổ còn chảy dịch, không nên dùng các loại thuốc bôi dạng mỡ hay kem vì thuốc bị nhét trong kẽ càng làm vết mổ lâu lành hơn. Vì vậy, trong những ngày đầu ngay sau khi phẫu thuật, chỉ nên sử dụng thuốc màu hoặc dung dịch sát trùng trên bề mặt. Sang ngày thứ tư, thứ năm, lúc đó bạn có thể sử dụng thuốc bôi dạng mỡ hoặc dạng kem để làm vết thương dịu lại và mau lành hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc bôi dạng kem có chứa kháng sinh để hạn chế nhiễm tr ùng, hoặc một số loại thuốc bôi lành sẹo có chiết xuất từ thiên nhiên. >> Những điều cần lưu ý: - Không được tự ý mua thuốc uống khi bị bệnh, vì làm vậy có thể khiến các mạch máu ở dưới vết thương không cầm được máu. Máu và dịch ở vết thương liên
- tục chảy khiến cho miệng mao mạch không đóng lại được, như vậy, vết mổ cũng sẽ lâu lành hơn. Cần tư vấn trực tiếp của bác sĩ trong trường hợp này. - Khi thấy vết thương chảy dịch màu vàng (dịch bình thường có màu trong suốt hoặc màu nâu) và bề mặt vết thương không còn khô ráo thì nên đến gặp bác sỹ để được chăm sóc kịp thời vì những dấu hiệu trên chính là biểu hiện của nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật có nên dùng kháng sinh để ngừa nhiễm trùng hay không thì còn tùy thuộc vào trường hợp phẫu thuật lớn hay nhỏ, môi trường ở sạch sẽ hay nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. - Ngoài việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ điều trị, cũng cần có một chế độ chăm sóc da như sau: + Tránh nắng tuyệt đối từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. + Thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF>5O. + Tránh uống các thuốc gây tăng sắc tố da như: - Kháng sinh nhóm cycline (tétracycline, doxycycline, minocycline). - Kháng sinh nhóm Quinolone. - Kháng sinh nhóm Sulfamide (sulfadiazine, bactrim,...)
- - Thuốc kháng nấm (griséofulvine). - Các loại thuốc chống viêm. + Không sử dụng các sản phẩm có chứa chất Bergamot Oil hay dầu thơm. Những chất này dễ bắt nắng, làm tăng sắc tố da, từ đó gia tăng nguy cơ tăng sắc tố sau viêm. + Dùng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng, trung tính, không gây kích thích, dị ứng. Nếu phẫu thuật thẩm mỹ ở vùng mặt, thì không được chà xát khi rửa mặt, không được massage mặt hay đắp mặt nạ. - Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc bôi (ngay cả các sản phẩm dưỡng da đang sử dụng) và thuốc uống nào khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. 3. Bảo vệ da sau trị liệu bằng tia laser - Sau quá trình trị liệu, da trở nên nhạy cảm hơn, vì vậy bạn không nên sử dụng sản phẩm làm sạch có chứa chất tẩy mạnh để tránh làm tổn thương da. Sử dụng sữa rửa mặt trung tính chiết xuất từ thiên nhiên là tốt nhất. Không dùng nước nóng để rửa và tránh đi bơi, đi biển để da không bị kích ứng. - Sau khi trị liệu, da sẽ bị khô, dễ kích thích và tổn thương. Lớp da non cần nguồn năng lượng cần thiết để bảo vệ. Vì vậy, giữ ẩm là phương pháp mấu chốt
- cho da khỏe mạnh, mượt mà. Những sản phẩm trị liệu như trị nám, xóa nhăn, làm trắng... tạm thời không nên sử dụng. - Giai đoạn này, da cũng rất nhạy cảm với tia tử ngoại, những vết nám đen dễ hình thành hơn bao giờ hết, vì vậy, sau khi trị liệu, bạn nên ở trong nhà vài ngày. Nếu phải đi ra ngoài, bạn đừng quên mang kính, mũ, bịt mặt và duy trì thói quen này trong những thời gian sau để bảo vệ tuyệt đối cho da. - Không nên trang điểm trong vòng 1 tuần sau trị liệu để cho da thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tái tạo da mới. Nếu bắt buộc phải trang điểm, nên sử dụng sản phẩm có chứa chất khoáng, lấy bông thấm nhẹ, tránh cọ xát làm tổn thương da. - Ăn đủ chất, bổ sung vitamin C, ngủ đủ giấc, tránh hút thuốc, uống r ượu. Bác sĩ: Lê Thái Vân Thanh Giảng viên bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược Tp.HCM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những Điều Cần Biết về Ung thư Đại Trực Tràng (Phần 3)
6 p | 227 | 51
-
Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ
5 p | 231 | 30
-
Những lưu ý sau phẫu thuật cắt bỏ lách
8 p | 250 | 25
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người sai mổ cắt dạ dày
2 p | 182 | 18
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 1
104 p | 27 | 17
-
Chấn thương vai
5 p | 186 | 16
-
Những quan niệm chưa đúng về phẫu thuật thẩm mỹ
3 p | 98 | 12
-
Người khống chế nhiễm trùng ngoại khoa Những năm đầu của thế kỷ 19, phẫu
7 p | 97 | 11
-
Lạc nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
4 p | 172 | 11
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
215 p | 21 | 11
-
Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe phụ nữ - bà mẹ và gia đình (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
43 p | 17 | 9
-
Chuyện thầm kín của con trai - Phần 8
9 p | 95 | 8
-
Điều trị bổ trợ Tamoxifen cho bệnh nhân ung thư vú
5 p | 133 | 6
-
Viêm dạ dày trẻ em: Phát hiện bằng cách nào?
4 p | 54 | 5
-
Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Dành cho đào tạo Điều Dưỡng trung học) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
112 p | 10 | 4
-
Mất trí nhớ sau khi sinh con
4 p | 84 | 3
-
Vận chuyển người bệnh phẫu thuật thần kinh bằng đường hàng không
9 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn