intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHẤN THƯƠNG THẬN KÍN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

111
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thận là cơ quan nằm sâu trong phúc mạc, ở vùng thắt lưng hai bên, được bảo vệ bởi thành cơ và khung xương nên chấn thương thận thường ít gặp. - Nhu mô thận lại rất giòn, vì vậy rất dễ vỡ do chấn thương nhưng có sự tưới máu và có sự nuôi dưỡng tốt nên rất dễ liền sẹo và nhanh chóng phục hồi chức năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHẤN THƯƠNG THẬN KÍN

  1. CHẤN THƯƠNG THẬN KÍN I - ĐẠI CƯƠNG: 1 - Đặc điểm: - Thận là cơ quan nằm sâu trong phúc mạc, ở vùng thắt lưng hai bên, được bảo vệ bởi thành cơ và khung xương nên chấn thương thận thường ít gặp. - Nhu mô thận lại rất giòn, vì vậy rất dễ vỡ do chấn thương nhưng có sự tưới máu và có sự nuôi dưỡng tốt nên rất dễ liền sẹo và nhanh chóng phục hồi chức năng. - Khi bị tổn thương, đặc biệt khi có rách bao Gerota máu và nước tiểu tràn ra tổ chức quanh thận dễ gây sự nhiễm độc, nhiễm khuẩn. - Nguyên nhân chấn thương thận thường do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động. - Ngoài tổn thương thận có thể tổn thương phối hợp cơ quan khác. 2 – Cơ chế chấn thương: + Chấn thương trực tiếp: do va đập trực tiếp vào vùng thận.
  2. + Chấn thương gián tiếp: Nâng vật nặng, nhảy trên cao xuống. 3 – Tổn thương giải phẫu bệnh lý: Được chia làm 5 loại: - Nứt nhu mô dưới vỏ xơ. - Nứt nhu mô thận kèm theo rách vỏ xơ. - Rách vỏ xơ, nứt nhu mô thông với đài bể thận. - Giập nát khu trú một phần của thận: cực dưới hoặc cực trên. - Giập nát toàn bộ thận, tổn thương cuống thận. II – TRIỆU CHỨNG: 1 – Lâm sàng: + Toàn thân: - Shock là triệu chứng thường gặp chiếm 40 – 50% các trường hợp. - H/C nhiễm khuẩn: xảy ra khi BN đến muộn. + Tại chỗ:
  3. - Đau vùng mạn sườn thắt lưng sau chấn thương, có khi xuất hiện cơn đau quặn thận khi cục máu đông bít tắc niệu quản. - Đái ra máu toàn bãi sau chấn thương. - Khối căng gồ vùng mạn sườn – thắt lưng: + Các triệu chứng tổn thương kết hợp. 2 – Cận lâm sàng. + XN máu: HC và Huyết sắc tố giảm trong tổn thương mức độ nặng, vừa. + XN nước tiểu: Có HC, BC trong nước tiểu, Protein niệu dương tính + Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: - Chụp XQ thận thường: có khối mờ lan rộng vùng thận bị chấn thương, bờ ngoài cơ thắt lưng chậu bị xóa. - Chụp XQ thận thuốc TM: vùng đài bể thận bi tổn thương nhoè thuốc, thuốc cản quang có thể qua các tổ chức quanh thận. - Siêu âm ( siêu âm màu): có hình ảnh đường nứt nhu mô và ổ dịch đọng trong hố thận.
  4. - CT ( Computer Tomography): có hình ảnh rõ nét của tổn thương nhu mô thận và các ổ đọng dịch quanh thận. III – CHẨN ĐOÁN: 1 – Chẩn đoán xác định: - Có chấn thương vùng thắt lưng. - Đái máu toàn bãi sau chấn thương. - Đau và căng gồ vùng thắt lưng. - XN nước tiểu có HC. - Siêu âm, UIV, CT cho hình ảnh tổn thương. 2 – Chẩn đoán tổn thương phối hợp. 3 – Chẩn đoán biến chứng: - Viêm tấy hố thận - Apxe quanh thận - Rò thận. - Đau kéo dài, sốt kéo dài.
  5. - Ứ nước tiểu do xơ chít quanh niệu quản do các máu tụ xơ hóa. - Xơ teo thận sau chấn thương gây THA. - Phồng các ĐM sau chấn thương vào ĐM thận. IV - ĐIỀU TRỊ: 1 – Nguyên tắc điều trị: - Bất động tại giường. - Phòng và chống sốc tích cực bằng mọi biện pháp. - Phòng và chống nhiễm khuẩn bằng các loại kháng sinh. - Cầm máu. - Theo dõi sát diễn biến toàn thân và tại chỗ để có thái độ can thiệp kịp thời. 2 - Điều trị bảo tồn: Điều trị bảo tồn khi tổn thương nhẹ, đường rách nhu mô dưới vỏ, ổ máu tụ nhỏ có thể tự cầm, mạch , HA ổn định, đái máu nhạt dần. + Chống sốc nếu có:
  6. + Bất động tại giường trên 3 tuần để tránh chảy máu thứ phát và đảm bảo thời gian liền sẹo. + Chườm lạnh vùng mạn sườn thắt lưng. + Truyền dịch, truyền máu, trợ tim. + Chống nhiễm trùng bằng kháng sinh, lợi tiểu. 3 - Điều trị phẫu thuật: 3.1 – Chỉ định: - Các trường hợp BN có sốt kéo dài không hồi phục khi đã điều trị nội khoa tích cực. - Tình trạng đái ra máu, căng gồ vùng thận, đau tăng dần. - Các trường hợp nghi ngờ có tổn thương kết hợp các tạng trong ổ bụng cần can thiệp. - Các trường hợp tổn thương thận nặng: vỡ nát thận, đứt cuống thận, choáng không ổn định, khối máu tụ mạn sườn thắt lưng to dần. - Các trường hợp biến chứng apxe thận. 3.2 – Kỹ thuật:
  7. + Đường mổ: - Đường chéo thành bụng bên ngoài phúc mạc nếu chắc chắn có tổn th ương thận đơn thuần. - Đường trắng trên và dưới rốn qua phúc mạc khi có nghi ngờ có tổn th ương tạng trong ổ bụng kết hợp. + Xử trí: căn cứ vào tổn thương: - Khâu vết rách nhu mô thận, lấy bỏ cục máu đông, dẫn lưu hố thận. Hoặc có dẫn lưu bể thận nếu cần. - Cắt thận bán phần nếu tổn thương dập nát khu trú ở một phần thận. - Cắt thận toàn bộ chỉ đạt ra khi thận bị giập nát toàn bộ, cuống thận bị tổn thương không thể khâu phục hồi. => Chú ý: . Phải kiểm tra thận đối diện trong quá trình mổ. . Xử trí các tổn thương phối hợp nếu có. . Dẫn lưu thận kết hợp sau khi đã xử trí tổn thương thận. 4 – Cắt thận: 4.1 - Chỉ định cắt thận :
  8. - Thận mất chức năng. - THA ác tính do thận . - K thận. - Chấn thương, vết thương thận không có khả năng bảo tồn. - Cắt thận sau phẫu thuật ghép thận. 4.2 – Tai biến của cắt thận. - Tổn thương cuống mạch lớn gây chảy máu. - Rách phúc mạc, tổn thương các tạng xung quanh. 4.3 – Biến chứng sau phẫu thuật. - Chảy máu sau mổ. - Rò mỏm cụt niệu quản. - Ứ dịch trong hố thận. - Nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn toàn thân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2