intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc vườn Sầu Riêng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

197
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tủ gốc giữ ẩm: Cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất lớp dầy 10 – 20cm, cách gốc 10 – 50cm tùy theo cây lớn hay nhỏ. Giữ cho gốc sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm sự xâm nhập của nấm bệnh. 2. Làm cỏ, trồng xen: Có thể dùng một số cây ngắn ngày trồng xen trong vườn cây để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển. Việc trồng xen cần bảo đảm cây trồng xen không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây sầu riêng v.v. Năm đầu cỏ dại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc vườn Sầu Riêng

  1. Chăm sóc vườn Sầu Riêng
  2. 1. Tủ gốc giữ ẩm: Cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất lớp dầy 10 – 20cm, cách gốc 10 – 50cm tùy theo cây lớn hay nhỏ. Giữ cho gốc sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm sự xâm nhập của nấm bệnh. 2. Làm cỏ, trồng xen: Có thể dùng một số cây ngắn ngày trồng xen trong vườn cây để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển. Việc trồng xen cần bảo đảm cây trồng xen không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây sầu riêng v.v. Năm đầu cỏ dại sẽ phát triển mạnh nên diệt cỏ bằng tay, máy cắt cỏ hoặc bằng thuốc hóa học như: Confore, Zizuxone … 3. Tưới nước: Giai đoạn cây con cần tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe, nhanh cho trái. Giai đoạn cây ra hoa cần tưới cách ngày giúp hoa phát triển tốt, hạt phấn mạnh khỏe, nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi) vào thời điểm một tuần trước khi hoa nở giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn đậu trái tốt. Sau khi đậu trái tiếp tục tưới, tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại, giúp trái phát triển và có chất lượng 4. Bón phân
  3. - Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái cần bón 5-10 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây kết hợp với phân hỗn hợp N:P:K:Mg (18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4). Liều lượng và số lần bón như sau: Tuổi Số lần Liều lượng cây bón (Năm) (Kg/cây/năm) (lần/năm) 1 0,3 4 2 0,6 4 3 1,0 3 4 2,0 3 5 2,5 3
  4. 6 4,0 2 7 5,0 2 8 5,0 2 9 6,0 3 - Giai đoạn cây đã cho trái ổn định: Chia làm 3 lần bón trong năm. + Lần 1: Sau khi thu hoạch, bón 10-20 kg phân hữu cơ cho mỗi cây kết hợp bón phân vô cơ N:P:K:Mg (18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4) với liều lượng bón là 2-3 kg/gốc. + Lần 2: Trước khi ra hoa 30-40 ngày, bón N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2-3 kg/gốc. + Lần 3: Khi trái to bằng trái chôm chôm, bón N:P:K:Mg (12:42:17:2) với liều lượng 2-3 kg/gốc.Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất trái.
  5. 5. Cắt tỉa - Đối với giai đoạn kiến thiết cơ bản: Cắt bỏ các cành mọc quá gần mặt đất sao cho các cành cho trái phải cách mặt đất ít nhất là 1m.Cắt bỏ các cành ốm yếu hoặc sâu bệnh.Chỉ để một ngọn, thông thường ta không nên cắt ngọn cây sầu riêng, riêng giống Chanee có thể cắt ngọn để lại 4-5 cành.Khoảng cách giữ các cành trên thân chính không nên nhỏ hơn 30 cm. - Đối với giai đoạn cây đang cho trái: Sầu riêng ra hoa kết trái trên thân chính, trên cành (kễ cả cành lớn và cành nhỏ), không ra hoa ở ngọn cây. Vì vậy chỉ để lại cành khoẻ mạnh. Ở giai đoạn này có thể chia làm 3 lần cắt tỉa trong năm: + Lần 1: Sau khi thu hoạch xong, cắt bỏ cành khô, cành bị sâu bệnh, gầy yếu hoặc cành kiệt sức do đã ra quá nhiều trái. + Lần 2: Trước khi bón phân lần thứ 2 (30-40 ngày trước khi ra bông).
  6. + Lần 3: Khi cây đã có trái bằng trái quít, kết hợp với cắt bỏ bớt trái để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.Chú ý: Hoa sầu riêng rất nhiều, nếu không cắt tỉa bớt cây sẽ không đủ sức nuôi trái. Thông thường, cây sầu riêng ra hoa 2-3 đợt trong năm, ta có thể cắt tỉa bớt hoa đợt 1 và đợt 3, chừa lại hoa đợt 2. Hoặc cắt bỏ hoa đợt 2 chừa lại hoa đợt 1 và đợt 3 để thu hoạch một đợt chín sớm và một đợt chín muộn thường là thời điểm bán có giá cao. Khi tỉa hoa phải tuỳ theo giống, sau khi hoa nở khoảng 30-35 ngày thì tiến hành tỉa bớt. Khi đã đậu quả thì cắt bỏ bớt trái chỉ để lại mỗi cành 3-5 trái, phải loại bỏ các trái mọc dày đặc, trái bị di tật hoặc các trái bị sâu bệnh. 6. Thụ phấn bổ sung Thụ phấn nhân tạo có các ưu điểm như sau: - Giúp cho cây đậu trái nhiều hơn, đều hạt, quả to… - Trái đậu tập trung ở những vị trí thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hái.- - Chủ động được thời gian thu hoạch. Nên giúp cây thụ phấn tốt bằng tay vào lúc 20 – 22 giờ. Buổi sáng tiến hành cắt các hoa sắp nở của
  7. giống dùng làm bố, cắt lấy các chùm nhị để vào chén, đĩa sứ hay thuỷ tinh, lấy vải mùng trùm lại để nơi cao ráo. Đến chiều bao phấn nở tung phấn. Chập tối, gỡ bỏ cuống nhị, xác bao phấn, gom phấn lại rồi dùng bút lông hoặc bông gòn phết phấn vào đầu nhụy hoa của giống mẹ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2