CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC<br />
SAU CHIẾN TRANH LẠNH NHÌN Ở GÓC ĐỘ ĐỐI SÁNH<br />
LÊ VĂN ANH<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
LÊ THỊ NGỌC HIỀN<br />
Trường THPT Long Bình, Tiền Giang<br />
Tóm tắt: Mỹ và Trung Quốc đều là những nước lớn có ảnh hưởng tới khu<br />
vực Đông Nam Á. Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, quan hệ giữa Mỹ và Trung<br />
Quốc với Đông Nam Á đều có những bước phát triển rất lớn. Mặc dù, hai<br />
nước có xuất phát điểm về chiến lược và sách lược khác nhau đối với Đông<br />
Nam Á, nhưng cả hai bên cùng có điểm hợp tác ở khu vực này. Một Đông<br />
Nam Á hòa bình, ổn định và phồn vinh phù hợp với lợi ích chung của Mỹ và<br />
Trung Quốc. Vì vậy, việc phân tích, so sánh chính sách Đông Nam Á của<br />
Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp hiểu rõ chiều hướng chiến lược cũng như những<br />
ảnh hưởng của hai nước này tới tình hình khu vực Đông Nam Á.<br />
<br />
Ngay khi xây dựng chiến lược toàn cầu và chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản<br />
trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ đã nhận thức được vị trí hết sức quan trọng của<br />
Đông Nam Á. Khu vực này nằm trên tuyến đường biển chiến lược của Mỹ giữa Ấn Độ<br />
Dương và Thái Bình Dương. Đa số nguồn năng lượng dầu lửa và khí đốt từ vùng Vịnh<br />
nhập khẩu vào Mỹ và hàng hóa xuất khẩu của Mỹ đều đi qua tuyến đường này. Bên<br />
cạnh đó, là một cường quốc quân sự, Mỹ cần có “hành lang tự do” cho lực lượng của<br />
mình ra vào khu vực Đông Nam Á nhằm đáp ứng những tình huống đột xuất có thể xảy<br />
ra ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.<br />
Đông Nam Á có vị trí chiến lược và là huyết mạch giao thông quan trọng gắn kết với<br />
Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã làm cho quốc gia này ngày càng phải<br />
dựa vào nguyên, nhiên liệu được chuyên chở bằng đường thủy qua các eo biển Malacca,<br />
Sunđa, Lăm bốc, Makasa trong vùng biển Đông.<br />
Từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Đông Nam Á càng được coi là trọng điểm<br />
chiến lược trong chính sách của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, có<br />
thể nói trục đường qua Đông Nam Á có vị trí chiến lược trọng điểm cả về kinh tế và<br />
quân sự đối với nhiều nước trong đó có Trung Quốc và Mỹ.<br />
Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ giữa Trung Quốc, Mỹ với Đông Nam Á đã có<br />
bước phát triển rất lớn. Việc so sánh chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc sẽ<br />
giúp chúng ta hiểu rõ chiều hướng chiến lược cũng như những ảnh hưởng của hai nước<br />
tới tình hình khu vực này.<br />
1. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á<br />
Sau Chiến tranh lạnh, được xem là siêu cường duy nhất, Mỹ luôn nhấn mạnh vai trò<br />
người lãnh đạo thế giới với mưu đồ đặt toàn cầu dưới tầm kiểm soát chiến lược của<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 84-92<br />
<br />
CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH...<br />
<br />
85<br />
<br />
mình. Ngoài ra, Mỹ luôn coi Đông Nam Á là cứ điểm quan trọng trong chiến lược toàn<br />
cầu, một trong những mắt xích trung tâm trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương,<br />
“tầm quan trọng của châu Á đang trở nên không kém so với tầm quan trọng của châu<br />
Âu” [1, 21]. Báo cáo “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: cam kết và mở rộng 1995-1996”<br />
nhấn mạnh, khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á (bao gồm cả Đông Nam Á) là “khu vực<br />
có tầm quan trọng đang gia tăng đối với an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Không ở đâu,<br />
các yếu tố của chiến lược ba chiều của chúng ta (Mỹ) gắn bó như ở đây và nhu cầu tiếp<br />
tục mở rộng ảnh hưởng của Mỹ lại rõ rệt như ở khu vực này” [7, 36]. Do đó, Mỹ luôn<br />
luôn coi trọng quan hệ với các nước ASEAN, ra sức mở rộng kinh doanh đối với Đông<br />
Nam Á vì khu vực này có vị trí chiến lược và lợi ích sống còn của Mỹ. Trên cơ sở đó,<br />
Mỹ xác định đường lối chiến lược đối với khu vực này như sau:<br />
Thứ nhất, xác lập ưu thế địa chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực<br />
Đông Á trong đó ASEAN là nơi tập trung các trung tâm sức mạnh chủ yếu của thế giới<br />
như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Đối với Mỹ, nhiệm vụ quan trọng nhất trong chiến<br />
lược toàn cầu là khống chế Nhật Bản, kiềm chế Nga và Trung Quốc. Kiểm soát được<br />
Đông Nam Á sẽ giúp Mỹ giành được ưu thế địa - chính trị ở khu vực châu Á - Thái<br />
Bình Dương, một trong những điều kiện cần thiết để ngăn chặn sự trỗi dậy của các nước<br />
lớn trong khu vực Đông Nam Á.<br />
Thứ hai, đảm bảo an ninh và thông suốt các tuyến đường vận chuyển trên biển. Đông<br />
Nam Á nằm ở nơi giao nhau của hai tuyến giao thông trên biển quan trọng nhất thế giới,<br />
phía Đông và Tây nối liền với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, phía Nam và Bắc<br />
nối liền Ốxtrâylia và Niu Dilân, Đông Bắc Á lại với nhau. Đường hàng hải giao thông<br />
trên biển Đông Nam Á trong đó eo biển Malacca là mạch máu kinh tế sống còn của Mỹ,<br />
Nhật Bản và các nước Đông Á khác. Kiểm soát được mạch máu kinh tế này không chỉ<br />
giúp Mỹ có thể sinh tồn và phát triển mà còn có lợi cho việc thao túng mạch máu kinh<br />
tế của các nước châu Á - Thái Bình Dương.<br />
Thứ ba, lợi dụng địa vị và ảnh hưởng rất quan trọng của ASEAN ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trong chiến lược châu Á của mình, Mỹ coi việc phát triển quan hệ<br />
với các nước ASEAN là một trong những trọng điểm nên ra sức thâm nhập ASEAN<br />
trong lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, cố gắng đưa ASEAN vào quỹ đạo chiến lược<br />
toàn cầu của Mỹ.<br />
Những năm gần đây, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược quân sự toàn cầu, chuyển trọng điểm<br />
chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bước vào thế kỷ XXI, đặc<br />
biệt là từ khi triển khai cuộc chiến chống khủng bố tới nay, Mỹ đã thiết lập hoặc mở<br />
rộng các căn cứ quân sự ở khu vực này, tăng cường giao lưu và hợp tác quân sự, tăng<br />
thêm viện trợ quân sự, liên tiếp tổ chức tập trận chung và các chuyến thăm của hải quân.<br />
Đồng thời, Mỹ còn mở chiến tuyến thứ hai cho cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực<br />
Đông Nam Á và coi đây là một trong những chiến trường chính cho cuộc chiến chống<br />
khủng bố quốc tế. Sau sự kiện ngày 11/9/2001, chính quyền Bush đặt mục tiêu chống<br />
khủng bố vào trọng tâm của chiến lược an ninh quốc gia. Tháng 8/2002, Mỹ và ASEAN<br />
đã ra “Tuyên bố chung hợp tác chống khủng bố quốc tế”, đánh dấu sự hình thành đồng<br />
<br />
86<br />
<br />
LÊ VĂN ANH - LÊ THỊ NGỌC HIỀN<br />
<br />
minh chống khủng bố giữa Mỹ và ASEAN. Mỹ tỏ rõ tăng cường sự hiện diện và ảnh<br />
hưởng quân sự ở Đông Nam Á, gắn chặt mối liên hệ quân sự với các nước ASEAN và<br />
trong thực tế Mỹ đã thiết lập được quan hệ đồng minh với một số nước. Chính những<br />
yếu tố này có lợi cho Mỹ để đưa các nước Đông Nam Á vào quỹ đạo chiến lược toàn<br />
cầu của Mỹ trong chiến lược an ninh quốc gia.<br />
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực chính trị, Mỹ ra sức lấy mô hình của Mỹ để cải biến các<br />
nước Đông Nam Á. Trong khi phát triển quan hệ chính trị gần gũi với ASEAN và các<br />
nước thành viên tổ chức này, Mỹ cũng ra sức rêu rao khái niệm dân chủ, tự do và nhân<br />
quyền của mình. Để mở rộng dân chủ, Mỹ chủ trương thi hành chính sách “dính líu toàn<br />
diện” nhằm xây dựng mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực, qua đó Mỹ tìm cách áp đặt các<br />
giá trị của Mỹ cho các nước, làm cho tất cả đều hòa nhập vào một cộng đồng mà ở đó<br />
Mỹ giữ vai trò lãnh đạo.<br />
Về lĩnh vực kinh tế, Mỹ ra sức phát triển quan hệ kinh tế với các nước ASEAN, coi<br />
những nước này là đối tác thương mại và đối tượng đầu tư quan trọng của nước mình.<br />
Song song đó, chính quyền Bush còn phát động “kế hoạch hợp tác ASEAN” bỏ tiền giúp<br />
các nước ASEAN tiến hành cải cách cơ chế kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế các nước này<br />
phát triển. Mỹ đã ký “Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác ASEAN - Mỹ”<br />
(2005), thúc đẩy các sáng kiến mới “Sáng kiến doanh nghiệp ASEAN” (2002), “Chương<br />
trình hợp tác ASEAN” (2004), ký hiệp định thương mại tự do với Xingapo (2003), đàm<br />
phán hiệp định tương tự với Thái Lan và Malaixia. Với hàng loạt các văn bản ký kết trên,<br />
thương mại song phương Mỹ - ASEAN đã tăng lên 140 tỷ USD (2003) [4, 16].<br />
2. CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA TRUNG QUỐC<br />
Mục tiêu chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc được xác lập trên hai phương diện:<br />
có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc cũng như cho tình láng giềng thân thiện với các<br />
nước Đông Nam Á. Trung Quốc là một nước đang phát triển, coi phát triển kinh tế là<br />
trung tâm và trọng điểm trong chiến lược phát triển tổng thể của đất nước. Do vậy,<br />
chiến lược Đông Nam Á của Trung Quốc lấy “phát triển” làm tuyến chính. Muốn thực<br />
hiện mục tiêu phát triển thì phải có môi trường xung quanh hòa bình và ổn định. Tuy<br />
nhiên, để có môi trường này thì Trung Quốc phải dựa vào mối quan hệ láng giềng thân<br />
thiện hữu nghị với các nước Đông Nam Á.<br />
Trung Quốc đã xây dựng với Đông Nam Á mối quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở bạn<br />
bè láng giềng tin cậy với 5 nguyên tắc: “Chung sống hòa bình, tiếp tục phát triển quan hệ<br />
láng giềng với các nước xung quanh; tích cực hợp tác kinh tế, thương mại bình đẳng cùng<br />
có lợi; kiên trì phương thức hòa bình, xử lý và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia;<br />
cùng các nước khác ở châu Á - Thái Bình Dương tích cực tham dự đối thoại và hợp tác an<br />
ninh khu vực; ra sức gìn giữ hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương” [2, 5-6].<br />
Trung Quốc đã đưa ra phương châm 24 chữ chỉ đạo nguyên tắc chiến lược trong quan hệ<br />
ngoại giao với Đông Nam Á, đó là: “Xóa bỏ hoài nghi, tăng thêm tin cậy, mở rộng điểm<br />
đồng, tăng cường hợp tác, thúc đẩy đoàn kết, cùng nhau phát triển” [3, 40].<br />
<br />
CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH...<br />
<br />
87<br />
<br />
Ngày 7/10/2003 trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư<br />
ASEAN tổ chức tại đảo Bali (Inđônêxia) về: “Sự phát triển và chấn hưng của Châu Á”,<br />
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đưa ra chủ trương: “hòa thuận với láng giềng, an<br />
ninh với láng giềng, làm giàu với láng giềng” và nhấn mạnh đây là bộ phận hợp thành<br />
quan trọng trong chiến lược phát triển của Trung Quốc, là phương châm đã định của<br />
Trung Quốc [6, 682]. Ở mức độ nhất định, những điều này đã làm cho các nước<br />
ASEAN xóa bỏ hiểu nhầm, hiểu sai và nghi ngờ đối với Trung Quốc, tăng cường hiểu<br />
biết và sự tin cậy đối với Trung Quốc. Trung Quốc và ASEAN đã ký tuyên bố chung<br />
vào tháng 10/2003, xác nhận hai bên thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược hướng tới hòa<br />
bình và phồn vinh”, đây là lần đầu tiên Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược<br />
với một tổ chức khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nước lớn ngoài khu vực đầu<br />
tiên gia nhập “Hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam Á”. Trung Quốc đã trịnh trọng<br />
cam kết với Đông Nam Á bằng những hoạt động thực tế là “Trung Quốc mãi mãi là<br />
láng giềng tốt, người bạn tốt, đối tác tốt đáng tin cậy” của các nước Đông Nam Á ở hiện<br />
tại hay trong tương lai.<br />
Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa khu vực, quan hệ kinh tế<br />
giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á phát triển nhanh chóng, thương mại song<br />
phương vài năm gần đây đều tăng lên. Năm 2005, kim ngạch thương mại song phương<br />
đạt 130,37 tỷ USD, tăng 23,1% /năm, trong đó xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc<br />
đạt 75 tỷ USD, xuất siêu của ASEAN đạt gần 20 tỷ USD. Trung Quốc và ASEAN hiện<br />
là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của nhau. Ngoài ra, Trung Quốc và<br />
ASEAN đã tiến tới những bước thiết thực hơn để thực hiện liên kết, hai bên đã lần lượt<br />
ký hiệp định khung đến năm 2010 hoàn tất xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc ASEAN và hợp tác kinh tế toàn diện.<br />
Trong lĩnh vực an ninh, sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN cũng giành được<br />
những tiến triển. Việc Trung Quốc đưa ra những quan niệm an ninh mới “tin cậy lẫn<br />
nhau, cùng có lợi, bình đẳng, hiệp thương” và chủ trương thúc đẩy an ninh chung đã<br />
nhận được sự đồng tình và hưởng ứng của đông đảo các nước ASEAN. Đối thoại và<br />
phối hợp an ninh giữa hai bên trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),<br />
“10+1” và “10+3” không ngừng được tăng cường. Hai bên đã ký “Quy tắc ứng xử của<br />
các bên ở biển Đông”, đặt cơ sở chính trị cho việc giải quyết các tranh chấp ở biển<br />
Đông bằng phương thức hòa bình. Hai bên đã ra “Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh<br />
vực an ninh phi truyền thống”, tăng cường hợp tác, tấn công chủ nghĩa khủng bố, tội<br />
phạm xuyên quốc gia.<br />
Có thể thấy rằng, chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc là chính sách ngoại giao<br />
láng giềng, hạt nhân của nó là tích cực triển khai ngoại giao kinh tế, lấy đó để thúc đẩy<br />
sự tin tưởng giữa các nước và khu vực láng giềng, trên cơ sở này triển khai hợp tác trên<br />
lĩnh vực chính trị và an ninh. Trung Quốc đã có một cách tiếp cận khu vực mới ở Đông<br />
Nam Á với 4 trụ cột chính: Thứ nhất, phát triển các quan hệ kinh tế trong khu vực; Thứ<br />
hai, tham gia vào các tổ chức khu vực; Thứ ba, xây dựng các mối quan hệ chiến lược và<br />
<br />
88<br />
<br />
LÊ VĂN ANH - LÊ THỊ NGỌC HIỀN<br />
<br />
tăng cường các mối quan hệ song phương; Thứ tư, giảm sự nghi ngờ và lo lắng của khu<br />
vực đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh.<br />
3. XEM XÉT CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỸ TRONG<br />
SỰ ĐỐI SÁNH<br />
Từ chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc có thể thấy rõ chính sách của hai<br />
nước có sự khác nhau về bản chất. Chính sách Đông Nam Á của Mỹ có những dấu ấn<br />
của quan hệ quốc tế và chính trị cường quyền cũ. Mỹ cố gắng làm cho mối quan hệ của<br />
Mỹ với các nước ASEAN có đặc điểm mang tính liên kết thành đồng minh, tính quân sự<br />
và tính bài ngoại. Mỹ đã cùng một số nước Đông Nam Á ký hiệp ước phòng vệ chính<br />
thức, duy trì quan hệ đồng minh quân sự, Mỹ ra sức tăng cường sự hiện diện quân sự ở<br />
Đông Nam Á, phát triển hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á để xây dựng hệ<br />
thống an ninh khu vực do Mỹ nắm vai trò chủ đạo, một mình thao túng toàn bộ công<br />
việc của khu vực. Mỹ không những ra sức ngăn chặn ảnh hưởng của các nước lớn ngày<br />
càng tăng ở khu vực Đông Nam Á, mà còn có mưu đồ biến khu vực này thành căn cứ để<br />
phòng ngừa, ngăn chặn các nước lớn. Nói chung, chính sách Đông Nam Á của Mỹ là<br />
nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược toàn cầu thế giới của mình.<br />
Ngược lại, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN được xây dựng trên một số<br />
chuẩn mực quốc tế và khu vực, như: “Hiến chương Liên Hiệp Quốc”, “Hiệp ước hợp<br />
tác hữu nghị Đông Nam Á” và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, “Tuyên bố chung Hội<br />
nghị thượng đỉnh giữa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ASEAN”, cùng những<br />
văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực đã ký giữa hai bên. Đặc trưng trong chính sách<br />
Đông Nam Á của Trung Quốc mang tính không liên kết, phi quân sự và không mang<br />
tính bài ngoại. Lãnh đạo hai bên đã từng nhấn mạnh trong Tuyên bố chung vào tháng<br />
10/2003: “hướng tới quan hệ đối tác chiến lược hòa bình và phồn vinh” của Trung<br />
Quốc và các nước ASEAN thông qua việc làm sâu sắc và phát triển toàn diện trong<br />
quan hệ hợp tác Trung Quốc - ASEAN trong thế kỷ XXI. Quan hệ giữa Trung Quốc và<br />
ASEAN là điển hình của mối quan hệ quốc tế kiểu mới - tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng,<br />
hợp tác cùng có lợi.<br />
Sự khác nhau về chính sách và xuất phát điểm đối với Đông Nam Á của Mỹ và Trung<br />
Quốc đã quyết định hai bên có những lập trường và phương thức khác nhau trong khi<br />
giải quyết các công việc và trong tham gia hợp tác khu vực. Trong vấn đề phát triển chủ<br />
nghĩa khu vực, Trung Quốc được coi là một thành viên của khu vực Đông Á và là nước<br />
tích cực thúc đẩy sự phát triển của hợp tác khu vực. Trung Quốc luôn ủng hộ ASEAN<br />
phát huy vai trò chủ đạo trong hợp tác Đông Á, tích cực tham gia tiến trình hợp tác<br />
“10+1”, và “10+3”, mong muốn phát triển với các nước khu vực này. Mặc dù Trung<br />
Quốc là một nước đang phát triển , nhưng luôn sẵn sàng đứng ra giúp đỡ khi các nước<br />
Đông Á gặp khó khăn. Chẳng hạn, khi cơn bão khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm<br />
1997 đang hoành hành hết sức dữ dội và gây hậu quả khôn lường cho nền kinh tế các<br />
nước châu Á, thì Trung Quốc, một nước lớn có quy mô kinh tế đứng thứ 7 thế giới hầu<br />
như không bị tác động gì! Tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) trong tháng 6/1997 là 8,2923<br />
NDT/USD, tháng 7/1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á bắt<br />
<br />