CHẤT CẢN QUANG<br />
<br />
1<br />
<br />
1. Đại cương<br />
2. Tia X và kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh<br />
3. Chất cản quang<br />
<br />
ÑAÏI CÖÔNG<br />
Phương pháp chẩn đoán hiện đại không chỉ<br />
dựa trên các triệu chứng lâm sàng<br />
<br />
CHẨN ĐÓAN BẰNG HÌNH ẢNH TRONG Y KHOA<br />
cho thấy rõ các cơ quan bên trong cơ thể<br />
- phương pháp khác với quan sát trực tiếp<br />
- không cần phải phẫu thuật.<br />
<br />
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ VẬT LÝ ĐƯỢC ÁP DỤNG<br />
* tia X (rayon X)<br />
- chiếu tia X (radioscopie)<br />
- chụp ảnh truyền thống (radiographie)<br />
- chụp ảnh cắt lớp (scanographie hay<br />
tomodensitométrie TDM).<br />
* tia gama (rayon gamma)<br />
chụp ảnh nhấp nháy (scintigraphie)<br />
* sợi quang học (fibres optiques)<br />
nội soi (endoscopie)<br />
* siêu âm (ultrasons)<br />
- siêu âm (échographie)<br />
- chụp Doppler (Doppler)<br />
* từ trường (champs magnétique): hình ảnh cộng<br />
hưởng từ (IRM: Imagerie par Résonance<br />
Magnétique nucléaire).<br />
<br />
ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ – Đại học Y Dược TP HCM<br />
<br />
CHẤT CẢN QUANG<br />
<br />
2<br />
1. TIA X<br />
* Phát hiện: năm 1895 Wilhelm Rontgen (Đức)<br />
phát hiện tia có khả năng xuyên qua vật chất.<br />
* Tên gọi: tia X do lúc đó chưa biết rõ bản chất<br />
* Nguồn gốc: tia X được sinh ra từ sự thay đổi<br />
quỹ đạo của electron khi nó đang chuyển động<br />
có gia tốc đến gần 1 hạt nhân.<br />
Khi quỹ đạo của electron thay đổi, 1 phần<br />
động năng của electron sẽ bị mất đi và chính<br />
năng lượng này chuyển thành bức xạ điện từ<br />
phát ra tia X.<br />
* Nguồn gốc tia X khác với tia gama<br />
- tia X có nguồn gốc ngoài nhân được tạo bởi<br />
năng lượng khi tương tác với vật liệu đích<br />
(cible matérielle), electron được phóng ra<br />
với tốc độ lớn<br />
- tia gama có nguồn gốc trong nhân được tạo<br />
ra từ sự chuyển đổi hạt nhân.<br />
<br />
TIA X<br />
* Bản chất điện từ (rayonnement électromagnétique) như ánh sáng và tia gama<br />
* Năng lượng cao từ 50 – 109 eV<br />
* Khả năng xuyên thấu vật chất, đến cả lớp<br />
trong của nguyên tử, ánh sáng thường<br />
không có được điều này<br />
* Cường độ suy giảm của tia X tùy thuộc vào<br />
độ dày của vật chất: độ dày càng lớn thì<br />
khả năng xuyên thấu của tia X càng kém.<br />
<br />
2. NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH<br />
BẰNG TIA X<br />
Tia X được vật chất hấp thu, sự hấp thu này<br />
tùy theo khối lượng nguyên tử của vật chất.<br />
Tia X được khuếch tán sau đó bởi vật chất,<br />
tia bị thay đổi và giảm cường độ.<br />
Cường độ của tia ló thay đổi theo kích thước<br />
và bản chất của môi trường mà nó rọi qua.<br />
Những hình ảnh nhận được của vật chất khi<br />
được chiếu bằng tia X được thể hiện:<br />
+ trên màn huỳnh quang nếu chiếu X quang<br />
+ trên phim nếu chụp X quang.<br />
<br />
ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ – Đại học Y Dược TP HCM<br />
<br />
CHẤT CẢN QUANG<br />
<br />
3<br />
<br />
Trong chẩn đoán y khoa<br />
+ Kỹ thuật chụp X quang cổ điển (classical<br />
radiography) trước đây sử dụng phim âm bản.<br />
+ Kỹ thuật X quang kỹ thuật số (CR: Computed<br />
Radiography) từ 1981 đến nay sử dụng tấm<br />
phospho có vai trò như tấm phim.<br />
- hệ thống phát tia X thu hình ảnh lên tấm<br />
phospho<br />
- máy quét ảnh (image scanner) số hóa hình<br />
ảnh thu được và làm cho tấm phospho trở lại<br />
trạng thái ban đầu để dùng cho lần thu ảnh<br />
sau.<br />
- máy xử lý ảnh nhận hình ảnh đã được số hóa<br />
(digital image) để hiển thị, in ra phim, truyền<br />
qua mạng đến nơi khác hay lưu trữ trong hồ<br />
sơ bệnh nhân.<br />
<br />
Haáp thu nhieàu<br />
<br />
Haáp thu ít<br />
<br />
Định luật Bragg và Pierce về sự hấp thu tia X<br />
<br />
= K. 3 N4 + a<br />
N : số thứ tự của nguyên tử<br />
Sự hấp thu tia X của 1 nguyên tố tùy thuộc<br />
+ số thứ tự của nguyên tử<br />
+ độc lập với trạng thái của nguyên tử (tự do<br />
hay kết hợp).<br />
<br />
ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ – Đại học Y Dược TP HCM<br />
<br />
CHẤT CẢN QUANG<br />
<br />
4<br />
<br />
+ Các cơ quan trong cơ thể được tạo thành<br />
từ những phân tử hữu cơ có thành phần là<br />
nguyên tố “nhẹ” (C, H, O, N) nên cho tia X<br />
đi qua (trong suốt đối với tia X).<br />
+ Xương được tạo thành từ Ca và P là<br />
những nguyên tố “nặng” hơn nên cản<br />
quang (đục đối với tia X).<br />
Do đó để khảo sát 1 cơ quan mà tự nó không<br />
có khả năng hấp thu tia X (mạch máu,<br />
gan, thận) người ta phải dùng đến chất có<br />
thành phần là nguyên tố “nặng” để cơ<br />
quan trở nên “đục” hơn với tia X, đó là<br />
chất cản quang.<br />
<br />
3. CHẤT CẢN QUANG<br />
3.1 Định nghĩa<br />
Chất cản quang là chất làm cho cơ quan<br />
trở nên “đục” đối với tia X.<br />
Theo lý thuyết, các chất cản quang phải<br />
là những nguyên tố có số thứ tự nguyên<br />
tử lớn như Br (35), Iod (53), Au (79),<br />
Hg (80), Pb (82), Th (90)… tuy nhiên<br />
các chất như Ba, Hg, Pb rất độc hoặc rất<br />
đắt tiền (Au) nên khuynh hướng là sử<br />
dụng hợp chất có iod.<br />
3.2 Phân loại<br />
<br />
- Chất cản quang iod<br />
- Bari sulfat<br />
<br />
XƯƠNG<br />
<br />
MÔ MỀM<br />
<br />
MỠ<br />
<br />
KIM LOẠI<br />
<br />
CHAÁT CAÛN QUANG IOD<br />
1. CẤU TRÚC<br />
COO-<br />
<br />
R3<br />
I<br />
<br />
I<br />
<br />
I<br />
<br />
Na+<br />
I<br />
<br />
methylglucamin<br />
monoethanolamin<br />
<br />
R1<br />
<br />
R2<br />
<br />
R2<br />
<br />
R1<br />
<br />
I<br />
<br />
DẠNG KHÔNG ION HÓA<br />
<br />
ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ – Đại học Y Dược TP HCM<br />
<br />
I<br />
<br />
DẠNG ION HÓA<br />
<br />
CHẤT CẢN QUANG<br />
<br />
5<br />
<br />
- 3 nguyên tử iod gắn trên nhân benzen bởi<br />
liên kết cộng hóa trị bền vững tạo nên tính<br />
cản quang cho phân tử.<br />
- Các dây nhánh R1 và R2 được gắn ở vị trí 3 và<br />
5, đây là phần khác nhau chủ yếu của các<br />
chất cản quang.<br />
- Vị trí R3 có thể được gắn:<br />
+ hoặc nhóm chức amid không phân ly nên<br />
các sản phẩm không ion hóa.<br />
+ hoặc nhóm chức acid - COOH có thể phân<br />
ly trong dung dịch thành COO- và H+, đó là<br />
các sản phẩm ion hóa.<br />
<br />
Nhóm chức acid được tạo muối bởi 1<br />
base có thể là:<br />
- ion Na+<br />
- méglumin<br />
- mono éthanolamin<br />
Bản chất của base này tạo cho phân tử<br />
vài đặc tính:<br />
. meglumin ít độc hơn Na+ nhưng làm<br />
tăng độ nhớt,<br />
. mono-ethanolamin gây dãn mạch<br />
nhiều hơn.<br />
<br />
Dựa vào áp suất thẩm thấu trong dung dịch<br />
của chất cản quang, người ta phân biệt:<br />
<br />
2. TÍNH CHẤT<br />
<br />
2.1 Tính thẩm thấu (osmolalité): là tính<br />
chất đặc trưng nhất của chất cản quang.<br />
Áp suất thẩm thấu của 1 dung dịch<br />
- là lực tác động bởi những tiểu phân<br />
mà nó chứa lên màng bán thấm.<br />
- tỷ lệ với nồng độ dung dịch nghĩa là<br />
với số tiểu phân mà nó chứa trong 1<br />
đơn vị thể tích.<br />
- được biểu diễn bằng<br />
miliosmol/ kg nước: mOsm/kg H2O.<br />
<br />
2.2.3 Chất cản quang có áp suất thẩm thấu<br />
gần với áp suất thẩm thấu của máu<br />
(300 mOsm/kg H2O).<br />
<br />
Tính thẩm thấu tương đối so với máu: tính<br />
thẩm thấu có liên quan đến hàm lượng iod,<br />
hàm lượng iod càng cao thì tính thẩm thấu<br />
càng lớn.<br />
Các chất ion hóa đều có tính thẩm thấu cao<br />
và ngược lại.<br />
2.2 Tính thân nước- thân dầu<br />
2.2.1 Tính thân nước thể hiện khả năng của<br />
chất cản quang gắn với protein<br />
huyết tương: càng thân nước thì<br />
càng ít gắn với protein huyết tương.<br />
2.2.2 Tính thân dầu là do nhân benzen có<br />
gắn iod.<br />
<br />
2.2.1 Chất cản quang có áp suất thẩm thấu cao<br />
(HOCM: High Osmolality Contrast Media)<br />
có áp suất thẩm thấu lên đến 1.500 –<br />
2.000 mOsm/kg H2O thường được dùng<br />
trong chụp hình niệu hoặc chụp cắt lớp<br />
(tomodensitométrie).<br />
<br />
2.2.2 Chất cản quang có áp suất thẩm thấu<br />
thấp (LOCM: Low Osmolality Contrast<br />
<br />
Media) có áp suất thẩm thấu bằng<br />
khỏang 1/3 của lọai cao (500–700<br />
mOsm/kg H2O) nhưng vẫn cao hơn áp<br />
suất thẩm thấu của máu (300 mOsm/kg<br />
H2O).<br />
<br />
2.3 Độ nhớt: được biểu diễn bằng centipois<br />
(cp) hoặc bằng miliPascal. giây (mPa.s).<br />
Độ nhớt của chất cản quang tùy thuộc<br />
- nồng độ của iod: nồng độ tăng thì độ<br />
nhớt tăng<br />
- nhiệt độ: nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm,<br />
chế phẩm lỏng hơn do đó cần làm nóng<br />
trước khi tiêm<br />
- base được dùng để tạo muối: muối Na<br />
lỏng hơn muối meglumin.<br />
- cấu trúc của phân tử là monomer hay<br />
dimer: dạng dimer luôn nhớt hơn dạng<br />
monomer có cùng nồng độ iod.<br />
<br />
ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ – Đại học Y Dược TP HCM<br />
<br />