intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán và điều trị sỏi hệ niệu ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

47
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát các yếu tố dịch tể, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các phương pháp điều trị sỏi ở hệ niệu tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Nghiên cứu hồi cứu từ tháng 2/2007 đến tháng 2/2012 có 22 trẻ có sỏi hệ niệu được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán và điều trị sỏi hệ niệu ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI HỆ NIỆU Ở TRẺ EM<br /> TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br /> Phạm Ngọc Thạch*, Nguyễn Hoàng Đức**, Trần Lê Linh Phương***,<br /> Trần Quốc Việt*, Lê Nguyễn Yên*, Lê Tấn Sơn*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề và mục tiêu: khảo sát các yếu tố dịch tể, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các phương<br /> pháp điều trị sỏi ở hệ niệu tại bệnh viện Nhi Đồng 2.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu từ tháng 2/2007 đến tháng 2/2012 có 22 trẻ có sỏi hệ<br /> niệu được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Các yếu tố liên quan đến dịch tể, triệu chứng lâm sàng, các dấu<br /> hiệu cận lâm sàng, soi cấy nước tiểu, phân tích sỏi, và đánh giá về các quá trình chuyển hóa được ghi nhận.<br /> Kết quả: Sỏi hệ niệu trên(thận, niệu quản) chiếm 16 trẻ (72,7%) và sỏi hệ niệu dưới(bàng quang, niệu đạo)<br /> ở 6 trẻ (27,3%). Cấy nước tiểu 20% dương tính. Khảo sát về chuyển hóa được thực hiện ở 9 trẻ và có 8 trẻ (89%)<br /> bình thường. Ứ đọng nước tiểu thứ phát tạo sỏi do dị dạng hệ niệu tìm thấy ở 6 trẻ. Sỏi được điều trị phẫu thuật<br /> mổ mở là 9 ca, nội soi tán sỏi là 12 ca, tự tiểu ra 1 ca.<br /> Kết luận: Nội soi tán sỏi niệu quản và bàng quang cho kết quả tốt, đối với sỏi thận ở trẻ em hoặc sỏi bàng<br /> quang lớn, phương pháp mổ mở vẫn cho kết quả tốt và an toàn.<br /> Từ khóa: Sỏi niệu, tán sỏi Laser<br /> <br /> ABSTRACT<br /> RESULTS OF PEDIATRIC UROLITHIASIS IN CHILDREN HOSPITAL NUMBER 2<br /> Pham Ngoc Thach, Nguyen Hoang Duc, Tran Le Linh Phuong,<br /> Tran Quoc Viet, Le Nguyen Yen, Le Tan Son<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 209 - 211<br /> Introduction and Purpose: to investigate retrospectively the clinical and epidemiological characteristics,<br /> and method of treatment of childhood urolithiasis in children hospital number 2.<br /> Materials and methods: the records of 22 children with urolithiasis treated in children hospital number 2<br /> between Feb-2007 and Feb-2012 were reviewed in study with regard to age at diagnosis, sex, history, and<br /> physical, laboratory, and radiologic findings. Metabolic evaluation when performed included serum electrolytes,<br /> calcium, phosphorus, uric acid, 24-h urine collection for calcium and creatinine, and a sodium nitroprusside test<br /> for cystine. In all cases urine specimens were sent for culture.<br /> Results: the stone was located in the upper tract in 16 (72.7%) and lower tract in 6 (27,3%) children. Of the<br /> urine cultures, 20% were positive. Metabolic investigation was performed in 9 patients and was normal in 8<br /> (89%). Urinary stasis secondary to a urinary tract anomaly that led to the formation of stones was found in 6<br /> patients. Stones were treated by open surgery in 9 cases and uretero-cystoscopic extraction in 12 cases. The stone<br /> passed spontaneously in 1 of cases.<br /> Conclusion: the use of endourological methods of treatment for childhood urolithiasis must be generalized,<br /> with open surgery being reserved for particular and complex cases.<br /> ** Bệnh viện ĐHYD Tp.HCM<br /> Bệnh viện Nhi Đồng 2<br /> Tác giả liên lạc: Ths.Bs.Phạm Ngọc Thạch ĐT: 0902187095<br /> *<br /> <br /> 208<br /> <br /> Đại học Y Dược Tp.HCM<br /> Email: dr.thachpham@yahoo.fr<br /> ***<br /> <br /> Chuyên Đề Thận Niệu<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Key words: urolithiasis, Laser lithotripsy<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Mặc dù sỏi niệu thường xảy ra ở người trưởng<br /> thành, tuy nhiên vẫn có ở trẻ em(11,14). Tần xuất<br /> sỏi niệu ở trẻ em tại Hoa Kỳ là 1/1000- 1/7600 trẻ<br /> nhập viện(12,14). Cho dù sỏi niệu ở trẻ em có<br /> khuynh hướng giảm ở một số nước phát triển<br /> thì nó vẫn còn là vấn đề ở một số nước trên thế<br /> giới. Mục đích của nghiên cứu khảo sát các yếu<br /> tố dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm<br /> sàng và các phương pháp điều trị sỏi ở hệ niệu<br /> tại bệnh viện Nhi Đồng 2.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Hồi cứu trong vòng 5 năm từ tháng 2/2007<br /> đến tháng 2/2012 có 22 trẻ có sỏi hệ niệu được<br /> điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Các yếu tố<br /> liên quan đến tuổi biểu hiện bệnh, giới tính, tiền<br /> sử bệnh và thăm khám lâm sàng, các xét<br /> nghiệm, KUB, UIV đều được ghi nhận. Đánh giá<br /> về chuyển hóa bao gồm canxi, phosphor, acid<br /> uric trong nước tiểu 24 giờ. Tăng canxi niệu<br /> được định nghĩa khi lớn hơn 4 mg/kg/24h(4,11).<br /> Trong tất cả các ca, nước tiểu được soi cấy, tất cả<br /> các sỏi được gửi phân tích sinh hóa. Có 16 ca sỏi<br /> hệ niệu trên bao gồm 8 ca sỏi thận và 8 ca sỏi<br /> niệu quản. Trong 6 ca sỏi hệ niệu dưới bao gồm<br /> 5 ca sỏi bàng quang và 1 ca sỏi niệu đạo. Các<br /> phương pháp điều trị đối với từng vị trí sỏi và<br /> các bệnh lý tác động tạo sỏi được ghi nhận. Thời<br /> gian theo dõi từ 4 tháng -5 năm.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Tiền sử gia đình có người bị sỏi thấy 15%<br /> trẻ. Tuổi các bệnh nhi từ 3 tuổi đến 15 tuổi<br /> (trung bình 6 tuổi); giới tính nam/nữ là 1,82.<br /> Những triệu chứng lâm sàng bao gồm: tiểu mủ<br /> (5 ca), tiểu máu (3 ca), đau bụng (13 ca), tiểu khó<br /> (4 ca), 1 trường hợp sỏi niệu đạo tự tiểu ra. Sỏi<br /> hệ niệu trên là 16 ca (72,7%), sỏi hệ niệu dưới 6<br /> ca (27,3%). Sỏi cản quang chiếm 92%. Sỏi hai bên<br /> có 1 ca (sỏi thận 2 bên), còn lại 21 ca là sỏi 1 bên.<br /> Cấy nước tiểu dương tính 20%; trong đó 75% là<br /> E. coli và 25% là Proteus. Khảo sát về chuyển hóa<br /> <br /> Chuyên Đề Thận Niệu<br /> <br /> thực hiện ở 9 ca , kết quả bình thường ở 8 ca<br /> (89%), 1 ca tăng canxi máu và canxi niệu.<br /> Dị dạng hệ niệu ở 6 trường hợp: 2 ca trào<br /> ngược bàng quang niệu quản, 2 ca megaureter, 1<br /> ca hẹp khúc nối bể thận niệu quản, 1 ca bàng<br /> quang thần kinh có mở rộng bằng hồi tràng.<br /> Phân tích sỏi 1 ca sỏi Urate, 15 ca sỏi cancium<br /> oxalate, 4 ca sỏi magne phosphate, 2 ca sỏi<br /> cancium phosphate. Điều trị bằng phẫu thuật<br /> mổ mở 9 ca (8 ca sỏi thận, 1 ca sỏi bàng quang<br /> to); nội soi tán sỏi 12 ca( 8 ca sỏi niệu quản và 4<br /> ca sỏi bàng quang), tự tiểu ra 1 ca sỏi kẹt niệu<br /> đạo. Tất cả các ca đều sạch sỏi ngoại trừ 2<br /> trường hợp sỏi thận lớn, sót sỏi nhỏ.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Các điều kiện về kinh tế xã hội, các yếu tố di<br /> truyền đóng vai trò quan trọng trong tần xuất<br /> tạo sỏi ở các nước(5,10). Sỏi chiếm ưu thế ở phái<br /> nam, điều này phù hợp trong các nghiên<br /> cứu(3,6,8,9). Sỏi chiếm đa số ở hệ niệu trên (72,2%)<br /> trong nghiên cứu của chúng tôi, điều này cũng<br /> phù hợp các nghiên cứu ở châu Âu(1,2,6). Triệu<br /> chứng điển hình của sỏi hệ niệu ở trẻ em thường<br /> gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là đau bụng<br /> (13 ca) chiếm 59%, tiếp đến là các triệu chứng<br /> tiểu mủ, tiểu máu và tiểu khó, điều này cũng<br /> phù hợp với các nghiên cứu(6,8).<br /> Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số trẻ<br /> có sỏi cancium oxalate. Soi cấy nước tiểu đa<br /> số vi trùng là E. coli.<br /> Dị dạng hệ niệu làm cản trở lưu thông dòng<br /> nước tiểu, là yếu tố tạo sỏi. Trong nhóm nghiên<br /> cứu của chúng tôi có 2 ca trào ngược bàng<br /> quang niệu quản, 2 ca megaureter, 1 ca hẹp khúc<br /> nối bể thận niệu quản, 1 ca bàng quang thần<br /> kinh có mở rộng bằng hồi tràng. Điều này cũng<br /> tìm thấy trong nghiên cứu của tác giả<br /> Basaklar AC(2), tuy nhiên có lẽ số lượng ca của<br /> chúng tôi còn ít nên so với các tác giả khác thì số<br /> dạng dị tật còn ít hơn, không thấy có trường<br /> hợp nào van niệu đạo sau, lỗ tiểu thấp…đi<br /> kèm(6,9).<br /> <br /> 209<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br /> <br /> Chúng tôi vẫn áp dụng mổ mở cho tất cả các<br /> ca sỏi thận và sỏi bàng quang lớn hơn 20mm.<br /> Các ca sỏi niệu quản và sỏi bàng quang được<br /> tán bằng Laser đều cho kết quả tốt.<br /> Trong thực tế phần lớn bệnh nhân có sỏi<br /> bàng quang nhỏ hơn 20 mm chúng tôi đều tán<br /> sỏi bằng Laser, tuy nhiên nếu sỏi quá to thì việc<br /> tán sỏi quá lâu, bệnh nhân phải chịu gây mê lâu<br /> nên chúng tôi vẫn chủ trương mổ mở để lấy sỏi.<br /> Các ca tán sỏi bàng quang có tỉ lệ thành công<br /> 100%, không biến chứng sau mổ.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Nội soi tán sỏi niệu quản và bàng quang cho<br /> kết quả tốt, đối với sỏi thận ở trẻ em hoặc sỏi<br /> bàng quang lớn, phương pháp mổ mở vẫn cho<br /> kết quả tốt và an toàn.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 210<br /> <br /> Androulakakis PA,<br /> Michael V,<br /> Polychronopoulou S,<br /> Aghioutantis C (1991). Paediatric urolithiasis in Greece. Br J Urol,<br /> Vol 67: pp.206–209.<br /> Basaklar AC, Kale N (1991). Experience with childhood<br /> urolithiasis, report of 196 cases. Br J Urol, Vol 67: pp.203–205.<br /> Ece A, Ozdemir E, Gurkan F, Dokocu AI, Akdeniz O (2000).<br /> Characteristics of pediatric urolithiasis in south-east Anatolia. Int<br /> J Urol, Vol 9: pp.330–334.<br /> <br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> 11.<br /> 12.<br /> 13.<br /> <br /> 14.<br /> <br /> Ghazali S, Barratt TM (1974). Urinary excretion of calcium and<br /> magnesium in children. Arch Dis Child. Vol 49: pp.97–101.<br /> Halstead SB, Valyasevi A, Umpaivit P (1967). Studies of bladder<br /> stone disease in Thailand. V. Dietary habits and disease<br /> prevalence. Am J Clin Nutr. Vol 20: pp.1352–1361.<br /> Jallouli M, Jouni R, Mekki M, Belguith M, Najjar MF, Nouri A<br /> (2004). Urinary stones in Tunisian infants, based on a series of 64<br /> cases. Prog Urol, Vol 3: pp.376–379.<br /> Jungers P, Daudon M (1989). Clinical forms of urolithiasis:<br /> childhood urolithiasis. [in French] In: Jungers P, Daudon M, Le<br /> Duc A editor. Urolithiasis. Paris: Flammarion Medecine-Sciences;<br /> p.379–392.<br /> Kammoun A, Daudon M, Abdelmoula J, Hamzaoui M,<br /> Chaouachi B, Houissa T, et al (1999). Urolithiasis in Tunisian<br /> children: a study of 120 cases based on stone composition.<br /> Pediatr Nephrol. Vol 13: pp.920–925.<br /> Landau D, Tovbin D, Shalev H (2000). Pediatric urolithiasis in<br /> southern Israel: the role of uricosuria. Pediatr Nephrol, Vol 14:<br /> pp.1105–1110.<br /> Milliner DS, Murphy ME (1993). Urolithiasis in pediatric<br /> patients. Mayo Clin Proc. 1993;68:241–248.<br /> Tellaloglu S, Ander H (1984). Stones in children. Turk J Pediatr,<br /> Vol 26: pp.51–60.<br /> Troup CW, Lawnicki CC, Bourne RB, Hodgson NB (1972). Renal<br /> calculus in children. J Urol. Vol 107: pp.306–307.<br /> Stapleton FB, Noe HN, Jenkis G, Roy S (1982). Urinary excretion<br /> of calcium following an oral calcium loading test in healthy<br /> children. Pediatrics, Vol 69: pp.594–597.<br /> Walther C, Lamm D, Kaplan GW (1990). Paediatric urolithiasis:<br /> a ten year review. Paediatrics, Vol 65: pp.1068–1072.<br /> <br /> Chuyên Đề Thận Niệu<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> EVALUATE OF THE CLINICAL AND URODYNAMIC RESULTS OF TENSION-FREE TRANSOBTURATOR<br /> TAPE SURGERY FOR TREATMENT OF FEMALE STRESS URINARY INCONTINENCES ................................ 156<br /> Vu Nguyen Khai Ca, Hoang Long, Nguyen Hoai Bac, Tran Quoc Hoa, Nguyen Duc Minh, Chu Van Lam, Le Nguyen<br /> Vu, Trinh Hoang Giang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 156 - 160........................... 156<br /> AUTOMATED GUN BIOPSY WITH FREE HAND ULTRASOUND GUIDANCE TO DIAGNOSE SOME SPECIAL<br /> KIDNEY DISEASES ............................................................................................................................................... 160<br /> Tran Thi Bich Huong, Le Thanh Toan, Phung Thanh Loc, Nguyen Thi Cam Tuyet, Vu Le Anh, Tran Hiep Duc Thang,<br /> Nguyen Tan Su * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 161 - 169 ...................................... 160<br /> RADICAL PROSTATECTOMY: THE INITIAL EXPERIENCES OF 8 CASES AT VIET DUC UNIVERSITY<br /> HOSPITAL.............................................................................................................................................................. 169<br /> Vu Nguyen Khai Ca, Hoang Long, Nguyen Hoai Bac, Tran Quoc Hoa, Nguyen Duc Minh, Chu Van Lam, Le Nguyen<br /> Vu, Trinh Hoang Giang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 170 - 174 ........................... 169<br /> THE ROLE OF RESIDUAL RENAL FUNCTION IN CONTINUOUS AMBULATORY PERITONEAL DIALYSIS<br /> PATIENTS .............................................................................................................................................................. 174<br /> Nguyen Thi Thanh Thuy, Ta Phuong Dung,Tran Thi Bich Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No<br /> 3- 2012: 175 - 182..................................................................................................................................................... 174<br /> RENAL BIOPSY IN CHILDREN'S HOSPITAL 1 .................................................................................................... 182<br /> Huynh Thoai Loan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 183 - 188................................... 182<br /> TO EVALUATE SERUM 1,25 DIHYDROXY CHOLECALCIFEROL LEVEL IN THE HEALTHY FORUTH YEAR<br /> MEDICAL STUDENTS........................................................................................................................................... 188<br /> Vu Le Anh, Tran Thi Bich Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 189 - 196 ............ 188<br /> LAPAROSCOPIC PARTIAL NEPHRECTOMY FOR RENAL TUMOR:THE RETROPERITONEAL APPROACHES<br /> WITH CONTROLING OF RENAL VASCULATURE, INITIAL EXPERIENCE....................................................... 196<br /> Pham Phu Phat , Vu Le Chuyen, Nguyen Minh Quang, Vinh Tuan, Nguyen Phuc Cam Hoang, Nguyen Te Kha, Do Hoang<br /> Dung, Ngo Dai Hai, Phan Truong Bao. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 197 - 203.... 196<br /> SINGLE LOWER-POLE PERCUTANEOUS ACCESS FOR MANAGEMENT OF COMPLEX RENAL STONES ... 203<br /> Vo Phuoc Khuong, Vu Le Chuyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 204 - 208............ 203<br /> RESULTS OF PEDIATRIC UROLITHIASIS IN CHILDREN HOSPITAL NUMBER 2............................................ 208<br /> Pham Ngoc Thach, Nguyen Hoang Duc, Tran Le Linh Phuong, Tran Quoc Viet, Le Nguyen Yen, Le Tan Son * Y Hoc<br /> TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 209 - 211 ............................................................................. 208<br /> <br /> Chuyên Đề Thận Niệu<br /> <br /> 211<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2