intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc và điều trị cho người bệnh có biến chứng hạ tiểu cầu do hóa trị

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Chăm sóc và điều trị cho người bệnh có biến chứng hạ tiểu cầu do hóa trị" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau điều trị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc và điều trị cho người bệnh có biến chứng hạ tiểu cầu do hóa trị

  1. CHĂM S C VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI BỆNH C BIẾN CHỨNG HẠ TIỂU CẦU DO H A TRỊ I. ĐẠI CƢƠNG Một trong những độc tính của hóa trị trong ung thư là gây tình trạng ức chế tăng sinh và trưởng thành của các mẫu tiểu cầu tại tủy xương (là tiền thân của các tiểu cầu trong máu ngoại vi). Số lượng tiểu cầu giảm trong máu ngoại vi với những mức độ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc và liều dùng. Số lượng tiểu cầu thường giảm thấp nhất sau khi dùng thuốc 10 - 14 ngày và hồi phục sau 20 - 28 ngày. Được gọi là giảm tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 150.000/mm3 máu. Không có mối liên quan giữa mức độ hạ tiểu cầu và mức độ xuất huyết trên lâm sàng. Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là: dễ gây bầm tím khi va chạm, đốm xuất huyết trên da, đau cơ, đau khớp, đau đầu, chảy máu mũi (chảy máu cam, xì mũi ra máu), đi ngoài ra máu, nôn ra máu… Trong trường hợp có triệu chứng nhưng số lượng tiểu cầu bình thường, cần làm thêm các xét nghiệm để tìm các nguyên nhân khác: thời gian chảy máu, PT (prothrombin time) APTT (activated partial thromboplastin time), thời gian thrombin, nồng độ fibrinogen. Bên cạnh độc tính của hoá trị, ở người bệnh ung thư còn có thể giảm tiểu cầu do bản thân bệnh ung thư (các ung thư huyết học, u đặc xâm lấn tu xương) do xạ trị, do tình trạng tự miễn. II. CHỈ ĐỊNH Nếu số lượng tiểu cầu dưới 75.000/mm3 cần được theo d i và chăm sóc nội trú. Nếu số lượng tiểu cầu dưới 20.000/mm3 hoặc số lượng tiểu cầu dưới 50.000/mm3 kèm theo xuất huyết cần truyền tiểu cầu. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Các trường hợp không giảm tiểu cầu. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Gồm bác sĩ chuyên khoa Ung thư, điều dưỡng viên. - Hỏi bệnh: khai thác bệnh sử, tiền sử - Khám lâm sàng kỹ lưỡng: đánh giá mức độ xuất huyết (nếu có), giảm bạch cầu, hồng cầu cùng với tình trạng bệnh ung thư, bệnh khác kèm theo. 796
  2. - Xét nghiệm máu: công thức máu, nhóm máu, thời gian chảy máu, PT, APTT, thời gian thrombin, nồng độ fibrinogen. - Xét nghiệm sinh hoá máu: chức năng gan, thận, điện giải. - Các xét nghiệm đánh giá chức năng tim. 2. Phƣơng tiện - Các dụng cụ, phương tiện cần thiết để tiêm truyền: giường hoặc ghế truyền, xe đẩy, dịch truyền, các thuốc hỗ trợ v.v. - Tiểu cầu cùng nhóm máu với máu người bệnh. 3. Ngƣời bệnh - Cần giải thích về mục đích điều trị, các bước tiến hành, các biến chứng có thể xảy ra để người bệnh biết và chuẩn bị tâm lý. - Hướng dẫn người bệnh các việc cần thiết để phối hợp thực hiện. 4. Hồ sơ bệnh án Bệnh án cần được làm đầy đủ thủ tục hành chính, ghi nhận xét trong quá trình khám, điều trị và ghi y lệnh đầy đủ theo quy chế bệnh án. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Nơi tiến hành Tiến hành tại cơ sở y tế 2. Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra hồ sơ về chẩn đoán, nhóm máu, công thức máu. 3. Kiểm tra ngƣời bệnh Đối chiếu người bệnh với hồ sơ, đảm bảo đúng người bệnh. Khám lâm sàng, ghi nhận các triệu chứng, các dấu hiệu sinh tồn vào bệnh án, phiếu theo d i. 4. Điều trị giảm tiểu cầu Có thể sử dụng tiểu cầu của người cho ngẫu nhiên hoặc của một người cho. Nên sử dụng tiểu cầu đã loại bạch cầu (còn dưới 5x 10 6 bạch cầu/túi) nếu có điều kiện bởi giảm phản ứng khi truyền cũng như giảm nguy cơ gây miễn dịch với các lần truyền sau. Kiểm tra số lượng tiểu cầu sau 1 giờ và 24 giờ sau truyền. Số lượng tiểu cầu 1 giờ sau truyền tăng lên được 15000/mm3 cho mỗi m2 diện tích bề mặt cơ thể có thể coi là truyền tiểu cầu có hiệu quả. Dùng thuốc kích thích tủy xương sản sinh tiểu cầu oprelvekin, là một protein kích thích tăng tiểu cầu trong máu được sử dụng để phòng giảm tiểu cầu trong máu do sử 797
  3. dụng hóa chất. Hiệu quả đã được chứng minh ở người bệnh giảm tiểu cầu nặng ở những đợt hoá chất trước. Nếu có các rối loạn về cầm máu, đông máu khác ngoài tiểu cầu, cần điều trị các rối loạn này Bên cạnh điều trị giảm tiểu cầu, cần kết hợp với điều trị các độc tính khác trên huyết học và ngoài huyết học. V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Theo dõi - Khi người bệnh giảm tiểu cầu mức độ nặng hoặc có xuất huyết phải được điều trị tại bệnh viện cho tới khi số lượng tiểu cầu phục hồi về bình thường. - Không được dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, các thuốc chống đông vì các thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu. - Không uống rượu - Hướng dẫn người bệnh sử dụng bàn chải đánh răng mềm, dao cạo râu điện. - Xì mũi nhẹ nhàng - Tránh táo bón - Hạn chế các va đập lên mọi vị trí của cơ thể. - Hạn chế vận động mạnh nhất là khi đã có dấu hiệu xuất huyết vì có thể gây xuất huyết não dẫn đến tử vong. 2. Xử trí tai biến Nếu người bệnh bị phản ứng dị ứng, sốc phản vệ trong khi truyền tiểu cầu, phải ngừng truyền và xử trí theo mức độ nặng, nhẹ. 798
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2