Chất lượng của giáo viên đại học
lượt xem 17
download
Tất nhiên, một giáo viên phải có những phẩm chất trí tuệ kết hợp với vai trò là tấm gương của một học giả cao quý. Những tính chất đó bao gồm: Ham hiểu biết tri thức mới Làm chủ tri thức và các phương pháp khảo sát Tôn trọng sự thật Trung thực về trí tuệ, và Hiểu cơ bản về quá trình học 1. Với cương vị một giáo viên, hãy sử dụng bảng 2.1 và các tiêu chí nêu trên để tự đánh giá có phê phán về bản thân. 2. Tóm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chất lượng của giáo viên đại học
- Chất lượng của giáo viên đại học Tất nhiên, một giáo viên phải có những phẩm chất trí tuệ kết hợp với vai trò là tấm gương của một học giả cao quý. Những tính chất đó bao gồm: Ham h i ểu biết tri thức mới Làm ch ủ tri thức và các phương p háp kh ảo sát T ôn trọng sự thật Trung th ực về trí tuệ, và Hi ểu c ơ b ản về quá trình học 1. Với cương vị một giáo viên, hãy sử dụng bảng 2.1 và các tiêu chí nêu trên để tự đánh giá có phê phán về bản thân. 2. Tóm tắt các qui định ở nước bạn có liên quan đến tuyển dụng, tiền lương, và nghỉ hưu của giảng viên. 3. Mô tả người giáo viên tốt nhất mà bạn biết ở trường đại học, nêu ra các đặc tính làm cho họ nổi bật. Các mục tiêu tổng quát Đến cuối này, bạn có khả năng: Trình bày các bước mà giảng viên đại học cần thực hiện để có được sự khởi đầu tiết giảng tốt; và Đưa ra các chi tiết mà người giáo viên cần phải tiến hành để thực hiện có hiệu quả ở mỗi bước. Những gợi ý sau đây nhằm giúp bạn khởi đầu một tiết học tốt với việc thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng trong ngày đầu tiên: làm chủ các vấn đề liên quan đến điều kiện phục vụ lớp học, tạo ra môi trường học tập cởi mở và thân thiện, và đặt ra các yêu cầu, tiêu chuẩn của khoá học.
- Bạn hãy xem qua lớp học trước tiết giảng đầu tiên. Xác định vị trí và tìm hiểu về cách sử dụng thiết bị chiếu sáng, mành che và quạt. Kiểm tra tất cả các thiết bị nghe nhìn mà bạn sẽ sử dụng (micro, slide hoặc đèn chiếu). Tìm hiểu người phụ trách giảng đường và thiết bị là ai trong trường hợp cần có sự trợ giúp. Bạn có thể nói thử trong phòng để kiểm tra giọng nói của mình xem thế nào. Chữ viết trên bảng phải dễ đọc đối với sinh viên ngồi dãy cuối lớp. Xây dựng bầu không khí thân thiện trong lớp học. Nói chung, sinh viên chăm chỉ học tập nhiều hơn nếu giảng viên khêu gợi sự tò mò và lôi cuốn họ tham gia tích cực vào bài giảng. Ngày đầu tiên, bạn hãy lập kế hoạch hoạt động để tạo ra những cơ hội cho sinh viên được nói với nhau hoặc giải quyết các vấn đề. Sinh viên cũng có xu hướng làm việc chăm chỉ và hưởng ứng tích cực hơn nếu như họ tin là giáo viên biết đến mình không phải là những con người thụ động. Từ tiết học đầu tiên và các tiết học tiếp theo bạn hãy cố gắng tìm hiểu về sinh viên của bạn và thể hiện sự quan tâm của bạn khi làm việc với họ trong suốt học kỳ. Cần xem xét các mối lo âu của sinh viên. Các sinh viên bước vào lớp học mới với một số câu hỏi: liệu đây có phải là khoá học thật sự dành cho mình không? Giảng viên có giỏi chuyên môn và công bằng không? Yêu cầu học hành như thế nào? Thủ tục thi cử ra làm sao? Cần dùng ngày đầu tiên để giúp sinh viên hiểu được chương trình học tập sẽ đáp ứng các nhu cầu của họ như thế nào, và làm cho họ thấy bạn sẵn lòng giúp họ học tập. Tỏ sự thân thiện với sinh viên khi họ bước vào lớp. Bắt đầu và kết thúc tiết giảng đúng giờ. Khuyến khích sinh viên hỏi và tạo cho sinh viên những cơ hội để nói. Hãy ở lại sau tiết giảng để trả lời các câu hỏi, hoặc cùng sinh viên đi bộ với bạn về văn phòng. Quan tâm đến nhiệm vụ quản lý lớp học Nắm được số người có mặt và vắng mặt. Cần có kế hoạch dự phòng nếu như số sinh viên vào lớp bạn nhiều hơn khả năng bạn có thể gánh được. Tìm hiểu xem khoa hoặc trường hiện có những chính sách nhập học ưu tiên nào không. Nếu môn học của bạn là môn tự chọn, hãy lập kế hoạch để tiếp nhận thêm một số sinh viên so với khả năng của bạn vì sẽ có một số ít bỏ khóa học.
- Kiểm tra tất cả các điều kiện tiên quyết đối với môn học. Cho sinh viên biết những kỹ năng và kiến thức nào mà họ sẽ nhận được cũng như kế hoạch học tập. Liệu có khả năng giúp được những người chưa có đủ tất cả những kỹ năng yêu cầu không? Nếu khóa học cần thực hành trên máy tính thì có cần phải bồi dưỡng thêm kỹ năng máy tính cho sinh viên hay không? Cho sinh viên biết nhiệm vụ của họ cũng như những yêu cầu của bạn. Bên cạnh việc nộp tất cả những bài tập lớn và làm bài thi kiểm tra, bạn còn mong đợi điều gì nữa ở sinh viên trong quá trình học? Phát đề cương hoặc nói tóm tắt chương trình môn học. Bạn có thể yêu cầu các sinh viên đọc bản chương trình và sau đó lập thành các nhóm để làm rõ các vấn đề về khoá học hoặc về giảng viên. Khi nghe những vấn đề này trong ngày đầu tiên sẽ giúp giảng viên nhận biết ngay những lo lắng nhất trong suy nghĩ của sinh viên. Bạn có thể nhắc lại các nội quy an toàn. Nếu môn học của bạn yêu cầu làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc làm việc tại hiện trường, hãy nhắc lại các qui định an toàn khi sử dụng thiết bị và các thủ tục cấp cứu. Làm mẫu cho sinh viên biết cách sử dụng thiết bị một cách an toàn và đúng đắn. Cần cho sinh viên biết những thủ tục giải quyết tình trạng khẩn cấp như hoả hạn, cháy nổ. Cho sinh viên biết những điều cần làm trong trường hợp hoả hoạn, thiếu không khí, hoặc trong các trường hợp khẩn cấp khác. Trong buổi học đầu tiên bạn hãy mang các bản copy của tài liệu và giáo trình liên quan đến môn học. Bạn có thể chỉ cho sinh viên của bạn biết cách tiếp cận đến những tài liệu mà bạn yêu cầu. Liệu các bản copy có sẵn chưa? Liệu sách giáo trình còn trong thư viện không? Tạo ra môi trường tích cực trong lớp học Tự giới thiệu mình với lớp. Thêm vào đó, hãy nói với sinh viên rằng bạn mong muốn nói đôi điều về mình như chuyên môn được đào tạo, bạn quan tâm đến môn học như thế nào, nó đã từng quan trọng đối với bạn ra sao, và tại sao bạn dạy môn học này. Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với chuyên ngành và môn học. Đối với nhiều sinh viên,
- sự nhiệt tình của giáo viên về nội dung môn học là động cơ thúc đẩy chính cho việc học tập. Yêu cầu sinh viên điền vào thẻ giới thiệu để làm quen. Yêu cầu sinh viên chỉ rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, sinh viên năm thứ mấy và ngành học của họ. Bạn có thể yêu cầu họ liệt kê những môn học có liên quan mà họ đã trải qua, những yêu cầu tiên quyết mà họ đã thực hiện, các môn học khác mà họ đang học trong học kỳ hiện tại, lý do khiến họ theo môn học của bạn, họ hy vọng học được cái gì trong khoá học, kế hoạch việc làm tương lai, và những mối quan tâm khác, những sở thích riêng, hoặc việc làm hiện thời của họ. Biết tên sinh viên tạo cho bạn dễ gần với họ hơn. Nhờ đó, bạn có thể tạo ra không khí học tập tích cực, mọi sinh viên có điều kiện tham gia các hoạt động trao đổi giao tiếp với nhau. Biết tên sinh viên, người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang quan tâm đến họ. Khi bạn nhắc tên sinh viên bạn nhớ gọi đúng tên và phát âm chuẩn xác vì người ta thường rất thích được gọi đúng tên. Nếu lớp của bạn có ít sinh viên, hãy làm quen tên trong vài buổi học để thuộc tên của họ. Trong suốt học kỳ, hãy gọi tên các sinh viên khi bạn trả bài tập hoặc thi vấn đáp, và sử dụng tên của họ thường xuyên trong lớp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo hệ đại học ở trường Đại học văn hóa Hà Nội
9 p | 129 | 25
-
Chất lượng và đánh giá trong giáo dục đại học: Phần 2
132 p | 99 | 13
-
Tổng quan về động lực làm việc của giảng viên đại học
6 p | 35 | 10
-
Một số thành tố của chất lượng trong giáo dục Đại học: Phần 2
162 p | 73 | 8
-
Một số thành tố của chất lượng trong giáo dục Đại học: Phần 1
178 p | 55 | 6
-
Mô hình hệ thống quản lý KPIs dựa trên năng lực then chốt của giảng viên đại học Việt Nam định hướng giáo dục 4.0
12 p | 14 | 5
-
Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên: góc nhìn lý thuyết nhu cầu mở rộng của Maslow
14 p | 45 | 5
-
Nhận thức về vai trò của thang đánh giá trong giảng dạy và thực tế thực hiện của giảng viên đại học
7 p | 56 | 4
-
Một số thủ thuật nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên đại học
3 p | 6 | 4
-
Tìm hiểu mô hình giáo dục đại học trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
5 p | 33 | 4
-
Mô hình giáo dục đại học của một số nước tiên tiến trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học ở Việt Nam
7 p | 23 | 4
-
Tiêu chí đánh giá giờ học trên lớp của sinh viên đại học
10 p | 53 | 3
-
Nhận diện những rào cản trong tư duy, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo chất lượng trước yêu cầu giải phóng năng lực sáng tạo và tâm huyết của giảng viên đại học ở Việt Nam
6 p | 56 | 3
-
Đào tạo chất lượng nguồn giáo viên tiểu học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội
9 p | 15 | 3
-
Vai trò của thư viện đại học trong giai đoạn đào tạo theo tín chỉ
4 p | 63 | 3
-
Phát triển một số kỹ năng giảng dạy cơ bản của giảng viên đại học trong bối cảnh tự chủ
11 p | 9 | 1
-
Tài nguyên giáo dục mở (OER) và năng lực của giảng viên đại học
6 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn