Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP CẤP THUỐC ARTERAKIN TỰ ĐIỀU TRỊ SỐT<br />
RÉT CHO NGƯỜI NGỦ RẪY TẠI HAI HUYỆN TÂY SƠN<br />
VÀ VĨNH THẠNH TỈNH BÌNH ĐỊNH<br />
Hồ Văn Hoàng*, Triệu Nguyên Trung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: nhằm đánh giá thực trạng sử dụng thuốc sốt rét tự điều trị trong chương trình<br />
phòng chống sốt rét hiện nay và hiệu quả giảm mắc sốt rét cho nhóm người ngủ rẫy được cấp thuốc Aterakin tự<br />
điều trị.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: là cộng đồng dân ngủ rẫy trên 15 tuổi với thiết kế nghiên cứu<br />
cắt ngang và nghiên cứu can thiệp có đối chứng.<br />
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu tỷ lệ đến nhận thuốc tự điều trị sốt rét của người dân khi ngủ rẫy chiếm<br />
55,64% (CI95% từ 52,01%-59,23%). Thuốc cấp tự điều trị sốt rét gồm 53,22% là artesunat, 30,79% là<br />
chloroquin và 15,59% là thuốc Arterakin. Người dân đến nhận thuốc tự điều trị ở y tế thôn bản chiếm 62,77%.<br />
Tỷ lệ sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét đủ ngày theo hướng dẫn chiếm tỷ lệ 24,18%. Nguyên nhân không uống<br />
thuốc đủ ngày là do 43,10% người hết triệu chứng sốt, 22,41% trở về nhà uống tiếp, 12,07% không nhớ và<br />
22,41% không muốn uống tiếp. Cấp thuốc Arterakin tự điều trị làm giảm tỷ lệ nhiễm KSTSR. Năm 2008, tỷ lệ<br />
KSTSR ở nhóm can thiệp là 3,31% giảm so với nhóm đối chứng là 7,56%. Năm 2009, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở<br />
nhóm can thiệp là 2,73% giảm so với nhóm đối chứng là 7,69% (p0,05<br />
<br />
Phân tích kết quả điều tra vào các thời điểm<br />
theo dõi khác nhau cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR<br />
(+) của người Ba Na tại nhóm can thiệp giảm so<br />
với nhóm đối chứng. Kết quả sau can thiệp lần 1<br />
năm 2008 cho thấy tỷ lệ nhiễm tại nhóm can<br />
thiệp là 4,79% giảm so với 7,19% tại nhóm đối<br />
chứng, theo dõi lần 2 năm 2009 tỷ lệ nhiễm tại<br />
nhóm can thiệp là 3,16% giảm so với 7,25% tại<br />
nhóm đối chứng; tuy nhiên tỷ lệ giảm tại cả 2<br />
thời điểm đều chưa có sự khác biệt về ý nghĩa<br />
thống kê (p>0,05).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Cho đến nay rất ít báo cáo điều tra về tỷ lệ<br />
người dân đến nhận thuốc khi họ đi rừng ngủ<br />
rẫy mặc dù đã có hướng dẫn từ năm 2003. Trên<br />
thực tế vẫn có người dân đến nhận thuốc tự<br />
điều trị, trong những trường hợp này cán bộ y tế<br />
xã hoặc y tế thôn bản cấp 1 liều thuốc sốt rét.<br />
Tuy nhiên mỗi nơi cấp một loại thuốc, sau khi<br />
trở về ít khi người dân đến báo cáo lại có sử<br />
<br />
62<br />
<br />
dụng thuốc hay không. Tại các điểm điều tra<br />
trong nghiên cứu này tỷ lệ người dân đi rừng<br />
ngủ rẫy đến nhận thuốc tự điều trị là 55,56%.<br />
Kết quả này cho thấy vẫn còn tỷ lệ rất cao không<br />
đến nhận thuốc mặc dù chính sách thuốc tự<br />
điều trị đã được ban hành từ năm 2003 kèm theo<br />
những biện pháp truyền thông giáo dục để<br />
người dân đến nhận thuốc. Theo điều tra tại một<br />
số cộng đồng dân ngủ rẫy tại miền Trung-Tây<br />
Nguyên (2005) thì tỷ lệ người dân đến nhận<br />
thuốc chỉ chiếm