intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chảy máu cam

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

116
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Tôi và đứa con trai 13 tuổi rất hay bị chảy máu cam, khoảng 2-3 tháng lại bị một lần. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân tại sao. Bệnh có ảnh hưởng đến sức khoẻ không? Cách điều

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chảy máu cam

  1. Chảy máu cam “Tôi và đứa con trai 13 tuổi rất hay bị chảy máu cam, khoảng 2-3 tháng lại bị một lần. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân tại sao. Bệnh có ảnh hưởng đến sức khoẻ không? Cách điều trị như thế nào?”. Trả lời: Các động mạch vách ngăn mũi giao nhau tại một điểm gọi là vết mạch Kisselbach, rất dễ bị chảy máu, đó là chảy máu cam. Nguyên nhân chảy máu cam thường do các chấn thương nhẹ khi ngoáy mũi, cậy gỉ mũi hoặc các bệnh nhiễm trùng như cúm, thương hàn. Ở những người khoẻ mạnh bình thường, đôi khi các mao mạch ở vết Kisselbach cũng tự vỡ gây chảy máu (trường hợp này máu chảy không nhiều và có xu hướng tự cầm). Ngoài ra, khối u polyp ở vách ngăn cũng rất dễ chảy máu. Trường hợp động mạch ở vách ngăn mũi bị vỡ do các bệnh tăng huyết áp, xơ động mạch, suy gan hoặc chấn thương thì máu thường chảy nhiều và kéo dài, nhưng ít nguy hiểm. Riêng trường hợp chấn thương vỡ động mạch sàng gây chảy máu khó cầm thì phải được xử lý kịp thời. Trường hợp chảy máu cam không tập trung ở một điểm nhất định mà rỉ khắp niêm mạc mũi thường khó cầm máu. Hiện tượng này thường gặp trong các bệnh xuất huyết, bệnh ưa chảy máu, bệnh bạch cầu cấp… Cách xử trí Khi bị chảy máu cam cần phải cầm máu ngay: - Nếu chảy máu nhẹ có thể lấy hai ngón tay bóp hai cánh mũi lại. - Khi chảy máu nhiều do vỡ động mạch, bệnh ưa chảy máu… cần được điều trị tích cực tại chuyên khoa tai mũi họng.
  2. - Nếu là Polyp chảy máu thì cần phải loại bỏ khối u. Anh và con trai nếu chảy máu cam ít và tự cầm, toàn thân lại không có biểu hiện thiếu máu mạn tính và các triệu chứng khác kèm theo thì có thể chỉ là chảy máu vết Kisselbach. Nhưng dù sao anh cũng nên đưa cháu đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị cụ thể. BS Trần Tuấn Hoàng, KH&ĐS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2