YOMEDIA
ADSENSE
Chỉ thị số 15-GDĐT
96
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chỉ thị số 15-GDĐT về nhiệm vụ năm học 1997-1998: giáo dục mần non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chỉ thị số 15-GDĐT
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 15-GDĐT Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 1997 CHỈ THỊ VỀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC 1997-1998: GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP Năm học 1996-1997 là năm học đầu tiên toàn ngành thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII và Nghị quyết Trung ương 2, tuy còn nhiều khó khăn và yếu kém, song giáo dục - đào tạo đã thật sự phát triển: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, bước đầu khắc phục những tiêu cực yếu kèm thiếu kỷ cương trong giáo dục và đào tạo. Năm học 1997-1998 là năm học tiếp tục quán triệt triển khai Nghị quyết TW 2 về giáo dục và đào tạo, các cấp quản lý Ngành và giáo viên phải phấn đấu thực hiện có hiệu quả cao nhất các nhiệm vụ sau: I- NHIỆM VỤ CHUNG CỦA NĂM HỌC 1997-1998 LÀ: Phát huy những tiến bộ đã đạt được trong năm qua, củng cố và tăng cường công tác quản lý, tích cực xây dựng môi trường sư phạm và nền nếp kỷ cương trong nhà trường, đẩy mạnh việc kết hợp nhà trường với gia định và xã hội, xây dựng đội ngũ giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất, phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển qui mô giáo dục - đạo tạo, tạo tiền đề cho sự phát triển các năm tiếp theo và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 21: 1. Các cấp quản lý Ngành phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết TW2, tiếp tục làm tham mưu và soạn thảo các văn bản: Tham gia xây dựng và tổ chức thảo luận góp ý cho dự thảo chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, Luật Giáo dục, và một số văn bản pháp quy khác. Các cơ quan của Bộ cần thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo quyết định 355/TTg ngày 28/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Trước hết tập trung giải quyết một số vấn đề sau: 2.1. Khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan trong nhà trường và ngoài xã hội. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý chỉ đạo của địa phương, Sở Giáo dục - Đạo tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo và Hiệu trưởng nhà trường.
- 2.2. Chấm dứt tình trạng các trường thu tiền của học sinh không đúng quy định của Nhà nước. Mỗi địa phương cần có quy định cụ thể mức thu các khoản thích hợp với địa phương mình và chỉ đạo thực hiện chặt chẽ. 2.3. Tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp tiểu học, THCS, PTTH. Chọn cách thi tuyển hoặc xét kết quả thi tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở để tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, báo cáo về Bộ Giáo dục và đào tạo và thông báo cho toàn thể học sinh địa phương mình biết ngay từ đầu năm học 1997- 1998. Nghiên cứu mở rộng dần việc sử dụng kết quả của quá trình học tập và thi tốt nghiệp PTTH để tuyển thẳng vào các trường THCN, Cao đẳng và Đại học. Tổ chức thi lần thứ hai cho học sinh chưa đậu tốt nghiệp của các trường PTTH và BT Trung học. Tiến hành thi học sinh giỏi toàn diện bậc tiểu học, THCS cấp quốc gia. Riêng PTTH thực hiện như cũ. 2.4. Không tổ chức lớp chọn ỏ tất cả các trường học phổ thông. Không tổ chức trường chuyên ở tiểu học và THCS. Xây dựng và phát triển trường đạt chuẩn, học đủ và học đều các môn theo chương trình phổ thông với chất lượng cao. 2.5. Tiếp tục củng cố các trường THCB hiện có và sẽ triển khai mở rộng sau khi có quyết định của Chính phủ. Chú ý đến việc tổ chức dạy và học có chất lượng ở ban Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật. 2.6. Chỉ đạo Hội đồng đánh giá về chương trình thực nghiệm công nghệ giáo dục để có kết luận rõ về việc sử dụng các kết quả thực nghiệm này. Tiến hành thực nghiệm chương trình tiểu học sau năm 2000 ở một số trường quy định trong 7 địa bàn. 2.7. Đẩy mạnh công tác dạy nghề: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn để phát triển đào tạo nghề. Trước mắt tiến hành sắp xếp, củng cố hệ thống trường, lớp, trung tâm dạy nghề hiện có. - Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý chỉ đạo. 2.8. Rà soát và đổi mới một bước nội dung sách giáo khoa trên cơ sở bảo đảm sự ổn định tương đối về nội dung, chỉ đạo việc xây dựng thư viện trường học, tủ sách lớp học ở tiểu học. Khuyến khích xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung nhiều năm để học sinh nghèo đỡ tốn tiền mua sách. Tăng cường thiết bị thí nghiệm trường học, quản lý chặt chẽ việc phát hành sách giáo khoa và các tài liệu khác tới trường học. 2.9. Hoàn thiện và nâng cao năng lực của hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn.
- 2.10. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, coi trọng các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục hướng nghiệp phân luồng học sinh. Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao trong trường học. 2.11. Tăng cường công tác vệ sinh, trồng cây trong khuôn viên nhà trường theo nội dung Chỉ thị số 08/GD-ĐT ngày 12/5/1997. 2.12. Tăng cường phòng chống HIV/AIDS, hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường trước hết là nạn nghiện hút ma tuý. 3. Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng các trường sư phạm, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp. - Từng tỉnh phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên hiện nay và đáp ứng kịp thời phát triển các ngành học, bậc học trong những năm tới. Xây dựng chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ cụ thể (đến quận huyện cho giáo viên PTTH; đến phường, xã cho giáo viên THCS, tiểu học) và tạo nguồn tại chỗ. - Trên cơ sở đó, Bộ tổng hợp lại, xây dựng kế hoạch chung và giao chỉ tiêu cho các trường sư phạm và các trường khác được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên. Việc tuyển sinh với đối tượng này phải có quy chế riêng. Triển khai thực hiện văn bản số 2587/GV ngày 10/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành lập các khoa sư phạm kỹ thuật ở 5 trường đại học. Thí điểm đào tạo giáo viên quốc phòng dạy PTTH ở trường ĐHSP Vinh. Xem xét đề nghị nâng cấp một số trường THSP kể cả sư phạm kỹ thuật thành trường CĐSP. - Tăng cường đào tạo bồi dưỡng giáo viên có trình độ thạc sĩ cho các trường sư phạm. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, chú ý đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ quản lý nữ có năng lực và phẩm chất tốt tham gia quản lý. - Bộ cùng các cơ quan liên quan khác khẩn trương xây dựng đề án trình Chính phủ ban hành chính sách phụ cấp đối với giáo viên và tăng cường ngân sách cho các trường sư phạm. - Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn giáo viên, tiêu chuẩn trường sư phạm. - Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông - mầm non theo chu kỳ 1997-2000, bồi dưỡng giáo viên tiểu học dạy đủ môn, giáo viên dạy THCB, giáo viên dạy giáo dục công dân, ngoại ngữ, tin học, v. v... bồi dưỡng và đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn giáo viên các cấp. Chú ý đến việc bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy các bậc học, nhất là mầm non và tiểu học. 4. Đẩy mạnh hơn nữa xã hội hoá giáo dục, thực hiện tốt "ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, tích cực phổ cập THCS ở những nơi có điều kiện, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, huy động nguồn lực cho giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Phối hợp chặt chẽ với Công
- đoàn Giáo dục, Hội khuyến học tổ chức đại hội Giáo dục các cấp và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức này. Hưởng ứng tích cực các tuần lễ "áo ấm cho trẻ" do liên Bộ Giáo dục - Đào tạo, Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát động. 5. Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, sớm xoá các lớp học ba ca. Bảo đảm diện tích đất đai và sân chơi bãi tập cho các trường theo quy định. Lập sổ địa bạ cho các trường học. Thực hiện đề án hợp tác liên ngành Giáo dục đào tạo - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trồng cây, trồng rừng, hướng nghiệp nông lâm nghiệp từ 1997-2000. Ban hành và tổ chức thực hiện chuẩn quốc gia về trường học các cấp. Phấn đấu tất cả các trường phải có thư viện, phòng thí nghiệm, sớm chấm dứt tình trạng dạy chay. 6. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong giáo viên học sinh, xây dựng các cơ sở đảng và đoàn thể trong nhà trường kể cả các trường dân lập, tư thục. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong giáo viên, học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông, chuyên nghiệp và sư phạm. Phối hợp chặt chẽ với Công đoàn giáo dục tiến hành đại hội công đoàn các cấp và đại hội Công đoàn ngành vào năm 1998. Tổ chức hội nghị tổng kết "Giỏi việc trường đảm việc nhà" toàn quốc lần thứ 2 và việc thực hiện Chỉ thị 15/GD-ĐT ngày 13/9/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác nữ. Phát triển sâu rộng cuộc vận động kỷ cương, tình thương trách nhiệm trong toàn thể cán bộ giáo viên. 7. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học giáo dục. 8. Quan tâm mạnh mẽ hơn tới giáo dục dân tộc, giáo dục ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trước hết là công tác XMC và PCGD tiểu học, tiếp tục củng cố và xây dựng hệ thống trường PTDTNT các cấp, trường Dự bị Dân tộc, trường BTVH công nông, tốt nhất là xây dựng các ký túc xá cạnh các trường phổ thông có điều kiện tốt, để cho các em diện chính sách, các em nghèo ở vùng sâu, vùng xa có chỗ ở không tốn tiền, được trợ cấp để có thể học các trường ở thị trấn, thị xã. Nếu không các em không thể đi học được. 9. Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ các dự án và hoàn thiện có hiệu quả các dự án đã có. 10. Đẩy mạnh phòng trào thi đua, tiến hành kiểm tra, thanh tra các trường theo những tiêu chí cụ thể để có thể đánh giá, khen chê kịp thời, công bằng, khách quan. 11. Tăng cường công tác thông tin quản lý giáo dục, công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành và xã hội hiểu về tình hình giáo dục và đóng góp cho giáo dục. II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC NGÀNH HỌC 1. Giáo dục mầm non. 1.1. Tiếp tục củng cố và phát triển bậc học mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi theo các loại hình: trường, lớp công lập, trường lớp bán công, dân lập, tư thục, mở rộng các hình thức phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ cho những
- người chăm sóc trẻ em ở gia đình. Tiến hành thí điểm việc đổi mới phương pháp nuôi dạy trẻ nhằm phát huy tính năng động, chủ động sáng tạo của trẻ em, giáo dục các bậc cha mẹ để chăm sóc trẻ tại gia đình. - Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn. - Xây dựng mạng lưới trường trọng điểm mầm non. Đẩy mạnh việc phát triển nhóm trẻ gia đình, lớp học gia đình. Mục tiêu phấn đấu: - Huy động trẻ tới nhà trẻ, nhóm trẻ đạt 10%-12% số trẻ trong độ tuổi. - Huy động trẻ mẫu giáo tới lớp đạt 40% số trẻ 3-5 tuổi, riêng trẻ 5 tuổi tới lớp đạt 80% và có từ 65-70% số tỉnh thành huy động được 85% trở lên số trẻ 5 tuổi tới lớp. 1.2. Đẩy mạnh công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ trên cơ sở xây dựng nền nếp chuyên môn, bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình nội dung cho từng lứa tuổi, giảm diện thực hiện chương trình mẫu giáo 36 buổi, tăng số lượng trẻ được học chương trình mẫu giáo 5 tuổi hoàn chỉnh, thực hiện đầy đủ và rộng rãi hơn các chuyên đề âm nhạc, chữ cái, lễ giáo,... bắt đầu thực hiện chuyên đề tạo hình. Chú trọng lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trong các hoạt động của trẻ. 1.3. Kết hợp chặt chẽ với UBBVCSTE, UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ và Hội LHPN Việt Nam, Bộ Y tế... để phát triển GDMN nhất là phổ biến kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ. 1.4. Đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non nhằm giảm tỷ lệ giáo viên chưa qua đào tạo dưới 20% và tăng tỷ lệ giáo viên có trình độ trung cấp trên 15%. Có kế hoạch, chính sách động viên giáo viên mầm non theo học chương trình giáo dục từ xa trên truyền hình, nâng cấp đội ngũ giáo viên đạt trình độ THSP. Tích cực trình Chính phủ ban hành chính sách đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế ở nông thôn. Khuyến khích và cổ vũ các địa phương có chế độ hồ trợ đời sống giáo viên mầm non, bảo đảm mức lương tối thiểu trở lên. 1.5. Tích cực chăm lo CSVC trường, lớp, vệ sinh môi trường, dụng cụ học tập và đồ chơi cho trẻ em. Đẩy mạnh việc đóng góp sưu tầm đồ chơi tại chỗ cho trẻ em. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em khi học và chơi ở nhóm, lớp, trường. 2. Giáo dục phổ thông: 2.1. Bậc tiểu học.
- - Đẩy mạnh hơn tốc độ phổ cấp giáo dục tiểu học đối với các tỉnh chưa đạt chuẩn quốc gia, giảm tối thiểu việc lưu ban ở bậc tiểu học bằng cách bồi dưỡng học sinh yếu kém trong hè và cho thi kỳ 2 vào tháng 8 cho mỗi khối, lớp. Mỗi tỉnh cần có kế hoạch cụ thể từ xã phường trở lên để thực hiện đúng và vượt thời gian đã đăng ký đạt chuẩn PCGDTH - XMC. Tổ chức tốt "Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường" năm học 1997-1998 và chuẩn bị cho "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường" năm học 1998-1999 vào ngày 1/1/1998. - Đối với tỉnh đã đạt chuẩn tiếp tục nâng cao chất lượng PCGD, thực hiện phổ cập đúng độ tuổi đạt 80% trở lên. - Tiếp tục sắp xếp mạng lưới trường lớp tiểu học có quy mô thích hợp bảo đảm thuận lợi cho việc tới lớp học của học sinh, nhất là ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh. Tiếp tục tách trường tiểu học ra khỏi trường PTCS. Thí điểm xây dựng trường tiểu học bán trú cụm xã ở các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình... Tăng cường trang thiết bị thực hành và thư viện trường học. Thí điểm việc lập tủ sách lớp học. Có kế hoạch phấn đấu xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia đã ban hành, mỗi huyện quận phấn đấu xây dựng 1-2 trường đạt chuẩn. Cần chú ý nhất là đảm bảo diện tích đất cho nhà trường, xây dựng môi trường nhà trường sạch, đẹp. - Thực hiện giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học, phấn đấu dạy đủ 9 môn. Thí điểm việc dạy tin học và ngoại ngữ ở một số trường tiểu học, THCS, THPT có điều kiện. Phát triển dần các lớp học 2 buổi/ngày. Phấn đấu mỗi huyện quận có 1-2 trường, học 2 buổi/ngày. Tiến hành thực nghiệm Chương trình Tiểu học sau năm 2000 ở một số địa bàn, trường, lớp quy định. Khuyến khích sử dụng môn Tiếng Việt lớp 1 thuộc công nghệ giáo dục. - Thực hiện tốt chương trình, các dự án giáo dục tiểu học. Kiên quyết chấm dứt việc dạy thêm học thêm tràn lan ở bậc tiểu học. - Có kế hoạch, chính sách khuyến khích cho giáo viên tiểu học theo học chương trình Giáo dục từ xa để tiêu chuẩn hoá giáo viên và đạt trình độ CĐSP tiểu học, cử nhân tiểu học. 2.2. Bậc trung học: - Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp để mở rộng qui mô bậc THCS và PTTH. Có biện pháp quản lý chặt chẽ về mọi mặt đối với tất cả các loại hình nhất là các trường bán công, dân lập và tư thục (PTTH). - Phổ cập THCS ở các thành phố, thị xã, các vùng kinh tế trọng điểm và những nơi có điều kiện. Bộ ban hành chính thức chuẩn quốc gia về phổ cập THCS và báo cáo với Chính phủ để ghi kế hoạch và mục tiêu quốc gia về việc này cho nhưng năm tới.
- - Để thực hiện được chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết TW2 là "Tính chung cả nước có khoảng 60% trẻ em độ tuổi 11-15 học THCS" ngay năm học này từng tỉnh thành phố phải xây dựng kế hoạch phát triển THCS từ nay đến năm 2000. Phải chú ý nâng cao chất lượng THCS, giảm tỷ lệ lưu ban và bỏ học, kể cả đối với các tỉnh tiến hành phổ cập THCS. - Tiến hành nghiên cứu và ban hành chuẩn quốc gia trường THCS và PTTH. Các tỉnh thành, huyện - quận xây dựng kế hoạch thực hiện từng bước các trường đạt chuẩn ở địa phương. - Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học ở trường PTTH. Phấn đấu ở bậc PTTH đến năm 2000 và ở bậc THCS đến năm 2005 không còn học sinh phải thi môn khác thay thế môn ngoại ngữ. - Lập lại trật tự kỷ cương trong chuyên môn dạy và học: dạy đủ, dạy đúng theo phân phối chương trình. - Tăng số môn thi tốt nghiệp PTTH và THCS lên thành 6 môn thi, trong đó có Văn, Toán, Ngoại ngữ, 3 môn thi còn lại và môn có thể thay thế cho Ngoại ngữ sẽ được công bố vào ngày 31/3/1998. Dần dần tiến tới thi môn ngoại ngữ bắt buộc không được thay thế. Chuẩn bị nâng điều kiện dự thi tốt nghiệp cho những năm tới. - Tiếp tục xúc tiến xây dựng 3 trường PTTH chất lượng cao tại các Thành phố Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở giáo dục toàn diện củng cố các trường chuyên PTTH cấp tỉnh, thành phố, các lớp chuyên tại các trường ĐHQG Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để bồi dưỡng cho các đội chuyên thi quốc tế về Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học... - Tập trung tăng cường đầu tư xây dựng một số Trung tâm KTTH-HN để trực tiếp quản lý, mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật và kỹ thuật ứng dụng cho học sinh ban KGTN-KT. ở năm học này tiếp tục tuyển sinh, duy trì và củng cố các trường THCB hiện có. - Thực hiện các chương trình lồng ghép về giáo dục giới tính, HIV/AIDS, Ma tuý, dân số - KHH gia đình, an toàn giao thông... 3. Giáo dục thường xuyên. - Phát triển các lớp học sau xoá mù chữ và tổ chức thi đạt chuẩn tiểu học. - Đầu tư mở rộng và trang bị CSVC cho các TT GDTX, các trường BTVH tỉnh, huyện, xã để đáp ứng yêu cầu học tập của thanh niên, chiến sĩ, cán bộ công nhân viên phục vụ cho phổ cấp THCS, đào tạo cán bộ và công nhân. - Tăng số môn học BT cơ sở và BT trung học và sẽ tăng môn thi tốt nghiệp BT trung học cơ sở và BT trung học để thực sự nâng chất lượng của BTVH.
- - Tiến hành xây dựng lại chương trình tài liệu BTCS và BTTH. - Các Sở, phòng giáo dục phải quản lý chặt chẽ các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc địa bàn, tiến tới tổ chức thi và cấp chứng chỉ thống nhất trên địa bàn tỉnh, thành phố mỗi quí một lần. - Tiến hành kiểm tra thanh tra thường xuyên việc dạy, học và tổ chức thi ở các trung tâm GDTX, tại chức, tin học, ngoại ngữ. Chấm dứt tình trạng cấp chứng chỉ và văn bằng của bất kỳ cơ quan nào không đúng với qui chế của Bộ. 4. Giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. - Đào tạo nghề đang là khâu khó khăn nhất trong hệ thống giáo dục đào tạo do đó ngành GD-ĐT phải khẩn trương xây dựng đề án đào tạo nghề để nhằm đạt chỉ tiêu 22-25% lao động được đào tạo vào năm 2000 (ở TW và mỗi tỉnh). - Tăng cường xây dựng bộ máy quản lý chỉ đạo GDCN-DN từ trung ương tới địa phương để đủ sức tham mưu cho chính quyền các cấp, phát triển các trường lớp dạy nghề phục vụ cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH, HĐH trong cả nước và từng địa phương. - Trình Chính phủ có quyết định về việc phân cấp quản lý chỉ đạo việc đào tạo nghề. - Có giải pháp quản lý và khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập. - Tăng cường mở trường lớp dạy nghề ở địa bàn nông thôn. Phát triển trường Trung học nghề. - Quản lý và tham gia vào quá trình dạy nghề truyền thống, kèm cặp nghề để nâng cao tính khoa học và hiệu quả. - Để phục vụ cho việc mở rộng đào tạo nghề cần ưu tiên đào tạo giáo viên kỹ thuật cho các trường nghề, trước mắt đề nghị Chính phủ nâng cấp 3 trường sư phạm kỹ thuật thuộc Bộ lên thành trường CĐSP kỹ thuật, tiến hành ngay việc mở các khoa sư phạm ở các trường kỹ thuật và các trường nghệ thuật, thể dục thể thao của các Bộ theo quyết định của Bộ trưởng. - Tập trung biên soạn chương trình tài liệu phục vụ cho các trường nghề. - Sắp xếp lại các trường nghề đang có và tăng cường đầu tư có trọng điểm để trang bị các thiệt bị hiện đại, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 1997-1998 theo tình thần Nghị quyết Trung ương 2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: - Các ông (bà) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai, chỉ đạo, kiểm tra các ngành và UBND các cấp thuộc quyền quản lý thực hiện tốt nhất những
- nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đã đề ra trong chỉ thị và quy định biên chế năm học (ban hành kèm) thuộc địa phương. - Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chỉ đạo của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các ông (bà) Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm tham mưu với cấp trên, quản lý, kiểm tra các cấp quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục - đào tạo trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các Ban, Ngành, đoàn thể, các lực lượng kinh tế - xã hội và nhân dân thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cao nhất các nhiệm vụ năm học đã nêu trong chỉ thị này. - Các ông (bà) Vụ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm giúp Bộ hướng dẫn, đôn đốc theo dõi thực hiện. Chỉ thị này được tổ chức phố biến và quán triệt trong toàn ngành từ cơ quan Bộ đến trường, các cơ sở giáo dục - đào tạo, được phổ biến tuyên truyền, giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc Hội nghị, Hội thảo và toàn thể nhân dân để mọi người đều biết và tích cực thực hiện theo trách nhiệm và khả năng của mình đối với sự nghiệp giáo dục. Trần Hồng Quân (Đã ký)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn