Chấn thương sọ não (Phần 2)
lượt xem 164
download
Chấn thương sọ não (Phần 2) Thang điểm Glassgow là gì ? Ý nghĩa của thang điểm Glassgow ? Glassgow đưa ra phương pháp đánh giá mức độ nặng của chấn thương sọ não dựa vào đáp ứng của 3 dấu hiệu :Mắt (E:Eye), Vận động( M: Mouvement ), lời nói (V: Vocal). Ngày nay thang điểm này được cả thế giới áp dụng để đánh giá người bệnh bị chấn thương sọ não. Thang điểm này được cho như sau : Ðiểm tối đa của E là 4 Ðiểm tối đa của M là 6 Ðiểm tối đa của V là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chấn thương sọ não (Phần 2)
- Chấn thương sọ não (Phần 2) Thang điểm Glassgow là gì ? Ý nghĩa của thang điểm Glassgow ? Glassgow đưa ra phương pháp đánh giá mức độ nặng của chấn thương sọ não dựa vào đáp ứng của 3 dấu hiệu :Mắt (E:Eye), Vận động( M: Mouvement ), lời nói (V: Vocal). Ngày nay thang điểm này được cả thế giới áp dụng để đánh giá người bệnh bị chấn thương sọ não. Thang điểm này được cho như sau :
- Ðiểm tối đa của E là 4 Ðiểm tối đa của M là 6 Ðiểm tối đa của V là 5 Người bình thường có tổng số điểm là 15(=4+5+6 ). Số điểm càng lớn càng có tiên lượng tốt hơn, và ngược lại số điểm càng nhỏ thì tiên lương càng xấu. Ðiểm 1 2 3 4 5 6 E Không mở mắt Gọi to không Nhắm mắt, Mở mắt hay chớp mắt mở mắt, nhưng gọi tự nhiên mặc dù kích nhưng cấu véo to mở mắt thích, cấu véo có chớp mắt mạnh M Nằm yên, không Rung giật cơ, Không có Kích Kích Cử động đáp ứng với mọi không đáp ứng cử động thích thích đau bình kích thích với mọi kích tự nhiên, đau đáp ứng thường thích co cơ khi không chính xác kích thích đáp ứng mạnh chính xác V Nằm yên, bất Không nói, chỉ Nói Nói Nói tự động không có nhăn mặt hoặc không không nhiên,
- cử động môi mặ mấp máy môi thành câu, chính hăọc hỏi dù kích thích nói ú ớ. xác, lúc trả lời mạnh đúng lúc chính xác sai Chú ý : cách đánh giá theo thang điểm trên không áp dụng cho những đối tượng sau : Trẻ em < 7 tuổi. Người say rượu. Người mắc bệnh tâm thần. Người đang dùng thuốc an thần, tâm thần. Dựa vào bảng đánh giá theo thang điểm Glassgow giúp bác sĩ tiên lượng được bệnh. Máu tụ mãn tính là gì ? Máu tụ mãn tính là tụ máu trong hộp sọ không xảy ra ngay sau chấn thương mà phải mất hàng tháng mới hình thành khối máu tụ. Khối máu tụ này có thể lớn hoặc có thể nhỏ. Khi mỗ bác sĩ có thể lấy khối máu tụ này ra mà khối lượng của nó có thể vài chục đến vài trăm gam. Khối máu tụ này lớn hay nhỏ tuỳ theo vị trí của nó trong não, tuỳ thuộc vào sức chịu đựng của người bệnh. Cho đến hiện nay người ta vẫn chưa biết rõ trường hợp nào sẽ bị máu tụ mãn tính trường hợp nào không bị sau khi chấn thương.. Cách điều trị máu tụ mãn tính
- tương đối đơn giản, chỉ cần lấy khối máu tụ ra là người bệnh có thể hồi phục được. Ða phần máu tụ mãn tính thường nhẹ và dễ giải quyết. Vai trò của CT Scan và MRI trong chấn thương sọ não như thế nào ? CT Scan là một kỹ thuật chụp dùng tia X xuyên qua đầu hoặc cơ thể người bệnh. Tất cả chùm tia, từ nhiều hướng khác nhau sẽ xuyên qua cơ thể bệnh nhân trên cùng một mặt phẳng. Sau khi các chùm tia bị các cấu trúc hấp thu, chùm tia còn lại sẽ được các bộ phận phát hiện đặt ở phía đối diện ghi lại. Tập hợp các số liệu này sẽ truyền về một máy vi tính giúp tái tạo lại cấu trúc. Người bệnh được cho nằm trên một bàn có thể điều khiển được từ xa. Chụp CT Scan giúp phát hiện được khối máu tụ trong não, dập não..Muốn biết thêm chi tiết xin vui lòng đọc bài CTScan. So với MRI, thì CT Scan không thể phát hiện được những tổn thương nhỏ ở vị trí đặc biệt trong não. Trong khi đó MRI lại tỏ ra ưu thế hơn, đặc biệt khi có tổn thương cột sống cổ đi kèm. Nhưng chụp MRI lại đắt tiền hơn chụp CT Scan. Khi nào thì tôi cần phải chụp CT Scan ? Ai sẽ là người thông báo cho tôi biết kết quả đó ? Không phải tất cả các trường hợp chấn thương nào cũng đều chụp CT Scan não. Quyết định chụp CT Scan là do bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương trong não. Người bệnh sẽ được cho chụp CT Scan khi có những triệu chứng như : đau đầu rất dữ không giảm, tri giác không được tỉnh táo, nôn ói rất nhiều, khi trên phim chụp X- quang sọ thông thường thấy có dấu nứt sọ, lún, lõm sọ, sưng bầm hai mắt hay có bất
- kỳ triệu chứng nào khác mà bác sĩ chuyên khoa nghi ngờ, thì đều có chỉ định chụp CT Scan. Chụp CT Scan sẽ do một bác sĩ chuyên khoa X-quang có huấn luyện về CT Scan đảm trách. Thời gian chụp mất trung bình khoảng 30 phút. Kết quả sẽ in thành phim, và bác sĩ X-quang sẽ đọc và trả lời trên một tờ giấy. Bác sĩ x-quang có thể thông báo kết quả sơ bộ chụp cho người bệnh hay người thân của họ. Và kết quả này sẽ được trả về cho bác sĩ điều trị (người đã ra lệnh cho chụp CT Scan). Chỉ có bác sĩ điều trị là người mới có thể trả lời chính xác được tình trạng hiện tại của người bệnh sau khi xem kết quả chụp CT Scan và khám bệnh kỹ lưỡng, và cũng là người đưa ra quết định cuối cùng cho người bệnh trong việc có nên mỗ hay không. Chấn thương sọ não được chẩn đoán như thế nào ? Việc chẩn đoán chấn thương dựa vào triệu chứng của người bệnh như bất tỉnh sau tai nạn, nôn ói nhiều, đau đầu dữ dội, tri giác người bệnh giảm sút, ngủ gà, hay những biểu hiện khác mà bác sĩ khám phát hiện được như: chảy máu, chảy dịch trong ở tai, mũi, hai mắt sưng bầm.Ngoài ra, chụp CT Scan não giúp bác sĩ thấy rõ những tổn thương ở hộp sọ, mô não do chấn thương gây ra. Chụp này giúp người bác sĩ đưa ra quyết định đúng đắn trong việc xử lý. Tuỳ theo trường hợp mà bác sĩ có thể cho chụp lại CT Scan não, nếu như diễn biến bệnh trên lâm sàng không phù hợp với phim chụp trước, hoặc nghi ngờ tổn thương đang còn tiếp diễn. Trên phim chụp CT Scan, bác sĩ có thể thấy được khối máu tụ trong não, tụ máu ngoài màng cứng, dưới màng cứng, hay dập não. Chấn thương não ở trẻ em
- Điều đáng tiếc là chấn thương não rất hay xảy ra ở trẻ em, chiếm khoảng 100 ngàn ca nhập viện mỗi năm tại Mỹ. Các tình huống dẫn đến chấn thương bao gồm tai nạn xe máy, xe đạp, té ngã, do thể thao và bị ngược đãi. Chấn thương não ở trẻ chứa một số khía cạnh chuyên biệt. Ví dụ như, ở trẻ em, rất khó “đo đạc” được sự mất chức năng não trong khi ở người lớn thì có thể dựa trên những lưu trữ về học vấn, chỉ số IQ và những tiền sử về nghề nghiệp trước đó. Có một thời điểm mà người ta cho rằng trẻ em “chịu đựng” tổn thương não tốt hơn người trưởng thành vì chúng có thể tái lập lại theo thời gian do cấu trúc não đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, tập hợp các chứng cứ dường như cho thấy vấn đề hoàn toàn khác. Thật sự thì có lẽ trẻ em nhạy cảm với tổn thương não vĩnh viễn hơn người lớn thậm chí khi mức độ chấn thương tương đương nhau. Hình này cho thấy, cú chấn thương từ sau tới kết quả là gây chấn thương não phía trước. Trong cú chấn thương do dội ngược (hình phải ), não bị dội và đập vào vùng xương sọ phía sau, kết quả là gây tổn thương ở hai nơi. Ở trẻ em một số rối loạn thần kinh sau chấn thương não không biểu hiện ra ngoài trong nhiều năm. Ví dụ như các chức năng của thùy trán phát triển tương đối trễ trong sự phát triển của trẻ do đó tổn thương tại đây có thể không rõ ràng cho đến giai đoạn thanh niên, khi mà khả năng lý luận phát triển đến mức cao hơn. Thuỳ trán kiểm soát mối giao tiếp xã hội và năng khiếu. Do đó, tổn thương não sớm khi còn nhỏ có thể không biểu hiện ra cho đến khi các chức năng này được “đánh thức” trong quá trình phát triển về sau. Tương tự, những tổn thương trong trung khu đọc, viết của não cũng không biểu hiện rõ ràng cho đến khi trẻ đến tuổi tới trường và bộc lộ các dấu hiệu chậm chạp trong các kỹ năng trên.
- Việc duy trì tính ổn định về mạch máu sau chấn thương đầu ở trẻ em có thể gặp nhiều khó khăn. Đôi khi, một chấn thương vùng đầu có thể khởi hoạt sự giãn đột ngột của tất cả mạch máu não, dẫn đến một lượng máu lớn vào trong não. Chính lượng máu thừa này và hậu quả của nó là phù não đã gây ra tình trạng tăng áp lực nội sọ từng giờ cho đến mức độ tử vong. Những trẻ trên dường như biểu hiện bình thường sau tai nạn nhưng chỉ trong vòng vài giờ sau sẽ trở nên hôn mê do áp lực nội sọ tăng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hộp sọ trẻ nhỏ chỉ cứng bằng 1/8 so với người lớn. Vì vậy, trẻ rất dể bị chấn thương khi hộp sọ bị biến dạng và gãy làm tổn thương tới não. Ở thời kì thanh niên, tác động của chấn thương não thường khó phân biệt với sự lo lắng bình thường và những thay đổi hành vi vốn là một phần trong sự phát triển của giai đoạn này. Đối với trẻ bị chấn thương đầu mức độ nhẹ, luật liên bang 94-142(của Hoa Kỳ) bảo vệ quyền của trẻ mất khả năng học, chậm phát triển và rối loạn cảm xúc đã đảm bảo những cơ hội được học tập của chúng. Về khía cạnh này thì trẻ em bị chấn thương đầu là trường hợp đặc biệt. Chúng không bị mất khả năng học, chậm phát triển hay rối loạn cảm xúc. Trong khi một đứa trẻ bị chấn thương đầu có thể có một vài rắc rối trong sự phân loại thì dưới luật pháp,trẻ vẫn phải được bố trí trong một môi trường thích hợp với tình huống của chúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MRI sọ não - Phần 2: Bệnh lý
12 p | 378 | 148
-
Bài giảng Cấp cứu hồi sức chấn thương sọ não (Phần 2)
5 p | 448 | 120
-
Bài giảng Cấp cứu hồi sức chấn thương sọ não (Phần 5)
6 p | 281 | 80
-
Bài giảng cấp cứu hồi sức chấn thương sọ não (Phần 7)
14 p | 252 | 72
-
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH HỆ THẦN KINH, SỌ NÃO VÀ CỘT SỐNG – PHẦN 2
20 p | 201 | 54
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 3)
6 p | 205 | 46
-
Đau đầu (Phần 2)
8 p | 114 | 41
-
Sai khớp (Kỳ 2)
5 p | 114 | 16
-
Xử trí chấn thương sọ não – Phần 1
15 p | 153 | 15
-
Xử trí chấn thương sọ não – Phần 2
20 p | 111 | 11
-
Chấn thương sọ não – Phần 2
6 p | 136 | 7
-
Điều trị chấn thương sọ não
11 p | 105 | 7
-
Khám chấn thương sọ não – Phần 2
15 p | 87 | 6
-
Đặc điểm Khám chấn thương sọ não (Phần 2)
17 p | 66 | 6
-
CHẤN THƯƠNG SỌ (TRAUMATISME CRÂNIEN) - Phần III
15 p | 77 | 6
-
Chấn thương bụng kín – Phần 2
17 p | 89 | 3
-
Khám chấn thương sọ não (Phần 2)
20 p | 55 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn