Chiết khấu và các tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư – Phần 2
lượt xem 87
download
Trong quá khứ, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau đã được dùng để đánh giá kết quả dự kiến của các dự án đầu tư. Trong phần này, chúng ta sẽ điểm lại bốn trong số các tiêu chuẩn đó. Cụ thể là tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng, tỷ số lợi ích-chi phí, thời kỳ hoàn vốn, và nội suất thu hồi vốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiết khấu và các tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư – Phần 2
- Chiết khấu và các tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư – Phần 2 Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger II. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ Trong quá khứ, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau đã được dùng để đánh giá kết quả dự kiến của các dự án đầu tư. Trong phần này, chúng ta sẽ điểm lại bốn trong số các tiêu chuẩn đó. Cụ thể là tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng, tỷ số lợi ích-chi phí, thời kỳ hoàn vốn, và nội suất thu hồi vốn. Trong bốn tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn lợi ích ròng là tiêu chuẩn thỏa mãn nhất, mặc dù tiêu chuẩn này đôi khi có thể phải điều chỉnh chút ít để tính tới các cưỡng chế đặc biệt. (a) Tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng (NPV) (i) Khi nào thì bác bỏ dự án Bước đầu tiên để tính hiện giá của dự án đầu tư là phải trừ tất cả các chi phí ra khỏi tổng lợi ích của mỗi giai đoạn để có được lợi ích ròng. Thứ hai là chọn một suất chiết khấu thể hiện được chi phí cơ hội của vốn khi dùng cho những việc khác của nền kinh tế, do đó quy ra một chi phí của vốn cho mỗi dự án bằng với lợi ích phải từ bỏ. Khi hiện giá lợi ích ròng của một dự án được tính theo các tiêu chuẩn kinh tế, thì hiện giá lợi ích ròng dương có nghĩa là dự án này sẽ làm cho nền kinh tế tốt hơn, hiện giá lợi ích ròng âm sẽ làm cho nền kinh tế tệ hơn. Chính ý nghĩa này của tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng đưa chúng ta đến cách diễn tả thứ nhất của tiêu chuẩn này, và điều này luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh.
- Quy tắc 1: "không chấp nhận một dự án nào trừ phi dự án này có hiện giá lợi ích ròng dương khi được chiết khấu bằng chi phí cơ hội của vốn." Giả sử một cơ quan chính quyền có bốn cơ hội đầu tư sau đây và không phải chịu hạn chế nào về số tiền vay để cấp vốn cho những dự án mong muốn. Các dự án này được chiết khấu bởi chi phí cơ hội vốn công quỹ. Dự án A: hiện giá chi phí đầu tư là 1 triệu đô-la, NPV là +$70.000 Dự án B: hiện giá chi phí đầu tư là 5 triệu đô-la, NPV là -$50.000 Dự án C: hiện giá chi phí đầu tư là 2 triệu đô-la, NPV là +$100.000 Dự án D: hiện giá chi phí đầu tư là 3 triệu đô-la, NPV là -$25.000 Trong tình trạng này, chỉ có dự án A và C là có thể chấp nhận được. Nước này sẽ bị tệ hại hơn nếu như chính quyền vay thêm vốn để đầu tư cho dự án B và D. (ii) Hạn chế của ngân sách Thông thường chính quyền không thể có đủ vốn ở một mức chi phí cố định để thực hiện tất cả các dự án có hiện giá lợi ích ròng dương. Khi tình thế như vậy xảy ra, ta cần phải lựa chọn giữa các dự án để quyết định một nhóm các dự án mà sẽ tối đa hóa hiện giá lợi ích ròng của các công trình đầu tư nằm trong giới hạn của ngân sách. Như thế, cách diễn tả thứ hai của tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng là: Quy tắc 2: "Trong giới hạn của một ngân sách đã được ấn định, cần phải chọn trong số các dự án hiện có nhóm dự án nào có thể tối đa hoá hiện giá lợi ích ròng."
- Bởi vì hạn chế ngân sách không đòi hỏi tất cả kinh phí phải được sử dụng hết, nên quy tắc này ngăn chặn việc thực hiện một dự án có hiện giá lợi ích ròng âm. Ngay cả khi tất cả vốn của ngân sách không được sử dụng hết, NPV do số vốn ngân sách này mang lại sẽ tăng lên nếu dự án có NPV âm bị loại bỏ. Giả sử các dự án sau mô tả các cơ hội đầu tư của một cơ quan chính quyền với một ngân sách ấn định cho việc chi dụng vốn là 4 triệu đô-la. Dự án E tốn 1 triệu đô-la, NPV là +$60.000 Dự án F tốn 3 triệu đô-la, NPV là +$400.000 Dự án G tốn 2 triệu đô-la, NPV là +$150.000 Dự án H tốn 2 triệu đô-la, NPV là +$225.000 Với hạn chế ngân sách là 4 triệu đô-la, ta phải cân nhắc tất cả những kết hợp khả dĩ của các dự án sao cho vừa sát trong giới hạn này. Kết hợp FG và FH là không thể được, vì chi phí của chúng quá lớn. Kết hợp EG và EH nằm trong giới hạn của ngân sách, nhưng kết hợp EF lại nổi bật với tổng NPV là $460.000. Chỉ còn một kết hợp khác nằm trong giới hạn ngân sách là GH, nhưng tổng NPV là $375.000, không cao bằng NPV của cặp EF. Nếu giới hạn ngân sách được mở rộng ra 5 triệu đô-la, thì ta bỏ dự án E và làm dự án H cùng với dự án F. Trong trường hợp này, hiện giá lợi ích ròng của nhóm dự án (H và F) sẽ là $625.000, lớn hơn hiện giá lợi ích ròng của nhóm tốt thứ nhì (F và G) là $550.000. Giả sử là dự án E, thay vì có NPV là +$60.000, nay có NPV là -$60.000. Nếu giới hạn ngân sách vẫn là 4 triệu đô-la, thì chiến lược tốt nhất vẫn là chỉ thực hiện dự án F với hiện giá lợi ích ròng là +$400.000. Trong trường hợp này, 1 triệu đô-la còn lại của ngân sách nên được đem ra sử dụng ở thị trường vốn cho dù là chính giới hạn ngân sách đang cản trở ta không cho thực hiện các dự án có tiềm năng tốt
- như G và H. Khi suất chiết khấu đã thể hiện đầy đủ chi phí cơ hội của vốn công quỹ, thì ta phải bác bỏ sự lựa chọn các nhóm dự án mà tổng hiện giá lợi ích ròng giảm đi, cho dù ngân sách vẫn có đủ vốn để thực hiện các dự án này. (iii) So sánh các dự án loại trừ lẫn nhau Rất nhiều khi trong công tác thẩm định dự án ta gặp phải những tình huống phải lựa chọn giữa những dự án thay thế nhau có nghĩa là nếu thực hiện dự án này thì phải bỏ dự án kia. Vì lý do kỹ thuật, có thể không thể thực hiện được cả hai dự án. Ví dụ, khi làm một con đường nối hai thị trấn, có nhiều mức chất lượng khác nhau của con đường này; tuy nhiên người ta chỉ có thể làm một con đường. Tương tự như vậy, một miếng đất xây dựng không thể dùng cho hai mục đích khác nhau vào cùng một lúc. Do đó, vấn đề mà nhà phân tích đầu tư gặp phải là phải lựa chọn trong những dự án loại trừ lẫn nhau một dự án mang lại hiện giá lợi ích ròng lớn nhất. Điều này có thể diễn tả dưới dạng quy tắc sau: Quy tắc ba: "Trong tình huống không bị giới hạn ngân sách, nhưng ta phải chọn một dự án trong số các phương án loại trừ lẫn nhau, ta luôn luôn cần phải chọn dự án sinh ra hiện giá lợi ích ròng lớn nhất." Giả sử ta phải lựa chọn giữa ba dự án loại trừ lẫn nhau sau: Dự án I: Hiện giá chi phí đầu tư là 1 triệu đô-la, NPV là $300.000 Dự án J: Hiện giá chi phí đầu tư là 4 triệu đô-la, NPV là $700.000 Dự án K: Hiện giá chi phí đầu tư là 1,5 triệu đô-la, NPV là $600.000 Trong tình huống này cả ba dự án đều có tiềm năng tốt, vì tất cả đều có hiện giá lợi ích ròng dương. Tuy nhiên, ta chỉ có thể thực hiện một dự án. Mặc dù phí tổn
- của phương án J là lớn nhất, nhưng hiện giá lợi ích ròng NPV của nó cũng là lớn nhất; bởi thế ta cần chọn phương án này. Mặc dù dự án K có NPV lớn nhất tính trên mỗi đô-la vốn đầu tư, nhưng điều này không quan hệ gì nếu suất chiết khấu đã phản ánh chi phí cơ hội của vốn đó. Nếu ta chọn dự án J thay vì dự án K, với phần đầu tư trội lên 2,5 triệu đô-la, hiện giá lợi ích ròng sẽ tăng thêm $100.000 sau khi đã tính chi phí cơ hội của giá trị đầu tư trội lên này. Do đó, chọn dự án J thì tốt hơn. Khi tiến hành dự án I thay thế dự án J, người ta giả thiết rằng chúng ta chỉ hy vọng thu được một hiện giá lợi ích ròng bằng 0 khi đem đầu tư số vốn còn lại vào một dự án "biên tế" L. Việc sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu đã tất yếu bao hàm giả thiết này. Do đó, sự kết hợp của dự án I và một dự án "L" khác sẽ phải tốn 4 triệu thế mà NPV của kết hợp này sẽ chỉ là $300.000. (iv) Giới hạn khi lựa chọn giữa các dự án có thể thay thế nhau khi áp dụng tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng Hiện giá lợi ích ròng của một dự án không chỉ là một chỉ số để xếp hạng các dự án, mà nó còn mang ý nghĩa đáng kể hơn. Nó đo lường giá trị hay thặng dư giá trị do một dự án tạo ra ngoài những gì mà những nguồn vốn này có thể mang lại nếu chúng không được sử dụng trong các dự án đầu tư này của khu vực công. Trong một số trường hợp, việc đầu tư vào một phương tiện như một con đường có thể được thực hiện thông qua một loạt các dự án ngắn hạn hoặc một hay nhiều dự án dài hạn hơn. Nếu lợi ích thu về từ việc mở rộng phương tiện này trong toàn bộ đời hữu dụng của nó như thể là một cơ hội đầu tư có hiện giá lợi ích ròng dương, nó sẽ là không có ý nghĩa gì khi ta đem so sánh hiện giá lợi ích ròng của một dự án cung cấp các dịch vụ đường sá trong toàn bộ đời hữu dụng của dự án với hiện giá lợi ích ròng của một dự án cung cấp các dịch vụ đường sá chỉ cho một thời gian ngắn nếu ta dự kiến rằng dự án ngắn này sẽ được lặp đi lặp lại.
- Vấn đề tương tự như vậy cũng nảy sinh trong việc thẩm định các chiến lược đầu tư khác nhau cho việc sản xuất điện năng. Sẽ là không đúng khi ta đem so sánh hiện giá lợi ích ròng của một nhà máy tua-bin khí có tuổi thọ 10 năm với một nhà máy dùng than có tuổi thọ 30 năm, nếu ta dự kiến rằng trong suốt thời gian 30 năm này, sự khan hiếm của các nhà máy điện sẽ dẫn đến suất thu hồi cao hơn bình thường của đầu tư vào năng suất. Trong trường hợp như vậy, chúng ta phải so sánh các chiến lược đầu tư có thời gian hoạt động xấp xỉ nhau. Ta có thể so sánh một chuổi dự án nhà máy điện tua-bin khí tiếp theo là nhà máy điện loại khác mà chúng có tổng thời gian hữu dụng bằng tuổi thọ của nhà máy điện dùng than. Trong hầu hết các tình huống thẩm định dự án, người ta không cho rằng sự kết thúc của một dự án ngắn hạn sẽ mang lại cho những dự án tiếp theo đó những cơ hội với suất thu hồi vốn cao hơn bình thường hay siêu biên tế. Trong trường hợp như vậy, cách thích hợp là so sánh các dự án có thời gian hữu dụng khác nhau với các biên dạng lợi ích kinh tế ròng của tất cả các dự án đem chiết khấu theo chi phí cơ hội kinh tế của vốn công quỹ. Khi người ta cho rằng các dự án với đời hữu dụng ngắn sẽ dẫn tới các dự án kế tiếp có lợi nhuận siêu biên tế, thì việc so sánh các dự án có thể thay