intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc sản phụ sau đẻ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này tập trung vào việc chăm sóc sản phụ trong giai đoạn hậu sản, bao gồm những việc cần làm ngay trong 2 giờ đầu sau sinh và trong 2 tuần tiếp theo. Chúng ta sẽ tìm hiểu các biện pháp chăm sóc toàn diện cho sức khỏe của sản phụ, từ việc theo dõi các dấu hiệu sinh tồn đến hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và vệ sinh phù hợp. Mục tiêu là trang bị kiến thức cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phục hồi tốt nhất cho sản phụ sau khi sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc sản phụ sau đẻ

  1. Bài 85 CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU ĐẺ MỤC TIÊU 1. Trình bày được 5 việc cần làm trong 2 giờ đầu sau đẻ. 2. Kể được 5 việc cần làm trong 2 tuần đầu sau đẻ. 3. Trình bày được nội dung chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ. NỘI DUNG Thời kỳ sau đẻ có nhiều nguy cơ và tai biến có thể xẩy ra. Do đó việc theo dõi và chăm sóc phai phụ trong thời kỳ sau đẻ rất quan trọng. 1. Theo dõi chăm sóc 2 giờ đầu sau đẻ - Hai giờ đầu sau đẻ còn gọi là giai đoạn 4 của chuyển dạ. - Nguy cơ hay gặp: Băng huyết, Shock (sốc) hoặc tử vong. 1.1. Theo dõi mạch huyết áp - Ngay sau đẻ (theo dõi lần 1) - Sau đó 15 phút đo lại một lần, nếu thể trạng tốt thì không cần đo lại huyết áp. + Bình thường: Huyết áp như trước đẻ Mạch nhỏ hơn 75 lần/ một phút. + Bất thường: Huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ. 1.2. Theo dõi co hồi tử cung: Thời gian theo dõi - Ngay sau đẻ, sau đó 15 phút khám một lần trong giờ đầu, 30 phút một lần trong giờ thứ 2 - Đáng giá: + Bình thường: Mật độ tử cung chắc, đáy tử cung ngang hoặc dưới rốn + Bất thường: Mật độ mềm, đáy tử cung cao trên rốn. 1.3. Theo dõi sản dịch - Thời kỳ theo dõi: Cùng với theo dõi co hồi tử cung. - Khi theo dõi: + Phải khám băng vệ sinh. + ấn đáy tử cung xem sản dịch trào ra hay không? - Nhận định: + Bình thường: Ấn đáy tử cung sản dịch ra ít, sau đó không ra, không thấm hết băng vệ sinh trong 2 giờ đầu. + Bất thường: . Ấn đáy tử cung sản dịch ra nhiều lẫn máu cục. . Ấn đáy tử cung máu không ngừng chảy. . Sản dịch thấm ướt băng vệ sinh và ra ngoài. 1.4. Để thai phụ nằm yên tĩnh, cho bú ngay 2 giờ đầu sau đẻ 1.5. Nếu phát hiện chảy máu sau đẻ - Xoa bóp tử cung. - Chườm lạnh vùng hạ vị. - Dùng thuốc tăng co bóp cổ tử cung (Oxytocin) - Tìm nguyên nhân xử trí. Hai giờ đầu quan trọng người thầy thuốc cần theo dõi sát sự co hồi tử cung, sản dịch để phát hiện và xử trí sớm chảy máu trước khi huyết áp hạ. 302
  2. 2. Theo dõi sản phụ trong 2 tuần đầu 2.1. Toàn thân: Nếu 2 giờ đầu thể trạng thai phụ tốt thì sau 24 giờ kiểm tra mạch huyết áp cho thai phụ. 2.2. Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch - Từ 2 đến 6 giờ đầu, nên khám co hồi tử cung và sản dịch 1 giờ /1lần. - Sau đó cứ một ngày khám có hồi tử cung và sản dịch 1lần. 2.3. Theo dõi tầng sinh môn: (Nếu có vết khâu) - Ngày đầu: + Kiểm tra vết khâu có chảy máu không. + Vết khâu có sưng nề không? Nếu sưng nề thì chườm nước muối ấm. - Ngày sau đó kiểm tra vết khâu có sưng nề, tấy đỏ không? Có mủ không? Nếu có là vết khâu nhiễm khuẩn. Bình thường cắt chỉ vết khâu TSM vào ngày thứ 5. Trường hợp vết khâu nhiễm trùng thường cắt chỉ sớm hơn 2.4. Theo dõi xuống sữa - Con so bài tiết sữa nhiều ngày thứ 3 – 4 - Con dạ bài tiết sữa nhiều ngày thứ 2 – 3 Để giúp cho bài tiết sữa tốt bà mẹ đảm bảo chế độ ăn tốt, ngủ ít nhất 8-10 tiếng /24 giờ Uống nhiều nước( khoảng 2-2,5 lít nước/24 giờ) 2.5. Theo dõi đại tiểu tiện - Sau đẻ 12 giờ không đi tiểu, bàng quang căng thì chườm nóng vùng hạ vị nếu chườm không kết quả phải thông tiểu hoặc dẫn lưu bàng quang( lưu sonde bàng quang ít nhất 24 giờ ). - Sau đẻ 72 giờ nếu không đại tiện được thì thụt tháo. 3. Chăm sóc thai phụ thời kỳ sau đẻ (Từ tuần thứ 3 đến ngày thứ 42 sau đẻ) 3.1. Chăm sóc về tinh thần Động viên thai phụ nhất là khi đẻ không theo ý muốn. 3.2. Đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt Phòng nằm sạch, thoáng, yên tĩnh, giường nằm phải sạch sẽ và khô dáo . 3.3. Xử trí cơn đau tử cung - Đau ít: Không cần xử trí. - Đau nhiều: Chườm ấm vùng hạ vị, hoặc uống Pracetamol. 3.4. Chăm sóc vú - Rửa sạch đầu vú, xoa mềm vú trước khi cho bú. - Sau mỗi lần cho bú vắt bỏ sữa thừa, lau sạch đầu vú. - Nếu đầu vú tụt vào trong phải vê kéo thường xuyên, trẻ không bú được phải vắt sữa, tránh tắc tia sữa. - Nếu đầu vú bị nứt hoặc viêm nhiễm: Không cho trẻ bú bên đó, phải vắt sữa thường xuyên tránh tắc tia sữa và điều trị kháng sinh. 3.5. Làm thuốc ngoài( vệ sinh âm hộ ) - Rửa âm hộ 3 - 4 lần trong ngày bằng nước sạch. - Rửa tầng sinh môn có vết khâu phải rửa nhiều lần hơn. - Rửa sau mỗi lần đại tiểu tiện và thấm khô. 3.6. Chế độ ăn, mặc, vận động - Ăn: + Ăn đủ lượng và chất. + Ăn cho 2 người. + Không kiêng khem quá kỹ. + Tránh thức ăn ôi thiu, các chất kích thích: Chè, cà phê. - Mặc: Mặc rộng rãi, sạch sẽ, vải mềm. 303
  3. - Vận động: + 6 - 12 giờ đầu: Nằm nghỉ ngơi tại giường, sau đó vận động nhẹ nhàng. Tránh lao dộng nặng thời kỳ sau đẻ, đề phòng sa sinh dục + Thời kỳ sau đẻ, tránh giao hợp vì dễ nhiễm khuẩn. 3.7. Tắm rửa - Từ ngày thứ 2 có thể lau người bằng nước ấm. - Từ ngày thứ 3 trời nóng có thể tắm bằng nước ấm nơi kín gió. - Sau đẻ nên tắm bằng cách dội nước vì cổ tử cung còn mở dễ nhiễm khuẩn. * Tóm lại: Thời kỳ sau đẻ thai phụ cần theo dõi thường xuyên. để phát hiện sớm băng huyết, đồng thời phải được chăm sóc tốt để đề phòng nhiễm khuẩn. LƯỢNG GIÁ Câu 1: Trình bày theo dõi chăm sóc sản phụ 2 giờ đầu sau đẻ? Câu 2: Trình bày theo dõi sản phụ trong 2 tuần đầu sau đẻ? Câu 3: Trình bày chăm sóc vú và chế độ ăn, mặc, vận động cho một thai phụ ở thời kỳ sau đẻ? Câu 4: Hãy kể tên những việc cần làm trong chăm sóc sản phụ thời kỳ sau đẻ? Nói rõ việc tắm rửa, xử trí cơn đau tử cung và làm thuốc ngoài? * Chọn câu trả lời ngắn cho các câu từ 5 - 10 Câu 5: Chế độ ăn cho bà mẹ sau đẻ là: A:......................................... B:......................................... C:......................................... D:......................................... Câu 6: Xử trí cơn đau tử cung sau đẻ là: A:......................................... B:......................................... Câu 7: Vết khâu tầng sinh môn trong ngày đầu cần theo dõi là: A:......................................... B:......................................... Câu 8: Nhận định tử cung co hồi kém sau đẻ dựa vào 2 dấu hiệu: A:......................................... B:......................................... Câu 9: Nhận định tử cung co hồi bình thường sau đẻ cần dựa vào 2 dấu hiệu là: A:......................................... B:......................................... Câu 10: Sản phụ chảy máu sau đẻ cần nhanh chóng xử trí: A:......................................... B:......................................... C:......................................... D:........................................ 304
  4. Bài 86 CHĂM SÓC SƠ SINH SAU ĐẺ MỤC TIÊU 1. Trình bày được10 nội dung chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ 2. Trình bày được 5 nội dung chăm sóc sơ sinh những ngày sau đẻ NỘI DUNG Tỷ lệ bệnh và tử vong của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào việc chăm sóc trẻ ngay sau đẻ. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo vô khuẩn và bú sữa mẹ. Đây là nguyên tắc phải được áp dụng triệt để trong nhà hộ sinh, bệnh viện, phòng sơ sinh, nhân viên y tế cũng như người nhà đứa trẻ. I . Chăm sóc ngay sau đẻ 1. Làm thông đường hô hấp Ngay sau khi đầu trẻ lọt ra ngoài người hộ sinh lấy gạc sạch hoặc vải mềm vô khuẩn lau miệng, mũi, hoặc dùng ống hút hút dịch, nước ối trong họng, hầu và hai hốc mũi trẻ để tránh cho trẻ hít phải những dịch này. 2. Kẹp và cắt rốn Thông thường chờ cho dây rốn hết đập thì mới tiến hành kẹp và cắt rốn (trong trường hợp thai suy thì cần cắt rốn ngay để cấp cứu không cần chờ cho dây rốn hết đập). - Lấy kẹp thứ nhất trong hộp cắt rốn cặp cách chân rốn 15 – 20cm. Dùng tay vuốt dây rốn về phía mẹ sau đó dùng kẹp thứ hai, kẹp cách kẹp thứ nhất 1 – 2cm về phía mẹ. - Lấy kéo vô khuẩn cắt giữa hai kẹp, người đỡ đẻ bế trẻ sang bàn làm rốn, lau khô, ủ ấm cho trẻ. 3. Lau khô, ủ ấm cho trẻ Cần làm khẩn trương để tránh mất nhiệt của trẻ, bàn làm rốn phải có lò sưởi điện (ở những nơi không có lò sưởi phải dùng bóng điện làm ấm bàn làm rốn). - Thứ thự các bước: + Lau khô vùng đầu, mặt, cổ. + Lau khô hai nách, bụng, mông, hai chân, lưng và hai tay trẻ sau đó mặc áo, đội mũ cho trẻ. 4. Làm rốn Sau khi hút dịch, lau khô, ủ ấm cho trẻ kiểm tra thấy trẻ hồng hào, khóc to thì thay đôi găng mới vô khuẩn trong hộp làm rốn và tiến hành làm rốn. * Các bước làm rốn: - Nâng kẹp rốn lên, đặt một miếng gạc vô khuẩn che quanh chân rốn. - Dùng cồn 700 sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn. Nếu dùng chỉ để buộc rốn: - Buộc sợi chỉ 1 (vô khuẩn) buộc vòng cách chân rốn 3cm, buộc chặt để tránh chảy máu. Cắt sợi chỉ thừa cách nút buộc 1cm. - Dùng sợi chỉ 2 (vô khuẩn) buộc cách sợi chỉ một 0,5 – 1cm về phía kẹp rốn và không cắt sợi chỉ thừa. Nếu dùng kẹp nhựa để kẹp: - Thì dùng kẹp nhựa kẹp rốn luôn thay cho chỉ buộc. 305
  5. - Dùng kéo vô khuẩn cắt phần rốn còn lại trên nút chỉ buộc thứ hai. - Kiểm tra mỏm cắt có chảy máu không, nếu chảy máu phải buộc lại (không được sờ tay vào mỏm cắt kể cả đã đi găng vô khuẩn). - Sát khuẩn mỏm cắt một lần nữa bằng cồn 700. - Dùng miếng gạc vô khuẩn bọc kín cuống rốn. - Cắt chỉ thừa của sợi thứ 2. - Băng rốn vừa phải không quá chặt bằng băng thun phải đảm bảo che kín hết gạc bọc rốn. 5. Quan sát dị tật Chú ý các dị tật như: sứt môi hở hàm ếch, thừa hoặc dính ngón tay, ngón chân, không có hậu môn, dị tật đường sinh dục 6. Mặc quần áo, quấn tã lót Đảm bảo áo, tã lót sạch và đủ ấm. 7. Cân đo 8. Nhỏ mắt Thường dùng dung dịch Acgirol 1% để nhỏ mắt tránh viêm kết mạc sơ sinh. 9. Tiêm Vitamin K1 Thường dùng Vitamin K1 đóng ống 10mg x 1/10 ống tiêm bắp thịt để tránh xuất huyết não cho trẻ. 10. Trao bé cho gia đình II . Chăm sóc những ngày sau đẻ Những ngày sau đẻ cần phải quan tâm chăm sóc những vấn đề sau: 1. Tắm cho trẻ sơ sinh Phải tắm bằng nước chín và ấm, nhiệt độ từ 35 – 370C phòng tắm phải kín không có gió lùa, nhiệt độ phòng 250C, thời gian tắm dưới 5 phút. Chú ý không để nước vào tai, mũi, mắt, rốn trẻ. 2. Giữ ấm Phòng trẻ phải có nhiệt độ > 250C, tã ướt phải thay ngay tốt nhất là cho trẻ nằm cùng mẹ để tận dụng nguồn nhiệt của cơ thể mẹ. 3. Chăm sóc rốn Đây là quá trình liên tục và phải làm ngay sau đẻ cho tới khi rụng rốn. Nguyên tắc: Vô khuẩn trong khi chăm sóc rốn. - Bình thường rốn sẽ rụng sau 6 – 8 ngày. Sau 10 ngày mà rốn không rụng cần phải kiểm tra rốn. - Nếu rốn rỉ máu phải buộc lại. - Nếu rốn ướt, hôi, da rốn đỏ, phù nề phải sát khuẩn hàng ngày bằng cồn 70 0 hoặc dung dịch Betadin 10% (không rắc bột kháng sinh vào rốn). 4. Khuyến khích cho trẻ bú sớm bằng sữa mẹ Nếu mẹ đủ sữa thì cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 6 tháng tuổi. 5. Theo dõi trẻ hàng ngày - Màu sắc da: hồng hào. - Nhịp thở: 40 - 60 lần/ phú. Nếu < 40 hoặc > 60 lần/ phút đều bất thường. - Nhịp tim: 120 – 140 lần/ phút là bình thường. - Thân nhiệt: bình thường: 36,50C – 37,40C (cặp ở nách). - Tiêu hoá: Trẻ đi ngoài 3 – 4 lần/ngày phân màu vàng. - Tiết niệu: Trẻ phải đi tiểu sau 24 giờ, nếu không phải theo dõi dị tật tiết niệu, sinh dục. Chú ý: Những dấu hiệu cần chú ý phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay: 306
  6. - Trẻ bỏ bú. - Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ. - Ngủ li bì khó đánh thức. - Co giật. - Nôn nhiều. Nếu trẻ có một hoặc tất cả các dấu hiệu trên đều thể hiện trẻ đang trong tình trạng nguy kịch. LƯỢNG GIÁ Câu1. Trình bày kỹ thuật buộc và cắt rốn cho trẻ sơ sinh sau đẻ? Câu 2. Kể tên 10 nội dung chăm sóc trẻ thời kỳ sơ sinh? Nói rõ bước làm rốn cho trẻ? Câu 3. Trình bày việc chăm sóc da và tắm cho trẻ trong thời kỳ sơ sinh? Câu 4. Trình bày việc kiểm tra, cân đo và ủ ấm cho trẻ trong thời kỳ sơ sinh?  Chọn câu trả lời ngắn các câu từ 5 – 10: Câu 5: Kể 2 loại thuốc dùng để nhỏ mắt cho trẻ mới đẻ là: A : .................................. B: .................................. Câu 6: Chất gây trên da trẻ sơ sinh có 2 tác dụng là: A : .................................. B : .................................. Câu 7: Hai loại thuốc sát khuẩn dùng để thay băng rốn cho tre sơ sinh là: A : .................................. B : .................................. Câu 8: Khi buộc và cắt rốn phải đảm bảo 2 nguyên tắc là: A : .................................. B : .................................. Câu 9: Hai biện pháp để giữ ấm cho trẻ sơ sinh về mùa đông thường áp dụng là: A : .................................. B : .................................. Câu 10 : Thời kỳ sơ sinh, rốn rụng nhưng ướt và ra nước vàng cần được sử trí là: A : .................................. B : .................................. 307
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2