intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho bé ngủ riêng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

'Có cần cho bé ngủ riêng không?', 'Ngủ riêng có lợi gì cho bé?', 'Tại sao việc bé ngủ riêng lại khó khăn?', 'Làm sao để bé thích ngủ riêng?'... là những băn khoăn thường gặp của cha mẹ. Lý do bé không chịu ngủ riêng Bé cảm thấy an toàn nhất khi được bó mẹ ôm ấp: Có những bé nếu không có bố mẹ dỗ dành ôm ấp thì rất khó đi vào giấc ngủ. Có những bé trong giấc ngủ thỉnh thoảng lại sờ tay tìm kiếm xem mẹ đâu, hễ không thấy là giật mình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho bé ngủ riêng

  1. Cho bé ngủ riêng
  2. 'Có cần cho bé ngủ riêng không?', 'Ngủ riêng có lợi gì cho bé?', 'Tại sao việc bé ngủ riêng lại khó khăn?', 'Làm sao để bé thích ngủ riêng?'... là những băn khoăn thường gặp của cha mẹ. Lý do bé không chịu ngủ riêng Bé cảm thấy an toàn nhất khi được bó mẹ ôm ấp: Có những bé nếu không có bố mẹ dỗ dành ôm ấp thì rất khó đi vào giấc ngủ. Có những bé trong giấc ngủ thỉnh thoảng lại sờ tay tìm kiếm xem mẹ đâu, hễ không thấy là giật mình tỉnh giấc. Có bé chỉ cần bố mẹ vừa rời khỏi giường là tỉnh dậy ngay. Sự lưu luyến giữa bé với mẹ là bản năng bà bé cảm thấy yên tâm nhất khi được bố mẹ ôm ấp. Vậy là việc ngủ trong vòng tay của bố mẹ dần trở thành thói quen của bé. Sợ bố mẹ không yêu mình nữa: Các bé sẽ nghĩ rằng bố mẹ không còn yêu mình nữa nên mới cho ngủ riêng. Từ đó bé dễ có những bất ổn trong tâm lý, nên ban ngày bé hay quấy bố mẹ, đêm đến thì tủi thân nên hay khóc hoặc thường mơ thấy ác mộng.
  3. Bé sợ đủ thứ: Bé vốn sợ bóng tối, sợ người lạ, sợ đơn độc, sợ các con vật, thậm chí sợ cả những điều do bé tự tưởng tượng ra. Sự ôm ấp của bố mẹ là bến bờ an toàn nhất với bé nên khi rời xa khỏi vòng tay của bố mẹ thì cảm giác sợ hãi trong bé lại càng kinh khủng hơn, bởi thế bé chỉ thích ngủ chung với bố mẹ. 4 bước giúp bé ngủ riêng 3 bất lợi khi bé ngủ chung - Không có lợi cho tính độc lập ở bé: Bởi ngủ chung với bố mẹ bé sẽ cảm thấy mình và bố mẹ là một tổng thể, từ đó thiếu đi khả năng độc lập đối diện với các vấn đề. - Không có lợi cho mối quan hệ gia đình: Sau khi có con, trọng tâm của cả gia đình sẽ đổ dồn hết cho bé. Tình yêu thương, sự quan tâm của hai vợ chồng dành cho nhau sẽ ít đi rất nhiều ban ngày đi làm, tối đến lại phải dỗ cho bé ngủ. Ngày nào cũng như vậy tất sẽ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. - Bé không hít thở được không khí trong lành: Vì bé bị kẹp trong một cái khe giữa bố và mẹ. Bố mẹ được hít thở bầu không khí trong lành ở tầng trên, còn bé hít toàn không khí do bố mẹ thở ra.
  4. 1. Động viên bé: Ba tuổi là lúc bé có thể hiểu được khá nhiều điều. Lúc này bố mẹ có thể nói cho bé hiểu rất nhiều lợi ích của việc ngủ riêng thông qua các câu chuyện hoặc các bài hát. Những lời động viên sẽ kích thích ý thức độc lập tiềm ẩn của bé, giúp bé xây dựng lòng tin, dám vượt qua chính mình để làm một đứa bé dũng cảm và dần dần bé sẽ tự nảy sinh mong muốn được ngủ riêng. Bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ thế này: Trước mặt bé, hãy vờ hỏi một bạn nhỏ hàng xóm đã ngủ riêng xem bạn đó ngủ với ai, rồi tỏ ra ngạc nhiên: "Thật vậy sao! Một mình cháu ngủ trên một chiếc giường giống như các anh chị đã lớn?". Sau đó đưa bé đi tham quan phòng ngủ hoặc giường của người bạn nhỏ đó và luôn miệng khen giường đẹp, êm, sạch sẽ. Vì ngưỡng mộ bạn nhỏ này, bé sẽ nảy sinh nguyện vọng muốn có một chiếc giường của mình để ngủ riêng. 2. Ngủ ở giường lớn thức dậy bên giường nhỏ: Hãy để một chiếc giường nhỏ cạnh giường to của bố mẹ và để bé ngủ ở giường to trước. Đợi đến khi bé ngủ say hãy đặt bé sang giường nhỏ. Buổi sáng khi bé tỉnh dậ y bố mẹ phải kịp thời xuất hiện trước mặt bé để cổ vũ: "Con giỏi quá, ngủ một mình trên giường nhỏ, con đúng là đã lớn rồi!".
  5. Làm như vậy vừa giúp bé có cảm giác an toàn vừa tăng cường dũng khí và sự tự tin cho bé để ngủ riêng. 3. Tách giường trước, tách phòng sau: Bố mẹ luôn dành cho bé sự yêu thương vỗ về bên chiếc giường nhỏ, để bé luôn cảm thấy ấm áp và an toàn. Ban ngày bố mẹ tiếp tục tăng cường vận động bé, buổi tối có thể cho bé nghe nhạc hoặc kể chuyện cho bé để bé dễ đi vào một giấc ngủ sâu. Khi bé có thể ngủ một mình một cách ê m thấm, bố mẹ có thể thử tách hẳn phòng cho bé ngủ riêng. 4. Tách phòng nhưng không tách tình cảm: Trước tiên cần phải trang trí căn phòng của bé cho thật sinh động. Trên tường có thể treo vài bức ảnh chụp chung của bé với bố mẹ, hoặc những bức tranh có nhân vật hoạt hình bé yêu thích. Chiếc giường nhỏ có thể thiết kế giống như cái ôtô hay con thuyền, xung quanh treo thêm những con thú ngộ nghĩnh hoặc đồ chơi có âm thanh vui vẻ. Hãy nói với bé rằng đó chính là những người bạn của bé dần dần tan biến và chuyển sang yêu thích môi trường của riêng mình. Bố mẹ nên dỗ dành bé một lúc trước khi bé đi ngủ để bé luôn cảm thấy mặc dù tách khỏi bố mẹ nhưng tình cảm của bố mẹ vẫn luôn dành cho bé, bố mẹ vẫn luôn quan tâm bé.
  6. 4 lưu ý khi tách bé ngủ riêng 1. Chớ nóng vội: Bé đã hình thành thói quen ngủ chung với bố mẹ, nên khi tách bé ngủ riêng tuyệt đối không được nóng vội. Bởi như vậy chỉ mang lại tác dụng ngược lại, làm cho bé nảy sinh cảm giác sợ hãi đối với việc ngủ riêng. Hãy tiến hành mọi việc chừng mực, dần dần từng bước một. 2. Không bỏ cuộc: Khi bé mới tách ra ngủ tiêng rất dễ xảy ra chuyện bạn mất bao công sức mới dỗ được cho bé ngủ riêng, nhưng chưa đầy 10 phút sau bé lại chạy ra hoặc nửa đêm bé tỉnh giấc liền chạy sang phòng bố mẹ và nhất định không trở lại phòng của bé nữa. Lúc này, bố mẹ hãy cố gắng không mủi lòng và kiên quyết đưa bé về phòng, vỗ về bé, động viên bé ngủ tiếp. Phải kiên trì mới dần dần hình thành thói quen cho bé. 3. Linh hoạt giải quyết vấn đề: Khi bé bị ốm hoặc gặp phải bất lợi gì đó, bé cần sự quan tâm động viên của bố mẹ nhật. Lúc này, bạn có thể tạm thời ngủ chung với bé để thỏa mãn nhu cầu tâm lý của bé và cũng tiện cho việc chăm sóc bé hơn. 4. Bình tĩnh trong mọi tình huống: Có những bé nửa đêm tỉnh giấc liền đi tìm mẹ và có thể bắt gặp bố mẹ đang gần gũi nhau. Lúc này, bé đang ở vào trạng thái mông lung, sẽ không quá chú ý đến hành động của bạn đâu,
  7. vì vậy hai nạn hãy bình tĩnh, nhanh chóng dỗ dành bé về phòng riêng tiếp tục ngủ. Ngược lại, nếu bố mẹ hoảng hốt rồi to tiếng với bé, khiến bé cảm thấy căng thẳng thì bé khó ngủ lại. Đương nhiên nếu bé có ý định tìm hiểu, bố mẹ cũng không ngại nhân cơ hội này dạy bé những kiến thức nhỏ về giới tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2