thế cho nhau với đời hữu dụng khác nhau mà sẽ cung cấp những dịch vụ như nhau vào một thời điểm nhất định sẽ đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh chiến lược đầu tư của chúng ta để chúng trải dài cùng một khoảng thời gian xấp xỉ bằng nhau. Một trong những hình thức điều chỉnh như thế là xem xét cùng một dự án được lặp lại theo thời gian cho tới khi các chiến lược đầu tư thay thế khác có cùng những khoảng thời gian hữu dụng tương tự. Ví dụ, giả sử chúng ta muốn làm một con đường và phải xem xét 3 loại mặt bề mặt đường: Đời hữu dụng của đường
- Đời hữu dụng của đường Phương án A Đường rải đá 3 năm Phương án B Đường tráng nhựa nóng 5 năm Phương án C Đường tráng nhựa lạnh 15 năm Nếu ta phải so sánh hiện giá lợi ích ròng của 3 phương án này với đời hữu dụng 3, 5, và 15 năm, thì kết quả sẽ dẫn đến sai lệch. Tuy nhiên, ta có thể thực hiện một sự so sánh đúng đắn về những dự án này nếu ta xây dựng một dự án hay chiến lược đầu tư bao gồm 5 dự án đường rãi đá, mỗi dự án được tiến hành vào một thời điểm trong tương lai khi công trình trước nó đã hư mòn. Do đó, chúng ta có thể so sánh 5 dự án đường rãi đá kéo dài 15 năm, với 3 dự án đường tráng nhựa nóng và với 1 dự án đường tráng nhựa lạnh có thời gian hữu dụng 15 năm. Cách so sánh này có thể được viết như sau: Đời hữu dụng (a) NPV (A+A+A+A+A) 15 năm
- (1-3,4-6,7-9,10-12,13-15) NPV (B+B+B) (b) 15 năm (1-5,6-10,11-15) NPV (C) (c) 15 năm (1-15) Hay với một cách khác tốt hơn, ta có thể xem xét các chiến lược đầu tư được cấu thành bởi sự kết hợp các dự án với các loại mặt đường theo thời gian, chẳng hạn như: Đời hữu dụng (d) (A+A+A+B+C) 29 năm (1-3,4-6,7-9,10-14,15-29) (e) (A+B+B+C)
- (1-3,4-8,9-13,14-28) 28 năm Trong trường hợp này, ta cần phải điều chỉnh thêm chiến lược 29 năm (d) để làm cho nó có thể so sánh được với chiến lược (e) mà thời gian hữu dụng dự kiến là 28 năm. Việc điều chỉnh này có thể làm như sau: tính hiện giá lợi ích ròng của dự án sau khi trừ lợi ích có được vào năm 29 ra khỏi phần tính toán hiện giá lợi ích ròng, đồng thời giảm hiện giá của chi phí đi một khoản bằng tỷ lệ PVB29/PVB, trong đó PVB là hiện giá của tất cả các lợi ích của toàn bộ chiến lược, bao gồm cả năm thứ 29, và PVB29 là hiện giá của lợi ích có được trong năm thứ 29. Bằng cách này, hiện giá của chi phí của dự án được giảm bớt đi theo một tỷ lệ ngang với tỷ lệ dùng để giảm bớt hiện giá của các lợi ích. Do đó, dự án sẽ thành ra so sánh được về mặt chi phí và lợi ích với chiến lược đầu tư có đời hữu dụng ngắn hơn. (b) Tiêu chuẩn tỷ số lợi ích-chi phí Tiêu chuẩn này để xếp hạng các dự án đầu tư là quy tắc được các nhà phân tích đầu tư áp dụng rộng rãi nhất. Nhưng không may thay, nếu nó không được sử dụng một cách cẩn thận, tiêu chuẩn này sẽ đưa ra một lời khuyên sai lệch về sự hấp dẫn tương đối của các cơ hội đầu tư. Tỷ số lợi ích-chi phí được tính bằng cách đem chia hiện giá của các lợi ích cho hiện giá của các chi phí, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu. Tỷ số lợi ích-chi phí (R) = (Hiện giá của các lợi ích/Hiện giá của các chi phí) Sử dụng tiêu chuẩn này, ta sẽ đòi hỏi rằng để cho một dự án có thể chấp nhận được, tỷ số R phải lớn hơn 1. Và trong việc lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau, quy tắc là chọn dự án có tỷ số lợi ích-chi phí lớn nhất.
- Tuy nhiên, ta có thể dễ dàng nhìn thấy rằng tiêu chuẩn này có thể làm ta xếp hạn sai các dự án, nếu các dự án này khác nhau về qui mô. Hãy xét lại ví dụ dùng các dự án mang tính loại trừ lẫn nhau I, J, và K đã dùng ở trên: Dự án I: Hiện giá (PV) của chi phí =1 triệu đô-la, PV của lợi ích = $1,3 triệu Hiện giá lợi ích ròng (NPV) = $0,3 triệu R = 1,3/1 = 1,3 Dự án J: Hiện giá (PV) của chi phí = 8 triệu đô-la, PV của lợi ích = $9,4 triệu Hiện giá lợi ích ròng (NPV) = $1,4 triệu R = 9,4/8,0 = 1,175 Dự án K: Hiện giá (PV) của chi phí = 1,5 triệu đô-la, PV của lợi ích = $2,1 triệu Hiện giá lợi ích ròng (NPV) = $0,6 triệu R = 2,1/1,5 = 1,4 Trong ví dụ này, ta thấy rằng nếu các dự án được xếp hạng theo tỷ số lợi ích-chi phí, ta sẽ chọn dự án K. Thế nhưng, ta biết rằng hiện giá lợi ích ròng của dự án K thấp hơn dự án J. Do đó, trong trường hợp này việc xếp hạng các dự án theo tỷ số lợi ích-chi phí sẽ dẫn ta đến những quyết định đầu tư sai lầm. Vấn đề thứ hai liên quan đến việc sử dụng tỷ số lợi ích-chi phí, và có thể đây là khiếm khuyết nghiêm trọng nhất của cách này, là tỷ số này nhạy cảm với cách mà các kế toán viên định nghĩa chi phí khi tính ngân lưu. Ví dụ, khi nhà sản xuất phải trả thuế cho một mặt hàng được bán, thì hạng mục cho các khoản thu trong bảng ngân lưu có thể được ghi sổ là doanh số sau khi đã trừ thuế hoặc là doanh số chưa trừ thuế được ghi sổ như một khoản chi bù lại. Khi ta có các chi phí đương thời của dự án, các chi phí này có thể được ghi sổ bằng nhiều cách khác nhau. Tỷ số lợi ích-chi phí cũng sẽ bị thay đổi bởi cách người ta giải thích các chi phí này. Ta hãy cùng xem xét ví dụ sau:
- Dựán A Dựán B Hiện giá của lợi ích gộp 2000 2000 Hiện giá chi phí đương thời 500 1800 Hiện giá chi phí vốn 1200 100 Tỷ số lợi ích-chi phí nếu đem trừ Bởi vì R1B > R1A , người ta đã chọn dự án B thay vì dự án A theo tiêu chuẩn tỷ số lợi ích-chi phí này. Bởi vì R2A > R2B, người ta đã chọn dự án A thay vì dự án B theo tiêu chuẩn này. Cho nên chúng ta thấy rằng việc xếp hạng hai dự án có thể trái ngược nhau tùy theo cách ta xử lý chi phí đương thời. Mặt khác, hiện giá lợi ích ròng của một dự án không nhạy cảm với cách mà các kế toán viên xử lý chi phí. Không may thay việc thẩm định dự án có nhiều quyết định tùy tiện về cách cân đối lợi ích và chi phí và mỗi quyết định như vậy đều ảnh hưởng đến tỷ số lợi ích-chi phí. Do vậy mà hiện giá lợi ích ròng là một tiêu chuẩn lựa chọn dự án có thể tin cậy hơn nhiều so với tỷ số lợi ích-chi phí.
- (c) Thời gian hoàn vốn Quy tắc thời gian hoàn vốn đã được sử dụng rộng rãi trong việc quyết định đầu tư. Bởi vì dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh, quy tắc này đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong việc lựa chọn đầu tư kinh doanh. Nhưng đáng tiếc thay nó có thể dẫn đến những kết quả sai lạc, đặc biệt là những trường hợp các dự án đầu tư có thời gian hoạt động dài và người ta biết khá chắc chắn về các lợi ích và chi phí trong tương lai. Trong hình thức đơn giản nhất, thời gian hoàn vốn là số năm cần phải có để lợi ích ròng chưa chiết khấu (ngân lưu ròng dương) hoàn lại vốn đầu tư. Người ta đưa ra một giới hạn tùy tiện về số năm tối đa có thể cho phép và chỉ những đầu tư có đủ lợi ích để bù lại chi phí đầu tư trong thời gian này mới có thể chấp nhận được. Một hình thức tinh vi hơn của quy tắc này là đem so sánh các lợi ích đã được chiết khấu trong một số năm trong giai đoạn đầu tư của dự án với chi phí đầu tư cũng được chiết khấu. Tuy nhiên, một giả thiết ngấm ngầm của tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là các lợi ích thu được sau thời gian đã được ấn định cho thời gian hoàn vốn sẽ không chắc chắn đến mức là chúng bị bỏ qua. Cách làm này cũng bỏ qua các chi phí đầu tư có thể xảy ra sau ngày đã được ấn định đó, ví dụ như chi phí làm đẹp quang cảnh và chi phí trồng lại cây phát sinh sau khi kết thúc việc khai thác một vùng mỏ. Mặc dù không ai tranh cãi với quan điểm rằng tương lai sẽ ít chắc chắn hơn hiện tại, nhưng sẽ là không thực tế khi giả thiết rằng sau một ngày cụ thể nào đó giá trị mong đợi trung bình của các lợi ích ròng là con số không. Điều này rất đúng đối với các dự án đầu tư lâu dài như cầu, đường, cao ốc. Đối với các tổ chức lâu bền như các công ty lớn hay chính quyền, không có lý do gì để cho rằng tất cả các dự án mang lợi về nhanh lại tốt hơn đầu tư lâu dài. Chúng ta hãy xem xét ví dụ minh họa trong Hình 4-2.
- Chúng ta giả thiết cả hai dự án có chi phí giống hệt nhau (tức là Ca = Cb). Tuy nhiên theo biên dạng lợi ích của hai dự án, dự án A có lợi ích lớn hơn trong từng năm cho tới năm t*. Từ năm t* cho tới tb, dự án A mang lại lợi ích ròng bằng không, nhưng lợi ích B mang lại lợi ích dương (hình chữ nhật có gạch xiên trong Hình 4-2) trong từng năm. Với một thời gian hoàn vốn gồm t* năm, người ta sẽ chọn dự án A thay vì dự án B, bởi vì với cùng một chi phí, dự án A sinh lợi ích lớn hơn sớm hơn. Tuy nhiên, xét theo hiện giá lợi ích ròng của toàn bộ dự án, có nhiều khả năng là dự án B, với lợi ích lớn hơn trong những năm về sau, sẽ tốt hơn nhiều. Do đó, trong một tình huống như vậy, tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn sẽ đưa ra một kiến nghị sai cho việc lựa chọn dự án đầu tư. (d) Tiêu chuẩn nội suất thu hồi vốn Nội suất thu hồi vốn (Internal Rate of Return, IRR) là con số thống kê đã được các nhà đầu tư của cả hai khu vực tư nhân và nhà nước sử dụng rất nhiều để mô tả sự hấp dẫn của một dự án. Tuy nhiên, nó không phải là một tiêu chuẩn đầu tư có thể tin cậy được, cho dù trong một số trường hợp nó là một con số thống kê hữu ích để tóm tắt khả năng sinh lời của một dự án đầu tư. Tiêu chuẩn nội suất thu hồi vốn (IRR) và hiện giá lợi ích ròng (NPV) có liên quan với nhau bằng cách thức tính toán ra chúng. Để tính NPV, người ta đưa ra suất chiết khấu và dùng nó để tìm hiện giá của chi phí và lợi ích. Trái lại, khi tìm IRR của một dự án cách tính được đảo ngược lại. Thay vì chọn suất chiết khấu, người ta quy NPV của dòng lợi ích ròng bằng không; và IRR là suất chiết khấu tìm được làm cho NPV bằng không. Nội suất thu hồi vốn K của một dự án được tính bằng cách giải phương trình sau:
- Chi phí được định nghĩa bao gồm chi phí tư bản, chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, chi phí năng lượng và vận chuyển và các chi phí sửa chữa bảo trì. Chi phí không bao gồm các khoản trừ khấu hao, các khoản lãi suất thật sự trả hay ước tính, bởi vì bản thân nội suất thu hồi vốn phản ánh ngầm mức sinh lãi ròng của dự án và theo ý nghĩa này nó đã cho khấu hao các chi phí của dự án. Như vậy, nếu một dự án có chi phí tư bản là 100 trong năm 0 và lợi ích 120 trong năm 1 với chi phí hoạt động là 20, thì hiệu quả của hoạt động của dự án sẽ là -100 trong năm 0 và +100 trong năm 1. Vốn đầu tư sẽ được thu hồi chỉ vừa đủ một năm sau đó. Một dự án như vậy có nội suất thu hồi vốn bằng không và nó cho thấy rằng không có thể trông đợi gì hơn ở dự án này ngoài việc thu hồi vốn đã bỏ ra. Mặt khác, nếu dự án này có lợi ích 130 trong năm 1 với chi phí hoạt động trong năm đó là 20, nội suất thu hồi vốn là 10%. Điều này cho thấy vốn đầu tư vào dự án này sẽ sinh lãi ở mức 10% sau khi đã thu lại vốn bỏ ra. Cuối cùng, nếu lợi ích trong năm thứ nhất chỉ là 110 và chi phí hoạt động là 20, giá trị của B1 - C1 sẽ là 90 và nội suất thu hồi vốn sẽ là -10%, điều này chứng tỏ rằng dự án không có khả năng tạo ra đủ lợi ích để thu hồi lại chi phí của tư bản đầu tư. Nội suất thu hồi vốn có một lợi thế lớn là nó có thể được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà thôi. Đặc biệt, việc tính toán này không đòi hỏi số liệu về chi phí cơ hội của vốn. Tuy nhiên, những điểm bất lợi của nội suất thu hồi vốn lại rất lớn và bắt chúng ta phải vô cùng thận trọng khi sử dụng nó. Đối với một dự án điển hình mà giai đoạn đầu tư ban đầu, (trong thời gian đó giá trị Bt -Ct là âm) được tiếp tục bởi một giai đoạn trong đó lợi ích ròng luôn luôn dương, thì chỉ có một lời giải duy nhất cho nội suất thu hồi vốn.
- Mặt khác, nếu ta có một dự án mà biên dạng theo thời gian của các lợi ích ròng cắt trục hoành ngang qua vạch số không nhiều hơn một lần, như minh họa trong Hình 4-3, ta có thể không xác định được một nội suất thu hồi vốn duy nhất. Ví dụ của những dự án như vậy là những trường hợp trong đó các hạng mục thiết bị lớn đôi khi phải thay thế, làm cho lợi ích ròng âm trong những năm tái đầu tư. Các dự án đường sá cũng mang đặc điểm này bởi vì người ta phải thực hiện định kỳ các khoản chi phí lớn phủ lại mặt đường để chúng có thể tiếp tục sử dụng được. Có những trường hợp mà việc kết thúc một dự án lại đưa đến những chi phí ròng lớn. Ví dụ của những trường hợp như thế là những chi phí của việc cải tạo lại đất sau khi đóng một vùng mỏ để đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường hay thi hành thỏa thuận phục hồi lại tình trạng trước đây của vùng đất thuê mướn.1 Những trường hợp này được minh họa trong Hình 4-4. Biên dạng ngân lưu của các dự án thuộc loại được minh họa trong Hình 4-3 và 4-4 có thể mang lại nhiều lời giải cho nội suất thu hồi vốn; khi xảy ra tình trạng nhiều lời giải như vậy, chúng ta gặp phải vấn đề lựa chọn mà không có lối thoát. Hãy xem xét một ví dụ đơn giản của một dự án đầu tư 100 trong năm 0, lợi ích ròng 300 trong năm 1, và một khoản chi phí ròng 200 trong năm 2. Rõ ràng là một lời giải cho nội suất thu hồi vốn là không, vì với suất chiết khấu bằng không, hiện giá của lợi ích vừa bằng với hiện giá của chi phí.
- Thậm chí ngay cả khi nội suất thu hồi vốn được tính toán một cách rõ ràng cho từng dự án đang được xem xét, việc sử dụng như một tiêu chuẩn quyết định về đầu tư gây ra một số khó khăn khi một số dự án ta đang xem xét là những giải pháp thay thế hẳn nhau. Có 3 cách mà điều này có thể xảy ra: (i) các dự án là những giải pháp thay thế hẳn nhau nhưng đòi hỏi quy mô đầu tư khác nhau; (ii) các dự án là những giải pháp thay thế hẳn nhau nhưng đời hữu dụng khác nhau; (iii) các dự án là những giải pháp thay thế hẳn nhau, nhưng chúng là những lựa chọn thời điểm khác nhau của một dự án. Trong những trường hợp này, nội suất thu hồi vốn có thể dẫn đến những sự lựa chọn sai lầm về dự án. (i) Các dự án có quy mô khác nhau và là giải pháp thay thế hẳn nhau Chúng ta hãy thay thế một trường hợp trong đó dự án A có chi phí đầu tư là 1000 và có thể mang lại một khoản lợi ích ròng là 300 mỗi năm cho tới vô tận. Dự án B là giải pháp thay thế hẳn của dự án A và có chi phí đầu tư là 5000. Dự án này có thể mang lại một khoản lợi ích ròng 1000 mỗi năm cho tới vô tận. Hai giải pháp thay thế này được nêu trong bảng dưới đây: 0 1 2 3 4 ... Dự án A -1000 +300 +300 +300 +300 ... Dự án B -5000 +1000 +1000 +1000 +1000 ...
- Nội suất thu hồi vốn của dự án A là 30% (KA = 300/1000) trong khi nội suất thu hồi vốn của dự án B là 20%, (KB = 1000/5000).2 Tuy nhiên, khi ta tính hiện giá lợi ích ròng của dự án A với suất chiết khấu 10%, kết quả là $2000 trong khi hiện giá lợi ích ròng của dự án B là $5000. Khi tiến hành so sánh hiện giá lợi ích ròng của những dự án này, chúng ta giả thiết rằng nếu ta thực hiện dự án A, thì sự chênh lệch giữa chi phí của dự án A và dự án B, tức là 4000, hoặc sẽ được đầu tư vào một dự án hoặc đầu tư ở thị trường vốn và sẽ mang lại NPV bằng 0. Giả thiết này là nhất quán với nguyên tắc căn bản của tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng, đó là người ta chọn suất chiết khấu sao cho phản ảnh được chi phí cơ hội của vốn. Trong ví dụ này, nếu phải lựa chọn giữa dự án A và dự án B, nội suất thu hồi vốn sẽ chỉ cho ta chọn dự án A vì IRR của nó bằng 30% trong khi IRR của dự án B chỉ là 20%. Tuy nhiên, dự án B lớn hơn nên hiện giá lợi ích ròng của nó lớn hơn cho dù nội suất thu hồi vốn của nó thấp hơn. Do đó, tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng sẽ chỉ cho ta chọn dự án B. Từ ví dụ minh họa này ta thấy rằng khi phải lựa chọn những dự án mang tính loại trừ lẫn nhau với các khoản đầu tư có quy mô khác nhau, việc áp dụng tiêu chuẩn nội suất thu hồi vốn có thể dẫn tới việc lựa chọn không đúng dự án đầu tư. (ii) Các dự án có thời điểm hữu dụng khác nhau và là các giải pháp thay thế hẳn nhau
- Giả sử ta đang xem xét hai dự án tái trồng rừng cho một vùng đất với các loại cây mau lớn khác nhau. Dự án A đòi hỏi phải trồng một loại cây có thể thu hoạch sau 5 năm. Dự án B dùng một loại cây chỉ có thể thu hoạch sau 10 năm. Chi phí duy nhất là chi phí trồng cây $1000 mỗi mẫu, cả hai loại cây đều phải tốn cùng mức chi phí này. Giả thiết rằng trong suốt thời gian hữu dụng của dự án người ta không phải tốn thời gian chi phí bảo trì. Ngoài ra, ta còn giả thiết rằng do loại cây và những chất mà cây hút từ đất, không có dự án nào có thể lặp lại được. Sau khi thu hoạch, vùng đất này sẽ được dùng cho một mục đích khác mà sẽ tạo ra một hiện giá lợi ích ròng bằng không. Với chi phí cơ hội kinh tế của vốn là 8%, hai dự án này có thể được phân tích như sau: Theo tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng, người ta chọn dự án B vì hiện giá lợi ích ròng của nó là lớn nhất. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn nội suất thu hồi vốn, người ta chọn dự án A vì nội suất thu hồi vốn của nó lớn nhất. Do đó, nội suất thu hồi vốn là một tiêu chuẩn không đáng tin cậy cho việc lựa chọn dự án khi người ta phải
- chọn giữa những dự án là những giải pháp thay thế hẳn nhau và có đời hữu dụng khác nhau. (iii) Các dự án thể hiện việc chọn lựa những điểm khác nhau cho cùng một dự án, nên đó là những giải pháp thay thế hẳn nhau Trong trường hợp này, chúng ta có hai dự án mà dòng lợi ích của chúng khác nhau chỉ vì chúng bắt đầu ở những thời điểm khác nhau. Hai dự án này được tóm tắt như sau: Đánh giá hai dự án này theo tiêu chuẩn hiện giá lợi ích ròng sẽ dẫn chúng ta đến việc lựa chọn dự án A thay cho dự án B bởi vì NPVA > NPVB. Tuy nhiên, chúng ta B thấy rằng KB>KA. Điều này sẽ dẫn chúng ta tới việc lựa chọn dự án B nếu chúng ta B sử dụng tiêu chuẩn nội suất thu hồi vốn. Một lần nữa, Vì dự án A và B là những giải pháp thay thế hẳn của nhau, tiêu chuẩn IRR có thể làm cho chúng ta lựa chọn sai dự án. SÁCH THAM KHẢO Arnold C. Harberger, Project Evaluation: Colletcted Papers, McMillan 1972, Chapter 2.
- Michael Roemer and Joseph J. Stern, The Appraisal of Development Projects: A Practical Guide to Project Analysis with Case Studies and Solutions, New York, Praeger, 1975. Donald R. Lessard and Daniel L. Wisecarver, "The Endowed Wealth of Nations Versus the Internal Rate of Return," Development Discussion Paper 75, Harvard Institute for International Development, July 1979. CHÚ THÍCH CỦA CHƯƠNG BỐN 1. Người ta đã cho thấy rằng tất cả các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên, ngay cả khi không bị đòi hỏi phục hồi tình trạng đất đai ban đầu, đều là loại này. Do đó, việc sử dụng tiêu chuẩn nội suất thu hồi vốn sẽ dẫn đến những lựa chọn sai lầm các dự án. 2. Donald R. Lessard and Daniel L. Wisecarver, "The Endowed Wealth of Nations Versus the Internal Rate of Return," Development Discussion Paper 75, Harvard Institute for International Development, July 1979.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chiết khấu và các tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư – Phần 1
6 p | 228 | 78
-
HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
34 p | 130 | 27
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - Th.S Bùi Ngọc Mai Phương
25 p | 54 | 10
-
Một số vấn đề trong công tác kiểm toán xác định giá trị vốn nhà nước theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
6 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn