intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất béo trong bữa ăn của người đái tháo đường

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tết này người đái tháo đường (ĐTĐ) biết ăn gì? “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ...”; nồi “thịt đông” truyền thống bao đời, liệu có được đụng đũa đến không? Tết này người đái tháo đường (ĐTĐ) biết ăn gì? “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ...”; nồi “thịt đông” truyền thống bao đời, liệu có được đụng đũa đến không? Hiện người sinh sống ở các thành phố lớn đang ăn chất béo với tỷ lệ khá hợp lý (khoảng 20%), trong khi ở vùng nông thôn lượng chất béo đang ăn khá khiêm tốn (chỉ từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất béo trong bữa ăn của người đái tháo đường

  1. Chất béo trong bữa ăn của người đái tháo đường Tết này người đái tháo đường (ĐTĐ) biết ăn gì? “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ...”; nồi “thịt đông” truyền thống bao đời, liệu có được đụng đũa đến không? Tết này người đái tháo đường (ĐTĐ) biết ăn gì? “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ...”; nồi “thịt đông” truyền thống bao đời, liệu có được đụng đũa đến không? Hiện người sinh sống ở các thành phố lớn đang ăn chất béo với tỷ lệ khá hợp lý (khoảng 20%), trong khi ở vùng nông thôn lượng chất béo đang ăn khá khiêm tốn (chỉ từ 12-15% tổng số calo trong ngày). Với bệnh nhân ĐTĐ, thông thường khi đi khám bệnh thường được tư vấn ăn giảm chất béo, nhất là khi có tăng mỡ máu đi kèm. Điều đó là chính
  2. xác với người bị thừa cân hoặc béo phì mà trong khẩu phần của họ có nhiều chất béo. Thế nhưng, nếu người ĐTĐ không bị thừa cân, việc ăn giảm lượng chất béo trong khẩu phần sẽ có một số hệ quả sau: - Để chống lại hiện tượng đói, bệnh nhân sẽ ăn bù bằng các nguồn chất bột khác như khoai sọ, bánh mỳ, bột ngũ cốc, ngô, khoai, sắn... và cuối cùng là đường máu sẽ tăng hơn nữa (tạm gọi hiện tượng này là “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”?!). Thực ra, chất béo giúp thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu hơn, sự tiêu hóa thức ăn chậm lại, do đó đường sẽ được hấp thu vào máu chậm hơn và đường máu sau ăn sẽ không bị tăng cao quá mức. - Thiếu chất trong cơ thể: Các chất béo có hoạt tính sinh học; các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) chỉ được hấp thu vào máu nếu có đủ dung môi là các chất béo. Tổ chức mỡ trong cơ thể không chỉ đơn thuần là nơi dự trữ chất béo mà thực sự là một cơ quan cực kỳ hoạt động và cũng cần thay cũ đổi mới mỗi ngày. Não của chúng ta được cấu tạo bởi 2/3 là chất béo. Tuy nhiên lượng chất béo chính xác được ăn là bao nhiêu phụ thuộc vào các đặc điểm cá thể từng người như: thói quen ăn uống của bệnh nhân và gia đình, tình trạng béo phì, tăng mỡ máu, huyết áp, lượng đường máu... Với người có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, lượng chất béo nên hạn chế;
  3. với người gầy và không có yếu tố nguy cơ tim mạch: lượng chất béo có thể tăng lên trên cơ sở bệnh nhân dung nạp được chế độ ăn đó. Một người nặng 50kg thường cần khoảng 30g mỡ mỗi ngày: 150g thịt nạc mới chỉ cung cấp 1/3 lượng chất béo cần thiết, số mỡ còn lại sẽ được cung cấp từ 2 thìa dầu thực vật. Hoặc ăn 150g thịt ba chỉ cũng đủ 30g mỡ/ngày. Hai lạng đậu phụ rán và 30g chả quế mỗi ngày cũng cung cấp là nguồn mỡ cho một người bình thường. Nguồn gốc chất béo: Vì đa số người ĐTĐ ở vào độ tuổi trên 60, tỷ lệ chất béo có nguồn gốc động vật/thực vật nên là 50/50. Việc thay toàn bộ chất béo động vật bằng chất béo có nguồn gốc thực vật là không cần thiết (làm giảm vitamin A, D tan trong mỡ động vật; khó chế biến thức ăn...). Lượng cholesterol ăn hằng ngày < 300mg. Với các trường hợp có tăng cholesterol và nguy cơ tim mạch lượng cholesterol ăn < 200mg/ngày. Một quả trứng gà có chừng 300mg cholesterol, do vậy một người có thể ăn 1/2 quả trứng cùng thức ăn khác (100g thịt) là đủ nhu cầu cholesterol. Với phụ nữ có thể ăn 2-3 quả trứng/tuần.
  4. Xuân về, thưởng thức một góc bánh chưng truyền thống, có miếng thịt mỡ béo ngậy hòa quyện vào gạo nếp thơm, đáng lắm chứ cho một năm đầy nỗ lực cố gắng. Hãy dùng thuốc đều đặn, thử đường máu sau ăn để biết mình ăn bao nhiêu là đủ. Tỷ lệ chất béo trong bữa ăn người Việt Nam vốn không cao, chỉ chiếm từ 12-20% tổng số calo tiêu thụ hằng ngày (theo điều tra dinh dưỡng năm 2000 của Viện Dinh dưỡng quốc gia). Khuyến cáo về tỷ lệ chất béo trước đây vào khoảng 25-30% áp dụng cho người Việt Nam là không thực tế vì: - Không hợp khẩu vị của đa số người Việt Nam trong đó có người ĐTĐ. - Tạo điều kiện cho tăng mỡ máu ở người ĐTĐ vốn chiếm tới 40%. - Tạo điều kiện cho béo phì phát triển thêm (có khoảng trên 40% số người ĐTĐ ở vào tình trạng thừa cân và béo phì với BMI >= 23kg/m2). [BMI = cân nặng (kg): chiều cao2 (m2)].
  5. Do vậy tỷ lệ chất béo đóng góp trong khẩu phần người ĐTĐ nên trong phạm vi người bình thường (từ 15-20%) là hợp lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2