intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiếc Máy Điện Thoại

Chia sẻ: Go Go | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mâm cơm vừa dọn ra thì đứa cháu xộc vào cửa: -Bác! Bác gái nguy kịch! Điện thoại gọi mãi không được. Cháu phải bắt xe bây giờ mới tới. Bác và anh về ngay kẻo không kịp. Ông Liên đứng dậy, thuận tay dấp đánh “rốp” vào cái máy điện thoại. Đường vắng, pha đèn bật hết cỡ, chiếc taxi phóng hết tốc lực mà ông Liên cứ luôn mômg dục:”Nhanh lên! Nhanh nữa lên

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiếc Máy Điện Thoại

  1. Chiếc Máy Điện Thoại Mâm cơm vừa dọn ra thì đứa cháu xộc vào cửa: -Bác! Bác gái nguy kịch! Điện thoại gọi mãi không được. Cháu phải bắt xe bây giờ mới tới. Bác và anh về ngay kẻo không kịp. Ông Liên đứng dậy, thuận tay dấp đánh “rốp” vào cái máy điện thoại. Đường vắng, pha đèn bật hết cỡ, chiếc taxi phóng hết tốc lực mà ông Liên cứ luôn mômg dục:”Nhanh lên! Nhanh nữa lên!” Người con trai ngồi lặng len lén nhìn bố không cả dám thở mạnh, thỉnh thoảng chân lại chạm vào chân cậu em họ có ý bảo im lặng. Anh sợ cậu ta lại nhắc đến chuyện gọi điện thoại. Bà Liên thường bảo: “Bố con ông đúng là chó với mèo. Chuyện đâu đâu cũng gân cổ lên cãi nhau được”. Chẳng tin tử vi, tướng số, anh tự lý giải: “Bố con anh thường tranh luận về thời cuộc, chẳng qua là sự cách bức thế hệ. Thế hệ bố anh là lớp người đánh giặc cứu nước, thế hệ của những người coi lý tưởng là trên hết, sự hy sinh chịu đựng là lẽ sống, bao cấp là đảm bảo công bằng xã hội. Những điều đó anh không phủ nhận, nhưng cứ khư khư thì lỗi thời. Anh biết bố anh chẳng phải là người hủ lậu, nhưng rõ ràng khó thích nghi với thời cuộc, và khi máu gia trưởng nổi lên thì hết sức cực đoan.” Phải, ông Liên đâu phải là kẻ lạc hậu. Người khác mà như vậy, ông thừa lý lẽ vạch đúng sai bởi ông đã từng là cán bộ tuyên huấn lâu năm, đã từng qua trường Đảng Nguyễn Ái Quốc hẳn hoi. Sau những lần mắng mỏ con, ông cũng thấy mình không phải, nhưng lần sau đâu lại vào đấy, bởi nó đã thành máu thịt trong ông. Nói thành máu thịt cũng chẳng ngoa, bởi đời ông đã qua các đận: làm cán bộ hậu địch, bí thư, chủ tịch cơ sở. Quá nửa đời công tác, mà lại là cái nửa sung sức, sục sôi nhất, chịu trách nhiệm mọi mặt của cuộc sống nhân dân mà mình phụ trách. Bửu bối để bảo vệ mình trước súng giặc cũng như hoàn thành nhiệm vụ là lăn lộn cùng nhân dân mà vận động, thuyết phục, tổ chức. Công tác tuyên huấn sau này càng củng cố thêm tác phong công tác của ông, nên từ khi nghỉ
  2. hưu, trực tiếp cuộc sống phố phường ông thấy mình lạc lõng và bức xúc khi phải ra phường. Ông biết cuộc sống bây giờ không như trước, mọi việc phải tuân theo luật lệ, quy định, không thể tuỳ tiện, cảm tính; nhưng như vậy không có nghĩa là vô cảm. “Vô cảm trước nhân dân” đây là điều anh không thể chịu được khi bị bố mắng. Là chủ tịch phường, đâu phải anh không chịu nghe ý kiến nhân dân. Nhưng đâu có thể đáp ứng mọi yêu cầu bởi còn luật pháp, quy chế…Mà những con người quá độ (anh thường gọi những người có tuổi như vậy) thì đâu dễ tuân thủ, nhất là các ông bà hưu trí. Đây là điều bố anh thường xạc anh:” Quy định là cần thiết, nhưng quá độ là thực tế. Thời chúng tao tòng quân cứu nước chứ đâu có nghĩ đến quyền lợi, chế độ khi được nước? đâu có nghĩ đến giấy này, tờ nọ như bây giờ mà đòi hỏi, chuẩn bị? là nhà chức trách phải hiểu như vậy chứ!”. Cái khó nhất là ứng xử thích hợp thì bố lại chẳng chịu thông cảm. Có phải một mình chủ tịch là giải quyết hết được đâu? Công việc do bộ máy làm. Bộ máy được đào tạo theo quy chế, chủ tịch không thể phớt lờ họ; mà thực ra không thể cái gì cũng biết để có thể qua họ. Họ chưa ký trước thì chủ tịch cũng chảng dám dúng bút vào. “Thế còn trách nhiệm, quyền lực của chủ tịch ở đâu?” Trước câu hỏi này của bố, anh chỉ im lặng. Anh lại tiếc: giá cứ ở quận với cái chức phó phòng hoặc lên thành lăng quăng làm cái gì đấy có phải hơn không? Không phải anh không uốn nắn thái độ với nhân dân của của cán bộ, nhân viên. Anh không chịu được cảnh một nhân viên hạch một cán bộ lão thành đáng tuổi cụ :”Giấy xác nhận tham gia du kích, là cơ sở địch hậu đâu?” Hoặc với một cụ bà:” Không có giấy đăng ký kết hôn thì không giải quyết được!”Cái lý thì đúng nhưng sao mà vô nhân. Một lần không đợi chữ ký của cán bộ tư pháp, anh đã giải quyết tư cách pháp nhân cho một người mà anh biết rõ. Liền sau đó anh được chủ tịch quận là chú của cán bộ tư pháp nọ “thân mật” góp ý kiến:”cần tôn trọng pháp quy”. Ông Liên có một cái túi bằng giấy giang nâu. Nhiều lần anh đưaq cho bố những chiếc cặp giả da rất đẹp và tiện lợi, nhưng ông không chịu thay. Quả là người già khó loại bỏ những cái đã một thời gắn bó. Trong cái túi ấy có một lá thư mà khi nào soạn túi ông cũng mở nó ra xem và xúc động ngay từ dòng niên quốc:”Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm thứ X”. Hồi ấy hoà bình mới lập lại, từ chiến trường Lào, ông viết một lá thư cầu âu về quê
  3. hương- chưa một lần giáp mặt- theo địa chỉ mẹ ghi cho trước khi sang mặt trận, theo tên làng, tổng, phủ xa xưa. Hai mươi ngày sau ông nhậ được thư trả lời của Uỷ ban hành chính kháng chiến xã Dương Thành- cái tên ông chưa nghe bao giờ- cho biết: Xã đã tìm được bà nội của ông còn sống. Nhà bị giặc đốt (quê ông là vành đai trắng) đã được bà con giúp dựng lại. Thư hỏi “Ởiêm” gia đình đã được thực hiện giảm thuế nông nghiệp theo tiêu chuẩn nhà có người đi bộ đội chưa? Nếu chưa thì lấy xác nhận của đơn vị, gửi gấp về để xã thực hiện ngay vụ này. Thư còn dặn: có gì khó khăn , yêu cầu cứ viết thư về, xã có trách nhiệm giải quyết. Đưa thư cho con xem, ông bình luận:”Ngày ấy đang đợt 5 cải cách ruộng đất, lại còn nạn di cư vào Nam và chống hạn cứu đói hết sức bừa bộn, trình độ còn tưởng Xiêm là một tỉnh của nước ta, mà cán bộ tận tình với yêu cầu của dân như vậy”. Rồi hạ một câu: “Đúng là chính quyền của nhân dân”. Ông còn kể chính Chi bộ đã mai mối và đứng ra tổ chức cho ông bà nên vợ nen chồng. Bà là một cô gái mỏng mày hay hạt, đa năng của xã: vừa dậy bình dân học vụ, vừa chăm lo sức khoẻ cho cả làng, khối người nhòm ngó. Mẹ anh bảo:” Hai ông bí thư, chủ tịch tán cho bố mày riết lắm. Lơ mơ thì chưa chắc. Các ông ấy bảo: đấy là trách nhiệm của quê hương với người tiền tuyến”. Những chuyện này anh được nghe nhiểu lần. Lúc đầu rất thích, nhưng nghe mãi thành nhàm. Cái cảm động mất dần…rồi chết thật-thành vô cảm lúc nào không biết. Bà Liên cũng thường nói với con: công tác làng xã trước đây bận lắm mà chẳng có phụ cấp gì đâu. Vợ chồng cãi nhau, con hư, hàng xóm khúc mắc, gà bới vườn, vịt xục ao, vắng tin người thân…người ta đều tìm đến cán bộ giải bầy, nhờ giải quyết. Cán bộ làng xã ngày ấy chẳng giỏi giang gì nhưng được cái hết lòng với mọi người, nên được mọi người tin cậy, coi là chỗ dựa. “Chứ bây giờ-bà chép miệng- bố mày nói đúng đấy!nhân dân rất ngại ra phường, chứ đừng nói gì lên quận. Người ta ngại không vì thủ tục, mà ngại cái mặt lạnh băng, giọng nói hạch hỏi. Ai cũng khép nép, căng thẳng, lo âu dù chỉ xin một cái dấu xác nhận là dân sở tại. Bố mày nói đúng đấy: cán bộ chúng tao ngày trước ấy à…là cùng dân giải quyết công việc chứ không phải là hạch hỏi.
  4. Bà thường hay phanh những cuộc “mặt đỏ, tía tai” của hai bố con vì cả hai đều thuộc loại hiếu thắng. Bà lừ mắt một cái là anh im vì anh biết cái căng thẳng đã quá sức chịu đựng của mẹ. Còn ông chỉ một lời “bố mày nói đúng đấy” là ông dịu. Chẳng phải vì cái hiếu thắng được thoả mãn mà chính là ông rất thương bà cả đời vì bố con mà bệnh tật, lúc nào cũng chỉ mong giai đình vui vẻ. Bà cũng có cái bực con. Bực cả tuần biền biệt nơi công sở; thứ bẩy, chủ nhật lại biền biệt đâu đâu…Bực rồi lại thương vì nếu anh ở nhà thì cũng chẳng được nghỉ, lại mang phiền toái cho gia đình, nhiều khi lại là dịp cho bố con cãi nhau. Hầu như ngày nghỉ nào cũng có người đến nhà tìm anh trình bầy cái này, đề nghị cái kia mà ở công sở “không gặp được”, “không có thời gian”,” không tiện nói”…Thôi thì đủ chuyện: đất đai, giải toả, thuế má, đền bù, đãi ngộ…Có khi người ta kéo đến cả đoàn, náo động cả ngõ. Ngại nhất là những gói quà “nhân tiện về thăm quê”, “vừa đi nghỉ ở biển”, “cháu nó mới ở Tiệp về”…Không nhận là coi thường, có khi người ta lại cho là chê ít; mà nhận thì không thể, nhất là lo “cái nhân” bên trong. Gói quà bị đẩy đi đẩy lại đến ê chề. Có lần anh bắt con mang trả tận nhà. Cái máy điện thoại cũng là một phiền toái, nhất là những ngày nghỉ, giờ nghỉ…Rồi anh nẩy ra sáng kiến: khi ở nhà thì để kênh máy cố định. Mấy người biết được số điện thoại di động của anh? Mà có biết thì cũng dễ gì nhớ được cái dằng dăch của nhưnghx con số. Đến bố anh khi muốn gọi cho con cũng phải mở sổ tay ra tìm số. Càng khuya đường càng vắng. Chiếc xe vẫn phóng hết tốc lực. Người bố vẫn đăm đăm nhìn theo pha đèn quét sáng trưng. Người con vẫn ngồi im như thóc, thỉnh thoảng lại đá vào chân cậu em họ khi thấy môi cậu này mấp máy. Anh chàng sợ cậu ta lại nhắc đến chuyện gọi điện thoại./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2