Kiến thức y học cần biết – Kỳ 3
lượt xem 23
download
Chảy máu mũi không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời, trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế. Chảy máu mũi được phân thành 2 loại dựa trên điểm xuất phát: Chảy máu mũi trước - chiếm hơn 90% tất cả các trường hợp. Máu chảy bắt nguồn từ các mạch máu ở vách mũi, thường dễ kiểm soát bằng những cách có thể thực hiện được tại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức y học cần biết – Kỳ 3
- Kiến thức y học cần biết – Kỳ 3: Chảy máu cam Chảy máu mũi không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời, trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế. Chảy máu mũi được phân thành 2 loại dựa trên điểm xuất phát: Chảy máu mũi trước - chiếm hơn 90% tất cả các trường hợp. Máu chảy bắt nguồn từ các mạch máu ở vách mũi, thường dễ kiểm soát bằng những cách có thể thực hiện được tại nhà; Chảy máu mũi sau ít gặp hơn và có khuynh hướng xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn.
- http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/gfgdfsltipa.jpg Nguyên nhân: Nguyên nhân tại chỗ: do viêm nhiễm - viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi do các loại hạt, côn trùng (đỉa, vắt), khối u (polyp mũi, u mạch máu ở mũi, u xơ vòm mũi họng), u ác tính (ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi), chấn thương (mũi, xoang, hàm - mặt...), sau phẫu thuật tai mũi họng - hàm mặt. Ở trẻ em sốt cao cũng dễ bị chảy máu mũi. Thứ hai là nguyên nhân toàn thân: bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng (cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da xoắn trùng...), bệnh về máu: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông chảy máu, bệnh tim mạch (cao huyết áp, xơ động mạch...). Ngoài ra, cũng có trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Phương pháp cầm máu mũi tại chỗ: Giữ bình tĩnh, ngồi thẳng, hơi cúi đầu ra phía trước một chút, dùng ngón tay trỏ và ngón cái bịt hai lỗ mũi lại trong khoảng 7-10 phút. Nhổ hết máu ra khỏi miệng, không nuốt máu vì sẽ bị ói sau đó và có thể trụy tim mạch nếu số lượng nhiều. Tạm ngưng sử dụng các chất có tác dụng chống đông máu (aspirin, thuốc kháng viêm, warfarin). Đến bệnh viện gần nhất nếu chảy máu nhiều mà vẫn không thể tự cầm được. Biểu hiện của bệnh luput ban đỏ hệ thống
- Trong các bệnh về khớp thì có một căn bệnh chưa được nhiều người để ý đến mức độ nghiêm trọng nếu điều trị muộn, đó là bệnh luput ban đỏ hệ thống. Gọi tên như vậy bởi bệnh diễn biến nhiều đợt, tổn thương đến nhiều hệ cơ quan như da, niêm mạc, gan, thận, khớp, tim, phổi, máu. Bệnh có thể dẫn tới biểu hiện suy thận, co giật, tổn thương thần kinh, thậm chí tử vong. Phụ nữ bị mắc bệnh này nhiều hơn nam giới và nhất là phụ nữ trẻ, và bệnh càng nặng sau sinh đẻ. Luput ban đỏ hệ thống là bệnh khớp có tổn thương nội tạng, bất thường về miễn dịch. Căn sinh bệnh học của luput đỏ hệ thống rất phức tạp, rõ nhất là do di truyền và rối loạn miễn dịch. Ngoài ra còn các yếu tố khác như nội tiết, ánh nắng, nhiễm khuẩn, do cả tình trạng nạo, hút thai tăng, sử dụng thuốc và hóa chất bừa bãi. Trong giai đoạn bệnh tiến triển, bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, sốt kéo dài. Khớp là một biểu hiện rất hay gặp làm cho bệnh nhân khó vận động đi lại. Bệnh dẫn đến thương tổn da và niêm mạc, thường biểu hiện đầu tiên với ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má. Các ban này rất nhạy cảm với ánh nắng. Sau một thời gian tiến triển, các thương tổn lan ra tay, chân, thân người. Ngoài ra, các bọng nước, xuất huyết cũng có thể xuất hiện. Đồng thời tóc khô, dễ gãy và rụng nhiều. Biểu hiện bệnh nặng có thương tổn nội tạng như rối loạn chức năng gan, thận, tiêu hóa, cũng có thể bị viêm cơ tim, màng tim gây suy tim. Viêm phổi,
- màng phổi cũng hay gặp, dẫn đến suy hô hấp. Ngoài ra, bệnh còn gây tình trạng thiếu máu, có thể giảm cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn phương hướng, tri giác, trí nhớ, đôi khi có đau đầu dữ dội. Người mắc bệnh luput ban đỏ hệ thống cần có một phác đồ điều trị đúng cách tùy theo từng giai đoạn bệnh, đặc biệt phải duy trì chế độ thuốc và chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý kể cả khi bệnh đã ổn định. Những triệu chứng liên quan đến ung thư vú Tôi 28 tuổi, có triệu chứng đau ở ngực, lúc trước và sau chu kỳ kinh, có lúc đau như bị ai véo và lúc bình thường đôi khi tôi cũng nghe đau nhói như vậy, đó là dấu hiệu gì, có liên quan đến bệnh ung thư vú hay không? Maihuynh - Trả lời của phòng mạch online: Độ tuổi trung bình của ung thư vú là trên 40, rất hiếm khi gặp ở những phụ nữ trẻ. Triệu chứng đau vú như bạn mô tả có thể chỉ là tình trạng đau vú liên quan đến sự thay đổi của tuyến vú theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây là tình huống thường gặp của khá nhiều bạn gái trẻ đến các phòng khám nhũ bộ. Tình trạng này không liên quan đến ung thư vú. Phần lớn trường hợp ung thư vú được phát hiện với các triệu chứng:
- - Bệnh nhân tự sờ thấy một khối bướu vú không đau - Hoặc đôi khi chỉ là một mảng cứng, chắc trong vú - Chảy nước hay tiết dịch ở núm vú - Hạch nách - Núm vú thụt vào trong - Da vú bị nhăn nhúm, co kéo, được ví von như vỏ trái cam Ung thư vú có thể phát hiện sớm và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Để phòng bệnh, bạn nên chăm chỉ rèn luyện thể dục - thể thao, tránh ăn quá nhiều mỡ động vật, không để bị béo phì, không hút thuốc lá. Để phát hiện sớm, bạn phải tự khám tuyến vú mỗi tháng vào khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 của chu kỳ kinh, nếu có thể nên đi khám định kỳ mỗi năm. Ở tuổi của bạn, chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú chưa thích hợp. Chỉ nên bắt đầu chụp nhũ ảnh sau 35 tuổi. Nếu phát hiện sớm ung thư vú, cách thức điều trị ít mang tính tàn phá: phẫu thuật cắt rộng bướu, xạ trị vào tuyến vú, đôi khi cần thiết phải hóa trị, điều trị nội tiết. Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư. Việc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cải thiện cuộc sống cho người bệnh cũng như giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn. Cảm giác nóng đau thường nằm ở giữa ngực, đôi khi bắt đầu từ trên rốn lan lên cổ hoặc ra lưng. Triệu chứng ợ nóng thường nặng hơn sau khi ăn no, khi đứng cúi người hoặc khi nằm. Chính vì thế mà ợ nóng thường xuất hiện về khuya và có thể làm người bệnh thức giấc. Phần lớn hiện tượng trào ngược xảy ra khi dạ dày bị căng quá mức, như sau bữa ăn thịnh soạn hoặc khi bị đầy bụng khó tiêu. Tuy nhiên không phải người bị trào ngược dạ dày thực quản nào cũng có các triệu chứng điển hình như đã kể ở trên. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị được nhờ thay đổi một vài thói quen trong cuộc sống, dùng thuốc và phẫu thuật khi có chỉ định. Thay đổi lối sống bao gồm tránh ăn no quá mức, không dùng nước ép chanh, cam, cà chua, không nên nằm ngay sau khi ăn. Ngoài ra, người bệnh nên từ bỏ thuốc lá, tránh bia rượu, cà phê, socola, kẹo bạc hà, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tỏi, hành, nằm đầu cao khi ngủ, giảm cân nếu béo phì...
- Một sai lầm hay mắc phải của người bệnh là tự ý mua thuốc về dùng, không theo chỉ định của bác sĩ. Cần phải hiểu rằng mỗi người bệnh có tình trạng bệnh lý cụ thể khác nhau, người bệnh cần được thầy thuốc chuyên khoa khám và chỉ định điều trị thích hợp thì bệnh mới mau lành và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Cà phê và trà giúp giảm nguy cơ ung thư tử cung Những nghiên cứu gần đây về hai loại đồ uống này đã tìm ra rất nhiều công dụng mới của chúng. Theo các chuyên gia của Viện Ung thư Roswell, New York, phụ nữ giữ thói quen uống trà và cà phê sẽ giảm thiểu được nguy cơ ung thư tử cung. Ung thư tử cung phát triển ở phần bên ngoài của tử cung. Những nhân tố gây bệnh có thể do tuổi tác, bệnh béo phì, hoặc các nguyên nhân khiến lượng hooc môn estrogen tăng cao, như mãn kinh muộn, hoặc sử sử dụng hooc môn thay thế sau thời kì mãn kinh. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng có thể tác động tới vấn đề này. Trong nghiên cứu mới lần này, các chuyên gia tiến hành theo dõi với gần 1.100 phụ nữ. Kết quả cho thấy, những người có thói quen uống trà và cà phê mỗi ngày có nguy cơ ung thư tử cung thấp hơn những người không thường xuyên hoặc hoàn toàn không thích những đồ uống này.
- Những phụ nữ uống hơn 4 cốc trà hoặc cà phê mỗi ngày hầu như không có nguy cơ mắc ung thư tử cung. Tương tự, những người chỉ uống trà, hơn 2 cốc mỗi ngày giảm được 44% nguy cơ mắc bệnh. Những người chỉ uống cà phê cũng giảm được nguy cơ ung thư. Tuy nhiên mức độ giảm không nhiều. Với hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày, bạn sẽ giảm được 29% nguy cơ. Con số này là khá thấp nếu so sánh với việc uống kết hợp trà với cà phê hoặc chỉ uống trà. Về bản chất, các nhà khoa học chỉ ra rằng, chính thành phần caffein trong trà và cà phê đã kích thích các enzyme, làm vô hiệu hóa các tác nhân gây ung thư trong cơ thể. Bên cạnh đó, các hóa chất chống oxy hóa khác chứa trong 2 loại đồ uống này cũng có chức năng tương tự. Đó là lý do vì sao trà và cà phê có tác dụng chống ung thư tử cung. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu tác dụng chống các loại ung thư khác của hai loại đồ uống này. Viêm dây thanh quản dễ dẫn tới ung thư Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt là viêm dây thanh quản. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn tới ung thư phải cắt toàn bộ thanh quản.
- Ung thư thanh quản là bệnh thường gặp và đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Hiện bệnh chiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư. Bệnh hay gặp ở nam giới, chiếm trên 90%, trong đó ở độ tuổi từ: 50-70 chiếm 72%. Vì vậy, nam giới từ 40 tuổi trở lên nếu khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần, cần khám xem có phải ung thư thanh quản không... Ô nhiễm môi trường gây bệnh Môi trường ô nhiễm quá lớn khiến trung bình một người dân thành phố hít khoảng 10.000 vi sinh vật mỗi ngày. Khi cơ thể yếu, là lúc các vi khuẩn tấn công làm ta bị viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm nhiễm các đường hô hấp trên và dưới với các biểu hiện khản tiếng, có khi mất hẳn tiếng. Những người thường xuyên hút thuốc hoặc uống rượu nhiều, sau đó bị cảm, dẫn đến viêm thanh quản. Nếu có bội nhiễm nặng, thanh quản càng phù nề, gây khó nuốt, nuốt đau, khó thở... Soi thì thấy dây thanh quản sưng to, phù nề hoặc có u. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên viện trưởng Viện Tai Mũi Họng TW cảnh báo, 100% bệnh nhân bị bệnh ở thanh quản đều có tiền sử viêm xoang. Hơn nữa, thanh quản là nơi dễ bị bệnh như khi ta nói nhiều (nhất là những người hay phải sử dụng giọng như ca sĩ, giáo viên, người bán hàng) khiến các sợi dây li ti của cơ đứt tạo thành các hạt sùi dây thanh; hoặc các chất dịch tiết, do viêm mũi viêm xoang... chảy xuống họng bám vào dâu thanh gây viêm, sùi... Bình thường nếu được điều trị kịp thời làm xuất hiện khí rung hoặc bấm các cục sùi... bệnh nhân khỏi bệnh sau 3-10 ngày. Nhưng nếu không được điều trị
- đúng, viêm nhiễm ngày càng phát triển, bệnh tái đi tái lại và biến thành u. Biểu hiện của bệnh là khàn tiếng ngày càng tăng và dẫn đến phát âm khó khăn, khàn đặc, mất tiếng, khó thở tăng dần, kèm theo có ho kích thích, ho ra đờm có mùi hôi. Đến giai đoạn muộn xuất hiện ho khạc đờm nhày lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó và sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa. Ở giai đoạn này, toàn thân bị suy yếu. Phát hiện sớm có thể chữa khỏi Biểu hiện ở giai đoạn đầu thì u thường khu trú ở một bên dây thanh dưới hình thức một nụ sùi nhỏ hoặc thâm nhiễm nhẹ. Điều trị thường phải phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn phần hoặc một phần khiến cho bệnh nhân trở thành câm. Nếu ung thư thanh quản không được điều trị, bệnh nhân thường chỉ sống kéo dài được một năm hoặc 18 tháng, tử vong do ngạt thở cấp tính, biến chứng viêm phế quản phổi, suy kiệt hay chảy máu ồ ạt. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể chữa khỏi 80%. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh khuyên, khi bị viêm mũi, viêm xoang, khản tiếng, khó nuốt... tốt nhất nên đi khám chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời. Để phòng bệnh tốt nhất không nên hút thuốc, uống nhiều rượu, tránh các yếu tố kích thích: Sự thay đổi của khí hậu, tiếp xúc với hóa chất, với các chất khí, bụi bẩn... Đặc biệt, cần vệ sinh răng miệng cẩn thận và tránh viêm thanh quản mạn tính (tiền đề của một ung thư hóa), nhiễm khuẩn vùng răng miệng, viêm mũi họng dai dẳng, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức y học: Những điều cần biết về sỏi thận
9 p | 236 | 42
-
Kiến thức y học cần biết – Kỳ 1
9 p | 183 | 35
-
Kiến thức y học cần biết – Kỳ 2
8 p | 178 | 32
-
Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P7)
8 p | 163 | 29
-
Mang thai - những điều cần biết
7 p | 152 | 28
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 2)
5 p | 160 | 28
-
Tiểu đường - những điều cần biết (Kỳ 1)
7 p | 131 | 16
-
Một số thông tin cần biết về Polyp đại tràng (Kỳ 1)
6 p | 160 | 15
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Dại
4 p | 143 | 15
-
Cao huyết áp - những điều cần biết
12 p | 136 | 12
-
KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ CHUỘT RÚT
4 p | 154 | 9
-
Những điều cần biết khi sử dụng thuốc ngủ
4 p | 146 | 9
-
Cách giữ thức ăn an toàn, vệ sinh
4 p | 116 | 8
-
Những điều cần biết xung quanh việc uống nước
5 p | 82 | 7
-
Khi Dùng Thuốc, Cần Tìm Hiểu 8 điều
4 p | 100 | 4
-
Các cô gái nên biết 4 điều này trước khi cưới…
4 p | 97 | 4
-
Những triệu chứng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
8 p | 76 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn