Chính sách ngoại giao trong giai đoạn 1954-1964
lượt xem 24
download
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam đã đưa ra một chính sách ngoại giao mà được không ít các học giả đánh giá rất cao. Đó là Đoàn kết sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong đó, sức mạnh dân tộc là toàn thể sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh thời đại bao gồm: sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, đặc biệt là nhân dân trong chính các nước đế quốc; các nước thế giới thứ ba và các nước XHCN. Cụ thể, trong Nghị quyết...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách ngoại giao trong giai đoạn 1954-1964
- Đề tài: Chính Sách ngoại Giao giai đoạn 1954-1964
- Chính sách ngoại giao trong giai đoạn 1954 - 1964 1. Mở bài: Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam đã đưa ra một chính sách ngoại giao mà được không ít các học giả đánh giá rất cao. Đó là Đoàn kết sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong đó, sức mạnh dân tộc là toàn thể sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh thời đại bao gồm: sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, đặc biệt là nhân dân trong chính các nước đế quốc; các nước thế giới thứ ba và các nước XHCN. Cụ thể, trong Nghị quyết Trung ương lần thứ VII tháng 3/1955, Đảng khẳng định: “Đẩy mạnh công tác ngoại giao, tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước bạn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới… ”. Ngoài ra, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ 5 đến 12/9/1960 cũng nhấn mạnh một lần nữa: “Đoàn kết toàn dân…, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước XHCN anh em do Liên Xô đứng đầu ”. Khi đưa ra chủ trương này, Đảng nhận thức rõ so sánh tương quan lực lượng với Mỹ, Việt Nam không thể giành độc lập hoàn toàn chỉ bằng nội lực. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng: bằng sức mạnh ngoại giao, dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn đủ khả năng đánh bại đế quốc Mỹ. Điều này đã trở thành một câu hỏi đối với chúng tôi ngay khi tiếp xúc với chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn này. Để giải quyết băn khoăn trên, qua quá trình nghiên cứu, với việc tham khảo tác phẩm Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam cùng một số tài liệu liên quan khác, chúng tôi quyết định phân tích vấn đề quan hệ Việt – Xô giai đoạn 1960- 1968, qua đó làm nổi bật chủ trương “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” của Đảng và Nhà nước ra đề ra trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài tiểu luận của chúng tôi sẽ đi theo theo bốn luận điểm chính (như đã đề cập tới trong phần tóm tắt bài viết). II. Thân bài 1. Sức mạnh của Liên Xô - chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam
- Trong giai đoạn này, dựa trên tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự của mình, Liên Xô nổi lên trở thành đối trọng của Mỹ. Trước hết, về kinh tế, trải qua giai đoạn phục hồi sau chiến tranh thế giới lần thứ hai với các kế hoạch 5 năm (lần thứ tư, năm, sáu), kinh tế Liên Xô đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành nước cung cấp dầu, khí đốt và quặng sắt nhiều nhất thế giới. Ngoài ra, Liên Xô trong thời kỳ này được các học giả nhận định là đất nước tiên phong trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Ngày 12/4/1961 đã trở thành ngày đánh dấu mốc mở đầu cho khoa học vũ trụ khi Liên Xô lần đầu tiên phóng thành công con tàu không gian Vostok 1 đưa Yuri Gagarin bay vòng quanh quỹ đạo trái đất. Bốn năm sau đó (18/3/1965), nhà du hành người Nga khác Alexey Leonov cũng đặt những bước chân đầu tiên ra ngoài không gian trái đất. Vị thế chính trị của Liên Xô cũng được cải thiện đáng kể thời kỳ hậu thế chiến. Ảnh hưởng của Liên Xô trải rộng toàn Đông Âu. Một số vùng đất bị mất theo Hòa ước Brest – Litovsk (1918) như vùng Baltic hay phần phía đông giáp Ba Lan đã sáp nhập trở lại Liên bang Xô Viết. Cuối thập niên 40, tiền thân các Đảng Cộng sản Xô Viết đã liên tiếp thắng cử tại 5 quốc gia Trung và Đông Âu là Ba Lan, Czechoslovakia, Hungary, Romania và Bulgaria. Tiềm lực quân sự của Liên Xô cũng không hề thua kém Mỹ. Liên Xô tập trung xây dựng những đội quân tinh nhuệ, được trang bị hiện đại và khả năng di động cao. Trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo vũ khí, Liên Xô đã đưa vào sử dụng loại súng mới AK – 47 có khả năng ngắm bắn tầm ngắn (1951) và BMP – 1, chiếc xe tăng cỡ lớn đầu tiên trên thế giới (1967). Đặc biệt, ngày 29/8/1949, Liên Xô công bố đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mỹ.
- Với những sức mạnh vượt trội cả về kinh tế và quân sự như vậy, Liên Xô xứng đáng là “thành trì của chủ nghĩa xã hội”, là chỗ dựa vững chắc giúp cách mạng của chúng ta thành công. 2. Cơ sở đoàn kết sức mạnh dân tộc Việt Nam với sức mạnh Liên Xô 2.1. Vì sao chúng ta phụ thuộc nhưng không ngả hẳn về phía Liên Xô? Mâu thuẫn Xô – Trung là vấn đề không thể không nhắc tới ở đây. Mâu thuẫn này đã được chúng ta nhận thấy ngay từ nửa cuối của những năm 1950. V ì lợi ích dân tộc, cả Liên Xô và Trung Quốc đều muốn khẳng định vị trí độc tôn, tiên phong của mình trong phe XHCN, trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước thế giới thứ ba. Do vậy cả hai bên đều tích cực lôi kéo các nước khác về phe mình nhằm tăng cường sức ảnh hưởng, Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia đó. Bên cạnh đó, không thể loại trừ những tính toán của Trung Quốc và Liên Xô về chiến tranh Việt Nam trong quan hệ với Mỹ. Cụ thể, Liên Xô muốn “Mỹ sa lầy và suy yếu”, giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược tăng cường tiềm lực, đuổi kịp tạo thế cân bằng về vũ khí chiến lược. Tương tự, Trung Quốc muốn Mỹ (và nhiều khả năng là cả Liên Xô) suy yếu để có thể tạo thế ba cực với hai nước này, đồng thời đảm bảo an ninh biên giới phía nam của mình. Từ đó, chúng ta đã nhận thấy tình thế lưỡng nan trong việc hoạch định đường lối đối ngoại ở đây, phải làm sao không để Liên Xô hay Trung Quốc can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của chúng ta mà lại vẫn tranh thủ được sự ủng hộ của hai nước này. Để làm được việc đó, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ, chúng ta cần tận dụng mối bất hoà sâu sắc Xô-Trung, đồng thời cố tránh không ngả hẳn về phe nào trong mối quan hệ phức tạp này. Nguyên tắc cơ bản của ta trong giai đoạn này là “không đặt mình vào thế nhất biên đảo” – được đúc kết trong Nghị quyết 9 (tháng 12 – 1963). 2.2. Độc lập, tự chủ, tự cường – “Lấy sức ta mà giải phóng cho ta”
- Phải đối đầu với tên đế quốc sừng sỏ nhất là Mỹ, trong bối cảnh quốc tế phức tạp như vậy, có thể nói chính sách đối ngoại của ta chính là một trong những chìa khóa đưa đến thắng lợi. Vậy chính sách đối ngoại của ta như thế nào trong thời kỳ này? Các nghiên cứu cho thấy rằng, điểm nổi bật nhất mà Hồ Chí Minh nhấn mạnh đó là tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường. Người chỉ rõ “phải dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của các nước XHCN anh em và của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ”. Như vậy, chính sách đối ngoại của ta “phản ánh tư duy biết khẳng định cái riêng trong cái chung của quan hệ quốc tế rộng lớn” . Theo đó, chúng ta đã thực thi đường lối đối ngoại theo hướng độc lập, tự chủ, tự cường, với phương châm “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”. Công việc của ta tự ta giải quyết, không chấp nhận một sự can thiệp nào từ phía bên ngoài cũng như không chịu sự chi phối của bất kì quốc gia nào trong cách hành xử về đối ngoại. Ta kiên quyết giữ vững quyền dân tộc tự quyết và quyền tự phán xét những vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế; quán triệt tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, kiên định đường lối đối ngoại bảo đảm lợi ích dân tộc, phù hợp với những chế định của luật pháp quốc tế và với xu thế chủ đạo, tích cực của thế giới, chống các khuynh hướng biệt lập, tự ti dân tộc, dân tộc hẹp hòi hoặc dân tộc nước lớn. Hơn nữa, “độc lập tự chủ phải đi đôi với đoàn kết quốc tế; độc lập tự chủ chứ không tự cô lập, đoàn kết quốc tế nhưng không lệ thuộc” . 3. Biểu hiện của chủ trương “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” trong tương quan với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ 3.1. Thời kỳ 1960-1964: Đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ a. Hoàn cảnh lịch sử Trong giai đoạn này, tình hình quốc tế có những diễn biến hết sức phức tạp, thể hiện một giai đoạn chính trị thế giới có phần bất ổn định. So sánh lực lượng giữa phe TBCN và XHCN chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho phe XHCN,
- đặc biệt là thắng lợi của cách mạng Cuba (1/1/1959). Bên cạnh đó, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu bộc lộ những khủng hoảng. Mâu thuẫn trong nội bộ các nước thuộc phe TBCN ngày càng gay gắt. Ngoài ra, chiến tranh lạnh bước vào thời kỳ hòa hoãn, Xô - Mỹ thay đổi chiến lược, cải thiện mối quan hệ, bớt căng thẳng. Mặt khác, mâu thuẫn giữa ha i nước đứng đầu phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc vốn đã xuất hiện từ năm 1959 nay công khai bộc lộ bằng sự kiện Trung Quốc công bố văn kiện “Chủ nghĩa Lê-nin muôn năm” và Liên Xô cắt viện trợ cho Trung Quốc. “Sự xung đột giữa hai Đảng cộng sản lúc đó đã phát triển đến một sự kình định công khai và những giai đoạn ngừng xung đột ngày càng trở nên hiếm hoi” . Về tình hình trong nước, tháng 05/1959 Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 quyết định đưa cách mạng miền Nam từ thế phòng ngự sang tiến công, dùng bạo lực cách mạng. Tới năm1961, Mỹ tiến hành “chiến tranh đặc biệt” ở Việt Nam. b. Thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam Liên Xô mong muốn giúp Việt Nam phát triển kinh tế ở miền Bắc (viện trợ cho Việt Nam những khoản ngân sách lên tới hàng triệu rúp, chấp nhận cho ta vay vốn với điều kiện ưu đãi; cung cấp cho ta nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm, máy móc trang thiết bị, giúp ta khôi phục nhanh chóng nền kinh tế vốn đang trong tình trạng suy yếu nghiêm trọng sau kháng chiến chống Pháp). Tuy vậy, Liên Xô lại tỏ thái độ không muốn ta đánh mạnh ở miền Nam. Sở dĩ như vậy là vì Liên Xô lo sợ việc ta chiến đấu quyết liệt với Mỹ ở chiến trường miền Nam sẽ ảnh hưởng đến thế hòa hoãn mà Liên Xô đang mong muốn duy trì với Mỹ. Do vậy, Liên Xô không hề đề cao vai trò của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tới tháng 12/1963, Liên Xô chuyển cho ta gợi ý của Mỹ về việc trung lập hóa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, đồng thời muốn đưa vấn đề Đông Dương ra Liên Hợp Quốc. Liên Xô dọa cắt viện trợ quân sự cho phía Việt Nam tháng
- 2/1964, muốn từ bỏ vai trò đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Trong thái độ của Liên Xô đối với ta có tính đến mâu thuẫn Xô – Trung, như học giả Ilya V.Gaiduk đã nhận định: “Hiển nhiên là các mối quan hệ với Mỹ chiếm một vị trí quan trọng trong các kế hoạch của Mátxcơva đối với cuộc chiến tranh. Việc quan hệ với Trung Quốc ngày càng xấu đi, và tình trạng thù địch giữa hai cường quốc cộng sản này càng tăng cũng ảnh hưởng lớn đến phương hướng, chính sách của Liên Xô, và đôi khi quyết định quan điểm về chiến tranh của Ban lãnh đạo Liên Xô cùng các giải pháp ngoại giao của họ” . c. Chính sách của ta Đứng trước tình hình đó, chính phủ ta đã thông qua đường lối chung về đối ngoại cho thời kỳ này tại Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960) với ba nội dung chính: Trước hết, Đảng và Chính phủ ta nhận định nhiệm vụ quốc tế tối quan trọng của ta là tăng cường tinh thần đoàn kết, nhất trí trong phe XHCN, tăng cường sự thống nhất trong phong trào cộng sản thế giới, tránh những hành động công kích lẫn nhau và những xu hướng gây chia rẽ. Thứ hai, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động, của Chính phủ và Hồ Chủ tịch kiên quyết chiến đấu chống âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng như hệ thống Ngụy quân, Ngụy quyền đi đến thống nhất nước nhà. Cuối cùng, ta cần tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè năm châu dành cho công cuộc xây dựng miền Bắc và cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam. Đặc biệt, ta đề cao vấn đề vận động các quốc gia thừa nhận tính pháp lý của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngay sau khi Mặt trận được thành lập và nhất là từ sau Đại hội lần thứ nhất (16/2/1962), Mặt trận đã đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại như cử đoàn đại biểu đi thăm các nước anh em, bạn bè, tham dự các hội nghị quốc tế, đưa tiếng nói của nhân dân miền Nam đang chiến đấu tới các diễn đàn, các cơ quan thông tin báo chí các nước.
- d. Thành tựu đạt được Xuất phát từ chính sách đối ngoại đúng đắn, ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn này đạt được nhiều thành tựu: - Tận dụng được giúp đỡ từ phía Chính phủ Liên Xô, ta đã hoàn thành xuất sắc Kế hoạch phát triển kinh tế 1958-1960 và Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961- 1965, đồng thời từng bước củng cố và nâng cao tiềm lực quốc phòng. - Việt Nam đã góp một phần không nhỏ làm giảm căng thẳng trong khối các nước XHCN, thắt chặt lại tình đoàn kết, hữu nghị giữa các thành viên trong khối thông qua việc tham gia một cách có trách nhiệm Hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân năm 1957 và đặc biệt là Hội nghị 81 đảng ở Mátxcơva, Nga (11/1960). Tại các hội nghị quan trong này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam đã có những hành động thiết thực giúp thu hẹp bất đồng giữa hai nước Liên Xô và Trung Quốc, dẫn tới việc ký kết được bản tuyên bố chung của Hội nghị. - Ngày 24/12/1964, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã nhận được lời mời từ phía Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô về việc mở phái đoàn thường trực ở Liên Xô. Mặt trận cũng đã nhận được sự công nhận của nhiều quốc gia như Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Cuba… Bên cạnh những giúp đỡ không thể phủ nhận của Liên Xô, ta vẫn phải nhận định một cách khách quan rằng: “Sau năm 1954, Liên Xô tham gia vào việc tổ chức lại các lực lượng vũ trang của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đã gửi tới Việt Nam các cố vấn quân sự và vũ khí, một số vũ khí đã được chuyển tới cho Việt Cộng. Nhưng sự giúp đỡ này là không đáng kể. Vì vậy, trước năm 1964, Liên Xô chủ yếu vẫn là một quan sát viên trước những diễn biến ở Việt Nam. Vai trò này đã phục vụ cho chiến lược cùng tồn tại hòa bình của Khơrútxốp với phương Tây và tránh những cuộc xung đột giống như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962.” Sở dĩ thái độ của Liên Xô như vậy một phần là vì sự bất đồng quan
- điểm về hình thức chiến tranh giữa hai Đảng, hai nhà nước: Liên Xô mong muốn giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng con đường hòa bình, thương lượng, đàm phán. Trong khi, tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III (9/1960) và Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (12/1963), ta lại xác định tăng cường những nỗ lực quân sự ở miền Nam, áp dụng chiến lược tiến công thay vì phòng thủ. Bên cạnh đó, Nghị quyết “Về tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng” đã phê phán chủ nghĩa xét lại, đưa ra những quan điểm có phần chủ quan, chưa thỏa đáng về một số vấn đề quốc tế nên đã gây phản ứng không thuận từ phía Ban lãnh đạo Liên Xô. Nhận thấy sự rạn nứt trong quan hệ với Liên Xô, ta đã tăng cường đẩy mạnh những biện pháp ngoại giao, giải thích quan điểm và thu hẹp khoảng cách giữa hai nước. Đầu năm 1964, đoàn đại biểu Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu cùng với những đại diện lỗi lạc của giới lãnh đạo Hà Nội như Lê Đức Thọ và Hoàng Văn Hoan đã tới Mátxcơva. Tháng 7/1964, nhận lời mời từ Ủy Ban đoàn kết Á-Phi của Liên Xô, đoàn đại biểu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng đã có chuyến thăm nước bạn. 3.2. Thời kỳ 1965-1968: Đánh thắng “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ a. Hoàn cảnh lịch sử Ta bước vào giai đoạn cao điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ trong bối cảnh quốc tế có những đặc điểm nổi bật như: Chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang giữa hai khối diễn ra gay gắt, tuy nhiên xu thế hòa hoãn vẫn phát triển; hệ thống XHCN khủng hoảng nghiêm trọng với mâu thuẫn Xô-Trung đang trong giai đoạn căng thẳng nhất còn hệ thống tư bản cũng có những chia rẽ, rạn nứt; phong trào dân tộc phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Giai đoạn 1965-1968 là giai đoạn quyết liệt nhất trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Sau thất bại nặng nề trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển hướng sử dụng chiến lược “Chiến
- tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ và quân đội của các nước chư hầu vào trực tiếp chiến đấu ở chiến trường miền Nam cũng như sử dụng hải, không quân đánh phá miền Bắc. b. Thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam “Từ năm 1964 - một năm quá độ đối với Liên Xô, thái độ của Liên Xô đối với cuộc xung đột ở Đông D ương chuyển biến dần dần từ thái độ không can dự vào các sự kiện xảy ra đến chính sách ủng hộ mạnh mẽ những người cộng sản Việt Nam và cuộc đấu tranh của họ” . Mátxcơva đã sẵn sàng chuyển hướng từ giúp đỡ mang tính tuyên truyền thuần túy cho Hà Nội và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sang viện trợ vật chất nhiều hơn. Nguyên nhân quan trọng nhất cho sự chuyển hướng này là việc thay đổi lãnh đạo ở Liên Xô. Năm 1965, Khơrútxôp mất chức, Brêgiơnep trở thành nhà lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Liên Xô, tiến hành thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại nhằm ổn định tình hình trong nước và khôi phục vị thế, ảnh hưởng trên trường quốc tế của Liên bang Xô viết, mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước mới được cải thiện. Sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong quan hệ giữa ta và Liên Xô đước đánh dấu bởi sự kiên Đoàn đại biểu cao cấp Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Cô-xư-gin dẫn đầu sang thăm Việt Nam (2/1965) . Sau chuyến thăm lịch sử này, viện trợ của Liên bang Xô viết dành cho cuộc chiến đấu của ta tăng dần từ 1965 đến 1968. Tuy nhiên Liên Xô vẫn đặt vấn đề Việt Nam trong mối quan hệ Xô – Trung - Mỹ. Liên Xô dùng Việt Nam để cô lập Trung Quốc, phá thế hòa hoãn Trung - Mỹ. Liên Xô cũng muốn dùng vấn đề giúp đỡ Việt Nam để làm suy yếu Mỹ, từ đó từng bước hòa hoãn thêm với Mỹ. c. Chính sách của ta Tại thời điểm hệ thống XHCN và phong trào công nhân thế giới có những khủng hoảng, Chính phủ Việt Nam xác định đ ường lối chính sách đối ngoại trong
- Nghị quyết Trung ương 11, 12, được nêu rõ thêm trong Nghị quyết Trung ương 13: Nhiệm vụ đối ngoại hàng đầu của ta là phải tiếp tục đoàn kết các nước trong phe XHCN, tranh thủ sự ủng hộ, viện trợ của các nước anh em, đặc biệt là Liên Xô. Trước mối quan hệ nhạy cảm giữa Liên Xô và Trung Quốc, ta có sách lược chung, nhất quán (khéo léo tranh thủ hết sức sự giúp đỡ từ phía bạn, đồng thời tránh làm cho mâu thuẫn giữa hai nước thêm sâu sắc). Đặc biệt trong quan hệ với Liên Xô, “ta không để cho bạn có điều kiện tác động trực tiếp vào cách điều hành của cuộc chiến tranh, không để Liên Xô làm trung gian giữa ta với Mỹ” . d. Thành tựu Tiếp thu những bài học kinh nghiệm của giai đoạn trước, trong giai đoạn 1965-1968, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp đối ngoại hiệu quả, tranh thủ được sự viện trợ, giúp đỡ có ý nghĩa to lớn, liên tục trong nhiều năm từ phía Liên Xô. Cụ thể là: ta đã duy trì được tình đoàn kết, hữu nghị và quan hệ đồng minh chiến lược với cả hai nước Liên Xô và Trung Quốc mà vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ, đồng thời ta cũng hạn chế đ ược hậu quả tiêu cực của mâu thuẫn Xô - Trung và mặt tiêu cực trong thái độ của hai nước đối với ta. Bên cạnh đó, ta cũng tranh thủ được tối đa sự viện trợ to lớn của các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô. 4. Đánh giá quá trình thực hiện chủ trương Có thể nói, đường lối ngoại giao của ta trong giai đoạn 1960-1968 này, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn có một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, có những thời điểm ta chưa hiểu nội tình và chiến lược đối ngoại của Liên Xô; chưa hiểu rõ bản chất của mâu thuẫn Xô - Trung (có lúc còn coi nặng về mâu thuẫn đường lối, chưa nhận thức sâu sắc rằng chủ nghĩa Quốc tế Vô sản bao giờ cũng gắn chặt với lợi ích dân tộc, vì vậy, chưa thật kiên định quan điể m “nhất biên đảo”). Thực hiện chủ trương “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” trong mối quan hệ giữa ta và Liên Xô trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chúng ta cũng
- đã phải đánh đổi nhiều, đặc biệt là quan hệ xấu đi giữa ta và Trung Quốc kể từ sau năm 1968. Tuy vậy, vẫn phải khẳng định một điều rằng, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam trong suốt 21 năm (1945-1975) xuất phát từ sự nỗ lực, hy sinh to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới, đặc biệt là của các nước XHCN anh em, mà đứng đầu là Liên Xô. Sự giúp đỡ đó là một “nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của nhân dân ta” . Có thể khẳng định, không có s ự giúp đỡ to lớn ấy, chắc chắn cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống lại đế quốc Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn và hy sinh gian khổ hơn. Vì vậy, các thế hệ người dân Việt Nam luôn đánh giá cao, trân trọng tình cảm và sự ủng hộ của nhân dân thế giới, đi đầu là nhân dân Liên Xô anh hùng. III. Kết luận: Mặc dù còn một số hạn chế trong từng thời kỳ cụ thể, ngoại giao Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta đã tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, tăng cường và củng cố hậu phương quốc tế của ta, bên cạnh đó vẫn đảm bảo giữ vững độc lập tự chủ. Thành tựu ngoại giao vẻ vang trong giai đoạn này xuất phát từ việc chúng ta đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và Mỹ, tranh thủ được sự giúp đỡ của Matxcơva và Bắc Kinh ngay cả khi mâu thuẫn Xô - Trung gay gắt nhất. Có ý kiến cho rằng: cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta sử dụng bạo lực cách mạng có lẽ là một sai lầm vì chúng ta có thể dùng ngoại giao, đặc biệt là lợi dụng mối quan hệ với Liên Xô, để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy nhiê n chúng tôi có lí do cụ thể để phản bác luận điểm trên: mục đích của Liên Xô khi giúp đỡ chúng ta dựa trên cơ sở lợi ích riêng của quốc gia này, biểu hiện qua sự không nhất quán trong chính sách với ta. Nguyên nhân cho s ự không nhất quán đó
- là mục tiêu lợi ích của Liên Xô dần trở nên phức tạp hơn theo thời gian cùng với sự thay đổi của thời thế và thay đổi lãnh đạo. Thực tế đã chứng minh rằng, chỉ dựa vào sức của bên ngoài mà không giữ vững quan điểm độc lập tự chủ, không bảo đảm quyền dân tộc tự quyết thì không thể hy vọng đạt được mục tiêu thắng lợi sau cùng, lập lại nền hoà bình thống nhất trên toàn đất nước. Triều Tiên là một minh chứng tiêu biểu, đất nước này đã không thể thống nhất hai miền Nam Bắc chỉ dựa vào sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Tóm lại, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trên cơ sở độc lập tự chủ là một bài học lớn không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của T.S Nguyễn Vũ Tùng, viện phó Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách đối ngoại. Với kiến thức hạn hẹp, bài viết của chúng tôi có thể còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn