intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọn thuốc trong viêm phổi mắc phải cộng đồng

Chia sẻ: Trung Hieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) tại Mỹ được xếp vào thứ 6 về tỷ lệ gây tử vong. Ở nước ta, VPMPCĐ chiếm 12% tỷ lệ mắc trong các bệnh về phổi và là bệnh gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn... Trong điều trị, việc chọn lựa thuốc điều trị cần dựa vào tình trạng nhiễm khuẩn, sự kháng thuốc, từng vùng miền mà chọn phác đồ điều trị khác nhau. Bệnh có tính xã hội, nên việc chọn thuốc còn phải tính đến yếu tố giá cả nữa. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọn thuốc trong viêm phổi mắc phải cộng đồng

  1. Chọn thuốc trong viêm phổi mắc phải cộng đồng Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) tại Mỹ được xếp vào thứ 6 về tỷ lệ gây tử vong. Ở nước ta, VPMPCĐ chiếm 12% tỷ lệ mắc trong các bệnh về phổi và là bệnh gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn... Trong điều trị, việc chọn lựa thuốc điều trị cần dựa vào tình trạng nhiễm khuẩn, sự kháng thuốc, từng vùng miền mà chọn phác đồ điều trị khác nhau. Bệnh có tính xã hội, nên việc chọn thuốc còn phải tính đến yếu tố giá cả nữa. Nguyên tắc chung là ưu tiên dùng kháng sinh thế hệ cũ giá thấp, khi cần mới dùng kháng sinh thế hệ mới, giá trung bình, cần thiết nữa mới dùng đến các kháng sinh mới phát minh vì với những kháng sinh loại này có giá thành rất cao. Các phác đồ điều trị chuẩn Tại Bắc Mỹ: Chọn lựa hàng đầu là kháng sinh nhóm macrolis. Ở Bắc Mỹ, macrolis vẫn đáp ứng khá tốt với S.pneumoniae. Trong nhóm, ngoài thế hệ cũ (erythromycin) còn có thế hệ mới (clarithromycin, azithromycin), có hiệu lực đối với các vi khuẩn đã kháng với các macrolis cũ (như H. influenzae). Khi cần có thể phối hợp macrolis với betalactam (amoxicyclin). Trong phác đồ điều trị chuẩn này còn có nhóm dự trữ là các fluoroquinolon thế hệ mới như (levofloxacin, gatifloxacin,
  2. moxifloxacin. Chỉ dùng các thuốc này khi các macrolis thế hệ cũ và mới không đáp ứng. Tại châu Âu: Chọn lựa hàng đầu là kháng sinh nhóm betalactam (penicillin). Tại châu Âu, S.pnemoniae là khuẩn gây bệnh chính, cứ mỗi 4 năm xuất hiện dịch một lần, song betalactam vẫn còn nhạy cảm trong khi macrolis lại bị kháng với vi khuẩn này ở mức cao. Macrolis tuy có nhạy cảm với các vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải cộng đồng không điển hình nhưng ít xảy ra nên không cần chọn macrlois bao phủ. Và ở nước ta: Trẻ em dưới 5 tuổi: Là phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (không đề cập chi tiết). Phác đồ điều trị chuẩn cho người lớn và
  3. trẻ em từ 5 tuổi trở lên: Mỗi đợt dùng 7-10 ngày, chọn một trong 3 loại thuốc tiêm nhóm betalactam (cũ và mới). Sau 3 - 5 ngày, nếu bệnh tiến triển tốt thì chuyển sang dùng thuốc viên (với liều như khi tiêm) cho đủ liệu trình 10 ngày. Các kháng sinh thường dùng: enzylpenicilin (betalactam cũ), cephalothin (cephalosporin), cefuroxin... Phác đồ điều trị chuẩn ở nước ta gần giống với khuyến cáo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và phác đồ điều trị chuẩn châu Âu. Tuy nhiên, phác đồ điều trị chuẩn ở nước ta còn cho dùng các cephalosporin nhưng đều là thuốc gốc. Điều này do ở nước ta, việc nhiễm khuẩn phức tạp hơn, sự kháng thuốc cao, có khác biệt khá lớn giữa các vùng. Khảo sát ngay từ năm 1992-1993 đã thấy: Với vi khuẩn S.pneumoniae có 12,7% đề kháng, 16,4% trung gian và 70,9% còn nhạy cảm với benzyl penicilin; có 16,8% đề kháng, 7,9% trung gian và 75,3% nhạy cảm với cephalothin. Với vi khuẩn S.Aureus có 10,2% đề kháng, 8% trung gian, 81,8% còn nhạy cảm với cephalothin. Với vi khuẩn P.seudomonas aeruginosa có 78,6% đề kháng, 7,1% trung gian và 14,3% nhạy cảm với cephalothin. Các khảo sát về sau này còn cho thấy mức kháng thuốc của vi khuẩn còn cao hơn nữa. Một số lưu ý khi dùng Lý tưởng nhất là tìm được tác nhân gây bệnh rồi mới dùng thuốc. Như vậy, việc dùng thuốc sẽ hiệu quả, ít tốn kém cho người bệnh
  4. và xác định được dịch. Nhưng vì các xét nghiệm như cấy đờm, cấy máu, test huyết thanh, kỹ thuật PCR đều chậm có kết quả nên khó thực hiện được điều này. Việc chọn thuốc vẫn chủ yếu dựa vào lâm sàng, tình hình dịch tễ, phác đồ điều trị chuẩn, sự nhạy cảm và linh hoạt của thầy thuốc. Tuy nhiên, cần lấy mẫu xét nghiệm trước khi dùng thuốc để khi có thất bại trong điều trị thì hồi cứu. Viêm phổi mắc phải cộng đồng mức nhẹ, trung bình có thể chữa tại nhà sẽ giúp bệnh nhân giảm chi phí, tránh các nhiễm khuẩn, tránh một số rủi ro khi nằm viện, riêng với người già, tránh thời gian nằm bất động kéo dài, mức độ nặng phải điều trị tại bệnh viện. Tại đây, việc điều trị cần theo dõi các yêu cầu chuyên biệt, hỗ trợ hô hấp, dùng kháng sinh tiêm an toàn. Dùng kháng sinh (kể cả ở nhà) cũng phải theo đơn của bác sĩ. Cần vận dụng phác đồ điều trị chuẩn linh hoạt, không máy móc chỉ chọn kháng sinh rẻ tiền. Khi cần vẫn phải mạnh dạn dùng kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, song cân nhắc kỹ, tránh lạm dụng. Lưu ý phân biệt các thế hệ kháng sinh, thuốc gốc, thuốc mới phát minh nhằm tránh nhầm lẫn để dùng sao cho hiệu quả và tiết kiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2