CHỈ ĐỊNH HIỆU QUẢ VÀ BIẾN CHỨNG CỦA THỞ MÁY RUNG<br />
TẦN SỐ CAO TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I TỪ THÁNG 04/2006 ĐẾN THÁNG 04/2008<br />
Diệp Loan*, Phan Hữu Nguyệt Diễm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Suy hô hấp là một hội chứng rất thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở sơ sinh. Vì<br />
vậy các biện pháp điều trị chống suy hô hấp hiệu quả đều thật sự cần thiết, trong đó thở máy rung tần số cao là<br />
một chiến lược thông khí bảo vệ phổi với thể tích khí lưu thông thấp, áp lực trung bình đường thở cao và áp lực<br />
đỉnh trong mức chấp nhận được nhằm cải thiện tốt oxy hóa máu và giảm thiểu chấn thương phổi do áp suất và<br />
thể tích.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các chỉ định,hiệu quả và biến chứng của thở máy rung tần số cao trong điều trị<br />
suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca những trẻ sơ sinh được điều trị thở máy rung tần<br />
số cao tại khoa hồi sức sơ sinh Bệnh Viện Nhi Đồng I từ tháng 04/2006 đến 04/2008.<br />
Kết quả: Có tất cả 35 trẻ sơ sinh đưa vào nghiên cứu. Hầu hết các chỉ định thở máy rung tần số cao sau thất<br />
bại thở máy thông thường, suy hô hấp do viêm phổi có 18 ca (51,4%), bệnh màng trong có 07 ca (20%), viêm phổi<br />
hít phân su có 05 ca (14,2%), thoát vị hoành bẩm sinh có 03 ca (8,6%), nguyên nhân khác có 02 ca (5,8%). PaO2 cải<br />
thiện sau 3 giờ thở máy rung tần số cao, PaCO2 cải thiện sau 6 giờ, pH cải thiện sau 6 giờ, và OI cải thiện sau 24<br />
giờ. Tỷ lệ biến chứng là 31,4% và tỷ lệ tử vong là 48,6%, tỷ lệ biến chứng và tử vong này khó quy kết do thở máy<br />
rung tần số cao gây ra.<br />
Kết luận: Thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh chỉ định cho đa số bệnh viêm phổi<br />
và bệnh màng trong sau thất bại thở máy thông thường với thở máy rung tần số cao có thể cải thiện chỉ số khí<br />
máu và oxy hóa máu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INDICATIONS, EFFICIENCY, AND COMPLICATIONS OF HIGH FREQUENCY OSCILLATORY<br />
VENTILATION IN NEWBORNS WITH SEVERE RESPIRATORY FAILURE<br />
AT CHILDREN HOSPITAL NO 1 FROM APRIL 2006 TO APRIL 2008<br />
Diep Loan, Phan Huu Nguyet Diem<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 45 – 50<br />
Background: Respiratory failure is a common syndrome and is the first cause of mortality in newborn.<br />
Thus, methods need efficient management for respiratory distress, high frequency oscillatory ventilation is a lung<br />
protective strategy with the use of smaller tidal volumes, a high mean airway pressure while maintaining an<br />
acceptable plateau pressure and reduce incidence of barotrauma and volume trauma.<br />
Objectives: To describe indications, efficiency, and complications of high frequency oscillatory ventilation in<br />
newborns with severe respiratory failure.<br />
Method: This study was retrospective description and case series in newborns treated with hi gh frequency<br />
oscillatory ventilation at neonatal intensive care unit of Children’s hospital No.1 from April 2006 to April 2008.<br />
* Bệnh Viện Nhi Đồng – TP. Cần Thơ, ** Bộ môn nhi ĐH Y Dược TP HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Results: A total of 35 newborns were enrolled in the study. The most common indication for high frequency<br />
oscillatory ventilation was oxygenation failure, which pneumonia with acute respiratory distress syndrome in 18<br />
(51.4%), hyaline membrane disease in 07 (20%), meconium aspiration in 05 (14.2%), congenital diaphragmatic<br />
hernia in 03 (8.6%), different causes in 02 (5.8%). PaO2 was significantly improved 3 hours after high frequency<br />
oscillation ventilation, PaCO2 and pH improved 6 hours after HFOV, OI improved 24 hours after HFOV.<br />
Complication rate in patients was 31.4% and mortality rate in patients was 48.6%, HFOV was not main cause of<br />
complication and mortality rate.<br />
Conclusion: High frequency oscillation ventilation in treatment of respiratory disease of newborns indicated<br />
the most pneumonia and hyaline membrane disease after failure with conventional ventilation, may improve blood<br />
gas and oxygenation index.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Hội chứng suy hô hấp cấp là sự rối loạn chức<br />
năng của phổi, gây ra thất bại trong quá trình<br />
trao đổi khí, dẫn đến thiếu oxy và tăng CO2 máu,<br />
do đó không còn khả năng duy trì PaO2, PaCO2<br />
và pH ở ngưỡng có thể chấp nhận được. Thông<br />
khí bằng máy và điều trị nguyên nhân là điều trị<br />
chính đối với bệnh nhân suy hô hấp cấp. Tử<br />
vong những năm gần đây giảm còn giữa 30% 40% so với trước đây là 50%. Điều này đồng<br />
nghĩa với sự thay đổi chiến lược thông khí như<br />
sử dụng thể tích khí lưu thông nhỏ hơn bằng<br />
máy thở tần số cao, cải thiện được dự hậu ở<br />
những bệnh nhân suy hô hấp cấp. Đặc điểm của<br />
máy thở này là thông khí thể tích khí lưu thông<br />
rất thấp và khả năng đạt áp lực trung bình<br />
đường thở cao, duy trì áp lực đỉnh có thể chấp<br />
nhận làm giảm chấn thương phổi do áp lực và<br />
thể tích khi giúp thở bằng máy thở thông<br />
thường.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Trên thế giới ngày càng sử dụng phổ biến<br />
máy thở rung tần số cao trong điều trị suy hô<br />
hấp nặng trẻ sơ sinh. Vì vậy chúng tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này về chỉ định, hiệu quả, và biến<br />
chứng của thở máy rung tần số cao trong điều trị<br />
suy hô hấp ở trẻ sơ sinh từ đó rút ra được những<br />
ưu điểm của thở máy rung tần số cao.<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Mô tả các chỉ định, hiệu quả và biến chứng<br />
của thở máy rung tần số cao trong điều trị suy<br />
hô hấp ở trẻ trẻ sơ sinh.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Tất cả trẻ sơ sinh nhập vào khoa hồi sức sơ<br />
sinh Bệnh Viện Nhi Đồng I được thở máy rung<br />
tần số cao từ tháng 04/2006 đến 04/2008<br />
<br />
Tiêu chí đưa vào<br />
Tất cả hồ sơ bệnh án trẻ sơ sinh được thở<br />
máy rung tần số cao trong thời gian từ tháng<br />
04/2006 đến 04/2008.<br />
<br />
Tiêu chí loại ra<br />
Trẻ sơ sinh thở máy rung tần số cao tử vong<br />
trong 3 giờ đầu hoặc không có kết quả khí máu<br />
sau khi thở máy rung tần số cao.<br />
Hồ sơ bệnh án không ghi nhận đầy đủ các<br />
biến số nghiên cứu.<br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu<br />
Chọn tất cả trẻ sơ sinh nhập vào khoa hồi<br />
sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 thỏa tiêu chí<br />
chọn bệnh trong thời gian nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 04 năm 2006 đến tháng 04 năm<br />
2008 lô nghiên cứu gồm 35 bệnh nhân sử dụng<br />
máy thở rung tần số cao sau thất bại với thở máy<br />
thông thường, có những đặc điểm lâm sàng sau:<br />
<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu<br />
Trẻ suy hô hấp nặng được thở máy rung tần<br />
số cao phần lớn là phái nam (71,4%), đa số tuổi<br />
dưới 7 ngày tuổi (60%), 54,2% trẻ có cân nặng <<br />
2500 gram.<br />
<br />
Nguyên nhân suy hô hấp<br />
Đa số trẻ bị viêm phổi nặng (51,4%) sau thất<br />
bại thở máy thông thường, kế đến là bệnh màng<br />
trong (20%) và viêm phổi hít phân su (14,2%),<br />
thoát vị hoành bẩm sinh (8,6%), nguyên nhân<br />
khác (5,8%). Nguyên nhân suy hô hấp có chỉ<br />
định thở máy rung tần số cao trong vòng 7 ngày<br />
tuổi là viêm phổi, bệnh màng trong, viêm phổi<br />
hít, và thoát vị hoành bẩm sinh.<br />
<br />
Hiệu quả của thở máy rung tần số cao<br />
Trước thở máy rung tần số cao, đa số bệnh<br />
nhân có tổn thương nặng ở phổi như viêm phổi<br />
lan tỏa (62,8%), bệnh màng trong giai đoạn III,<br />
IV (17,1%). Ngoài ra những tổn thương nặng này<br />
đôi khi kết hợp tràn khí màng phổi, hẹp phế<br />
quản gốc làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp.<br />
Bệnh nhân rối loạn khí máu nặng với pH trung<br />
bình 7,2 ± 0,17, PaCO2 59,3 ± 21,5 mmHg, SpO2<br />
trung bình là 69,8 ± 18,4%, PaO2 59,3 ± 32,7<br />
mmHg, OI 25,1 ± 13,5 mmHg. Thời gian thở máy<br />
thông thường trung bình 4,6 ngày, với thông số<br />
áp lực đỉnh 21,7 ± 4,2 cm H2O, FiO2 87,9 ± 22,4%,<br />
áp lực trung bình đường thở 13,2 ± 2,4 cmH2O.<br />
42,9% có sử dụng vận mạch chống sốc trước thở<br />
máy rung tần số cao. Ở bệnh màng trong, có 04<br />
ca (57,1%) sử dụng surfactant trước thở máy<br />
rung tần số cao.<br />
Trong khi thở máy rung tần số cao, Các<br />
thông số cài đặt với giá trị trung bình của tần số<br />
là 9,1 ± 0,9 Hz, áp lực trung bình đường thở 17,4<br />
± 3,2 cmH2O, I: E trong 35 bệnh nhân là 1: 2, lực<br />
rung lồng ngực 2,9 ± 0,5. Tỷ lệ PaO2 < 60 mmHg<br />
ban đầu trước thở máy rung tần số cao là 68,6%,<br />
sau 3 giờ tỷ lệ này giảm đạt 40%, sau 6 giờ tỷ lệ<br />
này còn 17,1% và trước khi cai máy tỷ lệ này là<br />
11,4%. Tỷ lệ PaCO2 > 50 mmHg ban đầu trước<br />
khi thở máy rung tần số cao là 65,7%, sau 3 giờ<br />
tỷ lệ này giảm đạt 34,3%, sau 6 giờ tỷ lệ này còn<br />
8,6% và trước khi cai máy tỷ lệ này là 8,6%. Tỷ lệ<br />
pH < 7,35 ban đầu là 82,9%, sau 3 giờ tỷ lệ này<br />
giảm đạt 45,7%, và trước khi cai máy tỷ lệ này là<br />
28,6%. Tỷ lệ OI > 20 ban đầu là 62,9%, sau 3 giờ tỷ<br />
lệ này giảm đạt 37,1%, sau 6 giờ tỷ lệ này còn<br />
17,1% và trước khi cai máy tỷ lệ là 2,9%.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Sau thở máy rung tần số cao, thời gian thở<br />
máy rung tần số cao trung bình 4,67 ngày. Giá trị<br />
trung bình các thông số thở máy rung tần số cao<br />
khi cai máy bao gồm tần số 9 ± 1,1 Hz, áp lực<br />
trung bình đường thở 16,5 ± 3,6 mmHg, lực rung<br />
lồng ngực 2,9 ± 0,8, FiO2 57,3 ± 33,5%, tất cả I: E là<br />
1: 2. Giá trị trung bình các thông số thở máy<br />
thông thường sau cai máy rung tần số cao bao<br />
gồm: tần số 50 ± 6,9 lần/ phút, áp lực hít vào 19,6<br />
± 3,2 cmH2O, PEEP 5,9 ± 0,4 cmH2O, FiO2 38,5 ±<br />
19,7%.<br />
<br />
Biến chứng của thở máy rung tần số cao<br />
Tỷ lệ biến chứng chiếm 31,4%, trong đó tỷ lệ<br />
biến chứng tắc đàm chiếm 5,7%, xuất huyết nội<br />
sọ 5,7%, viêm khí phế quản hoại tử 11,4%, quá<br />
căng phồng phổi 2,9%, sốc 5,7%. Các biến chứng<br />
này khó quy kết hoàn toàn do thở máy rung tần<br />
số cao gây ra.<br />
<br />
Tỷ lệ tử vong<br />
Tỷ lệ tử vong chiếm 48,6%, trong đó tỷ lệ tử<br />
vong bệnh viêm phổi chiếm 20%, bệnh màng<br />
trong 8,6%, viêm phổi hít 5,7%, thoát vị hoành<br />
8,6%, và nguyên nhân suy hô hấp khác là 5,7%.<br />
Thở máy rung tần số cao không phải là nguyên<br />
nhân chính gây tử vong.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Các trường hợp suy hô hấp nặng có can<br />
thiệp thở máy rung tần số cao trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi gặp ở trẻ trai nhiều hơn gái 2,5 lần.<br />
Cho thấy hội chứng suy hô hấp nặng xảy ra ở trẻ<br />
nam nhiều hơn nữ dẫn đến tử vong đối với trẻ<br />
nam cũng nhiều hơn trẻ nữ ở giai đoạn sơ sinh.<br />
Theo Võ Đức Trí tỷ lệ trẻ trai gấp trẻ gái 2,33<br />
lần(1). Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu<br />
12,5 ngày. Theo phân nhóm tuổi thì đa số trẻ từ 1<br />
tuần tuổi trở xuống (chiếm 60%), phù hợp với tác<br />
giả Võ Đức Trí(1). Cân nặng đáng lưu ý là dưới<br />
2500 g chiếm 54,2%. Theo phân loại sơ sinh dựa<br />
trên trọng lượng trẻ lúc sanh thì đây là những trẻ<br />
sơ sinh có trọng lượng lúc sanh thấp, nên rất yếu<br />
dễ nhiễm trùng, dễ chấn thương phổi nếu thông<br />
khí bằng máy với áp lực đỉnh cao và nồng độ<br />
oxy cao kéo dài.<br />
<br />
3<br />
<br />
Trong nhóm nghiên cứu, 4 nguyên nhân<br />
chiếm đa số gây suy hô hấp nặng cần thở máy<br />
rung tần số cao là viêm phổi nặng (chiếm 51,4%),<br />
bệnh màng trong (20%), viêm phổi hít phân su<br />
(14,2%), thoát vị hoành (8,6%). Đa số bệnh nhân có<br />
tổn thương nặng ở phổi trên phim X quang như<br />
viêm phổi lan tỏa 2 bên (22 ca, kể ca viêm phổi<br />
hít phân su), bệnh màng trong giai đoạn III, IV.<br />
Ngoài ra những tổn thương này đôi khi kết hợp<br />
tràn khí màng phổi, hẹp phế quản gốc làm nặng<br />
thêm tình trạng suy hô hấp.<br />
Trước khi thở máy rung tần số cao, thời gian<br />
thở máy thông thường trước khi thở máy rung<br />
tần số cao là 4,6 ngày, phù hợp với tác giả Võ<br />
Đức Trí thời gian thở máy thông thường trung<br />
bình 5,7 ngày trước khi thở máy rung tần số<br />
cao(1). Theo tác giả Ching - Chia Wang thời gian<br />
thở máy thông thường trước thở máy rung tần<br />
số cao là 4,4 ± 4,2 ngày(6). Một số nguyên nhân<br />
suy hô hấp nặng không cải thiện oxy hóa máu<br />
trong vài ngày đầu thở máy thông thường đáng<br />
lưu ý là thoát vị hoành bẩm sinh, viêm phổi hít,<br />
viêm xẹp phổi kèm hẹp phế quản gốc bẩm<br />
sinh.Tất cả 35 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu<br />
đã được hỗ trợ hô hấp với thở máy thông<br />
thường nhưng thất bại phải chuyển sang thở<br />
máy rung tần số cao với các thông số khá cao PIP<br />
21,7 ± 4,2 cm H2O, áp lực trung bình đường thở<br />
13,21 cmH2O, tần số 60,9 ± 13 lần/phút, I: E (1/1,<br />
1/1,5, 1/2) lần lượt (22 ca, 7 ca, 6 ca) với FiO2 87,9<br />
± 22,4% vẫn không cải thiện sự oxy hóa và sự<br />
tăng CO2. Nếu muốn cải thiện sự oxy hóa và sự<br />
tăng CO2 phải tăng PIP và tăng tần số thở sẽ dẫn<br />
đến chấn thương phổi. Tác giả Võ Đức Trí với<br />
thông số PIP 25,8 ± 5,1 cmH2O, MAP 18,1 ± 5,21<br />
cmH2O, tần số 75 ± 17,6 lần/phút, FiO2 92 ±<br />
16,09%(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi có<br />
tổng cộng 15 ca sử dụng vận mạch chống sốc<br />
trước thở máy rung tần số cao. Viêm phổi chiếm<br />
14,3%, bệnh màng trong chiếm 11,4%, viêm phổi<br />
hít chiếm 8,6%, thoát vị hoành chiếm 5,7%, loạn<br />
sản phế quản phổi chiếm 2,9%. Tất cả được chống<br />
sốc trước khi chuyển qua máy thở rung tần số<br />
cao. Cho thấy tình trạng bệnh nhân rất nặng<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
4<br />
<br />
trước thở máy rung tần số cao suy hô hấp phối<br />
hợp sốc nhiễm trùng. Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi có tổng số 07 ca bệnh màng trong,<br />
trong đó 04 ca (57,1%) sử dụng surfactant trước<br />
thở máy rung tần số cao. Đối với bệnh màng<br />
trong chúng ta cần lưu ý trong 24 giờ đầu về việc<br />
sử dụng surfactant thay thế để góp phần cải<br />
thiện tình trạng suy hô hấp. Ở những trẻ non<br />
tháng bệnh màng trong càng lúc càng điều trị<br />
nhiều với thở máy phối hợp với điều trị<br />
surfactant thay thế(3). Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi chỉ có một số ca có sử dụng surfactant<br />
thay thế ở bệnh màng trong do điều kiện nước<br />
ta.<br />
Trong khi thở máy rung tần số cao, Các<br />
thông số cài đặt ban đầu trong 35 bệnh nhân thở<br />
máy rung tần số cao, giá trị trung bình của tần số<br />
là 9,1 ± 0,9 Hz, áp lực trung bình đường thở 17,4<br />
± 3,2cmH2O, I: E trong tất cả các trường hợp là 1:<br />
2, lực rung lồng ngực 2,9 ± 0,5, FiO2 84 ± 24,9%.<br />
Thời gian thở máy rung tần số cao trung bình<br />
5,03 ± 4,62 ngày. Theo Ching – Chia Wang thời<br />
gian thở máy rung tần số cao là 7,6 ± 7,9 ngày(6).<br />
Tác giả Võ Đức Trí tần số 10,6 ± 0,5 Hz, MAP<br />
18,1 ± 5,2 cmH2O, lực rung 2,96 ± 0,6234, FiO2 78<br />
± 24,58%(1). Qua xét nghiệm khí máu trước và sau<br />
khi thở máy rung tần số cao ở 35 bệnh nhân cho<br />
thấy có sự cải thiện rõ rệt tỷ lệ PaO2 < 60 mmHg<br />
trong máu bệnh nhân ban đầu trước thở máy<br />
rung tần số cao là 68,6%, sau 3 giờ tỷ lệ này giảm<br />
đạt 40%,sau 6 giờ tỷ lệ này còn 17,1% và tiếp tục<br />
giảm đến trước cai máy tỷ lệ này là 11,4%, diễn<br />
tiến giá trị trung bình của PaO2 cải thiện rõ sau 3<br />
giờ và duy trì > 60 mmHg ở FiO2 và áp lực trung<br />
bình đường thở giảm dần đến cai máy. Điều này<br />
phù hợp với tác giả Rainer Stachow(5) và Dr<br />
Stephen Wimbush(7). Trong nghiên cứu 35 bệnh<br />
nhân cho thấy tỷ lệ PaCO2 > 50 mmHg trong<br />
máu ban đầu trước khi thở máy rung tần số cao<br />
là 65,7%, sau 3 giờ tỷ lệ này giảm đạt 34,3%, sau 6<br />
giờ tỷ lệ này còn 8,6% và đến trước khi cai máy tỷ<br />
lệ này là 8,6%. Diễn tiến giá trị trung bình của<br />
PaCO2 cải thiện sau 6 giờ và duy trì ở chỉ số bình<br />
thường 35 – 45 mmHg trong suốt quá trình thở<br />
<br />
máy rung tần số cao, phù hợp với tác giả Ching<br />
– Chia Wang cải thiện PaCO2 sau 4 giờ (p <<br />
0,05)(6). Theo tác giả Stachow Rainer PaCO2 duy<br />
trì thấp hơn 50 mmHg sau 6 giờ thở máy rung<br />
tần số cao(5). Trong quá trình theo dõi khí máu 35<br />
bệnh nhân cho thấy tỷ lệ pH < 7,35 ban đầu<br />
trước khi thở máy rung tần số cao là 82,9%, sau 3<br />
giờ tỷ lệ này giảm đạt 45,7% và trước khi cai máy<br />
tỷ lệ này là 28,6%. Diễn tiến giá trị trung bình của<br />
pH cải thiện sau 6 giờ và thời điểm tiến hành cai<br />
máy và sau 3 giờ pH duy trì > 7,25. Theo tác giả<br />
Stachow Rainer(5) và Dr Stephan Wimbush(7) pH<br />
thấp nhất có thể chấp nhận là 7,25. Trong 35<br />
bệnh nhân cho thấy tỷ lệ OI > 20 ban đầu trước<br />
khi thở máy rung tần số cao là 62,9%, sau 3 giờ tỷ<br />
lệ này giảm đạt 37,1%, sau 6 giờ tỷ lệ này còn<br />
17,1% và trước khi cai máy tỷ lệ là 2,9%. Diễn tiến<br />
giá trị trung bình của chỉ số oxy hóa cải thiện vào<br />
vào thời điểm 24 giờ sau thở máy rung tần số<br />
cao. Sau 24 giờ, những trường hợp cứu sống chỉ<br />
số oxy hóa máu tiếp tục cải thiện trước lúc cai<br />
máy giá trị trung bình là 7,34, còn những trường<br />
hợp tử vong chỉ số oxy hóa máu tăng dần và tử<br />
vong. Theo tác giả Stephen D Playfor(4) có sự cải<br />
thiện chỉ số oxy hóa máu tại thời điểm 24 giờ<br />
đầu sau thở máy rung tần số cao.<br />
Sau khi thở HFOV một thời gian có sự cải<br />
thiện PaO2, cải thiện PaCO2, cải thiện OI và các<br />
thông số thở máy rung được điều chỉnh giảm<br />
dần, để chuyển qua máy thở thông thường, giá<br />
trị trung bình các thông số thở máy rung tần số<br />
cao khi cai máy gồm tần số 9 ± 1,1 Hz, áp lực<br />
trung bình đường thở 16,5 ± 3,6 cmH2O, lực rung<br />
lồng ngực 2,9 ± 0,8, FiO2 57,3 ± 33,5%, tất cả I: E là<br />
1: 2. Các thông số này đã được điều chỉnh đến<br />
mức thấp mà bệnh nhân đảm bảo hô hấp tốt để<br />
chuyển qua máy thở thông thường. Theo tác giả<br />
Võ Đức Trí tần số 10,55 ± 0,52, áp lực trung bình<br />
đường thở 14,27 ± 4,08, lực rung lồng ngực 2,43 ±<br />
0,4, FiO2 37,73 ± 21,95%. Giá trị trung bình các<br />
thông số thở máy thông thường sau cai máy<br />
rung tần số cao trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
là tần số 50 ± 6,9 lần/phút, PIP 19,6 ± 3 cmH2O,<br />
PEEP 5,9 ± 0,4 cmH2O, FiO2 38,5 ± 19,7%. Theo tác<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
giả Võ Đức Trí tần số 49,09 ± 10,44, áp lực hít vào<br />
16,91 ± 3,39, PEEP 5,27 ± 0,79, FiO2 39,09 ± 22,45%.<br />
Biến chứng trong lúc thở máy rung tần số<br />
cao chiếm 31,4% trong 35 bệnh nhân thở máy<br />
rung tần số cao, đa phần những biến chứng xảy<br />
ra ở những trường hợp tử vong (chiếm 25,7%<br />
trong tổng 31,4%). Trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi biến chứng chiếm tỷ lệ khá cao có thể do<br />
bệnh lý quá nặng chứ không phải do thở máy<br />
rung tần số cao bởi vì nghiên cứu của chúng tôi<br />
là hồi cứu chỉ ghi nhận lại những biến chứng xảy<br />
ra trong quá trình thở máy rung tần số cao nhất<br />
là biến chứng viêm khí phế quản hoại tử chúng<br />
tôi không có bằng chứng chẩn đoán chắc chắn<br />
hay do bệnh lý nặng giai đoạn cuối gây rối loạn<br />
đông máu nên trong ống nội khí quản có máu,và<br />
biến chứng sốc của chúng tôi cũng vậy có thể do<br />
bệnh nặng giai đoạn cuối. Do vậy các biến chứng<br />
chúng tôi ghi nhận khó quy kết hoàn toàn do thở<br />
máy rung tần số cao vì bên cạnh tình trạng suy<br />
hô hấp nặng do tổn thương phổi còn có nhiễm<br />
trùng huyết nặng hay trẻ sanh non, rất nhhẹ cân.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sống<br />
51,4%, tỷ lệ tử vong 48,6% với thời gian thở máy<br />
rung tần số cao trung bình 4,67 ± 4,1 ngày tỷ lệ tử<br />
vong còn khá cao gần 50%, có thể do tình trạng<br />
bệnh nhân quá nặng trước khi thở máy rung tần<br />
số cao suy hô hấp nặng phối hợp sốc nhiễm<br />
trùng (42,9%). Nhóm tử vong tổng cộng 18 ca bao<br />
gồm 7 ca viêm phổi (38,89%), 3 ca bệnh màng<br />
trong (42,9%), 2 ca viêm phổi hít (40%), 3 ca thoát<br />
vị hoành (100%), 1ca loạn sản phế quản phổi<br />
(100%), 1ca viêm xẹp phổi kèm hẹp phế quản gốc<br />
(100%). Theo trọng lượng kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy cân nặng 2,5 kg (43,8%). Tỷ lệ tử vong trong<br />
nhóm nghiên cứu của chúng tôi khá cao khó quy<br />
kết hoàn toàn do thở máy rung tần số cao vì<br />
bệnh nền của bệnh nhân quá nặng do tổn<br />
thương phổi kết hợp với nhiều yếu tố như<br />
nhiễm trùng huyết nặng hay trẻ sanh non, rất<br />
<br />
5<br />
<br />