Chiến lược Marketing trong kỷ nguyên số
lượt xem 11
download
Trong bối cảnh mới của kỷ nguyên số, rõ ràng không có cơ hội nào tốt hơn lúc này cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam tận dụng sự thay đổi, củng cố thương hiệu mạnh và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiến lược Marketing trong kỷ nguyên số
- Chiến lược Marketing trong kỷ nguyên số: Khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Trong bối cảnh mới của kỷ nguyên số, rõ ràng không có cơ hội nào tốt hơn lúc này cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam tận dụng sự thay đổi, củng cố thương hiệu mạnh và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp. Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ phải suy nghĩ và hành động theo cách riêng của mình với định hướng chung là: Hãy đặt mình vào
- vị trí của khách hàng/người tiêu dùng, suy nghĩ khác biệt, tăng thêm giá trị cho khách hàng/người tiêu dùng và tập hợp một êkíp làm việc tốt nhất để thực hiện chiến lược. Trong xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược Marketing trong kỷ nguyên số, dựa trên những đặc thù của kinh doanh ở Việt Nam và châu Á, theo chúng tôi có một số điểm cần lưu ý sau đây: Khai thác cơ hội một cách sáng tạo Nỗ lực tận dụng ý thức hệ cộng đồng, các Mạng xã hội: So với người dân phương Tây, người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng dường như vẫn bị chi phối nhiều hơn bởi các ý thức hệ của cộng đồng. Qua các cổng thông tin
- Internet, qua các mạng xã hội có thể xác định những chủ đề nào được nhiều người quan tâm nhất. Những nguồn thông tin dạng này rất hữu ích để đánh giá và nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó khai thác các cơ hội kinh doanh mới. Đa dạng đối tượng: Việt Nam là thị trường tổng hòa của nhân tố già và trẻ, nhiều công ty hàng đầu Việt Nam khi triển khai và thực hiện chiến dịch Marketing thường tập trung vào giới trẻ mà quên mất rằng trên thực tế thị trường này là tổng hòa của cả hai nhân tố già và trẻ. Việt Nam và nhiều nước châu Á là những nền kinh tế mới nổi nhưng vẫn hàm chứa những yếu tố truyền thống của một nền văn hóa
- lâu đời nhất trên trái đất. Cả hai yếu tố này tồn tại song hành và tác động qua lại đến hành vi của người tiêu dùng. Doanh nghiệp Việt Nam, dù là doanh nghiệp lớn trong nuớc, tuy nhiên sơ với thế giới thì cũng rất non trẻ và nhỏ gọn. Trong bối cảnh khủng hỏang kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số ngày nay, thì dứơi góc độ linh động đây lại là một lợi thế lớn. Các doanh nghiệp nếu biết khai thác tốt công nghệ số, nói chung sẽ giúp sự quản lý linh họat hơn, nhanh hơn và thích ứng tốt hơn sự thay đổi quá nhanh của môi trường kinh doanh tòan cầu. Tuy nhiên cần tránh suy nghĩ “phòng ban” theo như mô hình marketing truyền thống vốn được các tập đòan đa Quốc Gia ứng dụng suốt trong nhiều thập kỷ qua. Thị trường Việt Nam trong kỷ
- nguyên số không theo quy chuẩn và không ngừng vận động, nếu áp dụng mô hình mẫu có thể sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề. Vì vậy, cần cân nhắc lại và linh hoạt hơn khi tiến hành phân tích để công việc nghiên cứu của mình dễ dàng thích ứng với điều kiện thị trường. Thời kỳ của chiến lược Marketing năng động: Chiến lược từ bên trong và bên ngoài: việc hình thành chiến lược marketing từ bên trong vốn là mô hình cổ điển, được nhiều doanh nghiệp Việt ứng dụng trên cơ sở khai thác nguồn lực và điểm mạnh nột tại. Tuy nhiên trong một thế giới biến đổi trong kỷ nguyên số hiện nay, nắm bắt cơ
- hội và hạn chế rủi ro bên ngòai là điều rất quan trọng. Lenovo là một điển cứu thú vị cho chiến lược tiếp thị huớng ngọai này. Nếu Lenovo cứu dựa vào sự tăng trường hữu cơ trên cơ sở của nọi lực thì không biết phải mất bao lâu mới vuơn ra khỏi Trung Hoa đại lục mặc dù có là một đại gia của ngành máy tính Trung Quốc. Khai thác thương hiệu và mạng lưới phân phối của dòng Laptop IBM Think Pad là một buớc đi đột phá, song song đó họ biết khai thác cơ hội bên ngoài qua việc giành lấy hợpđồng tài trợ có một không hai của sư kiện Olympic Bắc Kinh đã giúp họ nhanh chóng trở thành một thương hiệu tòan cầu chỉ sau một hai nuớc cờ. Hàng loạt các thương hiệu lớn ngày nay đã tranh thủ tận
- dụng nguồn lực ngoàii qua các mạng xã hội, việc Boeing, Dell, Proter & Gambles, Starbucks, Nike…huy động sự sáng tạo/đóng góp ý kiến từ bên ngòai trên các diễn đàn trực tuyến là những ví dụ sống động. Tầm nhìn tòan cầu trong văn hóa Á Đông Những tập đoàn châu Á như Samsung hay Lenovo, Haier, Tata giờ đây đang mở rộng quy mô toàn cầu. Song song với tiến trình này, nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới - vốn trước kia giành được thị phần tại châu Á nhờ giá trị mang tính toàn cầu của chúng - thì nay đang dần chuyển mình cho hợp với những nét "Á Đông".
- Khi khẳng định đẳng cấp, tiến ra thế giới, trước hết các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cần khẳng định đẳng cấp của mình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Khi các thị trường châu Á lớn mạnh dần và trở nên khắt khe hơn, người tiêu dùng sẽ chỉ gắn bó với những sản phẩm/dịch vụ đem lại cho họ những giá trị vượt trội hơn cả cho dù chúng xuất xứ từ đâu và ai làm ra chúng. Đây chính là thông điệp đầy giá trị mà bất kỳ một công ty nào cũng cần ghi nhớ khi đứng trên thương trường quốc tế và quốc nội. Nâng tầm và vai trò của cán bộ Marketing: Ở các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ít nhiều mọi thứ đều có sự quy củ, bài bản, các nhà quản lý/điều hành có thể quen tư duy theo
- các quy trình vận hành chuẩn mực đã có sẵn và đối với công tác Marketing cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhiều cán bộ chủ chốt ở các doanh nghiệp lớn được đào tạo và trưởng thành ở các Tập đoàn đa quốc gia vốn quen với việc lập các kế hoạch/ngân sách thường niên, thực hiện các mô hình Marketing và giám sát từng nhân tố trong đó. Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, các cán bộ này cũng khó bỏ được thói quen tải về các biểu mẫu và nhập dữ liệu vào đó, sao chép các mô hình Marketing mẫu đã được thực hiện thành công ở các nước trên thế giới. Trong lĩnh vực Marketing, đặc biệt ở các doanh nghiệp lớn, việc thay đổi đội ngũ nhân sự có thể gây ra hậu quả khôn lường bởi các kinh
- nghiệm marketing ở thị trường hiện tại trong lĩnh vực cụ thể không phải là dễ dàng được tích luỹ. Hơn nữa, các mối quan hệ đã được thiết lập bấy lâu - vốn được xem như một thứ tài sản vô giá tại châu Á - có thể bị bỏ phí, đặc biệt khi yếu tố này ngày càng trở nên thiết yếu với thị trường giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc trong việc kiểm soát các đầu mối trung gian. Các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cần thiết lập cơ sở hạ tầng để lưu giữ những thông tin Marketing sống còn này hoặc thúc đẩy sự kế cận ở các vị trí chủ chốt phụ trách công tác Marketing. Nhân sự marketing cao cấp vì thế phải có đủ năng lực và bản lĩnh để có thể vừa cập nhật kiến thức marketing hiện đại vừa biết kế thừa những di sản
- riêng của công ty từ đó dám quyết đóan/chọn lựa mô hình tiếp thị phù hợp, đủ tự tin để xây dựng những thương hiệu công ty mạnh xứng tầm hàng đầu Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 2: Chiến lược và cơ cấu tổ chức lực lượng bán hàng công ty
21 p | 590 | 384
-
3 màn hình "giết chết" marketing truyền thống?
15 p | 283 | 115
-
Từ marketing online đến chiến lược xây dựng nhãn hiệu số
7 p | 222 | 58
-
Chiến lược Marketing trong kỷ nguyên số: Khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt
7 p | 230 | 38
-
Từ marketing online đến chiến lược xây dựng nhãn hiệu
12 p | 147 | 35
-
22 qui luật bất biến trong marketing - part 13
7 p | 181 | 32
-
Bài giảng Nguyên lý marketing: Chương 6 - Ths.Đinh Tiến Minh
30 p | 164 | 20
-
Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số_ ứng dụng cho các doanh nghiệp VN
7 p | 75 | 19
-
Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số - Ứng dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam
14 p | 101 | 10
-
Hoàn thiện hoạt động marketing - mix tại Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên
7 p | 96 | 9
-
Viết Blog có mang lại thành công?
12 p | 73 | 8
-
Bài giảng Marketing manager - Chương 15: Kiểm tra marketing
8 p | 82 | 8
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 6 - ThS. Nguyễn Văn Trưng
45 p | 70 | 8
-
Bài giảng Marketing kỹ thuật số: Chương 4 - Nguyễn Vũ Quân
13 p | 14 | 6
-
Kiểm tra Marketing - qui trình trong quản trị nhân sự
9 p | 91 | 4
-
Ảnh hưởng của influencer marketing trong kỷ nguyên số đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam
9 p | 13 | 3
-
Viral marketing – Xu hướng tiếp thị trong kỷ nguyên của di động
12 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn