Khám chấn thương sọ não – Phần 2
lượt xem 6
download
Bọc máu tụ dưới da đầu: Ngay dưới chỗ da đầu bị tổn thương sờ thấy một khối mềm, căng, ấn đau, có biểu hiện dịch và dấu hiệu ba động rõ, đó là bọc máu tụ dưới da đầu. Xử trí: khi tình trạng chung của BN ổn định, có thể chọc hút hoặc chích rạch lấy bỏ máu tụ. Sau khi hút xong cần băng ép chặt. 1.3.2. Vết thương sọ não mở: Đó là vết thương gây rách da đầu, vỡ xương sọ và rách màng não cứng. Có thể thấy dịch não tủy (DNT) và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khám chấn thương sọ não – Phần 2
- Khám chấn thương sọ não – Phần 2 1.3.1. Bọc máu tụ dưới da đầu: Ngay dưới chỗ da đầu bị tổn thương sờ thấy một khối mềm, căng, ấn đau, có biểu hiện dịch và dấu hiệu ba động rõ, đó là bọc máu tụ dưới da đầu. Xử trí: khi tình trạng chung của BN ổn định, có thể chọc hút hoặc chích rạch lấy bỏ máu tụ. Sau khi hút xong cần băng ép chặt. 1.3.2. Vết thương sọ não mở: Đó là vết thương gây rách da đầu, vỡ xương sọ và rách màng não cứng. Có thể thấy dịch não tủy (DNT) và tổ chức não bị giập nát chảy ra ngoài. Nguy cơ của CTSN mở là nhiễm trùng não-màng não. Do vậy CTSN mở cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt; lấy hết các dị vật (đất cát, xương vỡ rời, máu tụ) rồi khâu kín màng não cứng. 1.3.3. Vỡ nền sọ: * Vỡ nền sọ trước:
- + Triệu chứng: - Máu lẫn DNT chảy ra mũi, máu loãng, không đông. - Dấu hiệu “đeo kính dâm”: vài ngày sau chấn thương 2 mắt quầng thâm là do máu chảy vào tổ chức lỏng lẻo hậu nhãn cầu. - Có thể thấy chảy máu kết mạc mắt. + Xử trí: nhét gạc (mèche) vào ngách mũi sau để cầm máu; nằm đầu cao; kháng sinh. Chảy DNT ra mũi sau chấn th ương gặp khoảng 2% các trường hợp chấn thương sọ não. Sau vài ngày, hầu hết các trường hợp rò DNT tự khỏi. Chỉ có một số rò DNT kéo dài, điều trị bằng mọi biện pháp không kết quả th ì phải can thiệp phẫu thuật để khâu bít đường rò. * Vỡ nền sọ giữa: + Triệu chứng: - Máu lẫn DNT chảy ra lỗ tai, máu loãng, không đông. - Bầm tím sau vành tai. - Liệt dây thần kinh VII ngoại vi: mồm méo lệch sang b ên, mắt nhắm không kín, dấu hiệu Charles-Bell (+). + Xử trí: nhét gạc (mèche) vào lỗ tai; nằm đầu cao; kháng sinh.
- Chảy DNT ra tai gặp ít hơn chảy DNT ra mũi và hầu hết sau điều trị vài ngày là tự khỏi. 1.4. Khám cận lâm sàng: 1.4.1. Chụp sọ quy ước: + Chụp 2 phim thẳng và nghiêng để xác định có tổn thương xương vòm sọ không. + Chú ý: - Nếu tình trạng BN nặng, rối loạn nghiêm trọng chức phận sống th ì không nhất thiết phải đưa BN đi chụp sọ vì nguy hiểm. - Không nên chụp tư thế Hirtz để kiểm tra xương nền sọ vì không cần thiết và nguy hiểm cho BN. 1.4.2. Chụp động mạch não (ĐMN): Khi chưa có chụp CLVT thì chụp ĐMN là phương pháp được áp dụng để chẩn đoán máu tụ nội sọ. Căn cứ vào sự dịch chuyển của ĐMN trước và ĐMN giữa, người ta có thể biết được vị trí ổ máu tụ. 1.4.3. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT): Trong CTSN, chụp CLVT cho biết đầy đủ các hình thái tổn thương xương sọ và não. Cho biết vị trí và kích thước ổ máu tụ; vị trí và mức độ giập não; tổn thương sợi trục lan tỏa; tổn thương xương vòm và nền sọ.
- Hình ảnh CLVT còn giúp cho các nhà Hồi sức tích cực và Phẫu thuật thần kinh lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng đối với người bệnh. 2. Triệu chứng học các thể bệnh của CTSN. 2.1. Chấn động não. Chấn động não (CĐN) được xem là thể nhẹ của CTSN. Về mặt hình thái học thì CĐN không có tổn thương thực thể chất não mà chỉ là biểu hiện rối loạn chức năng hoạt động của não. Do não bị rung chuyển; do sóng dịch não tủy đập vào thành não thất bên gây nên rối loạn chức năng thần kinh của hệ lưới-vỏ não và dưới vỏ. Triệu chứng như sau: + Có lực chấn thương vào đầu. + Rối loạn tri giác (RLTG): biểu hiện từ trạng thái choáng váng (không m ê) cho đến mất ý thức ngắn (hôn m ê) trong khoảng thời gian vài chục giây đến một vài phút. + Quên ngược chiều: khi tỉnh lại, người bệnh không nhớ được các sự việc xảy ra trước, trong và sau khi bị tai nạn. Quên ngược chiều có thể kéo dài vài chục phút, vài giờ, vài ngày, thậm chí hàng tuần sau chấn thương. + Triệu chứng thần kinh thực vật (TKTV): đau đầu, buồn nôn và nôn. Nôn nhiều khi thay đổi tư thế như chuyển BN từ cáng sang giường; cho BN ngồi dậy. Sắc mặt tái nhợt, chóng mặt, vã mồ hôi, hốt hoảng, sợ sệt (đặc biệt trẻ em), mạch nhanh; giấc ngủ không sâu, trẻ em hay giật mình và quấy khóc.
- Những triệu chứng nói trên thường xuất hiện và kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau chấn thương. + Không phát hiện thấy dấu hiệu thần kinh khu trú. + Chụp CLVT không thấy tổn thương thực thể chất não. + Sau 24 giờ, nếu chọc ống sống thắt lưng thấy màu sắc và áp lực dịch não tu ỷ (DNT) bình thường. 2.2. Chảy máu dưới nhện (CMDN): Trong chấn thương, CMDN thường do hậu quả của giập não, nhưng cũng gặp nhiều trường hợp do tăng tính thấm thành mạch, hồng cầu xuyên thấm qua thành mạch vào DNT, biểu hiện: + Đau đầu, buồn nôn và nôn. + Kích thích tâm thần, kêu la, giãy giụa, vùng chạy khỏi giường. + Sợ ánh sáng, hai mắt luôn nhắm. + Cứng gáy (+++), Kernig (+) xuất hiện sau 24 giờ bị chấn th ương. + Dấu hiệu TKKT không có hoặc không phát hiện được. + Chọc OSTL thấy DNT màu đỏ hoặc phớt hồng. + Chụp sọ có thể thấy đường vỡ xương. + Chụp CLVT có thể phát hiện vùng giập não hoặc chảy máu màng não; các bể giao thoa thị giác, bể củ não sinh tư, khe Sylvius có máu, tăng tỉ trọng.
- 2.3. Giập não: Về phương diện giải phẫu bệnh thì giập não là vùng não bị tổn thương, bầm giập nhưng màng mềm (pia) ở bề mặt não còn nguyên vẹn. Vùng não giập có thể ở nông ngay bề mặt của não (giập chất xám của vỏ não), nhưng cũng có thể giập sâu tới chất trắng của não và thậm chí giập sâu tới thân não. Có thể thấy một hoặc nhiều ổ giập não ở các vị trí khác nhau. Giập n ão có thể kèm theo máu tụ. Người ta chia giập não 2 mức độ: nhẹ và nặng. + Rối loạn tri giác (RLTG): Bệnh nhân mê ngay sau chấn thương vào đầu. Sự phục hồi tri giác phụ thuộc vào mức độ giập não. - Nếu giập não mức độ nhẹ (giập nông ở vỏ n ão và chất trắng): BN mê ngay sau chấn thương 5 - 10 phút rồi tỉnh lại, có thể tiếp xúc đ ược nhưng chậm. BN kích thích, giãy giụa, nôn. Tri giác tốt dần lên sau vài ngày đến 1 - 2 tuần điều trị. - Nếu giập não mức độ nặng (giập sâu; ổ giập n ão lớn và lan rộng, có thể nhiều ổ giập não): BN mê ngay sau chấn thương kéo dài 10 - 20 phút sau đó tỉnh lại trong trạng thái giãy giụa, không thể tiếp xúc được. Sau vài giờ hoặc lâu hơn phù não tăng lên, tri giác xấu đi. Nếu điều trị tích cực th ì một số trường hợp qua được giai đoạn nguy kịch, tri giác tốt dần lên và hồi phục sau nhiều tuần điều trị (thường để lại di chứng như liệt 1/2 người; rối loạn tâm thần kinh).
- Trường hợp giập thân não hoặc giập não lớn BN hôn mê sâu ngay từ đầu sau chấn thương và kéo dài cho tới khi tử vong. Giập não nặng có tỉ lệ tử vong rất cao, tới 60 - 70%. + Rối loạn thần kinh thực vật (TKTV): Biểu hiện rối loạn hô hấp, tim mạch và thân nhiệt: Mức độ giập não nhẹ: rối loạn TKTV không nặng lắm. Mạch nhanh vừa phải 90 - 100 lần/phút; huyết áp động mạch (HAĐM) tăng nhẹ do phù não; thở nhanh 25 - 30 lần/phút. - Giập não nặng: rối loạn TKTV nặng; mạch chậm 60 - 50 lần/phút; thở hời hợt và xu hướng ngừng thở; nhiệt độ cơ thể 390C - 400C, vã mồ hôi, rung cơ, có những cơn duỗi cứng mất não; HAĐM tăng cao. Khi não mất bù, mạch nhanh nhỏ yếu, HAĐM tụt thấp và không đo được, tiên lượng tử vong. + Triệu chứng thần kinh khu trú (TKKT): Có thể gặp một trong các triệu chứng thần kinh khu trú sau đây: - Giãn đồng tử cùng bên với ổ giập não. - Bại liệt 1/2 người đối diện với ổ giập não. - Dấu hiệu Babinski (+) một bên. - Tổn thương dây thần kinh VII trung ương, tổn thương dây thần kinh III lác ngoài) và dây thần kinh số VI (lác trong).
- - Cơn động kinh cục bộ (Bravais-Jackson): co giật 1/2 người hoặc co giật cơ mặt một bên. Một số dấu hiệu thần kinh khu trú khác chỉ phát h iện được khi BN hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc được như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị lực; thính lực và rối loạn khứu giác. Nhiều trường hợp giập não vùng nền sọ là vùng đảm nhận ít chức năng, khi khám không phát hiện thấy dấu hiệu thần kinh khu trú. + Triệu chứng tăng áp lực nội sọ (ALNS): Giập não càng lớn thì phù não càng nặng và dẫn tới tăng ALNS. Biểu hiện đau đầu, buồn nôn và nôn; ứ phù đĩa thị; kích thích tâm thần, giãy giụa. Hậu quả của tăng ALNS dẫn tới tụt kẹt n ão với biểu hiện rối loạn nghiêm trọng chức phận hô hấp và tim mạch. + Nếu chụp CLVT sẽ thấy những h ình ảnh sau: vùng não giập giảm tỉ trọng; đẩy đường giữa sang bên (đẩy đường giữa càng nhiều tiên lượng càng nặng); não thất bên mất do bị chèn đẩy. 2.4. Máu tụ nội sọ trên lều: Căn cứ vào lều tiểu não, người ta chia ra: máu tụ trên lều (tức là máu tụ bán cầu đại não) và máu tụ dưới lều (tức là máu tụ hố sọ sau). 2.4.1. Máu tụ ngoài màng cứng (NMC):
- Là bọc máu tụ nằm giữa xương sọ và màng não cứng. Nguồn chảy máu tạo n ên máu tụ NMC có thể do đứt rách động mạch màng não giữa; rách tĩnh mạch màng não cứng; tổn thương xoang tĩnh mạch dọc trên hoặc từ tĩnh mạch xoang xương (nếu có vỡ xương sọ). Triệu chứng biểu hiện: + Rối loạn tri giác đặc trưng trong máu tụ NMC là “khoảng tỉnh” (lucid interval), biểu hiện mê-tỉnh-mê. Khoảng tỉnh dài hay ngắn là tùy thuộc vào nguồn chảy máu. Nếu đứt rách động mạch màng não giữa, máu tụ hình thành nhanh, khoảng tỉnh có khi chỉ vài chục phút đến một vài giờ. Khoảng tỉnh càng ngắn, tiên lượng càng nặng vì chưa kịp mổ BN đã tử vong. Nếu chảy máu từ xương sọ, khối máu tụ hình thành chậm, khoảng tỉnh có khi kéo dài vài ngày sau mới gây đè ép não và mê lại. + Nếu theo dõi tri giác bằng thang điểm Glasgow sẽ thấy điểm Glasgow giảm nhanh. Ví dụ: đang 12 điểm xuống còn 6 hoặc 7 điểm. + Triệu chứng thần kinh khu trú: đồng thời với tri giác xấu đi, thấy triệu chứng thần kinh khu trú tăng lên rõ rệt như giãn đồng tử một bên; bại liệt 1/2 người đối bên. + Tình trạng chung nặng lên: kích thích, vật vã tăng lên, nôn nhiều hơn; sắc mặt tái nhợt, có thể thấy rối loạn cơ tròn như đái dầm hoặc đại tiện ra quần. + Rối loạn thần kinh thực vật: mạch chậm dần; HAĐM tăng cao dần; thở nhanh nông, rối loạn nhịp thở và ngừng thở.
- + Chụp CLVT: hình ảnh đặc trưng máu tụ NMC đó là khối choán chỗ hình thấu kính hai mặt lồi, tăng tỉ trọng (trên 75 HU) và đẩy đường giữa sang bên. 2.4.2. Máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Máu tụ dưới màng cứng (DMC) là bọc máu tụ nằm giữa màng não cứng và bề mặt của não. Nguồn chảy máu thường từ tĩnh mạch cuốn não. Người ta chia máu tụ DMC làm 3 thể: cấp tính (trong 3 ngày đầu sau khi bị chấn thương), bán cấp tính (từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 14) và mạn tính (từ ngày thứ 15 trở đi hay từ tuần thứ 3 trở đi). Máu tụ DMC gặp nhiều hơn máu tụ NMC. Thể tích khối máu tụ từ 80 - 150 ml. Triệu chứng có thể gặp như sau: + Rối loạn tri giác: Phần lớn máu tụ DMC thường kèm theo giập não, do vậy RLTG phụ thuộc vào mức độ giập não. - “Khoảng tỉnh” điển hình gặp ít hơn máu tụ NMC; “khoảng tỉnh” điển h ình chỉ gặp trong trường hợp máu tụ đơn thuần, tức là không kèm theo giập não. - Vì kèm theo giập não nên máu tụ DMC hay gặp “khoảng tỉnh” không điển h ình, biểu hiện: mê-tỉnh (không hoàn toàn) - mê lại. - Nếu máu tụ DMC kèm theo giập não lớn hoặc giập thân não thì BN hôn mê sâu ngay từ sau khi bị chấn thương (không có “kho ảng tỉnh”) kéo dài cho đến khi tử vong hoặc nếu sống để lại di chứng thần kinh.
- + Dấu hiệu thần kinh khu trú: tương tự như máu tụ NMC, giãn đồng tử ngày một tăng dần cùng bên với ổ máu tụ; bại yếu 1/2 người đối bên với ổ máu tụ ngày một tăng lên. + Triệu chứng não chung rầm rộ, đau đầu, nôn và buồn nôn, kích thích tâm thần, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt. + Rối loạn thần kinh thực vật: thở nhanh nông 35 - 40 lần/phút; thở khò khè do ùn tắc đường hô hấp trên; mạch chậm dần và huyết áp tăng cao dần. Sốt cao do rối loạn thân nhiệt; có những cơn rung cơ; vã mồ hôi. + Chụp CLVT: hình ảnh đặc trưng máu tụ DMC trên CLVT đó là khối choán chỗ có “hình liềm”, tăng tỉ trọng > 70 HU. Ngay dưới ổ máu tụ có thể kèm theo giập não (biểu hiện trên CLVT là vùng giảm tỉ trọng). 2.4.3. Máu tụ DMC mạn tính: Là khối máu tụ nằm DMC được phát hiện ở ngày thứ 15 trở đi gọi là máu tụ DMC mạn tính. Trong thời gian n ày khối máu tụ không còn đông chắc nữa mà đã dịch hoá và biến thành ổ máu đen loãng hoàn toàn. + Căn nguyên máu tụ DMC mạn tính thường do chấn thương, nhưng một số trường hợp do tai biến mạch máu n ão (hay gặp ở những người lớn tuổi, người già mà trong tiền sử không biết có bị chấn thương hay không). + Triệu chứng:
- - Chấn thương sọ não thường nhẹ, BN không đi khám bệnh hoặc tới khám với chẩn đoán chấn thương nhẹ, không phải nằm viện. - Sau 3 tuần hoặc lâu hơn (cá biệt có trường hợp 6 tháng đến 1 năm sau; phần lớn 30 - 45 ngày sau chấn thương) BN xuất hiện đau đầu tăng lên, buồn nôn và nôn. Có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, bại 1/2 người kín đáo; hay đánh rơi đồ vật cầm trên tay. Một số BN biểu hiện thay đổi tâm thần như trầm cảm, rối loạn nhân cách, lẩn thẩn, lú lẫn, hay quên, nói ngọng, mồm méo (liệt dây VII TW). + Chẩn đoán lâm sàng máu tụ DMC mạn tính thường khó khăn. Chẩn đoán quyết định là chụp CLVT. Trên ảnh CLVT xuất hiện khối choán chỗ h ình liềm, đồng tỉ trọng với mô não lành (có trường hợp giảm tỉ trọng). Đẩy đ ường giữa; thay đổi hình dáng não thất bên. 2.4.4. Máu tụ trong não: Là ổ máu tụ nằm trong nhu mô não. Kích thước khối máu tụ có thể từ 5 - 100 ml. Ổ máu tụ nhỏ 5 - 15 ml, có khi 20 - 30 ml nhưng BN hoàn toàn tỉnh táo và không hề có triệu chứng gì đặc biệt. Ổ máu tụ lớn kèm theo giập não thì BN hôn mê sâu ngay sau ch ấn thương. Trước khi có chụp CLVT ra đời th ì nhiều trường hợp máu tụ trong não bị bỏ sót, không được phát hiện. Đối với ổ máu tụ tương đối lớn thì những triệu chứng sau đây có thể giúp người ta nghĩ đến máu tụ trong não:
- + “Khoảng tỉnh” ít gặp, nh ưng nếu gặp thì khoảng tỉnh máu tụ trong não có đặc điểm khác với máu tụ NMC và DMC là khoảng tỉnh xảy ra đột ngột như kiểu đột qụy (apoplexia), tức là: BN đang tỉnh táo, tự dưng tri giác xấu đi rất nhanh và hôn mê. Những trường hợp diễn biến tri giác như nói trên cần nghĩ tới máu tụ trong não. + Tri giác không tốt lên mặc dù đã được điều trị tích cực, cần nghĩ tới máu tụ trong não. + Liệt rất đồng đều 1/2 người đối bên với ổ máu tụ (máu tụ vùng bao trong). + Đau đầu dai dẳng ở phía có ổ máu tụ. + Thay đổi tâm thần như trầm cảm, ngại tiếp xúc, lãnh đạm, thờ ơ xung quanh. + Buồn nôn và nôn. Soi đáy mắt thấy ứ phù gai thị. + Chụp CLVT thấy khối choán chỗ trong nhu mô n ão, tăng tỉ trọng, đè đẩy đường giữa và não thất bên. 2.4.5. Máu tụ trong não thất bên: Người ta chia ra hai loại máu tụ trong não thất bên: tiên phát và thứ phát. Máu tụ trong não thất tiên phát là do tổn thương đám rối màng mạch gây nên máu tụ ở 1 hoặc 2 não thất bên. Máu tụ trong não thất thứ phát là bọc máu tụ nằm trong nhu mô n ão sát thành não thất bên. Do áp lực tăng cao, thành não thất bên bị chọc thủng và máu tụ nằm cả trong nhu mô não và não thất bên.
- Tiên lượng máu tụ trong não thất (tiên phát hay thứ phát) là rất nặng, tỉ lệ tử vong cao; có nhiều nguy cơ tắc đường dẫn dịch não tủy gây tràn dịch não (hydrocephalus). Chẩn đoán quyết định nhờ chụp CLVT, tuy nhiên những triệu chứng sau đây cần nghĩ tới máu tụ trong n ão thất bên: + Mê sâu ngay sau chấn thương. + Lúc đầu giảm trương lực cơ biểu hiện chân tay mềm nhũn, nhưng sau đó tăng trương lực cơ, biểu hiện gấp cứng 2 tay hoặc duỗi cứng tứ chi. + Rối loạn thần kinh thực vật: sốt 390C - 40 0C; mạch chậm 60 - 50 lần/phút; HAĐM tăng cao; có những cơn rung cơ. + Tăng ALNS: kích thích, vật vã, buồn nôn và nôn. Soi đáy mắt: ứ phù đĩa thị. + Sắc mặt tái nhợt, có lúc ửng đỏ, vã mồ hôi. + Chụp CLVT thấy khối máu tụ nằm trong n ão thất bên. 2.5. Máu tụ dưới lều: Là bọc máu tụ nằm ở hố sọ sau, có thể gặp máu tụ NMC, DMC và máu tụ trong bán cầu tiểu não. Máu tụ hố sọ sau ít gặp, chỉ chiếm khoảng 2,3% so với máu tụ nội sọ nói chung. Tỉ lệ tử vong máu tụ hố sọ sau là rất cao. Hố sọ sau chứa hành não, cầu não và tiểu não nên rất chật chội, vì thế khối máu tụ nhỏ chỉ cần 15 - 30 ml cũng đe doạ tử vong.
- Triệu chứng chung như sau: + Có chấn thương trực tiếp vùng chẩm và gáy. + Mức độ nặng: BN hôn mê sâu, rối loạn nghiêm trọng chức phận hô hấp và tim mạch. Có thể ngừng thở, ngừng tim. + Mức độ vừa: BN đau đầu dữ dội vùng chẩm, nôn nhiều, ứ phù đĩa thị; cổ cứng không dám quay đầu sang bên. + Giảm trương lực cơ hoặc co cứng tứ chi; rung giật nhãn cầu tự phát; tay run, chóng mặt, nôn. + Thở nhanh, nông; mạch nhanh nhỏ và yếu, huyết áp giảm. + Chụp phim sọ quy ước thấy có đường vỡ xương lan xuống lỗ chẩm. + Chụp CLVT cho chẩn đoán quyết định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khám và theo dõi bệnh nhân chấn thương sọ não
6 p | 916 | 111
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 1)
6 p | 260 | 78
-
Bài giảng Khám và theo dõi bệnh nhân chấn thương sọ não - ThS. Dương Đại Hà (ĐH Y Hà Nội)
56 p | 475 | 61
-
KHÁM CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
49 p | 249 | 60
-
Bài giảng Khám chấn thương sọ não - TS. Kiều Đình Hùng
34 p | 297 | 51
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 3)
6 p | 205 | 46
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 6)
5 p | 182 | 42
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 4)
5 p | 162 | 41
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 5)
5 p | 218 | 41
-
Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não
7 p | 456 | 38
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 8)
5 p | 144 | 36
-
Bài giảng Khám và theo dõi bệnh nhân chấn thương sọ não - GV.BS. Đàm xuân Tùng Bộ
20 p | 292 | 35
-
Bài giảng: KHÁM CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
48 p | 231 | 28
-
Bài giảng Khám bệnh nhân chấn thương sọ não - PGS.TS. Dương Minh Mẫn
37 p | 269 | 28
-
Hồ sơ bệnh án: KHÁM Chấn Thương Sọ Não
20 p | 644 | 17
-
Xử trí chấn thương sọ não ở trẻ em
2 p | 188 | 15
-
Trắc nghiệm Khám chấn thương sọ não có đáp án
3 p | 197 | 7
-
Phục hồi chức năng chấn thương sọ não
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn