intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ ăn trong béo phì

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

159
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ ăn trong béo phì Tình trạng béo phì đã được định nghĩa và phân tích trong chương nói về các bệnh chuyển hóa và dinh dưỡng. Trong thực tiễn hàng ngày, béo phì thường hay được đặt thành một vấn đề cần điều trị vì tại những nước đã công nghiệp hóa, có tới 20% số dân cư có thể mắc tình trạng này. Mặc dù nam giới hay bị béo phì hơn nữ giới, nhưng chủ yếu lại là nữ giới hay đến khám để yêu cầu được điều trị. Điều trị thực chế học tình trạng béo phì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ ăn trong béo phì

  1. Chế độ ăn trong béo phì Tình trạng béo phì đã được định nghĩa và phân tích trong chương nói về các bệnh chuyển hóa và dinh dưỡng. Trong thực tiễn hàng ngày, béo phì thường hay được đặt thành một vấn đề cần điều trị vì tại những nước đã công nghiệp hóa, có tới 20% số dân cư có thể mắc tình trạng này. Mặc dù nam giới hay bị béo phì hơn nữ giới, nhưng
  2. chủ yếu lại là nữ giới hay đến khám để yêu cầu được điều trị. Điều trị thực chế học tình trạng béo phì là một việc làm có khó khăn; nó đòi hỏi người thầy thuốc phải biết cách làm, cần phải có thời gian và cần người bệnh phải có động cơ rõ rệt. Một số nguyên tắc về thực chế học trong trường hợp béo phì 1. Sự hạn chế khẩu phần năng lượng không được làm rối loạn sự cân bằng về tâm thần và về thực thể của người béo phì. Không nên vận dụng những chế độ hoàn toàn nhịn đói dài hạn và những chế độ ăn có hàm lượng calo dưới 1000 kilocalo/ngày. Những chế độ này có thể gây biến chứng trầm cảm, cơn gút; đôi khi chết đột ngột do loạn nhịp tim. 2. Giảm bớt cung lượng calo xuất xứ từ glucid và lipid, còn thì không được giảm các protein xuống dưới mức 60g mỗi ngày. Phải giảm khẩu phần năng lượng 800 kilocalo để người béo phì sụt đi khoảng 100 gam/ngày. 3. Không thể chỉ định một chế độ ăn làm gày mà không có một sự hiểu biết tường tận về người bệnh : hỏi về những thức ăn thường dùng, hoạt động nghề nghiệp, giải trí, trạng thái tâm thần. Việc đơn giản đưa cho người bệnh một thực đơn in sẵn chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại. 4. Hoạt động thực thể : được khuyến cáo để cải thiện tổng trạng của người béo phì, nhưng phải có những gắng sức lớn lao mới có thể làm cho người bệnh bị sụt cân. 5. Các thuốc gây chán ăn, thuốc lợi niệu, các hocmon tuyến giáp đều dứt khoát bị chống chỉ định. Những loại thuốc duy nhất được phép dùng là những thức
  3. ăn “gây nặng”, những chất tạo nhầy và những gel thực vật, khả dĩ gây một trạng thái nặng nề trong dạ dày. Được phép dùng những chất làm dịu vị nhân tạo. Người béo phì phải uống nhiều nước lã trong và giữa các bữa ăn (1-2 lít mỗi ngày). Cấm các nước giải khát có rượu. Ăn muối có chừng mực. Trong giai đoạn đầu của liệu trình làm gày, không quần áo, vào lúc buổi sáng khi chưa ăn gì. Thí dụ về một chế độ ăn 1250 kilocalo/ngày Chế độ ăn làm gày này thích hợp với những người béo phì có một hoạt động thực thể vừa phải. Chứa 85g protein, 45g chất béo và 115g carbon hydrat. Chứa vitamin và muối khoáng một cách đầy đủ. Điểm tâm Bánh mì 30g Sữa toàn phần + cà phê hoặc trà không 240g đường 5g Bơ Ăn nhẹ lúc 10 giờ Yaourt 1 hũ Bữa ăn trưa Nước dùng thịt không mỡ (gây chán ăn) Tùy thích Thịt bò nướng đã khử mỡ (*) 125g Rau xanh (**) có 3% carbon hydrat 150g (x.glucid) 100g Khoai tây (***) luộc 10g Dầu thực vật hoặc bơ 150g Trái cây có 10% carbon hydrat (x.glucid) Ăn nhẹ lúc 16 giờ Sữa toàn phần 150g
  4. Bữa ăn tối Trứng (****) luộc hoặc nhúng nước sôi 1 quả Rau xanh có 3% carbon hydrat 150g (x.glucid) 5g Dầu thực vật hoặc bơ 30g Bánh mì 150g Trái cây có 10% carbon hydrat (x.glucid) Đương lượng (*) Gà 125g; thỏ 125g; bê thui 85g; giăm bông nạc 85g; cá nạc 150g. (**) Cà rốt 75g; xu hào 75g; ngô 50g. (***) Bột nhão chín 100g; cơm 100g; bánh mì 40g; rau khô sống 30g. (****) Thịt nạc 40g; sữa bơ kem 200ml; yaourt 1,5 hũ; phomát trắng với sữa bơ kem 125g. Thí dụ về chế độ ăn 1500 kilocalo/ngày Chế độ ăn này cung cấp 90g protein, 170g glucid và 50g lipid. Chứa đầy đủ vitamin và muối khoáng. Điểm tâm Sữa toàn phần + càphê hoặc trà không 250g đường 5g Bơ 40g Bánh mì Bữa ăn trưa Nước dùng thịt khử mỡ (gây chán ăn) Tùy thích Thịt nước khử mỡ (*) 150g Rau xanh (**) có 3% carbon hydrat 200g (x.glucid) 10g
  5. Khoai tây (***) luộc 15g Bơ hoặc dầu thực vật 200g Trái cây có 10% carbon hydrat (x.glucid) Bữa ăn tối Trứng (****) luộc hoặc nhúng nước sôi 1 quả Rau xanh có 3% carbon hydrat 200g (x.glucid) 40g Phomát gruyère (*****) 50g Bánh mì 200g Trái cây có 10% carbon hydrat (x.glucid) Đương lượng (*) Gà 150g; thỏ 150g; cá nạc 180g; giăm bông nạc 100g; gan 120g (**) Xu hào 100g; càrốt 100g; củ cải100g; ngô 70g. (***) Bột nhão chín 100g; cơm 100g; bánh mì 40g; rau xanh khô sống 30g. (****) Thịt nạc 40g; sữa bơ kem 200ml; yaourt 1,5 hũ; phomát trắng với sữa bơ kem 125g. (*****) Phomát camembert 50g; phomát trắng với sữa toàn phần 150g. Những chế độ ăn khác Có vô kể những chế độ ăn khác đã được đề xuất, thí dụ : - Chế độ Atkins : chủ trương gây ăn mất ngon bằng cách cho những thực phẩm chứa nhiều lipid. Chế độ này có xu hướng làm tăng lipid-huyết và có thể gây nhiễm acid-ceton ở bệnh nhân đái tháo. - Chế độ phân ly : đề xuất có một ngày ăn chuối, dứa, sữa, thịt, trứng. Được áp dụng một cách tích cực và không kiểm tra y tế, những chế độ này có thể
  6. làm sụt cân quá nhanh và gây những tình trạng thiếu hụt khác nhau. - Chế độ ăn chay và chỉ dùng rau quả : những chế độ này cũng có thể gây nhiều thiếu hụt khác nhau, đặc biệt là thiếu protein.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2