intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán, điều trị bệnh và cách sử dụng thuốc cho cá

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

476
lượt xem
161
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù sử dụng nhiều thuốc đặc trị, song một trong những thất bại với người nuôi cá là chưa chọn đúng thuốc và sử dụng đúng cách, chưa trộn thuốc vào thức ăn đúng phương pháp.Cty Vemedim xin gởi đến người nuôi cá một số hướng dẫn cơ bản về việc trộn kháng sinh vào thức ăn đúng cách điều trị cho cá hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán, điều trị bệnh và cách sử dụng thuốc cho cá

  1. Chẩn đoán, điều trị bệnh và cách sử dụng thuốc cho cá Nguồn: vietlinh.com.vn Dù sử dụng nhiều thuốc đặc trị, song một trong những thất bại với người nuôi cá là chưa chọn đúng thuốc và sử dụng đúng cách, chưa trộn thuốc vào thức ăn đúng phương pháp.Cty Vemedim xin gởi đến người nuôi cá một số hướng dẫn cơ bản về việc trộn kháng sinh vào thức ăn đúng cách điều trị cho cá hiệu quả hơn. Trước hết nên chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, bà con cần chú ý các kháng sinh không hấp thu chỉ dùng kết hợp với những loại kháng có khả năng hấp thu mà không dùng đơn lẻ, xem xét tính tan của từng loại kháng sinh, thuốc trộn vào loại thức ăn nào (thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế). Khi sử dụng thuốc ta cần tiến hành theo các bước sau: - Lượng thuốc điều trị cần tính theo trọng lượng thực tế đàn cá dù trong toa có chỉ dẫn liều trộn vào thức ăn. Ví dụ: trên toa nhãn ghi 1kg thuốc dùng cho 10 tấn cá hoặc trộn vào 200 -300kg thức ăn thì đó là liều tương đương của thức ăn và trọng lượng khi cá còn ăn mạnh. Nhưng khi cá đã bệnh, khả năng bắt mồi giảm, tương đương này không còn đúng nữa vì vậy người nuôi nên chọn liều là 1kg thuốc/10 tấn cá. - Nên trộn thuốc với lượng thức ăn khoảng 15-30% lượng thức ăn hàng ngày (tuỳ vào giai đoạn cá lớn hay nhỏ )để đảm bảo được lượng thuốc cung cấp đủ nồng độ và tất cả cá đều ăn được thuốc. Không nên trộn thuốc với nhiều thức ăn như khi cá còn ăn mạnh vì khi cá bệnh ăn yếu, ăn không hết thức ăn sẽ làm cho nồng độ thuốc trong máu không đủ diệt khuẩn hoặc trộn với quá ít thức ăn sẽ làm một số cá ăn yếu không tranh được thức ăn cũng sẽ không được điều trị. Tốt nhất là nên trộn thuốc với 30% lượng thức ăn so với ngày cá chưa bệnh.
  2. - Nếu sử dụng cùng lúc 2 hoặc 3 loại thuốc thì nên trộn riêng từng loại thuốc, không nên hoà nhiều loại thuốc vào nước để trộn vào thức ăn vì có nhiều loại thuốc sẽ tương tác nhau làm giảm hiệu lực. - Nước trộn thức ăn phải là nước sạch, không nên sử dụng nước ao vì nếu ao cá nhỏ, nước ao có rất nhiều tảo làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của cá.Còn nếu cá lớn, nước ao cá có nhiều chất hữu cơ làm kết tủa một lượng thuốc lớn, làm giảm nồng độ thuốc dẫn đến hiệu quả không cao. - Thuốc phải được hoà tan vào nước theo tỉ lệ 7 lít nước tưới đều 40kg thức ăn viên. Cách tính lượng nước cần pha thuốc là: Tổng lượng thức ăn dự kiến trộn thuốc /40kg*7. Ví dụ: Sau khi tính toán lượng thuốc và lượng thức ăn cần trộn là 1kg thuốc và 400kg thức ăn, thì người nuôi cần tính lượng nước cần thiết để hoà tan 1kg thuốc để tưới vào 400kg thức ăn là 400/40*7 = 70 lít nước. - Dùng thùng có vòi sen múc nước thuốc tưới đều vào thức ăn. Nhớ canh theo tỉ lệ 7 lít nước thuốc tưới cho 40kg thức ăn viên. Sau khi tưới thuốc xong nên để thức ăn nơi thoáng mát khoảng 30 phút để thuốc ngấm sâu vào viên thức ăn mới rãi đều khắp ao cho cá ăn. Một số loại thuốc tan không hoàn toàn (ví dụ như Florphenicol bột) trong quá trình tưới vào thức ăn cần quậy đảo liên tục, tránh thuốc bị sa lắng dưới đáy thùng. - Đối với thức ăn tự chế, sau khi tính đủ lượng thuốc cho số cá trong ao, bà con nên trộn số thuốc này với số cám dùng trong hỗn hộp tự chế theo tỉ lệ nhân đội nhiều lần cho đến hết số cám (việc trộn theo tỉ lệ nhân đội giúp thuốc phân tán điều vào cám). Sau khi cám và thuốc đã trộn đều thì mới dùng số cám + thuốc này trộn vào các thành phần khác theo tỉ lệ của thức ăn tự chế. Cần hỗ trợ thêm hệ miễn dịch cũng như tăng cường khả năng hấp thụ cho cá như Vime Glucan. Tuỳ theo loại kháng sinh mà ta có thể hỗ trợ thêm Vitamin C và men tiêu hoá để tăng cường kháng thể cho cá.
  3. Kết luận: Qua quá trình ứng dụng kỹ thuật điều trị bệnh theo phương pháp vừa nêu, Trại Nghiên cứu thuỷ sản nước ngọt của Cty Vemedim và các trang trại nuôi cá ở các tỉnh ĐBSCL đã đạt được kết quả rất tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2