intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ ăn hợp lý cho người đái tháo đường ngày Tết

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tết là dịp để mọi người sum họp sau một năm bận rộn, cùng hàn huyên bên mâm cỗ ngày xuân. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), đây cũng là lúc họ lơ là chủ quan, khó “kìm lòng” trước lời mời của những món ăn ngon. Thạc sĩ – bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình (ảnh) – Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã chia sẻ cho người bệnh ĐTĐ một số lưu ý và lời khuyên khi lựa chọn thực phẩm nhằm đảm bảo duy trì đường huyết ổn định,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ ăn hợp lý cho người đái tháo đường ngày Tết

  1. Chế độ ăn hợp lý cho người đái tháo đường ngày Tết Tết là dịp để mọi người sum họp sau một năm bận rộn, cùng hàn huyên bên mâm cỗ ngày xuân. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), đây cũng là lúc họ lơ là chủ quan, khó “kìm lòng” trước lời mời của những món ăn ngon. Thạc sĩ – bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình (ảnh) – Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã chia sẻ cho người bệnh ĐTĐ một số lưu ý và lời
  2. khuyên khi lựa chọn thực phẩm nhằm đảm bảo duy trì đường huyết ổn định, giúp hạn chế các biến chứng. Những lưu ý chung về chỉ số đường huyết của thực phẩm trong việc ăn uống Chế độ ăn uống hợp lý luôn là lời khuyên quan trọng nhất được các bác sĩ dành cho bệnh nhân ĐTĐ, bởi bên cạnh việc ăn ngon, họ còn phải chú trọng đến lượng sao cho vừa mà vẫn đủ dinh dưỡng và kiểm soát chỉ số đường huyết (GI-Glucose Index) mà thực phẩm sẽ dung nạp vào cơ thể qua việc ăn uống, nhằm ổn định lượng đường huyết của cơ thể. Thông số này tăng hoặc giảm tùy thuộc vào số lượng thực phẩm ăn vào, hàm lượng và loại chất bột đường (carbohydrate, glucid), thành phần chất đạm, chất béo, chất xơ chứa trong thực phẩm, cách chế biến… Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh, trung bình hay chậm, người
  3. ta phải chuẩn hóa thực phẩm với một số lượng chất bột đường là 50g như nhau và lấy đường glucose hay bánh mì trắng làm chuẩn với giá trị là 100, gọi là chỉ số đường huyết GI. Theo đó, bệnh nhân ĐTĐ cần tránh các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh, có GI cao từ 70 trở lên. Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69) và thấp (dưới 55) sẽ cung cấp glucose chậm rãi và đều đặn vào máu, giúp duy trì lượng đường huyết một cách ổn định, thể hiện ở chế độ ăn với các loại tinh bột, bao gồm gạo chưa chà xát kỹ, bánh mì đen, ăn ít dầu, lượng đạm vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể người lớn, nên ăn những chất xơ như rau củ quả, với số lượng vừa đủ… Vài gợi ý về thực đơn Tết Khi đối diện với mâm cao cỗ đầy ngày Tết, bệnh nhân ĐTĐ cần rà soát nhanh để chọn lọc hoặc kết hợp thực phẩm nhằm đạt lượng GI phù hợp với sức khỏe. Chẳng hạn, bánh chưng, bánh tét là món ngon
  4. ngày Tết nhưng người bệnh ĐTĐ chỉ nên dùng tối đa 200g/ngày do món ăn chủ yếu là tinh bột và chất béo từ mỡ động vật (có đến 250kcalo/100g), lại thiếu chất xơ nên cần được ăn kèm với dưa món, củ kiệu (nên ngâm bằng giấm đường) để cân bằng dưỡng chất. Thịt nguội, giò chả thì chứa nhiều acid béo no bão hòa, lại có cả hàn the tạo độ giòn nên cũng cần được dùng hạn chế, không quá 100g mỗi ngày. Một món khác cũng có nhiều mỡ động vật trong ngày Tết là thịt kho trứng mà bệnh nhân ĐTĐ cần lưu ý bỏ phần mỡ và da khi ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng hạn chế không nên dùng quá một lòng đỏ trứng vì nó có chứa đến gần 2.000 mg cholesterol. Tốt nhất là lượng đạm ăn vào mỗi ngày dành cho người ĐTĐ cần kiểm soát trong khoảng 400g từ thịt, cá hoặc đậu hũ. Sau bữa ăn chính, tráng miệng với trái cây sẽ là lựa chọn tốt vì đây là nguồn vitamin và chất xơ chính, giúp cân đối khẩu phần ăn giàu đạm, béo trong ngày
  5. xuân. Bệnh nhân ĐTĐ có thể dùng tối đa 2 suất trái cây mỗi ngày (mỗi suất tương đương 1 quả táo, cam hoặc 1 góc dưa hấu hay 2 trái mận, 3 múi bưởi). Riêng các loại bánh mứt thường có chỉ số GI rất cao, người kiểm soát tốt đường huyết thì có thể dùng vài miếng cho vui miệng, nếu không thì nên mạnh dạn loại bỏ chúng khỏi thực đơn của mình. Cuối cùng, để bữa ăn Tết vui vẻ hơn, mỗi ngày bệnh nhân ĐTĐ có thể dùng 1 lon nước ngọt ăn kiêng hoặc vài tách trà, ly rượu thơm là rất tốt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2