CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á<br />
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY<br />
Nguyễn Thị Phương Hảo<br />
<br />
Không phải ngẫu nhiên mà tác giả của “Thế giới phẳng”, quyển sách được liệt kê vào<br />
hàng bán chạy nhất (best - seller) của thế giới trong những năm đầu thế kỉ XXI, Thomas<br />
L. Friedman, đã dành chương mở đầu cho tác phẩm nổi tiếng của mình bằng trường hợp<br />
của Ấn Độ, mà theo ông, với vị trí là một trong những siêu cường của ngành công nghiệp<br />
phần mềm máy tính (trong năm tài khoá 2006 kết thúc ngày 31/3/07, xuất khẩu phần<br />
mềm của Ấn Độ tăng 33% lên 31,4 tỉ USD. NASSCOM (Hiệp hội các Công ty Phần<br />
mềm và Dịch vụ quốc gia Ấn Độ) vừa công bố báo cáo điều tra hàng năm cho biết xuất<br />
khẩu phần mềm và các dịch vụ liên quan của Ấn Độ dự báo sẽ tăng gấp hai lần lên 60 tỉ<br />
USD trong ba năm tới, giúp Ấn Độ duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này trước các đối<br />
thủ khác như Trung Quốc, các nước EU… Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ trên thế giới<br />
chỉ đứng sau Mĩ)1, Ấn Độ là một trong những nhân tố tiêu biểu đóng góp mạnh mẽ vào<br />
quá trình làm “phẳng” thế giới.<br />
Sự kiện một học giả người Mĩ đưa hình ảnh của Ấn Độ thành một sự mở đầu cho một<br />
thế giới “phẳng” của tương lai, dù chỉ là một thế giới giả tưởng đi chăng nữa, vẫn là một<br />
hiện tượng đáng quan tâm. Sự kiện càng nổi bật hơn trong một thế giới tràn ngập những<br />
sự kiện của thế kỉ XXI ở chỗ, nó đã đề cập đến một quốc gia theo chủ trương “trung lập”<br />
và “không liên kết” từ khi giành được độc lập đến nay, kể cả trong những thời điểm phần<br />
lớn thế giới trải qua nhiều biến động lớn dưới tác động của cuộc chiến tranh lạnh, nhưng<br />
kể cả việc “trung lập” hay “không liên kết” cũng không thể khiến cho quốc gia này bị<br />
lãng quên đi như một số quốc gia khác đã từng tồn tại và bị lãng quên trên thế giới này.<br />
Nếu như đối với nhiều nước trên thế giới, sự phát triển vượt bậc của công nghệ phần<br />
mềm đã tạo ra một Ấn Độ như là một ví dụ tiêu biểu cho “thế giới phẳng”, thì đối với<br />
châu Á nói chung, và các nước Đông Nam Á nói riêng, chính sách hướng Đông của Ấn<br />
Độ cũng đang tạo ra ở khu vực này một hình ảnh mới đầy triển vọng trong giai đoạn từ<br />
sau chiến tranh lạnh tới nay.<br />
1. Nguồn gốc “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ<br />
<br />
Sự kết thúc chiến tranh lạnh năm 1989, và sự sụp đổ trật tự thế giới Yalta năm 1991<br />
có thể được coi là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự nổi lên của hàng loạt những<br />
yếu tố mới trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới, vốn đã bắt đầu xuất hiện từ thập niên<br />
1970.<br />
<br />
Nổi bật và dễ nhận thấy nhất trong những “yếu tố mới” của thế giới thời kì sau chiến<br />
tranh lạnh là xu thế đối thoại trở thành xu thế chính của thế giới thay cho xu thế “đối<br />
đầu” tồn tại suốt một thời kì dài của chiến tranh lạnh, kéo theo đó là xu thế hợp tác vì sự<br />
phát triển chung thay vì chia rẽ bởi ý thức hệ, sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia<br />
lớn đặc biệt là Mĩ và Trung Quốc, sự vươn lên mạnh mẽ của các tổ chức khu vực như<br />
EU, ASEAN…, trung tâm kinh tế thế giới được dự báo sẽ chuyển về châu Á - Thái Bình<br />
Dương, làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh đến tất cả các quốc gia, sự thịnh vượng về<br />
kinh tế có xu hướng quan trọng hơn sự hùng mạnh về quân sự, và đang trở thành thước<br />
đo vị trí của các quốc gia trên trường quốc tế…<br />
<br />
<br />
<br />
Khoa Lịch sử<br />
1<br />
TTXVN 05/07/2007.<br />
<br />
1<br />
Bối cảnh quốc tế có sự thay đổi to lớn như thế đã tác động sâu sắc đến phong trào<br />
Không liên kết nói chung và Ấn Độ nói riêng. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất<br />
của phong trào Không liên kết là không tham gia vào các liên minh hoặc các khối quân<br />
sự của các cường quốc để tiến hành chiến tranh xâm lược các nước thế giới thứ ba, cũng<br />
như một số vấn đề quốc tế nổi cộm trước đây như ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng<br />
dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược, chạy đua vũ trang… đã không còn<br />
nhiều ý nghĩa trong một thế giới mà yếu tố kinh tế trở thành yếu tố nổi trội. Trong bối<br />
cảnh làn sóng toàn cầu hoá đang dâng cao trên toàn thế giới, trước hết là việc hội nhập<br />
vào đời sống quốc tế của các quốc gia được tiến hành ráo riết, thì ở một mức độ nào đó,<br />
việc “Không liên kết” có thể trở thành rào cản đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.<br />
<br />
Sau một thời gian dài thực hiện chính sách kinh tế đóng cửa, nền kinh tế Ấn Độ đã có<br />
xu hướng tụt hậu so với các nền kinh tế của các nước đang phát triển khác. Nợ nước<br />
ngoài 70 tỉ USD không có khả năng chi trả, lạm phát kinh tế trên 13%2, nạn tham nhũng<br />
không kiểm soát được, dân số tăng nhanh kéo theo nhiều vấn nạn xã hội như tỉ lệ thất<br />
nghiệp tăng cao kéo theo tỉ lệ người nghèo đói và thất học… Tất cả những nguyên nhân<br />
trên đã trở thành nguyên nhân chính thúc đẩy Ấn Độ tiến hành điều chỉnh chính sách đối<br />
nội cũng như đối ngoại vào đầu thập niên 1990.<br />
<br />
Nhằm mục đích đưa Ấn Độ thoát khỏi tình trạng nghèo đói và lạc hậu, hoà nhập vào<br />
đời sống kinh tế, chính trị thế giới và xác lập cho mình một vị trí quốc tế xứng đáng, từ<br />
tháng 6/1991, ngay sau khi lên cầm quyền, về đối nội, Thủ tướng Narasimha Rao đã tiến<br />
hành một cuộc cải cách và mở cửa kinh tế mạnh mẽ, sâu rộng và triệt để chưa từng có từ<br />
trước đến nay. Về đối ngoại, chính phủ Ấn Độ cũng có sự điều chỉnh chính sách trên<br />
nhiều lĩnh vực; trong đó, chính sách hướng Đông là một trong những điều chỉnh có ý<br />
nghĩa nhất của Ấn Độ thời kì sau chiến tranh lạnh.<br />
<br />
2. Đông Nam Á trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ<br />
<br />
Chính sách hướng Đông của Ấn Độ là chính sách đối ngoại nhằm ưu tiên thiết lập và<br />
phát triển mối quan hệ với các quốc gia ở phía Đông Ấn Độ, đặc biệt là các quốc gia<br />
Đông Nam Á, tiếp giáp với vùng biển phía Đông Ấn Độ. Một trong những lí do rõ ràng<br />
nhất mà khu vực Đông Nam Á, hay tổ chức khu vực ASEAN trở thành trọng tâm chiến<br />
lược của chính sách hướng Đông của Ấn Độ, theo các tác giả Frédéric Grare và Amitabh<br />
Matto của Trung tâm nghiên cứu an ninh quốc gia Ấn Độ 3 giải thích là “sự sụp đổ của<br />
Liên Xô và việc Mĩ cắt giảm lực lượng quân đội trong khu vực đã làm xuất hiện một mối<br />
lo ngại về khoảng trống quyền lực mà một quốc gia năng động về kinh tế và chính trị như<br />
Trung Quốc sẽ có thể lấp vào. Điều này đã gây ra sự lo lắng ở những mức độ khác nhau,<br />
đối với hầu hết các nước ASEAN. Ở Ấn Độ, mặc dù không thể hiện ra rõ ràng, nhưng có<br />
một sự lo ngại về khả năng xuất hiện của cường quốc Trung Quốc với ý định thống trị<br />
khu vực. Điều này đã làm nảy sinh nhận thức mới, và cùng với những chính sách kinh tế<br />
tự do hoá của Ấn Độ đã thúc ép New Delhi phải “hướng Đông”4. Trong một cuốn sách<br />
khác viết về chính sách hướng Đông của Ấn Độ, hai tác giả trên còn lí giải thêm: Với thị<br />
<br />
2<br />
Trần Thị Lý, 2002, Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Khoa học Xã hội, Hà Nội,<br />
tr.24.<br />
3<br />
Frédéric Grare and Amitabh Matto, 2001, India and ASEAN, the Politics of India’s Look East Policy, Vol.I,<br />
Centre for Study of National Security Policy, New Delhi.<br />
4<br />
Frédéric Grare and Amitabh Matto, 2001, India and ASEAN, the Politics of India’s Look East Policy, Vol.I,<br />
Centre for Study of National Security Policy, New Delhi, p.14.<br />
<br />
2<br />
trường gần 500 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội đạt 800 tỉ USD, ASEAN, một<br />
trong những nhóm quốc gia năng động nhất trong nền kinh tế thế giới, cũng được xem là<br />
một trong những vùng kinh tế đem lại nhiều cơ hội cho Ấn Độ5.<br />
<br />
Tuy nhiên, không chỉ đến khi có chính sách hướng Đông thì quan hệ của Ấn Độ và<br />
ASEAN mới được thiết lập. Trong lịch sử, mối quan hệ này đã được thiết lập trên nhiều<br />
lĩnh vực khác nhau mà hiện nay vẫn còn có thể nhận diện được qua những ảnh hưởng về<br />
mặt văn hoá và chính trị của Ấn Độ ở các quốc gia hải đảo, và các quốc gia lục địa của<br />
Đông Nam Á. Ngoài ra, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX, một bộ phận không nhỏ những<br />
người Ấn Độ di cư đã làm một cuộc hành trình dài vượt qua Ấn Độ dương và qua biên<br />
giới của Myanmar để đến với khu vực Đông Nam Á trong vai trò những người láng giềng<br />
tìm kiếm công việc ở những đồn điền thuộc địa rộng lớn ở khu vực này hay với tư cách là<br />
những thương nhân đến buôn bán. Tuy mối quan hệ này sau đó bị gián đoạn bởi sự bành<br />
trướng của chủ nghĩa thực dân khiến cho Ấn Độ và hầu hết các nước Đông Nam Á đều bị<br />
mất chủ quyền, nhưng sau khi giành được độc lập, Thủ tướng Jawaharlal Nehru của Ấn<br />
Độ đã cố gắng liên kết châu Á bằng cách ủng hộ những cuộc đấu tranh ở thuộc địa, ủng<br />
hộ thuyết Liên Á, và một trật tự thế giới mới dựa trên việc không chọn bên nào trong<br />
chiến tranh lạnh. Vì vậy, trong bài phân tích về “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ”,<br />
tác giả Eric Koo Peng Kuan đã nhận xét rằng: Cũng có thể nói rằng “Chính sách hướng<br />
Đông” của Ấn Độ là một sự biểu lộ gián tiếp ước mơ quay trở lại tiếp tục những hoạt<br />
động đã có từ trong lịch sử xa xưa của Ấn Độ”6.<br />
<br />
Trên thực tế, chính sách hướng Đông của Ấn Độ, theo nhiều tác giả7 là một phần của<br />
chính sách ngoại giao “thực dụng” (pragmatic) mới của Ấn Độ, và việc tăng cường mối<br />
quan hệ với ASEAN xuất phát từ sự nhận thức về tầm quan trọng của khu vực này đối<br />
với những lợi ích quốc gia của Ấn Độ. Việc nhận thức này bao gồm những điểm chính<br />
sau:<br />
<br />
Thứ nhất, nhận thức về sự thay đổi của tình hình thế giới và việc thiết lập vị trí của<br />
Ấn Độ trong thế giới hậu chiến tranh lạnh: sự sụp đổ của Liên Xô vào giai đoạn cuối của<br />
cuộc chiến tranh lạnh, và sự mở đầu mạnh mẽ của làn sóng toàn cầu hoá đã khiến cho các<br />
nhà lãnh đạo Ấn Độ nhận ra rằng một trong những phương tiện thiết yếu nhất để làm nên<br />
sự giàu có cho một quốc gia chính là việc phát triển thương mại quốc tế và khuyến khích<br />
đầu tư nước ngoài. Đối với thực lực kinh tế của Ấn Độ, trừ một số ngành công nghệ cao,<br />
phần lớn các sản phẩm của Ấn Độ phù hợp với một thị trường tiêu dùng là cư dân các<br />
nước đang phát triển (developing) hơn là các nước phát triển (developed). Vì vậy, hướng<br />
sang các quốc gia phương Đông, và đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á là một hướng<br />
đi hợp lí. Sự hợp lí còn thể hiện ở chỗ Đông Nam Á chính là ngã tư đường, là cửa ngõ<br />
quốc tế thuận lợi nhất giúp Ấn Độ tiếp cận với các quốc gia khác ở châu Á và khu vực<br />
Châu Á – Thái Bình Dương. Việc thiết lập mối quan hệ hữu hảo, toàn diện với ASEAN<br />
còn nằm trong tính toán chiến lược lâu dài của Ấn Độ là vươn ra khu vực Châu Á – Thái<br />
<br />
5<br />
Frédéric Grare and Amitabh Matto, 2003, Beyond the Rhetoric, The Economics of India’s Look East Policy, Vol.<br />
II, Centre for Study of National Security Policy, New Delhi, p.12.<br />
<br />
6<br />
Eric Koo Peng Kuan: India's Look East Policy, Magazin of Policy Analysis, Delhi 2003.<br />
<br />
7<br />
(Frédéric Grare và Amitabh Matto, Vol I, India and ASEAN, The Politics of India’s Look East Policy và Vol II,<br />
Beyond the Rhetoric, The Economics of India’s Look East Policy; Sushila Narasimhan, Look East Policy: Past,<br />
Present and Future; Kripa Sridharan, The ASEAN Region in India’s Look East Policy …).<br />
<br />
3<br />
Bình Dương, thực hiện ước mơ mà nhà lãnh đạo vĩ đại của Ấn Độ J. Nehru đã nói từ<br />
những năm 1935: “Thái Bình Dương có khả năng thay thế Đại Tây Dương với tư cách là<br />
một trung tâm đầu não của thế giới trong tương lai. Tuy không phải là một quốc gia ở<br />
Thái Bình Dương nhưng Ấn Độ sẽ phải có được ảnh hưởng quan trọng ở đó” 8. Cũng vì<br />
vậy mà chính sách hướng Đông của Ấn Độ chia làm hai giai đoạn rất rõ ràng, giai đoạn I<br />
(dự kiến từ đầu thập niên 1990 đến cuối thập niên 1990), Ấn Độ tập trung tăng cường<br />
quan hệ trên mọi lĩnh vực với khu vực Đông Nam Á; giai đoạn II, từ đầu thế kỉ XXI, Ấn<br />
Độ sẽ mở rộng quan hệ với các nước còn lại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mục<br />
tiêu xa hơn nữa là thiết lập mối liên kết đồng minh giữa hai tổ chức khu vực Nam Á<br />
(SAARC) và Đông Nam Á (ASEAN).<br />
<br />
Thứ hai, nhận thức về sự lớn mạnh và vai trò quan trọng của tổ chức khu vực<br />
ASEAN: thập niên 1990s là một giai đoạn chứng kiến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế<br />
nhanh chóng của các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Đông Nam Á được coi là<br />
“làn sóng thứ ba” về phát triển kinh tế của châu Á sau làn sóng Nhật Bản và các nước<br />
NICs. Hiện nay, cộng đồng 10 nước ASEAN với dân số gần 600 triệu dân và tổng GDP<br />
của ASEAN đạt 1.100 tỉ USD năm 2006, kim ngạch ngoại thương của ASEAN với các<br />
nước ngoài ASEAN năm 2006 cũng đạt gần 1.500 tỉ9. Có cùng xuất phát điểm là những<br />
vùng đất thuộc địa lâu dài, nhưng những quốc gia ASEAN đã vượt qua Ấn Độ (với dân<br />
số khoảng 1,2 tỉ người và tổng GDP năm 2006 là gần 900 tỉ)10, vượt qua những di sản<br />
thuộc địa để trở thành những xã hội phát triển nhanh chóng và hướng đến mục tiêu trở<br />
thành những nhà nước hiện đại hoá, công nghiệp hoá dựa trên hai trụ cột kinh tế là<br />
thương mại và công nghiệp kĩ thuật cao. Xuất phát từ nhận thức nền kinh tế của Đông<br />
Nam Á là một mảnh đất hầu như chưa được khai thác mà vẫn còn đủ chỗ (up for grabs)<br />
cho những thực thể kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, châu Âu và Mĩ, Ấn Độ đã quyết<br />
định chuyển hướng chính sách đối ngoại vào khu vực này. Thực thi chính sách hướng<br />
Đông nhằm vào trọng tâm chính là ASEAN, Ấn Độ có thể đồng thời một lúc đạt được hai<br />
mục tiêu, một là thiết lập được mối quan hệ với từng quốc gia thành viên mà nhờ đó có<br />
thể mở rộng thị trường cho hàng hoá của Ấn Độ, hai là mở rộng thị trường công việc cho<br />
nguồn nhân lực nhàn rỗi đang bị coi là vấn nạn lớn của chính phủ Ấn Độ.<br />
<br />
Thứ ba, nhận thức về sự lớn mạnh của Trung Quốc: là hai quốc gia láng giềng có<br />
cùng biên giới, và cùng là những cái nôi của nền văn minh nhân loại, nhưng, vượt qua Ấn<br />
Độ, Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra xứng đáng với vai trò đầu tàu của Châu Á. Các<br />
chính sách mở cửa của Trung Quốc, trong những năm 1980s đã đem lại sự thành công<br />
nhanh chóng cho quốc gia đang được mệnh danh là “người khổng lồ kinh tế” châu Á này.<br />
Hơn thế nữa, trong bối cảnh trật tự thế giới đa cực đang hình thành, Trung Quốc là đối<br />
thủ cạnh tranh với Ấn Độ trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự và, quan<br />
trọng hơn, cạnh tranh về ảnh hưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Trong một bài<br />
phát biểu của mình trước quốc hội, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói rằng: dù đã<br />
có chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài nhưng đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ mà mới<br />
dừng lại ở mức 3 tỉ USD vào những năm đầu thế kỉ XXI, tăng lên 5.5 tỉ USD vào năm<br />
2005 - 2006 và 15,7 tỉ năm 2006 - 200711. So với 53 tỉ USD đầu tư nước ngoài chảy vào<br />
Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI, 60,3 tỉ USD năm 2005 - 2006 và 63,02 tỉ<br />
<br />
8<br />
Dipanka Banedi, India and Southeast Asia in the XXI Century, Publisher: New Delhi, 1995, p.188.<br />
9<br />
TTXVN: 23/08/2007.<br />
10<br />
TTXVN: 23/08/2007.<br />
11<br />
Economic Survey 2006 - 2007, 28/06/2007.<br />
<br />
4<br />
USD vào năm 2006 - 200712 thì đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Ấn Độ còn khá<br />
khiêm tốn. Cần thiết phải tìm kiếm những thị trường mới để Ấn Độ tăng trưởng kinh tế<br />
và tìm kiếm một cách thức hữu hiệu để cạnh tranh với những chính sách kinh tế của<br />
Trung Quốc13. Chính “nhân tố Trung Quốc” này đã khiến Ấn Độ phải gấp rút chuẩn bị<br />
cho mình một tư thế tốt nhất để bước vào cuộc cạnh tranh không những với Trung Quốc,<br />
mà với cả những thế lực kinh tế trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình<br />
Dương.<br />
<br />
Thứ tư, nhận thức về mối đe dọa biên giới phía Tây Bắc và phía Bắc: giữa Ấn Độ và<br />
Pakistan vẫn tồn tại những xung đột xung quanh hai vùng lãnh thổ Jammy và Kashmir.<br />
Sự liên minh chiến lược về quân sự của Pakistan và Trung Quốc, một láng giềng lớn của<br />
Ấn Độ đã cũng tạo ra một sức ép to lớn về an ninh đối với Ấn Độ buộc nước này phải<br />
quay sang những người láng giềng gần gũi khác ở phía Đông để tìm kiếm sự ủng hộ và<br />
hạn chế cao nhất việc tăng thêm những đồng minh mới của Pakistan.<br />
<br />
Thứ năm, nhận thức về các quốc gia láng giềng phía Tây Á: mặc dù Ấn Độ cũng vẫn<br />
dành sự quan tâm và thúc đẩy thương mại cũng như cung cấp lao động nước ngoài cho<br />
thị trường Trung Cận Đông nằm ở phía Tây Bắc Ấn Độ, nhưng sự bất ổn định về chính<br />
trị và những mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố đã khiến cho Ấn Độ chần chừ trong việc<br />
tập trung đầu tư vào các quốc gia vùng Trung Cận Đông theo hướng lâu dài. Ngoài ra,<br />
tình hình bất ổn về chính trị, xã hội tại các nước Trung Cận Đông cũng có những tác<br />
động to lớn đến công cuộc công nghiệp hoá của Ấn Độ do nguồn dầu và giá cung cấp<br />
không ổn định. Theo thống kê của chính phủ Ấn Độ, vào thời gian xảy ra chiến tranh<br />
vùng Vịnh (1990 - 1991), giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ tăng 21,9%14. Điều này một lần<br />
nữa khiến cho Đông Nam Á trở thành sự lựa chọn hợp lí nhất cho sự phát triển lâu dài<br />
của Ấn Độ trong thế kỉ XXI.<br />
<br />
Thứ sáu, nhận thức về vai trò của Ấn Độ trong khu vực Nam Á: để tăng cường vai trò<br />
đầu tàu của Ấn Độ trong khu vực Nam Á và tổ chức SAARC (Hiệp hội hợp tác khu vực<br />
Nam Á), một khu vực còn nhiều bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội. Mở rộng quan hệ<br />
ngoại giao của Ấn Độ ra một tổ chức khu vực láng giềng của Nam Á cũng làm tăng thêm<br />
uy tín của Ấn Độ trong vai trò lãnh đạo khu vực này. ASEAN và SAARC cũng tồn tại<br />
một số vấn đề tương đối giống nhau về kinh tế, chính trị, và xã hội mà Ấn Độ có thể chia<br />
sẻ kinh nghiệm và thông qua đó, giúp Ấn Độ giải quyết những vấn đề tranh chấp lãnh<br />
thổ, nguồn nước, ngăn chặn phong trào li khai trong khu vực… một cách hữu hiệu hơn.<br />
<br />
Thứ bảy, nhận thức về an ninh lãnh thổ và khu vực: Ấn Độ không chỉ có đường biên<br />
giới với người láng giềng khổng lồ là Trung Quốc mà còn có đường biên giới với một<br />
quốc gia thành viên của Đông Nam Á là Myanmar. Do những biến động trong quá trình<br />
lịch sử nên giữa những quốc gia này đều tồn tại những vấn đề về biên giới chưa thể giải<br />
quyết dứt điểm được. Thêm vào đó, về mặt địa lí tự nhiên, biên giới biển và biên giới đất<br />
liền nơi tiếp giáp của Ấn Độ với phần còn lại của châu Á nói chung và khu vực Đông<br />
Nam Á nói riêng còn là những nơi hiểm trở, từ lâu đã trở thành nơi ẩn náu của các phong<br />
trào li khai, nơi hoạt động của bọn buôn bán ma túy, cướp biển, gây mất an ninh cho cả<br />
khu vực Nam Á lẫn Đông Nam Á. Trong khi đó, thương mại trên biển của Ấn Độ lại gắn<br />
<br />
12<br />
Asian Economic News 15/06/2007.<br />
13<br />
Metcalf, Barbara, Metcalf, Thomas. R, A Concise History of India, United Kingdom:Cambridge University Press, 2002, p.5.<br />
14<br />
Indian Government, Statistics of Economics, 1990 - 1991, Ministry of Finance, New Delhi, 1991, p.3.<br />
<br />
5<br />
trực tiếp với những eo biển nằm ở khu vực Đông Nam Á như Malacca, Sunda và<br />
Lombok. Phát triển mối quan hệ thân thiết và bền vững với các quốc gia Đông Nam Á<br />
cũng đồng thời là hướng phát triển nhằm đảm bảo an ninh biên giới lãnh thổ, và bảo đảm<br />
an ninh kinh tế cho cả hai bên.<br />
<br />
Cuối cùng, nhận thức về sự gặp gỡ của những mối quan tâm chiến lược giữa ASEAN<br />
và Ấn Độ: không chỉ Ấn Độ có ấn tượng đặc biệt đối với những nền kinh tế đang nổi lên<br />
ở Đông Nam Á, mà bản thân các nước thành viên của ASEAN cũng dành sự quan tâm to<br />
lớn cho người láng giềng khổng lồ Nam Á của mình. Bên cạnh những mối quan hệ hết<br />
sức tốt đẹp đã có từ trong lịch sử lâu đời giữa hai khu vực này (Ấn Độ và các nước Đông<br />
Nam Á hầu như không có lịch sử xâm lược lẫn nhau, mối quan hệ giữa hai khu vực này<br />
diễn ra trong một thời gian dài trong lịch sử được tiến hành thông qua con đường hoà<br />
bình), bên cạnh mối quan tâm chung về an ninh như đã phân tích ở trên, thì bản thân các<br />
quốc gia ASEAN cũng bị ấn tượng trước sự vươn dậy mạnh mẽ của Ấn Độ trong thập<br />
niên cuối cùng của thế kỉ XX, đặc biệt là sau công cuộc cải cách toàn diện mà chính phủ<br />
của Thủ tướng Narasimha Rao tiến hành trong đầu thập niên 1990. Trong lịch sử Ấn Độ<br />
đã từng là một nền văn minh rực rỡ của nhân loại, hiện tại Ấn Độ là một thị trường rộng<br />
lớn với hơn một tỉ dân, mức tăng trưởng kinh tế sau cải cách liên tục tăng nhanh, giai<br />
đoạn 1990 - 1995 khoảng 4,5% năm. Năm 1995, Ấn Độ đứng thứ 15 trên thế giới về<br />
GDP (317 tỉ USD), đứng thứ 13 trên thế giới về nông nghiệp, đứng thứ 14 về giá trị công<br />
nghiệp. Từ giữa thập niên 1990 đến nay, GDP của Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng, bình<br />
quân hàng năm đạt 6,5%; dự trữ ngoại tệ đạt trên 100 tỉ USD. Năm 2006, GDP của Ấn<br />
Độ tăng trưởng 9,4%, đạt 1000 tỉ USD15, vào loại cao nhất thế giới và châu Á. Ngoài ra,<br />
Ấn Độ được thế giới biết đến như là một cường quốc về công nghệ thông tin, đặc biệt là<br />
công nghệ phần mềm, một trong những ngành công nghiệp tinh vi nhất của thế giới<br />
đương đại.<br />
<br />
Ấn Độ cũng còn nhiều những lợi thế khác khiến ASEAN cũng phải thừa nhận sự cần<br />
thiết trong việc thiết lập quan hệ đồng minh lâu dài với Ấn Độ, nhất là trong bối cảnh ảnh<br />
hưởng của Trung Quốc ngày càng to lớn ở khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á<br />
nói riêng. Ảnh hưởng này không chỉ trực tiếp thể hiện trong quan hệ trực tiếp giữa<br />
ASEAN và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, mà còn thể hiện gián tiếp thông qua các<br />
cộng đồng Hoa kiều có mặt ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á và ngày càng chi phối<br />
chặt chẽ nền kinh tế của Đông Nam Á. Theo thống kê chưa đầy đủ vào năm 2006, có<br />
khoảng trên 30 triệu người Hoa đang sống ở Đông Nam Á, chiếm 33% dân số của<br />
Malaysia; 75,6% dân số Singapore; 12% dân số Thái Lan…16 họ nắm trong tay cổ phiếu<br />
của hàng loạt các công ti được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Từ đầu thế kỉ XXI,<br />
ở Thái Lan và Singapore, họ sở hữu hơn 80% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, quốc<br />
vương Thái Lan Rama VI từng gọi người Trung Quốc là “dân Do Thái ở phương Đông”;<br />
ở Malaysia, họ sở hữu 62%; ở Philippines 50%; ở Indonesia họ nắm 70% tổng số tài sản<br />
của các công ti17… Trung Quốc đang nỗ lực thể hiện vai trò năng động của mình trong<br />
việc điều khiển nền kinh tế của Đông Nam Á và trong tương lai, bằng sức mạnh của<br />
người khổng lồ đang vươn dậy, sẽ lấp khoảng trống quyền lực là Mĩ và Liên Xô để lại<br />
khu vực này sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Chắc chắn đây không phải là điều mà<br />
ASEAN mong đợi, cả một lịch sử dài của Đông Nam Á đã từng là lịch sử của chiến<br />
<br />
15<br />
India GDP Expanded at Fastest Pace in 18 Years, Market Watch, May 31/2007.<br />
16<br />
Overseas Chinese Survey17/08/2007.<br />
17<br />
TTXVN: Tình cảnh người Hoa ở Đông Nam Á, 30/8/2001.<br />
<br />
6<br />
tranh, lịch sử của vùng đệm, nơi diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu do các<br />
cường quốc thực dân tiến hành, và cũng là nơi diễn ra các cuộc chiến tranh “uỷ nhiệm”<br />
trong thời kì chiến tranh lạnh. Vì vậy, tất cả các nước thành viên của ASEAN đều mong<br />
muốn khép lại quá khứ, hướng đến một tương lai độc lập, tự do, thịnh vượng và bình<br />
đẳng với các quốc gia và khu vực khác chứ không phải lại tiếp tục chịu ảnh hưởng của<br />
một cường quốc nào đó. Đó là lí do quan trọng nhất khi các nước Đông Nam Á quyết<br />
định tập hợp lại trong một tổ chức là ASEAN.<br />
<br />
Để thực hiện được những mục tiêu trên trong bối cảnh quốc tế và khu vực có những<br />
thay đổi quan trọng sau chiến tranh lạnh, việc liên kết với Ấn Độ, người khổng lồ thứ hai<br />
của châu Á, và là người láng giềng phía Tây đang cùng chia sẻ với ASEAN những đường<br />
biên giới biển và đất liền là hết sức cần thiết. Việc ASEAN công nhận Ấn Độ là thành<br />
viên chính thức của diễn đàn ARF vào năm 1996 cũng cho thấy những tính toán chiến<br />
lược của ASEAN về vai trò của Ấn Độ trong tương lai chung của châu Á và tương lai<br />
riêng của khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ, có lẽ là cường quốc duy nhất ở châu Á có khả<br />
năng đối trọng lại với Trung Quốc trong tình hình hiện nay về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế<br />
và an ninh. Hai quốc gia này có số dân tương đương nhau, có những lợi thế về kinh tế<br />
riêng, cùng là hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, cùng đang chạy đua và giành được<br />
những kết quả đáng kể trong ngành công nghiệp vũ trụ… Cuộc cạnh tranh giữa hai quốc<br />
gia này sẽ đem lại những thách thức cũng như những thuận lợi nhất định cho sự phát triển<br />
toàn diện và độc lập của ASEAN trong tương lai.<br />
<br />
3. Những kết quả bước đầu của việc thực thi chính sách hướng Đông của Ấn Độ đối<br />
với khu vực Đông Nam Á<br />
<br />
Ngay từ khi mới ra đời, chính sách hướng Đông của Ấn Độ đã thu hút được sự quan<br />
tâm của các nước ASEAN. Bắt đầu từ một xuất phát điểm rất thấp (trong suốt thời kì<br />
chiến tranh lạnh, hầu như giữa Ấn Độ và ASEAN (5 quốc gia thành lập), không đặt quan<br />
hệ chính thức, và cũng không có những mối quan hệ thường xuyên trên tất cả các lĩnh<br />
vực, thậm chí có thời gian Ấn Độ từng lên án khối liên minh quân sự SEATO và các<br />
thành viên ASEAN từng tham gia vào khối quân sự này. Nhưng bối cảnh mới của thế<br />
giới vào đầu thập niên 1990, đặc biệt là được sự khích lệ của chính sách hướng Đông,<br />
quan hệ Ấn Độ và ASEAN đã nhanh chóng phát triển trên nhiều lĩnh vực.<br />
<br />
Chưa đầy một năm sau sự ra đời của chính sách hướng Đông, vào năm 1992, Ấn Độ<br />
đã trở thành thành viên đối thoại từng phần của ASEAN. Ba năm sau (1995), Ấn Độ trở<br />
thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN. Năm 1996, Ấn Độ là thành viên của diễn<br />
đàn khu vực ASEAN, là khách mời tham dự chính thức của các cuộc họp cấp cao của<br />
ASEAN. Năm 2002, quan hệ Ấn Độ và ASEAN được đẩy lên một bước với sự kiện Hội<br />
nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên được tổ chức ở thủ đô PhnomPenh<br />
(Campuchia), Ấn Độ chính thức trở thành một bên trong cơ chế hợp tác ASEAN+1.<br />
<br />
Năm 2003, Ấn Độ và ASEAN đã đạt được “Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn<br />
diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hoà Ấn Độ”, trong đó quan trọng<br />
nhất là những điều khoản liên quan đến việc thành lập khu vực mậu dịch tự do (FTA)<br />
ASEAN - Ấn Độ. Tháng 11/2004, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Lào, Ấn<br />
Độ và các nước ASEAN đã kí bản kế hoạch “Đối tác vì hoà bình, tiến bộ và cùng thịnh<br />
vượng, mở ra một thời kì mới trong quan hệ ASEAN - Ấn Độ trên các lĩnh vực kinh tế,<br />
chính trị, an ninh, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá. Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về<br />
7<br />
việc xây dựng kế hoạch hợp tác “Tầm nhìn ASEAN - Ấn Độ” đến năm 2020. Vào đầu<br />
năm 2007 vừa qua, trong Hội nghị cấp cao ASEAN+1 với Ấn Độ tại Cebu (Philippines),<br />
các nhà lãnh đạo Ấn Độ và ASEAN đã nhất trí về việc gia tăng các lĩnh vực hợp tác giữa<br />
hai bên, đặc biệt là các lĩnh vực mà Ấn Độ có lợi thế như khoa công - công nghệ, tin học,<br />
dược phẩm, thúc đẩy du lịch hai chiều với những chiến dịch quảng bá ở cả ASEAN và<br />
Ấn Độ.<br />
<br />
Những nỗ lực để đẩy mạnh hợp tác toàn diện của Ấn Độ và ASEAN trong hơn một<br />
thập niên qua được thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế. Hợp tác để phát triển kinh tế<br />
cũng là mục tiêu hàng đầu và trước tiên trong quan hệ đối tác Ấn Độ - ASEAN mà chính<br />
sách hướng Đông hướng tới. Trong hơn một thập niên qua, từ chỗ thương mại hai chiều<br />
chỉ đạt khoảng 2,4 tỉ USD vào năm 1990; 2,91 tỉ USD năm 1993; 8,79 tỉ USD vào năm<br />
1997; 9,88 tỉ vào năm 2001; 17,8 tỉ vào năm 2003, và 23 tỉ USD vào cuối năm 2005. Chỉ<br />
riêng từ năm 2002 đến 2005, thương mại hai chiều của Ấn Độ và ASEAN đã tăng 150%,<br />
từ 9,7 tỉ USD vào năm 2002 tăng lên 23 tỉ USD vào năm 2005…18. Trong hội nghị cấp<br />
cao ASEAN lần thứ 10 tại Lào vào năm 2004, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh bày<br />
tỏ niềm tin rằng thương mại hai chiều Ấn Độ - ASEAN sẽ vượt 30 tỉ USD vào năm 2007.<br />
những con số này tuy chưa phải là lớn (so với thương mại hai chiều ASEAN - Trung<br />
Quốc đạt 120 tỉ USD/năm), nhưng vẫn là một khởi đầu rất ấn tượng đối với cả hai bên.<br />
<br />
Ngoài lĩnh vực hợp tác chính là kinh tế, Ấn Độ và ASEAN cũng đã có những cam kết<br />
hợp tác về an ninh trong khuân khổ diễn đàn an ninh khu vực (ARF). Năm 2003, Ấn Độ<br />
và ASEAN đã kí một bản “Tuyên bố chung về Hợp tác chống khủng bố quốc tế”. Trong<br />
hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ II vào tháng 10/2003, Ấn Độ đã kí Hiệp ước<br />
Thân thiện và Hợp tác với ASEAN (TAC), trong đó Ấn Độ cam kết sẽ hợp tác và tham<br />
gia chặt chẽ trong việc giữ gìn an ninh và sự ổn định của khu vực, đặc biệt là hợp tác<br />
trong vấn đề chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, dự báo và quản lí thiên tai, cơ<br />
chế cảnh báo sớm…, bệnh dịch cúm gia cầm, tăng cường hợp tác về an ninh năng<br />
lượng…<br />
<br />
Quan hệ hợp tác toàn diện của Ấn Độ và ASEAN còn được thể hiện qua hàng loạt các<br />
văn bản về hợp tác khoa học kĩ thuật bao gồm các lĩnh vực khoa học không gian, công<br />
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dược học, chữa bệnh từ xa… Trong hội nghị cấp cao<br />
về hợp tác kĩ thuật ASEAN - Ấn Độ tổ chức tại New Delhi tháng 12/2006, hai bên đã kí<br />
kết một văn bản về việc thành lập quĩ “khoa học kĩ thuật ASEAN - Ấn Độ” nhằm tăng<br />
cường công tác nghiên cứu và phát triển kĩ thuật trong khu vực vì lợi ích chung.<br />
<br />
Hơn 15 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, tuy chưa mang lại những thay đổi có<br />
tính chất đột phá trong quan hệ Ấn Độ và ASEAN, nhưng rõ ràng chính sách hướng<br />
Đông của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á đã gặt hái được những kết quả bước đầu<br />
hết sức tốt đẹp và đang ngày càng chứng tỏ được tính ưu việt và khả năng hiện thực của<br />
mình. Thế giới, khu vực, từng quốc gia thành viên của ASEAN cũng như nhân dân Ấn<br />
Độ đều cảm nhận được sự thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng lạc quan trong quan hệ<br />
giữa Ấn Độ và ASEAN từ sau chiến tranh lạnh đến nay, và đặc biệt là sự thay đổi diễn ra<br />
dưới những tác động tích cực của chính sách hướng Đông.<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Vibhanshu Shekha, India - ASEAN Relation, An Overview, IPCS Special Report, No. 39, March 2007, p.2.<br />
<br />
8<br />
Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn mà Ấn Độ và ASEAN phải vượt qua trong<br />
thời gian tới để có thể thực hiện các cam kết đã kí. Phần lớn những khó khăn xuất phát từ<br />
bản thân tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cả ASEAN và Ấn Độ (cả hai đều là những<br />
cộng đồng đông dân cư, đa dạng về dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo…, khoảng cách giàu<br />
nghèo còn rất lớn, cả hai còn tồn tại những yếu kém, những bất đồng và mâu thuẫn do<br />
lịch sử để lại, cả hai đều không phải là những nền kinh tế phát triển toàn diện ở mức độ<br />
cao như những nền kinh tế Tây Âu và Bắc Mĩ để có thể trợ giúp cho nhau…), nhiều dự<br />
án và mục tiêu mà hai bên đề ra nhưng chưa có đủ khả năng tài chính để thực hiện, đàm<br />
phán về thị trường thương mại tự do giữa hai bên còn những bất đồng nhất định xuất phát<br />
từ lợi ích tối cao của hai nước… Tuy nhiên, với việc thương mại hai chiều và đầu tư trực<br />
tiếp giữa hai bên không ngừng tăng trong từng năm trong suốt những năm triển khai<br />
chính sách hướng Đông, nhiều rào cản về kinh tế, chính trị đã được tháo gỡ, danh mục<br />
các hoạt động hợp tác liên tục tăng, kết quả hợp tác cũng được thể hiện qua những con số<br />
đầy ấn tượng… Có nhiều khả năng để hi vọng rằng, chính sách hướng Đông của Ấn Độ<br />
đã, đang và sẽ mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong tương<br />
lai.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. A.N. Ram, 1995, India’s “Look East” Policy - A Perspective, in India’s Foreign<br />
Policy, New Delhi.<br />
2. C.V.C Naidu, 2004, India and Southeast Asia: Look East Policy, Wold forcus, Sep.<br />
3. Frédéric Grare and Amitabh Matto, 2001, India and ASEAN, the Politics of India’s<br />
Look East Policy, Vol. I, Centre for Study of National Security Policy, New Delhi.<br />
4. Frédéric Grare and Amitabh Matto, 2003, Beyond the Rhetoric, The Economics of<br />
India’s Look East Policy, Vol. II, Centre for Study of National Security Policy, New<br />
Delhi.<br />
5. Mohammeh Ayoob, 1990, India and Southeast Asia - India Perceptions and Policies,<br />
Routledge, London.<br />
6. Namasimha. Rao, 1992, India’s Look East Policy, The Hindu 03/09/1992.<br />
7. Vibhanshu Shekha, India - ASEAN Relation, An Overview, IPCS Special Report, No.<br />
39, March 2007.<br />
8. Dipanka Banedi, 1995, India and Southeast Asia in the XXI Century, New Delhi.<br />
9. Võ Xuân Vinh, 3/2007, ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ, Tạp chí<br />
Cộng sản số 125.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />