tổng quan:<br />
<br />
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ<br />
UNG THƯ DẠ DÀY SỚM 2015<br />
Tổng hợp và dịch: Trần Văn Huy, Trần Quang Trung<br />
Trường Đại học Y Dược Huế<br />
Tóm tắt<br />
Tiên lượng của ung thư dạ dày tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, do đó chẩn đoán sớm, khi còn có thể<br />
điều trị tiệt căn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để chẩn đoán chính xác ung thư dạ dày sớm, cần có<br />
những hiểu biết căn bản về hình ảnh nội soi ánh sáng trắng, ánh sáng phổ màu tăng cường, nội soi nhuộm<br />
màu, nội soi phóng đại, siêu âm nội soi. Và quan trọng là bệnh nhân phải được nội soi sớm, một thống<br />
kê về kết quả nội soi sàng lọc trên 40.000 bệnh nhân công bố đầu 2015 cho thấy nội soi sàng lọc giúp<br />
phát hiện nhiều trường hợp có tổn thương tiền ung thư và ung thư dạ dày sớm. Điều trị ung thư dạ dày<br />
sớm bằng các thủ thuật nội soi xâm nhập tối thiểu đã trở thành phương pháp có rất nhiều ưu việt. Bên cạnh kỹ<br />
thuật cắt hớt niêm mạc qua nội soi (EMR) thì kỹ thuật mới là phẫu tích dưới niêm mạc qua nội soi (ESD)<br />
gần đây đã được triển khai, nhân rộng ở nhiều trung tâm trên thế giới. Thời gian qua, thực sự chiến lược<br />
triển khai ESD đã được đẩy mạnh, nhiều phương tiện, dụng cụ đã được phát triển, chỉ định cũng được<br />
mở rộng hơn và ngày càng có nhiều báo cáo về tính an toàn và kết quả theo dõi lâu dài. Ngoài ra, người<br />
ta cũng đã triển khai các phương pháp điều trị phối hợp giữa nội soi và ngoại tiêu hóa. Rõ ràng rằng, số<br />
bệnh nhân được làm ESD sẽ ngày một tăng và với sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật nội soi,<br />
không những tiên lượng của bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ cải thiện đáng kể mà chất lượng sống sau điều<br />
trị của họ cũng được đảm bảo gần như bình thường.<br />
Từ khóa: Ung thư dạ dày, ung thư dạ dày sớm, nội soi, chẩn đoán<br />
Summary<br />
UPDATE ON THE DIAGNOSIS AND MANAGEMENT OF EARLY GASTRIC CANCER<br />
Tran Van Huy, Tran Quang Trung<br />
Hue University of Medicine and Pharmacy<br />
The prognosis of gastric cancer depends principally upon an early diagnosis. An early and accurate<br />
diagnosis of gastric cancer needs some basic knowledges about the endoscopic characteristics of white light<br />
endoscopy, chromoendoscopy, magnified endoscopy, FICE and NBI…A strategy of screening is also a key<br />
factor for early diagnosis. The treatment of early gastric cancer by endoscopy techniques have showed more<br />
and more advantages. Beside of EMR, the technique of ESD is now applied more widely and lead to a very<br />
good prognosis and nearly a curative treatment for the patients with early gastric cancer.<br />
Key words: Gastric cancer, early gastric cancer, endoscopy, diagnosis<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Mặc dù cả tỉ lệ mắc và tử vong của ung thư dạ<br />
dày đang có xu hướng giảm, bệnh lí này vẫn còn<br />
là một trong những nguyên nhân gây tử vong do<br />
ung thư hàng đầu trên toàn cầu [1, 2]. Tỉ lệ ung thư<br />
dạ dày khác nhau giữa các khu vực, vùng Đông<br />
<br />
Á, gồm Nhật Bản và Hàn Quốc có tỉ lệ cao hơn<br />
hẳn các nước Tây phương. Ở Nhật Bản, kể từ sau<br />
khi chương trình sàng lọc ung thư dạ dày bằng<br />
chụp đối quang kép dùng barit, rồi sau đó là sự<br />
phát triển của nội soi, ung thư dạ dày đã được chẩn<br />
đoán sớm, từ khi chưa có triệu chứng lâm sàng với<br />
<br />
- Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Huy, email: bstranvanhuy@gmail.com<br />
- Ngày nhận bài: 28/12/2014 * Ngày đồng ý đăng: 5/1/2015 * Ngày xuất bản: 10/1/2015<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 24<br />
<br />
5<br />
<br />
tỉ lệ ngày càng cao [3]. Hiện nay, có tới khoảng<br />
một nửa số ca ung thư dạ dày ở quốc gia này được<br />
điều trị ở giai đoạn sớm [4].<br />
Ngược lại, ở phương Tây, ung thư dạ dày vẫn<br />
còn thường được chẩn đoán muộn, dẫn đến tiên<br />
lượng xấu. Tiên lượng phụ thuộc vào giai đoạn<br />
bệnh được chẩn đoán và chỉ có loại bỏ khối u hoàn<br />
toàn mới điều trị được.<br />
Kết quả sống 5 năm với tỉ lệ trên 90% sau điều<br />
trị ở cả phương Tây và Nhật Bản sau điều trị ung thư<br />
dạ dày sớm cho thấy vai trò quan trọng của việc phát<br />
hiện tổn thương càng sớm càng tốt [5,6]. Hơn nữa,<br />
cùng với việc nâng cao tỉ lệ chẩn đoán ung thư dạ<br />
dày sớm ở Nhật Bản là sự mở rộng của các phương<br />
pháp điều trị xâm nhập tối thiểu qua nội soi đường<br />
miệng như cắt hớt niêm mạc (EMR), sau đó là phẫu<br />
tích dưới niêm mạc (ESD). Phương pháp này được<br />
<br />
sự đồng thuận của đông đảo các nhà nội soi tiêu hóa,<br />
kể cả ở phương Tây và nâng số ca ung thư dạ dày<br />
được điều trị qua nội soi đường miệng tăng lên rất<br />
nhanh [7, 8]. Bài tổng quan này nhằm nhìn nhận lại,<br />
cập nhật thêm các vấn đề hiện tại trong chẩn đoán,<br />
điều trị của ung thư dạ dày sớm và đề cập một số<br />
hướng phát triển trong tương lai.<br />
2. PHÂN LOẠI UNG THƯ DẠ DÀY SỚM<br />
Ung thư dạ dày sớm được định nghĩa là tổn<br />
thương ác tính còn khu trú ở lớp niêm mạc hoặc dưới<br />
niêm mạc của dạ dày, không tính đến tình trạng di<br />
căn hạch bạch huyết [9]. Phân loại ung thư dạ dày<br />
về mặt đại thể của Nhật Bản được sử dụng rộng rãi,<br />
chia ung thư dạ dày sớm làm 3 típ chính (0-I, 0-II, và<br />
0-III), trong đó 0-II được chia nhỏ thành 3 dưới típ<br />
(0-IIa, 0-IIb và 0-IIc) (Hình 1 và 2)<br />
<br />
Típ 0-I<br />
<br />
Típ 0-IIa<br />
Típ 0-IIb<br />
Típ 0-IIc<br />
<br />
Típ 0-III<br />
<br />
Hình 1. Phân loại đại thể ung thư dạ dày sớm<br />
<br />
Hình 2. Minh họa phân loại ung thư sớm: (a) típ 0-I (dạng polyp); (b) típ 0-IIa (dạng lồi nhẹ);<br />
(c) típ 0-IIb (dạng dẹt); (d) típ 0-IIc (dạng trợt lõm); (e) type-III (dạng loét nông).<br />
<br />
6<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 24<br />
<br />
Típ ung thư dạ dày sớm thường gặp nhất là:<br />
0-IIc [10]. Nếu có hai dạng tổn thương phối hợp<br />
thì dạng nào chiếm chủ yếu sẽ được ghi trước. Tại<br />
hội thảo Quốc tế tổ chức ở Pari năm 2002, các<br />
chuyên gia đã đưa ra phân loại Pari, dựa trên phân<br />
loại của Nhật Bản, thống nhất về phân loại ung thư<br />
bề mặt ống tiêu hóa [11].<br />
Mặc dù ung thư là chẩn đoán mô học, nhưng<br />
chưa có sự chuẩn hóa và thống nhất giữa các nhà<br />
giải phẫu bệnh Nhật Bản và phương Tây [12]. Ở<br />
các nước Âu, Mỹ, ung thư được xác định khi khối<br />
u đã xâm nhập ít nhất là sâu quá lớp màng đáy,<br />
đến lớp cơ niêm hoặc dưới niêm mạc. Trong khi<br />
đó, ở Nhật Bản, chẩn đoán ung thư dựa vào sự bất<br />
thường tế bào và cấu trúc mô học, không kể độ<br />
xâm lấn. Mặc dù sự chưa nhất quán này đã giảm<br />
đi sau khi có phân loại Vienna nhưng tổn thương<br />
được chẩn đoán là ung thư trong niêm mạc ở Nhật<br />
thì vẫn chỉ được xem là loạn sản nặng ở châu Âu<br />
(phân loại Vienna 4.1) [13]. Tuy nhiên, trên 40%<br />
tổn thương mức 3 hoặc 4.1 theo phân loại Vienna<br />
theo chẩn đoán từ mẫu sinh thiết trước mổ đã được<br />
xác định là ung thư ở bệnh phẩm sau phẫu tích nội<br />
soi, đồng thời cũng có một tỉ lệ nhỏ đã xâm lấn qua<br />
lớp dưới niêm mạc [14, 15]. Do đó, để đánh giá<br />
khả năng điều trị tiệt căn ung thư dạ dày sớm, cần<br />
phân tích kỹ về mặt giải phẫu bệnh của khối u sau<br />
khi đã được tách bỏ qua đường nội soi.<br />
Khác với ung thư tiến triển, ung thư dạ dày<br />
sớm thường khó phát hiện qua nội soi vì mới chỉ<br />
có những thay đổi rất nhỏ trên bề mặt niêm mạc.<br />
Để tránh bỏ sót ung thư dạ dày sớm, nhà nội soi<br />
cần hiểu rõ các đặc điểm của bệnh lí này và thực<br />
hiện qui trình nội soi một cách kỹ lưỡng, qui chuẩn<br />
[16]. Bên cạnh nội soi thường qui bằng ánh sáng<br />
trắng thì các phương tiện, phương pháp hiện đại<br />
hơn như nội soi nhuộm màu, dùng ánh sáng màu<br />
tăng cường, nội soi phóng đại và siêu âm nội soi<br />
đã làm tăng khả năng và độ chính xác trong chẩn<br />
đoán ung thư dạ dày sớm.<br />
2.1. Nội soi bằng ánh sáng trắng<br />
Để chẩn đoán chính xác ung thư dạ dày sớm,<br />
nhà nội soi cần thực hiện việc soi dạ dày kỹ lưỡng<br />
và quan sát hiệu quả, nắm chắc các đặc trưng của<br />
thương tổn gợi ý bệnh lí này. Trên ánh sáng trắng,<br />
cần chú ý những điểm rất nhỏ như thay đổi nhẹ<br />
màu sắc, mất mạng mạch máu dưới niêm, nếp niêm<br />
<br />
mạc mất liên tục, chảy máu tự nhiên… Những<br />
thay đổi này thường không dễ thấy, do đó, cần rửa<br />
thật sạch niêm mạc, bơm đủ hơi và quan sát hết<br />
các vùng trong dạ dày. Khi phát hiện thương tổn,<br />
cần điều chỉnh lượng hơi, quan sát ở nhiều góc độ<br />
khác nhau để đánh giá độ nhiễm cứng, nhận định<br />
độ xâm lấn. Độ chính xác của nội soi thường qui<br />
trong phân biệt tổn thương đang ở niêm mạc hay<br />
dưới niêm mạc có thể lên tới 72% - 84% [17-19].<br />
Ngoài ra, sự phát triển của các phương tiện nội<br />
soi tăng cường đã nâng cao khả năng phát hiện<br />
và giúp chẩn đoán ung thư dạ dày sớm chính xác<br />
hơn [20].<br />
2.2. Nội soi nhuộm màu<br />
Khi nhận thấy niêm mạc có những thay đổi kín<br />
đáo như đã mô tả trên đây, phương pháp nhuộm<br />
màu sẽ giúp quan sát chi tiết hơn và chẩn đoán<br />
chính xác hơn. Thông thường, chúng ta dùng<br />
indigo carmine 0,1% để xịt trực tiếp lên bề mặt<br />
niêm mạc. Ung thư dạ dày sớm được phát hiện<br />
khi so sánh với vùng niêm mạc xung quanh, do<br />
đó, khi nhuộm, cần xịt thuốc lên một vùng rộng<br />
bao gồm tổn thương. Phương pháp này làm nổi bật<br />
tổn thương, nâng cao chất lượng chẩn đoán và xác<br />
định chính xác hơn độ lan rộng và độ ăn sâu của<br />
thương tổn [21, 22]. Lưu ý là niêm nhầy dính vào<br />
bề mặt niêm mạc sẽ làm cho hình ảnh sau nhuộm<br />
không rõ ràng, do dó, cần rửa sạch bề mặt niêm<br />
mạc trước khi xịt thuốc nhuộm [23].<br />
2.3. Nội soi dùng hình ảnh băng tần dải hẹp<br />
(NBI)<br />
Đây là phương tiện nội soi phối hợp dải ánh<br />
sáng hẹp màu xanh dương và xanh lục để làm nổi<br />
bật cấu trúc bề mặt và mạng mạch máu của lớp<br />
niêm mạc.<br />
Nội soi phóng đại tích hợp NBI giúp quan sát<br />
được chi tiết vi cấu trúc bề mặt và mạch máu của<br />
niêm mạc dạ dày. Yao và cộng sự (cs) kết hợp<br />
những sự thay đổi trong hình ảnh phóng đại và<br />
việc có hay không ranh giới của tổn thương để<br />
đưa ra nhận định về bệnh lí ác tính dạ dày, gọi là<br />
phân loại VS (Hình 3) [24]. Phương pháp này đã<br />
được minh chứng trong thực hành lâm sàng trên 2<br />
phương diện:<br />
- Thứ nhất, giúp phân biệt được tổn thương<br />
ung thư dạ dày nhỏ và viêm dạ dày đơn thuần mà<br />
thường khó nếu chỉ dùng nội soi thường qui. Một<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 24<br />
<br />
7<br />
<br />
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiến cứu cho thấy<br />
khả năng phân biệt các tổn thương trợt lõm < 1cm<br />
là ác hay lành tính của nội soi phóng đại có tích<br />
hợp NBI vượt xa nội soi thường qui với ánh sáng<br />
trắng đơn thuần [25]. Trong nghiên cứu này, sau<br />
khi đã nội soi thông thường, bệnh nhân được soi<br />
thêm bằng máy nội soi phóng đại tích hợp NBI,<br />
khả năng chẩn đoán hơn hẳn với độ chính xác,<br />
độ nhạy và độ đặc hiệu đều trên 95%. Do đó, kỹ<br />
thuật này giúp tránh được những sinh thiết không<br />
cần thiết.<br />
- Thứ hai, nội soi phóng đại có tích hợp NBI<br />
giúp xác định chính xác rìa thương tổn trước khi<br />
can thiệp nội soi. Trong khi nội soi thường hoặc<br />
nhuộm màu có thể khó khăn để xác định được viền<br />
an toàn khi phẫu tích trong khoảng 20% trường<br />
hợp [26, 27]. Nhất là đối với loại tổn thương<br />
phẳng như 0-IIb thì nội soi phóng đại kết hợp NBI<br />
làm tăng rõ rệt khả năng xác định viền thương tổn<br />
[26,28].<br />
<br />
Để phát huy được ưu điểm của NBI, đòi hỏi có<br />
kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan. Các nhà<br />
nội soi cần ý thức rằng NBI không phải là phương<br />
pháp toàn diện. Ví dụ, vì lòng dày thì rộng, mà<br />
NBI không có phóng đại lại làm tối màn hình, do<br />
đó sẽ hạn chế khả năng bao quát và các ứng dụng<br />
của máy phóng đại. Điều này có nghĩa là, NBI<br />
không phù hợp để phát hiện tổn thương trong dạ<br />
dày. Hơn nữa, trong khi NBI rất hữu ích để xác<br />
định viền của ung thư biệt hóa tốt thì lại hạn chế<br />
đối với ung thư kém biệt hóa. Ung thư biệt hóa<br />
kém thường nằm ở cổ tuyến trong màng đáy của<br />
niêm mạc, và bề mặt khối u vẫn còn được bao phủ<br />
bởi biểu mô bình thường. Trong những trường hợp<br />
này, nội soi phóng đại kết hợp NBI cũng sẽ không<br />
thu được các hình ảnh bất thường trong vi cấu trúc<br />
bề mặt và mao mạch ở niêm mạc. Do đó, để xác<br />
định độ lan rộng của ung thư biệt hóa kém, cần ít<br />
nhất 4 mảnh sinh thiết âm tính xung quanh thương<br />
tổn [24, 26].<br />
<br />
Hình 3. (a) Ung thư dạ dày sớm, biệt hóa tốt, típ 0-IIa. Hình ảnh nội soi phóng đại với NBI cho thấy<br />
(b) ranh giới rõ giữa vùng bình thường bên trái và vùng ung thư bên phải và (c) đặc điểm mạng vi mạch<br />
bất thường cùng với sự biến mất các pit bề mặt<br />
2.4. Siêu âm nội soi<br />
Điều quan trọng trước khi quyết định can thiệp<br />
nội soi để điều trị ung thư dạ dày sớm là phải xác<br />
định độ xâm lấn theo chiều sâu của thương tổn<br />
[29]. Như đã đề cập ở trên, mặc dù nội soi thông<br />
thường có thể chẩn đoán độ sâu chính xác tới 80%,<br />
việc xác định bề sâu thương tổn có thể khó khăn<br />
trong nhiều trường hợp. Hơn nữa, chẩn đoán độ<br />
sâu dựa vào các đặc điểm trên nội soi thông thường<br />
mang tính chủ quan, còn hình ảnh siêu âm nội soi<br />
(SANS) lại khách quan. Thông thường, mục đích<br />
chính của (SANS) trong chẩn đoán ung thư dạ dày<br />
sớm là để xác định xem liệu bệnh nhân có thể điều<br />
<br />
8<br />
<br />
trị được bằng nội soi qua đường miệng hay không.<br />
Để xác định độ xâm lấn theo từng lớp của thành<br />
dạ dày, thông thường cần dùng đầu dò cao tần 20<br />
MHz, riêng với tổn thương típ 0-I thì dùng đầu<br />
dò 12 MHz. Độ chính xác của chẩn đoán độ sâu<br />
là 65% – 86% trong nội soi thường và có thể đạt<br />
92% khi làm SANS [30–33]. Tuy nhiên, khả năng<br />
này hạn chế với tổn thương loét trợt, ung thư kém<br />
biệt hóa, tổn thương có vi xâm lấn xuống dưới<br />
niêm mạc, típ 0-I và thương tổn ở 1/3 trên của dạ<br />
dày. Theo đó, trong trường hợp khó chẩn đoán độ<br />
sâu ngay cả khi đã làm SANS, chúng ta vẫn có<br />
thể tiến hành phẫu tích qua nội soi nếu không có<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 24<br />
<br />
dấu hiệu nào gợi ý xâm lấn dưới niêm mạc; nhưng<br />
phải luôn luôn lưu ý phân tích kỹ kết quả giải phẫu<br />
bệnh để xác định xem tổn thương đã được cắt bỏ<br />
hoàn toàn hay chưa. Bên cạnh khả năng xác định<br />
độ sâu, người ta còn ứng dụng SANS để đánh giá<br />
mạng mạch máu dưới niêm mạc nhằm tiên lượng<br />
và dự phòng biến chứng xuất huyết trong quá trình<br />
can thiệp nội soi [34].<br />
3. ĐIỀU TRỊ NỘI SOI VÀ CÁC CHỈ ĐỊNH<br />
Ở Nhật Bản, tỉ lệ sống 5 năm sau phẫu thuật<br />
điều trị ung thư dạ dày sớm sau khi đã loại trừ<br />
các nguyên nhân gây tử vong khác là 99% đối với<br />
ung thư trong niêm mạc và 96% đối với ung thư<br />
dưới niêm mạc [35]. Tỉ lệ di căn hạch bạch huyết<br />
ở những bệnh nhân này là 3% đối với ung thư trong<br />
niêm mạc và 20% đối với ung thư dưới niêm mạc<br />
[36]. Do đó, khi nguy cơ di căn hạch bạch huyết cao<br />
thì cần chỉ định mổ cắt dạ dày kết hợp nạo vét hạch.<br />
Chỉ định điều trị nội soi cần phải được xác định chặt<br />
chẽ vì phương pháp này chỉ can thiệp bóc tách khối u<br />
tại chỗ. Do đó, tổn thương chưa có di căn hạch là chỉ<br />
định tốt nhất cho can thiệp nội soi tại chỗ. Phương<br />
pháp này có ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật<br />
vì chỉ xâm nhập tối thiểu và bảo tồn được dạ dày.<br />
Kể từ 1984, phương pháp cắt hớt niêm mạc<br />
(EMR) đầu tiên sử dụng ống soi hai kênh ra đời<br />
[37], đã có nhiều phương pháp EMR được phát<br />
triển và áp dụng, bao gồm cả phương pháp dùng<br />
mũ chụp đầu ống soi (EMRC). Những cách điều<br />
trị này được dùng rộng rãi ở các nước phương Tây<br />
cũng như Nhật Bản [7]. Dựa trên các kết quả xét<br />
nghiệm theo dõi, đánh giá về lâm sàng bệnh học<br />
của các ca mà nguy cơ di căn hạch rất thấp, Hội<br />
ung thư dạ dày Nhật Bản đã đưa ra chỉ định điều<br />
trị nội soi cho ung thư dạ dày sớm [38, 39]. Về<br />
<br />
mặt nguyên tắc, các tổn thương được chỉ định điều<br />
trị nội soi cần có kích thước, vị trí có thể bóc tách<br />
toàn bộ nguyên khối và hầu như không có nguy cơ<br />
di căn hạch. Đặc biệt, tổn thương phải là:<br />
- (1) Ung thư biệt hóa tốt, trong niêm mạc, nhỏ<br />
hơn 2cm<br />
- (2) Ung thư biệt hóa tốt trong niêm mạc có trợt<br />
lõm nhỏ hơn 1cm và không có loét. Tuy nhiên, do kỹ<br />
thuật EMR dùng thòng lọng nên mỗi lần chỉ có thể<br />
cắt được một tổn thương nhỏ, tổn thương càng lớn<br />
thì nguy cơ phải cắt vụn từng phần và khả năng tái<br />
phát càng cao [5, 40]. Do đó, kỹ thuật phẫu tích dưới<br />
niêm mạc (ESD) được phát triển để bóc tách nguyên<br />
khối thương tổn chính xác hơn. Thực sự ESD đã giúp<br />
bóc tách toàn bộ các tổn thương lớn hơn, tổn thương<br />
có loét, và tổn thương tái phát sau EMR nhờ vào việc<br />
phẫu tích trực tiếp lớp dưới niêm mạc sử dụng các<br />
dao chuyên dụng cao tần [5, 41 – 44].<br />
Sau khi triển khai kỹ thuật này, các chỉ định mở<br />
rộng cho ESD cũng đã được đề cập. Năm 2000,<br />
Gotoda và cs đã phân tích 5265 ca ung thư dạ dày<br />
sớm, điều trị bằng phẫu thuật và thấy rằng: nguy<br />
cơ di căn hạch sẽ gần như không có trong các<br />
trường hợp:<br />
(1) ung thư biệt hóa tốt, trong niêm mạc, không<br />
có loét, không kể kích thước<br />
(2) ung thư biệt hóa tốt, trong niêm mạc,<br />
30<br />
<br />
≤ 30<br />
<br />
bất kì<br />
<br />
Biệt hóa tốt<br />
<br />
EMR/<br />
ESD<br />
<br />
ESD<br />
<br />
ESD<br />
<br />
Mổ<br />
<br />
ESD<br />
<br />
Mổ<br />
<br />
Biệt hóa kém<br />
<br />
ESD<br />
<br />
Mổ<br />
<br />
Mổ<br />
<br />
Mổ<br />
<br />
Mổ<br />
<br />
Mổ<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 24<br />
<br />
9<br />
<br />