intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chè tươi chống lão hóa

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chè tươi: Người lớn tuổi thường khó ngủ. Từ tờ mờ sáng các cụ đã thức giấc, lịch kịch nổi lửa nấu ấm nước chè tươi; chỉ dùng nước mưa, không dùng nước giếng. Tại sao? Nước giếng có sắt và vôi... những chất này tạo tủa với tanin của chè, nước chè sẽ không trong xanh mà đen đục, mất ngon. Lá chè phải còn tươi hoặc hơi héo, lá úa vàng không dùng. Vì thế nước chè tươi chỉ phổ biến ở vùng nông thôn. Thường xuất hiện ở các chợ “chồm hổm”. Để có thể bảo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chè tươi chống lão hóa

  1. Chè tươi chống lão hóa Chè tươi: Người lớn tuổi thường khó ngủ. Từ tờ mờ sáng các cụ đã thức giấc, lịch kịch nổi lửa nấu ấm nước chè tươi; chỉ dùng nước mưa, không dùng nước giếng. Tại sao? Nước giếng có sắt và vôi... những chất này tạo tủa với tanin của chè, nước chè sẽ không trong xanh mà đen đục, mất ngon. Lá chè phải còn tươi hoặc hơi héo, lá úa vàng không dùng. Vì thế nước chè tươi chỉ phổ biến ở vùng nông thôn. Thường xuất hiện ở các chợ “chồm hổm”. Để có thể bảo quản lâu hơn, người ta làm trà xanh bằng cách sấy, hấp... nhiệt phân hủy men theaz. Nước trà xanh có màu xanh vàng của diệp lục tố. Trà đen, còn gọi là trà Tàu. Búp trà được ủ lên men, hoạt chất cũng như mùi trà thay đổi tùy theo phương pháp ủ trà. Loại trà này còn được ướp mùi thơm của các hoa khác nhau như hoa ngâu, hoa sen, hoa lài... CÁC HOẠT CHẤT CHÍNH CỦA TRÀ Hoạt chất chính của trà là chất chát. Hàm lượng tanin cao nhất ở búp, giảm dần ở lá non, lá già ít tanin nhất. Búp lá có 12% tanin, 4 - 5 lá non gần ngọn có 5%
  2. tanin, lá già chỉ còn 3,5% tanin. Quá trình sấy khô trà xanh làm hỏng một số hoạt chất. Ủ sấy trà đen làm giảm rất nhiều tanin. Hoạt chất thứ hai của trà là cafein. Cũng như tanin, lượng cafein cao nhất nằm ở búp, giảm ở lá non và thấp nhất ở lá già. Búp trà có từ 1,5 - 5% cafein, cao hơn cà phê. Nước trà pha loãng hơn cà phê nên tác dụng của cafein trong cà phê quan trọng hơn trong trà. Tác dụng chính của nước chè do cafein, vì cafein kích thích thần kinh. Người ghiền chè tươi do đã quen với tính kích thích thần kinh. Người ghiền chè bị mất ngủ, nóng tính (do cafein) và gặp các tác dụng phụ như: táo bón, đầy bụng (do tanin), gầy. Với lượng vừa phải, chè tươi kích thích ăn ngon, thông tiểu, hưng phấn thần kinh. Nhờ tanin, chè được dùng để trị hôi miệng, lở miệng, tiêu chảy, trúng thực, bôi ngoài da trị mụn nhọt lở loét... Lá chè tươi có khá nhiều vitamin C. Trong quá trình nấu nước chè và ủ sấy, vitamin C bị phân hủy. Các kết quả phân tích gần đây nhất cho thấy chè có các hoạt chất sau đây: catechol, tanin, cafein, theophyllin, flavonoid (kaempferol, quercetol, myricetol). CHỐNG OXY HÓA “Gốc tự do” là gì? Thế nào là chất chống oxy hóa?
  3. Một nguyên tử có nhân ở giữa và các electron quay chung quanh. Các electron này thường đi từng cặp. Thỉnh thoảng có những electron không có bạn đồng hành, chỉ có mình nó, gọi là electron đơn chiếc. Những nhóm hóa học có electron này gọi là “gốc tự do”. Electron đơn chiếc cũng vậy; nó giật electron của chất khác, thế là chất thứ hai có một electron đơn chiếc. Tình trạng này tạo ra phản ứng dây chuyền, sinh ra những chất ngoài ý muốn, xói mòn cấu trúc tự nhiên của cơ thể. Sự oxy hóa phospholipid ở màng tế bào, trong bào tương, nhân tế bào gây xáo trộn sinh lý, biểu hiện rõ rệt nhất là nhất là sự lão hóa, thoái hóa thần kinh, xơ động mạch, đục thủy tinh thể, thoái hóa khớp xương. Nếu ADN và ARN bị ảnh ưởng sẽ dẫn đến ung thư. Một vài tài liệu mới nói rằng chè tươi có khả năng phân tỏa gốc tự do, chống oxy hóa. Khi con người khỏe mạnh, các gốc tự do này sớm bị triệt tiêu. Số lượng gốc tự do tăng nhanh trong các trường hợp sau đây: - Ảnh hưởng chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. - Các stress: quá nóng, quá ồn, quá căng thẳng, quá lo âu. Các thử nghiệm bằng phương pháp phát quang sinh học đã khẳng định điều này.
  4. - Các bệnh nhiễm khuẩn: Bạch cầu bao quanh vi khuẩn, tăng chuyển hóa và năng lượng để làm nhiệm vụ thực bào; các tổ chức hoạt động quá căng tạo ra những gốc tự do. - Viêm làm rối loạn chuyển hóa, tạo ra những gốc tự do. - Khi mô bị tổn thương, chất sắt thoát ra tạo phản ứng Fenton với nhiều gốc tự do. - Sau khi giải tỏa thiếu máu cục bộ (nghẽn động mạch, tĩnh mạch, mạch tim = cơn đau thắt hoặc nhồi máu cơ tim), oxy tới mô ào ạt làm tăng sự oxy hóa, tăng gốc tự do. Trong cơ thể bệnh tật, nhóm tự do phát triển nhanh không phải là nguyên nhân mà là hậu quả thứ cấp; việc tiếp tế chất phong tỏa gốc tự do (chè tươi) chỉ là trị ngọn; cần ngăn ngừa ngay từ gốc bệnh. Chất chống oxy hóa thường được nhắc nhở tới là vitamin E (giá đậu), vitamin C (trong trái cây), carotenoid (cà rốt, rau xanh), selenium (tỏi). Điều cần nói thêm: không phải chất chua nào cũng là vitamin C. Quả chanh hay quả me chua cho acid citric, yaourt chua do acid lactic... Kết quả thống kê cho thấy các vùng dân cư ăn nhiều rau có tỷ lệ thấp về các bệnh như xơ động mạch, ung thư. Từ đó, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu theo chiều sâu và phát hiện nhiều điều mới lạ (Hertog M.G.L. - Arch Intern Med 1995).
  5. Theo Mangiapane. H (Bio Pharmacol 1992), Rankin (Bio Pharmacol 1993), các flavonoid trong thực phẩm có khả năng chống oxy hóa lipoprotein LDL. Theo Laranajinha, J.A.N. (Bio Pharmacol 1994), các chất phenolic acid với cấu trúc gần giống flavonoid phong tỏa nhóm peroxyd sinh ra bởi chất khởi dẫn nitơ (tạo phản ứng oxy hóa lipoprotein LDL). Hertog (1993, 1995) chứng minh rằng thực phẩm nhiều flavonoid tăng khả năng bảo vệ; chống xơ động mạch, cao huyết áp và nhồi máu cơ tim. Trong hai năm 1995 và 1996, nhóm khoa học gia ở Đại học Scranton (Pensylvania, Mỹ) đã đề xuất một phương pháp đánh giá khả năng chống oxy hóa gọi là nồng độ chất chống oxy hóa ở mức độ 50% (IC 50), tính ra mumol. Trong danh sách các chất đã được thử nghiệm, chúng ta thấy hai chất mạnh nhất là epigallocatechin và epicatechin đều có trong chè tươi. Hoạt lực IC 50 của hai chất này là 0,075 và 0,187 mumol, nghĩa là mạnh gấp 32 và gấp 12,8 lần vitamin E (IC 50 của vitamin E là 2,4 mumol). Chè tươi lại còn rất nhiều tanin khác với IC 50 = 0,152 mumol (mạnh gấp 16 lần vitamin E). Bên cạnh catechin, chè tươi còn có kaempferol, quercetin và myricetin; cả ba chất flavonoid này đều có tính chống oxy hóa. IC 50 của kaempferol = 1,82 mumol (mạnh hơn vitamin E 1,3 lần). IC 50 của myricetin = 0,477 mumol (mạnh hơn vitamin E 5 lần).
  6. IC 50 của quercetin = 0,224 mumol (mạnh hơn vitamin E 9,8 lần). Rõ ràng chè tươi có khả năng phong tỏa gốc tự do mạnh hơn vitamin E cả về chất lượng lẫn khối lượng. Vấn đề còn lại chỉ là chè tươi tác dụng vào loại phản ứng nào, trong môi trường nào và tại đâu (dịch ngoài tế bào, màng tế bào hay bên trong tế bào). Tới đây chúng ta đã giải đáp được các thống kê báo hiệu vùng dân uống chè có tỷ lệ thấp về bệnh tim mạch và ung thư. NƯỚC CHÈ TƯƠI CÓ KHẢ NĂNG: - Giải khát: uống nóng hạ thân nhiệt tốt hơn uống nguội. Điều này giải thích tại sao các quán chè tươi đều bán chè nóng. Uống nước nóng quá lại không tốt. - Thông tiểu nhờ cafein, theophyllin và muối kali. - Giải độc do tanin. - Uống chè tươi đặc pha gừng để trị tiêu chảy. - Ngừa bệnh tim mạch do phong tỏa gốc tự do. TẬP QUÁN UỐNG CHÈ TƯƠI SÁNG SỚM, CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI. - Uống nước nóng buổi sáng làm ấm trung tiêu, mạnh vị khí. Vị khí là khí của hậu thiên nên giúp cho doanh khí thông sướng. Tỳ vị người già vốn trì trệ suy nhược, làm ấm lên thật hợp lý. - Bổ sung thêm nước cho người già là điều quan trọng.
  7. - Uống nước chè giúp thông tiểu (nhờ cafein và theophyllin). Người già uống không đủ nước, ít ra mồ hôi; thông tiểu nhẹ là điều nên làm. - Tinh thần người già bạc nhược, bi quan; cần gây hưng phấn (nhờ cafein). - Chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa. - Uống nhâm nhi sẽ hỗ trợ chức năng vận hóáa của tỳ. Uống ừng ực thì tỳ không vận hóa được, hầu hết nước đi xuống ruột già. Người táo bón có phân khô cứng hãy uống ừng ực từng chén. Đường Dung Xuyên, danh y Trung Quốc, giải thích rằng: uống nước để làm nhuận tỳ, nhưng uống nhiều sẽ thành đình ẩm. - Tạo thú vui tụ họp vài bô lão nói chuyện cho khuây khỏa. Tập tục uống chè tươi của cổ nhân thật có nhiều ý nghĩa mà lâu nay bị bỏ qua. Nhưng “huy chương nào cũng có mặt trái”, lạm dụng nước chè tươi tới độ ghiền là không nên. Uống chè tươi buổi tối dễ bị mất ngủ. Chè tươi đơn sơ rẻ tiền nhưng là nước giải khát tốt nhất, lại giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2