intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách điều tiết giá những hàng hóa quan trọng, thiết yếu và những kiến nghị

Chia sẻ: Roong KLoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

151
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết của PGS. TS. Ngô Trí Long trình bày về chính sách điều tiết, kiểm soát giá của nhà nước thời gian qua và hiện nay đối với một số hàng hóa quan trọng và thiết yếu như: giá điện, giá xăng dầu, giá nhà đất, giá gas, giá sữa, giá thuốc Tây,... và vai trò quan trọng của nó trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát và thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách điều tiết giá những hàng hóa quan trọng, thiết yếu và những kiến nghị

CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ NHỮNG HÀNG HÓA QUAN TRỌNG, THIẾT<br /> YẾU VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ<br /> PGS. TS. Ngô Trí Long<br /> <br /> Nền kinh tế nước ta trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung,<br /> quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã được<br /> khẳng định. Trong quá trình đó, đòi hỏi vừa phải xây dựng những yếu tố, tiền đề của<br /> kinh tế thị trường, vừa phải hoàn thiện những yếu tố đã có. Cùng với tiến trình chung<br /> đó, cơ chế quản lý, điều tiết giá ở nước ta đã, đang từng bước được hoàn thiện và đổi<br /> mới nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô: Đảm bảo sự tăng<br /> trưởng ổn định, bền vững; Kiềm chế đẩy lùi lạm phát; Xây dựng ngân sách; Cán cân<br /> thương mại lành mạnh; Đảm bảo sự công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế phát<br /> triển có hiệu quả.<br /> Đổi mới cơ chế quản lý, điều tiết giá là một trong những vấn đề quan trọng<br /> trong công cuộc cải cách kinh tế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường<br /> ở Việt Nam.<br /> Chính sách điều tiết, kiểm soát giá của nhà nước thời gian qua và hiện nay đối<br /> với một số hàng hóa quan trọng và thiết yếu như: giá điện, giá xăng dầu, giá nhà đất, giá<br /> gas, giá sữa, giá thuốc Tây... là một trong những nội dung quan trọng trong việc bình ổn<br /> giá , kiểm soát lạm phát, thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Nội dung chính sách<br /> điều tiết giá được trình bày qua 2 nội dung sau:<br /> - Chính sách điều tiết giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu của nước ta<br /> - Kết luận và những khuyến nghị<br /> I- Chính sách điều tiết giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu của nước ta<br /> 1- Giá bán điện<br /> 1.1- Thực trạng và chính sách giá bán điện<br /> Tính đến nay, đa số các ngành trong nền kinh tế nước ta đã có sự cạnh tranh trên<br /> thị trường, song ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết<br /> dọc truyền thống. Hiện nay các bên tham gia vào thị trường phát điện tại Việt Nam là<br /> các công ty Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt<br /> Nam (PVN), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) và các nhà sản<br /> xuất điện độc lập (IPPs) và dự án BOT nước ngoài. Các công ty Nhà nước chiếm thị<br /> phần rất lớn trong sản xuất điện.<br /> Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu phần lớn công suất các<br /> nguồn điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.<br /> EVN cũng giữ vai trò là đơn vị mua điện duy nhất, Tổng Công ty mua bán điện thuộc<br /> 170<br /> <br /> EVN mua điện năng từ các nhà máy điện khác ngoài EVN như Tập đoàn dầu khí Việt<br /> Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) v.v... để<br /> phân phối và bán lẻ điện cho các hộ tiêu thụ điện. Có thể nói, cho đến nay EVN vẫn là<br /> tổ chức độc quyền kinh doanh điện trong toàn quốc, chưa có sự cạnh tranh ở bất cứ<br /> hoạt động nào trong các khâu của ngành điện.<br /> Theo số liệu của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến đầu năm 2011, tổng công suất<br /> các nguồn điện toàn hệ thống là 21.542MW. Trong đó, EVN đang quản lý vận hành 24<br /> nhà máy điện với tổng công suất là 14.233MW (chiếm 65,32%), PVN là 2.278MW<br /> (chiếm 10,57%), TKV là 1.046MW (chiếm 4,86%), các nhà đầu tư nước ngoài là<br /> 2.115MW (chiếm 9,82%), tư nhân là 50MW (chiếm 2,32%), nhập khẩu là 1.000MW<br /> (chiếm 4,64%), các loại hình khác là 370MW (chiếm 1,72%). Qua các số liệu trên cho<br /> thấy: EVN nắm giữ phần lớn công suất phát điện, các thành phần khác như PVN, TKV<br /> chiếm tỷ trọng rất nhỏ, với vai trò bổ sung thêm nguồn điện đóng góp vào nguồn điện<br /> đang thiếu hụt phục vụ phát triển kinh tế xã hội, mà chưa hề mang một dấu ấn gì trong<br /> phát điện cạnh tranh và kinh doanh bán điện độc lập.<br /> Trong những năm gần đây hoạt động của EVN kém hiệu quả, sản xuất kinh<br /> doanh thua lỗ, nợ hàng năm tăng cao, dẫn tới thiếu nguồn vốn cho đầu tư phát triển,<br /> vay vốn rất khó khăn, thiếu minh bạch và mất lòng tin với khách hàng mỗi khi đề<br /> xuất việc tăng giá điện. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do sự<br /> phát triển chậm chạp thị trường điện cạnh tranh, EVN nắm giữ độc quyền kinh doanh<br /> điện quá lâu.<br /> Điện là loại hàng hóa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đặc<br /> biệt đối với sản xuất và đời sống. Mỗi sự thay đổi của giá điện đều tác động đến chi<br /> phí sản xuất, đến giá thành, giá cả của các hàng hoá khác và đến đời sống dân cư. Do<br /> vậy, giá điện là vấn đề hết sức nhạy cảm và được quan tâm bởi người sản xuất, kinh<br /> doanh điện, khách hàng tiêu dùng điện cho sản xuất và đời sống, các nhà đầu tư, người<br /> lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu.<br /> Giá điện ở Việt Nam, từ năm 1992 đến nay đã điều chỉnh tăng trên chục lần.<br /> Nếu tính từ năm 2009 đến nay, giá điện đã 5 lần tăng. Cụ thể, năm 2009 giá điện tăng<br /> 8,92%, giá điện sinh hoạt tăng theo mức giá từ 600 đến 1.790 đồng/kWh (tùy bậc<br /> thang). Đến năm 2010 giá điện tăng 6,8%, điện sinh hoạt tăng lên trong khoảng 6001.890 đồng/kWh. Năm 2011, từ ngày 1-3 giá điện tăng 15,3%, giá điện sinh hoạt tăng<br /> lên từ 993 đến 1.974 đồng/kWh. Ngày 20-12-2011, giá điện tăng lần hai trong năm với<br /> mức 5%, giá bán điện sinh hoạt tăng từ 993 đến 2.060 đồng/kWh. Kể từ ngày 1-72012, giá điện bình quân tăng từ 1.304 đồng/kWh lên 1.369 đồng/kWh (tăng 65<br /> đồng/kWh, khoảng 5%).<br /> Biểu giá bán điện đã được điều chỉnh nhiều lần, với sự cải tiến nhằm đáp ứng<br /> những đòi hỏi mang tính khách quan của việc hình thành giá bán điện và yêu cầu<br /> 171<br /> <br /> chính sách của Đảng và Nhà nước. Biểu giá điện hiện hành được xây dựng trên cơ sở<br /> giá thành bình quân toàn ngành có tính đến yếu tố đầu tư phát triển và chính sách xã<br /> hội. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi giá bán điện như thế nào để vừa<br /> phát triển ngành điện, vừa đảm bảo phát triển các ngành sản xuất khác, cạnh tranh<br /> được với các nước trong khu vực và thế giới.<br /> Giá điện bình quân được xác định trên cơ sở của giá thành bình quân toàn<br /> ngành và thuế thu nhập. Hệ thống biểu giá bán lẻ điện phân theo nhóm đối tượng<br /> khách hàng (cho các ngành sản xuất, cho khối hành chính sự nghiệp, cho kinh doanh,<br /> cho sinh hoạt, cho điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước ); phân cấp theo điện áp,<br /> theo giờ trong ngày.<br /> Điện là một sản phẩm quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, nên<br /> không thể tích trữ tồn kho. Điện còn là hàng hoá hết sức nhạy cảm, mỗi sự thay đổi<br /> của giá điện đều có tác động đến sản xuất và đời sống. Đến 31/12/2002, 100% số<br /> huyện trên toàn quốc đã có điện lưới và điện tại chỗ. Việc sản xuất và cung ứng điện<br /> hiện nay chủ yếu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm nhiệm, do vậy mang tính độc<br /> quyền cao. Chính vì vậy mà giá điện là một trong số ít giá đang được quản lý bằng các<br /> mức giá cụ thể.<br /> Hơn 6 năm qua, việc thi hành Luật Điện lực đã đạt được nhiều kết quả tích cực.<br /> Cơ chế, chính sách về giá điện được thực hiện theo hướng có sự điều tiết của Nhà<br /> nước. Có cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng, đặc biệt đối với nhóm<br /> khách hàng là người nghèo, người có thu nhập thấp. Hoạt động cấp phép được triển<br /> khai đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. Các quy định về thị trường điện tại Chương IV<br /> của Luật Điện lực là cơ sở pháp lý quan trọng, để triển khai việc chuyển các hoạt động<br /> điện lực sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.<br /> Tính đến nay giá điện bình quân (kể cả thuế VAT) là 1.434 đ/kWh (tương<br /> đương 7 UScent/kWh). Biểu giá điện sau mỗi lần điều chỉnh có được cải thiện, tuy<br /> nhiên vẫn chưa đáp ứng được 3 mục tiêu chủ yếu của giá điện: hiệu quả kinh tế, công<br /> bằng xã hội, khả thi tài chính.<br /> Biểu giá điện và ban hành các kỳ điều chỉnh giá điện còn chưa thuyết phục, mang<br /> nặng cơ chế hành chính, thiếu cơ sở khoa học, thiếu minh bạch nên khó thuyết phục được<br /> sự đồng thuận của các khoa học, quản lý, đặc biệt các khách hàng sử dụng điện.<br /> Giá điện hiện nay đang thực hiện theo Luật Điện lực ban hành ngày 14 tháng 12<br /> năm 2004 bao gồm: (Điều 29. Chính sách giá điện. Điều 30. Căn cứ lập và điều chỉnh<br /> giá điện. Điều 31.Giá điện và các loại phí.)<br /> Tuy nhiên, về phương pháp xây dựng biểu giá điện hiện nay chủ yếu dựa trên<br /> chi phí thống kê hạch toán giá thành của EVN (chưa đủ độ tin cậy), với mục đích bù lỗ<br /> mà không tính đến nguyên nhân và các biện pháp giảm chi phí, chưa áp dụng phương<br /> pháp phổ biến và hiện đại theo chi phí biên dài hạn, chưa xây dựng biểu giá 2 thành<br /> 172<br /> <br /> phần: công suất và điện năng, điều chỉnh giá điện mới chú ý đến làm tăng giá điện mà<br /> chưa quan tâm đến giảm giá điện như mùa nước và việc tăng công suất các nhà máy<br /> thuỷ điện, giảm tổn thất, giá thành...<br /> 1.2- Những bất cập về giá điện hiện nay :<br /> Với nhu cầu về vốn rất lớn để đầu tư cho hệ thống điện lực quốc gia, nhưng Tập<br /> đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại đang thiếu vốn trầm trọng. Trong khi đó, việc cổ<br /> phần hóa các doanh nghiệp phân phối trực thuộc, một giải pháp huy động vốn hữu<br /> hiệu bậc nhất, lại đang chững lại, mà theo lý giải của ngành điện, nguyên nhân cốt lõi<br /> là do giá điện thấp. Giá bán điện thấp cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư trong,<br /> ngoài nước không mặn mà bỏ tiền vào các khâu của quá trình sản xuất điện. Đối với<br /> việc cổ phần hóa, thì đây chính là một rào cản lớn. Cổ phần hóa bị ngưng trệ là thực<br /> trạng chung của ngành điện. Trước những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa các<br /> doanh nghiệp kinh doanh, phân phối điện, tại văn bản số 1332/TTg-ĐMDN, ngày 189-2007, liên quan tới việc thành lập Công ty mua - bán điện độc lập, Chính phủ cũng<br /> đã chỉ đạo, tạm thời dừng cổ phần hóa các công ty phân phối điện tại EVN.<br /> Về giá điện hiện nay chứa đựng nhiều điều bất hợp lý. Phân phối là khâu hiện<br /> nay rất ít nhà đầu tư quan tâm, bởi giá bán điện thấp, hơn nữa, 28% sản lượng điện<br /> thương phẩm thực hiện trợ giá đối với người dân ở nông thôn, hộ nghèo. Do khâu<br /> phân phối điện chưa mang đặc trưng của thị trường, nguyên vật liệu đầu vào sản xuất<br /> điện, như: dầu, than, khí... có giá biến động liên tục, nhưng giá bán điện cho khách<br /> hàng lại cố định theo quy định của Chính phủ.<br /> Giá điện không theo cơ chế thị trường mà tính theo chi phí bình quân dài hạn,<br /> trên cơ sở kế toán nội bộ ngành, có sự điều tiết của Nhà nước. Cách tính giá trên nhằm<br /> bảo đảm cân bằng cán cân kinh tế vĩ mô, cũng như các mục tiêu công ích. Bởi lẽ,<br /> nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát nên EVN đã và đang phải bán<br /> điện thấp hơn giá thành. Giá điện thấp đã khiến không chỉ EVN mà các đơn vị sản<br /> xuất cung ứng điện khác như: PVN, TKV và các nhà đầu tư khác đang gặp nhiều khó<br /> khăn về hoàn vốn, đảm bảo đủ chi phí trong hoạt động điện lực. Tuy nhiên, thời gian<br /> qua, Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát nên ngành điện chưa thể tăng giá.<br /> Song, chính sự định giá không căn cứ vào thị trường kéo dài quá lâu, nặng yếu tố chủ<br /> quan, kế hoạch, dẫn tới sai lệch giữa giá thực sản xuất và giá bán. Giá điện thấp tạo<br /> sức ì của nhiều ngành kinh tế.<br /> Giá điện thấp của nước ta hiện nay so với một số nước thuộc khu vực vô hình<br /> chung đang khuyến khích công nghệ lạc hậu, hao tổn năng lượng phát triển. Một số ngành<br /> tiêu hao năng lượng rất lớn, do áp dụng nhiều công nghệ lạc hậu, như xi-măng, sắt thép...<br /> nhưng hàng loạt dự án lớn vẫn được cấp phép, dù nhu cầu trong nước đã bão hòa. Bởi<br /> vậy, lợi nhuận của những ngành tiêu tốn năng lượng lớn này (riêng hai ngành xi-măng, sắt<br /> thép tiêu thụ điện năng chiếm 10% tổng điện năng cả nước), nhiều khi lại không bằng<br /> <br /> 173<br /> <br /> khoản lỗ mà ngành điện phải bù do bán giá thấp. Điều này tạo ra lợi nhuận “ảo”, sự tăng<br /> trưởng không thực chất.<br /> Ngành điện ngoài chức năng kinh doanh, còn phải đảm đương nhiệm vụ công<br /> ích, hỗ trợ giá điện cho các đối tượng có thu nhập thấp. Tuy nhiên, cách tính giá điện<br /> lũy tiến như hiện nay, chúng ta đang bao cấp giá cho cả hộ nghèo lẫn hộ giàu và các<br /> nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư, khi sản xuất sản phẩm giá rẻ vì hưởng lợi từ<br /> giá điện thấp, nhưng xuất bán ra ngoài với giá cao. Tính công ích, xã hội trong giá<br /> điện, như mục đích ban đầu của nó, đã không thể hiện rõ nét.<br /> Bất cập của giá điện như trên là khó tránh khỏi khi cơ chế hoạt động của EVN<br /> đang có sự chồng chéo giữa phần kinh doanh và công ích. Mặt khác, với cơ chế Nhà<br /> nước không bù lỗ mà ngành điện tự bù chéo, lấy điện giá rẻ (chủ yếu là thủy điện) bù<br /> nguồn điện giá cao hơn, khi xảy ra thiên tai, hạn hán, nguy cơ thiếu điện sẽ lại hiển<br /> hiện cùng áp lực tăng giá điện.<br /> Mô hình tổ chức theo dạng khép kín, vẫn giữ phần chi phối ở nhiều khâu có thể<br /> tách ra độc lập của EVN cũng được coi là chưa phù hợp, dẫn tới sự thiếu cạnh tranh để<br /> tạo giá điện hợp lý. Mặt khác, để điều hòa, ổn định nền kinh tế vĩ mô, vai trò điều tiết<br /> của Nhà nước đối với giá điện rất quan trọng. Song về lâu dài, giá điện cũng cần chuyển<br /> sang cơ chế thị trường, khi đó vai trò điều tiết của Nhà nước chủ yếu thể hiện ở các quy<br /> định của Luật Điện lực, mà các bên tham gia thị trường điện phải tuân thủ chặt chẽ.<br /> Những bất cập của giá điện cũng nảy sinh từ chính năng lực quản lý của EVN.<br /> Hàng loạt dự án lớn về nguồn điện, như nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh, Mạo Khê...<br /> đều bị chậm tiến độ so với quy hoạch gần hai năm, do việc lựa chọn nhà thầu chất lượng<br /> kém, công nghệ nhà máy điện lạc hậu... Hậu quả của những chậm trễ trên khiến Quy<br /> hoạch điện VI tới năm 2010 chỉ đạt 74% nguồn điện so với yêu cầu. Đây chính là một<br /> trong những nguyên nhân lớn nhất gây tình trạng thiếu điện. Dư luận đang đặt dấu hỏi<br /> lớn về trách nhiệm của chủ đầu tư những dự án này.<br /> Hiệu quả kinh doanh thấp của các doanh nghiệp ngành điện một phần cũng do<br /> sức ỳ lớn vì hoạt động quá lâu trong cơ chế cũ. Việc cổ phần hóa cũng đồng nghĩa với<br /> áp lực lớn hơn về lợi nhuận, sự năng động trong sản xuất kinh doanh, do đó với sức ỳ<br /> trên, nhiều doanh nghiệp... ngại cổ phần hóa. Như vậy, bất cập về giá điện đến từ cả hai<br /> phía: cơ chế và năng lực quản lý, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cổ phần hóa.<br /> 1.3- Những khuyến nghị về chính sách điều tiết giá điện cho năm 2013<br /> và những năm tới<br /> Theo lộ trình Chính phủ phê duyệt, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ được<br /> thực hiện sau năm 2022. Trên lộ trình đó, giá điện sẽ dần được vận hành theo cơ chế thị<br /> trường. Tuy nhiên để thị trường trên hoạt động, cần chuẩn bị, tạo dựng rất nhiều các<br /> điều kiện.Trong giai đoạn trước mắt, giá điện thấp, cùng với khó khăn của ngành điện là<br /> một thực tế rõ ràng. Việc tăng giá điện là điều khó tránh khỏi, thậm chí nên làm, vấn đề<br /> quan trọng là cần thay đổi nhận thức về tăng giá điện và cách thức tăng ra sao. Việc tăng<br /> 174<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1